Hai năm trước, dư luận Việt Nam từng xôn xao về đoạn quay cảnh quan hệ tình dục giữa một nữ diễn viên tuổi học trò và bạn trai, thì thời gian gần đây cư dân mạng lại rộ lên những clip quay lén nữ sinh cùng bạn trai vào nhà nghỉ. Bên cạnh vấn đề về đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay thì câu hỏi về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng được đặt ra. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng hiện đại hơn: có khả năng ghi hình từ xa, ghi hình trong bóng đêm, được thiết kế nhỏ gọn để dễ ngụy trang, cất giấu. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet thì những hình ảnh, những đoạn clip đó được phát tán với một tốc độ nhanh chóng mặt. Vì vậy mà việc ngăn chặn và tìm ra thủ phạm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có thể nói chưa bao giờ nguy cơ bị xâm phạm hình ảnh cá nhân lại cao như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm phạm quyền về hình ảnh.
Về vấn đề quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, BLDS 2005 đã có những quy định khá cụ thể. Tuy vậy, có vẻ những quy định đấy chưa đủ “mạnh” để buộc mọi người từ bỏ thói quen sử dụng không xin phép hình ảnh của người khác. Vậy đâu mới là giải pháp cho vấn đề này? Trước thực tế trên, bản thân em quyết định lựa chọn đề tài: “Hình ảnh của cá nhân và quyền đối với hình ảnh của cá nhân” làm nội dung nghiên cứu trong bài viết này. Mong rằng, với những khía cạnh mà bản thân hướng tới trong bài viết này sẽ góp phần vào việc đưa ra giải pháp nhằm ngăn chặn thói quen sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân như hiện nay.
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2252 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Hình ảnh cá nhân và quyền đối với hình ảnh của cá nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hai năm trước, dư luận Việt Nam từng xôn xao về đoạn quay cảnh quan hệ tình dục giữa một nữ diễn viên tuổi học trò và bạn trai, thì thời gian gần đây cư dân mạng lại rộ lên những clip quay lén nữ sinh cùng bạn trai vào nhà nghỉ. Bên cạnh vấn đề về đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay thì câu hỏi về quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng được đặt ra. Điều này càng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng hiện đại hơn: có khả năng ghi hình từ xa, ghi hình trong bóng đêm, được thiết kế nhỏ gọn để dễ ngụy trang, cất giấu. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet thì những hình ảnh, những đoạn clip đó được phát tán với một tốc độ nhanh chóng mặt. Vì vậy mà việc ngăn chặn và tìm ra thủ phạm trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Có thể nói chưa bao giờ nguy cơ bị xâm phạm hình ảnh cá nhân lại cao như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân bị xâm phạm quyền về hình ảnh.
Về vấn đề quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình, BLDS 2005 đã có những quy định khá cụ thể. Tuy vậy, có vẻ những quy định đấy chưa đủ “mạnh” để buộc mọi người từ bỏ thói quen sử dụng không xin phép hình ảnh của người khác. Vậy đâu mới là giải pháp cho vấn đề này? Trước thực tế trên, bản thân em quyết định lựa chọn đề tài: “Hình ảnh của cá nhân và quyền đối với hình ảnh của cá nhân” làm nội dung nghiên cứu trong bài viết này. Mong rằng, với những khía cạnh mà bản thân hướng tới trong bài viết này sẽ góp phần vào việc đưa ra giải pháp nhằm ngăn chặn thói quen sử dụng trái phép hình ảnh của cá nhân như hiện nay.
NỘI DUNG
1. Khái niệm hình ảnh của cá nhân
Về khái niệm hình ảnh của cá nhân, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ. Tuy nhiên dựa vào quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS và thực tiễn thì có thể hiểu: “Hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận rộng ra có thể cả bức tượng của cá nhân đó nữa”. Hay có thể hiểu hình ảnh cá nhân là những hình ảnh mang tính chất riêng tư, hạn chế, ở những nơi riêng tư. Điều này trái ngược với hình ảnh ở những nơi sinh hoạt công cộng, nơi đông người... Chẳng hạn như hình ảnh của một người đứng trên một bãi biển, nếu chỉ có riêng người đó thì có thể xem là ảnh riêng tư, ảnh cá nhân. Nhưng nếu là một tấm ảnh chụp quang cảnh chung trên bãi biển, có nhiều người trong tấm ảnh thì có thể xem là ảnh sinh hoạt tập thể nơi công cộng, không phải là ảnh cá nhân, riêng tư nữa.
Đứng về mặt “quyền sở hữu trí tuệ” thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép người chủ bản quyền (chủ sở hữu quyền tác giả) và trả cho họ một khoản lợi ích vật chất, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao chép, hoạ hình…). Nhưng đứng về mặt “quyền nhân thân của con người” thì theo quy định tại Điều 31 BLDS thì ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân đều phải được sự đồng ý của người có hình ảnh đó (người thật trong bức ảnh).
2. Quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân
2.1. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong BLDS 2005
Quyền đối với hình ảnh cá nhân là một nội dung quan trọng trong quyền nhân thân của con người. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân được quy định tại Điều 31 BLDS 2005 đã thể hiện sự tiến bộ của BLDS Việt Nam bởi lẽ không phải ở nước nào quyền của cá nhân đối với hình ảnh cũng được quy định cụ thể trong BLDS như vậy. Ngay như BLDS tiêu biểu nhất thế giới hiện nay là BLDS của Pháp cũng không có điều nào quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân mà quyền này chỉ được pháp luật Pháp ghi nhận thông qua án lệ. Điều 31 BLDS 2005 quy định: “1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.
Trong quy định này, BLDS 2005 đã bổ sung thêm một số nội dung mới so với BLDS 1995. Đó là việc quy định rõ việc sử dụng hình ảnh của người dưới 15 tuổi phải được cha, mẹ hoặc người đại diện của người đó đồng ý, nhằm điều chỉnh hiện tượng một số lịch in hình trẻ em mà không xin phép. Như vậy, theo quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS 2005 thì về nguyên tắc cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Trường hợp người trong ảnh đã chết hoặc mất trí, không chủ động quyết định được hoặc đối với hình ảnh của trẻ dưới 15 tuổi thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con (đã thành niên) hoặc người đại diện của họ đồng ý. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 31 BLDS 2005, pháp luật còn nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của người có ảnh.
Thông qua quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS 2005 có thể thấy pháp luật dân sự Việt Nam đã thực sự thể hiện sự quan tâm, tôn trọng bảo vệ của pháp luật đối với hình ảnh của cá nhân.
2.2. Quyền đăng hình của báo chí
Theo Điều 4 Luật báo chí thì công dân có quyền được thông tin qua báo về tình hình mọi mặt của đất nước và thế giới. Tương ứng với quyền đó, báo chí có nhiệm vụ thông tin trung thực, làm diễn đàn ngôn luận của nhân dân. Trong tác nghiệp, báo chí có quyền đăng hình để chuyển tải thông tin tới người dân. Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng, thì việc đăng, phát ảnh người thật phải được chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng đồng ý “trừ ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thể, các buổi lao động, biểu diễn văn nghệ, thể dục thể thao”. Có thể thấy quy định này theo xu hướng bảo vệ quyền hình ảnh rất chặt chẽ trong pháp luật Pháp: việc đăng phát hình ảnh không cần sự đồng ý của chủ nhân chỉ giới hạn trong các hoạt động chính thức và các sinh hoạt tập thể. Tuy nhiên, việc liệt kê đóng kín các trường hợp này sẽ dẫn đến sự hạn chế đáng kể trong hoạt động của báo chí, mâu thuẫn với quyền được thông tin của công dân về mọi mặt của đời sống xã hội. Ví dụ như vụ sập cầu Cần Thơ thu hút sự quan tâm của nhân dân cả nước nhưng nếu theo đúng quy định tại nghị định này thì báo chí không thể đưa hình ảnh về các nạn nhân để phản ánh mức độ nghiêm trọng của vụ tai nạn khi chưa được người đó hay người thân của người đó đồng ý.
Nhận thức được vấn đề này, Nghị định 21/2002/NĐCP ngày 26/4/2002 của Chính phủ đã điều chỉnh vấn đề này theo hướng tạo thuận lợi cho cơ quan báo chí. Khoản 3 Điều 5 của nghị định này quy định, báo chí “không được đăng, phát ảnh của cá nhân mà không có chú thích rõ ràng hoặc làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của cá nhân đó”, trừ một số trường hợp cụ thể Ảnh thông tin các buổi họp công khai, sinh hoạt tập thểm các buổi lao động, những người có lệnh truy nã, các cuộc xét xử công khai của tòa án, những người phạm tội trong các vụ án đã bị tuyên án
. Theo quy định này thì báo chí có quyền đăng ảnh của cá nhân mà không cần xin phép nhưng phải có ghi chú thích hợp và không làm ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó. Việc đăng, phát hình ảnh không hạn chế trong các sự kiện chính thức và hoạt động tập thể mà có thể bao gồm cả sinh hoạt hàng ngày và đời sống riêng tư. Khoản 3 Điều 5 nghị định này đã chủ động loại bỏ yêu cầu phải có được sự đồng ý của chủ nhân hoặc người được giao quyền sử dụng hình ảnh.
=> Như vậy có thể thấy rằng, quy định trên tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 21/2002/NĐ-CP dường như không phù hợp với tinh thần của BLDS 2005 về quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Dù khoản 2 Điều 5 của nghị định này nghiêm cấm việc đăng, phát hình ảnh khỏa thân có tính chất khiêu dâm hay hình ảnh không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam nhưng điều này không đủ để bảo vệ quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Việc pháp luật cho phép báo chí có quyền đăng phát hình ảnh về đời sống riêng tư mà không cần có sự đồng ý của người đó là hoàn toàn không phù hợp với tinh thần bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân trong BLDS 2005. Chính những quy định này sẽ dẫn đến thực trạng báo chí có thể lợi dụng quyền này để xâm phạm bí mật đời tư, đăng phát những hình ảnh câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một số độc giả.
2.3. Phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Quyền đối với hình ảnh của cá nhân là một trong những quyền nhân thân quan trọng. Khác các quyền dân sự khác, quyền nhân thân thể hiện trong nhiều lĩnh vực đời sống của cá nhân, đặc biệt có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống tinh thần của cá nhân. Mỗi hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người bị xâm phạm. Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có ý nghĩa rất quan trọng. Trước hết, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân có tác dụng kịp thời ngăn chặn các hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân, bảo đảm trật tự pháp lý xã hội và giáo dục ý thức pháp luật làm cho mọi người tôn trọng quyền nhân thân của cá nhân. Mặt khác, bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các quyền nhân thân của cá nhân được thực hiện trên thực tế, khắc phục những hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt góp phần bảo đảm đời sống tinh thần cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân lao động và sáng tạo. Tuy vậy, quyền nhân thân của cá nhân có những điểm khác các quyền dân sự khác như không thể trị giá được bằng tiền, không thể chuyển giao cho người khác, trừ những ngoại lệ do pháp luật quy định… Vì vậy, việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân trong trường hợp bị xâm phạm có một số khác biệt với việc bảo vệ các quyền dân sự khác như các biện pháp bảo vệ được áp dụng đa dạng, việc khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân bị xâm phạm trong một số trường hợp phải do chính những người hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân phải thực hiện, việc bồi thường thiệt hại khắc phục thiệt hại về quyền nhân thân không thể tính toán cụ thể, chỉ là tương đối và mang tính giáo dục là chủ yếu… Ngoài ra, hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của cả các quy định pháp luật và những điều kiện xã hội. Để nâng cao được hiệu quả bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân ngoài góc độ pháp lý thì vấn đề này cũng cần phải được quan tâm nghiên cứu, xem xét kỹ cả dưới góc độ xã hội.
Để đảm bảo cho quyền nhân thân nói chung và quyền đối với hình ảnh của cá nhân nói riêng được tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, thì pháp luật quy định: “Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:
1. Tự cải chính;
2. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai;
3. Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại” (Điều 25 BLDS 2005).
Theo quy định tại điều luật này thì cá nhân có quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm được áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền của mình như tự cải chính; yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm; yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
“Tự mình cải chính” là biện pháp biện pháp cho phép người có quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm kịp thời bảo vệ quyền của mình, hạn chế được hậu quả thiệt hại cả về vật chất và tinh thần do những tin tức không đúng ra gây ra.
“Yêu cầu người có vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm” là biện pháp bảo vệ quyền của cá nhân có thể áp dụng trong mọi trường hợp quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm. So với biện pháp tự cải chính thì biện pháp này được áp dụng trong một phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này thông thường chỉ có hiệu quả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân sớm nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ. Nếu người có hành vi xâm phạm không nhận thức được hành vi trái pháp luật của họ thì người có quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm phải áp dụng biện pháp bảo vệ khác mới bảo vệ được quyền lợi của mình.
“Yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm” cũng là biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có thể áp dụng. Đây là biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có hiệu quả cao vì sau khi nhận được yêu cầu thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp đủ mạnh do pháp luật quy định buộc người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân chấm dứt hành vi xâm phạm hình ảnh của cá nhân đó. Trên thực tế, biện pháp này thường được người có hình ảnh cá nhân bị xâm phạm áp dụng trong trường hợp đã yêu cầu chấm dứt hành vi trái pháp luật nhưng không được đáp ứng. Trong các cơ quan Nhà nước áp dụng biện pháp dân sự thì Tòa án được xem là cơ quan có nhiệm vụ, quyền hạn bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân có hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân thông qua việc yêu cầu Tòa án bảo vệ được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ và đòi hỏi người có quyền với hình ảnh bị xâm phạm yêu cầu Tòa án bảo vệ phải chứng minh được quyền đối với hình ảnh của mình bị xâm phạm và hành vi xâm phạm đó là trái pháp luật.
“Yêu cầu người vi phạm bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại” là biện pháp bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân được thực hiện khi người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền này của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần cho họ. Nếu có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân gây ra thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần thì cá nhân đó có quyền yêu cầu người có hành vi trái pháp luật bồi thường thiệt hại. Nếu người có hành vi trái pháp luật đó không chịu bồi thường thì người có quyền quyền đối với hình ảnh cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại.
Như vậy có thể nhận thấy rằng, bảo vệ quyền nhân thân nói chung và bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân nói riêng có thể được chia thành hai phương thức, đó là: Tự bảo vệ và bảo vệ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi quyền đối với hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân đó có quyền lựa chọn biện pháp bảo vệ phù hợp để giúp cho việc bảo vệ quyền của cá nhân đạt được hiệu quả.
3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân
Hình ảnh của cá nhân thuộc lĩnh vực riêng tư của mỗi người. Tuy nó không có gì bí mật, cần phải hạn chế sử dụng nhưng một khi muốn sử dụng những hình ảnh của cá nhân ai đó, nhất là sử dụng khai thác vào mục đích kinh doanh (như in lịch, in bìa sách, bao bì mẫu quảng cáo…) thì đều phải hỏi ý kiến “người chủ” hình ảnh đó (người thật có hình đó). Bởi về nguyên tắc, mọi cá nhân đều có quyền đối với hình ảnh của mình. Mỗi người đều có quyền cho hay không cho người khác sử dụng hình ảnh của mình. Nếu chưa được sự đồng ý mà sử dụng đã là vi phạm quyền của cá nhân đối với hình ảnh. Tuy nhiên trên thực tế việc sử dụng “chùa” hình ảnh của người khác vào mục đích kinh doanh lại khá phổ biến. Chúng ta không còn lạ gì với những biển quảng cáo của các cửa hàng áo cưới, băng đĩa hay thậm chí là cắt tóc, gội đầu…với hình ảnh của hoa hậu, diễn viên nổi tiếng tràn lan trên khắp các con phố. Và tất nhiên “nhân vật chính” của những bức ảnh đó không những không có bất cứ một mối quan hệ nào với việc kinh doanh đó mà thậm chí còn không hề được chủ kinh doanh hỏi xin phép (?). Đơn cử một trường hợp được một tờ báo mạng đưa bài: “Ban đầu đi trên đường Tam Trinh, tôi để ý thấy một cửa hàng trương biển café khá đặc biệt. Trong khi nhiều cửa hàng dọc phố này đều lấy hình một mỹ nữ bên Tây bên Tàu trương lên biển hiệu, thì cửa hàng café này lại dùng một ảnh chân dung rất nền nã, nhìn quen quen: Chiếc răng khểnh ấy không thể khác được là đương kim Hoa hậu Việt Nam, Mai Phương Thúy. So với bức ảnh của Thúy được công chúng biết đến rộng rãi thì y hệt, rõ ràng bức ảnh đã được dùng làm “mẫu” để vẽ biển hiệu quảng cáo. Đoán giá đoán non mãi không hiểu Thúy mở cửa hàng café hay có "mối liên hệ" nào đó với cái quán café bên con đường bụi bặm lắm xe tải này??? Hay là, họ đã “mượn” bức hình đẹp của Thúy để...quảng cáo? Chưa kịp hỏi Thúy, thì cửa hàng café này đã đổi biển hiệu, kinh doanh thêm dịch vụ "gội đầu, tẩm quất" nữa nhưng vẫn trương khuôn mặt thánh thiện của Mai Phương Thúy” Theo
. Hay như gần đây, trên các trang báo mạng tràn lan một dịch vụ được cho là hot đối với các đấng mày râu khi chỉ cần nhắn “M***” và gửi tới một đầu số dịch vụ thì bất kỳ chủ thuê bao di động nào cũng có thể sở hữu bộ sưu tập những tấm hình “nóng” của các hoa hậu, diễn viên nổi tiếng hay các hotgirl…với giá 15.000 đồng (?). Và Mai Phương Thúy lại một lần nữa trở thành nạn nhân của hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến quyền đối với hình ảnh của mình. Trao đổi với Zing.vn, Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy khẳng định cô không hề hay biết gì về chuyện ảnh của mình được rao bán qua tin nhắn và cũng không hề có bất kỳ ai liên hệ với cô để xin phép kinh doanh những tấm hình đó. Tuy khá bất bình, nhưng hoa hậu khẳng định sẽ không tự mình đưa ra những giải pháp cho vụ việc, mà tỏ ý muốn những người có trách nhiệm sẽ quan tâm hơn đến vấn đề sử dụng hình ảnh sai mục đích: “Thúy thực sự không có thời gian để theo đuổi hay kiện cáo, cũng không hề có ý định muốn đòi chia lợi nhuận hay đòi bồi thường từ phía công ty kia dù Thúy hoàn toàn có thể. Bản thân Thúy cũng có nhiều việc phải lo và công việc từ thiện xã hội vẫn còn dang dở. Thúy chỉ muốn bài báo này khi đến được với bạn đọc thì mọi người sẽ thông cảm cho Thúy hơn. Còn về phía công ty kia, Thúy nghĩ họ tự biết mình đã làm đúng hay sau để dừng việc họ đang làm và bạn đọc sẽ có cái nhìn công tâm về vấn đề này, vì nó vốn dĩ đã quá phổ biến ở Việt Nam. Thúy mong muốn các các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp không để việc như thế này xảy ra nữa”
.
Trên đây chỉ là một số trong vô vàn những hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân. Việc xâm phạm này đang ngày càng trở nên phổ biến và đối tượng thường được nhắm tới là hình ảnh cá nhân của các nhân vật có tiếng tăm trong làng giải trí. Tuy nhiên cũng qua thực trạng này cũng có thể nhận thấy rằng, có lẽ người Việt Nam còn quá “e dè” trong việc yêu cầu pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình thông qua thủ tục kiện cáo. Phải chăng họ còn e ngại rằng chỉ tổ tốn thời gian, tiền bạc để rồi sự việc cũng chẳng đi đến đâu? Đây có lẽ là suy nghĩ phổ biến của đại đa số, tuy nhiên không phải là tất cả. Dù ít nhưng vẫn có những trường hợp sau khi quyền về hình ảnh của cá nhân mình bị xâm phạm, đã quyết định đòi lại công lý cho mình! Đó là vụ việc: “Đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi kiện Công ty Biti’s, đòi bồi thường thiệt hại 154 triệu đồng vì Biti’s xài trái phép ảnh của bé Minh Khôi in trên bìa lịch, tập quảng cáo. Tháng 9-2004, TAND quận 6 (TP.HCM) buộc Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép hình ảnh của bé và bồi thường gần ba triệu đồng” hay như vụ việc “Tháng 12-2004, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Văn Trí phát hiện bức ảnh in trên tờ vé số An Giang chính là tấm ảnh có tên “Hoa sen” mà ông chụp ở Đồng Tháp Mười. Ông Trí đã hỏi Công ty Xổ số kiến thiết An Giang và Công ty cổ phần In An Giang, được các nơi này cho biết lấy bông sen trên đĩa vi tính, không đề tên tác giả nên không biết và “mong tác giả thông cảm”!”. Và