Từ năm 1980, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế
theo định hướng của Đảng và Nhà Nước. Sự đổi mới và chính sách mở cửa đã
khiến nền kinh tế có những bước thay đổi lớn từ nền kính tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo
hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và các
thành phần kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Các doanh nghiệp này với ý nghĩa là tế bào của nền kinh tế hoạt động
nhằm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con
người và nhu cầu sản suất kinh doanh của toàn xã hội. Đối với các doanh
nghiệp này, tiêu thụ là giai đoạn cực kì quan trọng trong mỗi chu kì kinh
doanh vì nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ là nghiệp vụ kinh doanh cơ
bản nhất chi phối mọi loại nghiệp vụ khác. Các chu kì kinh doanh có thể diễn
ra liên tục, nhịp nhàng khi các doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ, đó
cũng là cơ sở tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọ0ng của tổ chức tiêu thụ hàng hoá nói chung
và hạch toán tiêu thụ nói riêng. Với mong muốn tiếp tục củng cố và nâng cao
hiểu biết về hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ. Được
sự giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lời cùng Phòng tài chính công ty
Điện Tử Viễn Thông Quân Đội, em đã chọn đề tài Hoàn thiện công tác
hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội .
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp - 1 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Lời nói đầu
Từ năm 1980, Việt Nam bắt đầu bước vào công cuộc đổi mới nền kinh tế
theo định hướng của Đảng và Nhà Nước. Sự đổi mới và chính sách mở cửa đã
khiến nền kinh tế có những bước thay đổi lớn từ nền kính tập trung quan liêu
bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước theo
hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, mở rộng các lĩnh vực kinh doanh và các
thành phần kinh tế để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Các doanh nghiệp này với ý nghĩa là tế bào của nền kinh tế hoạt động
nhằm cung cấp các hàng hóa, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sinh hoạt của con
người và nhu cầu sản suất kinh doanh của toàn xã hội. Đối với các doanh
nghiệp này, tiêu thụ là giai đoạn cực kì quan trọng trong mỗi chu kì kinh
doanh vì nó có tính chất quyết định tới sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, tiêu thụ là nghiệp vụ kinh doanh cơ
bản nhất chi phối mọi loại nghiệp vụ khác. Các chu kì kinh doanh có thể diễn
ra liên tục, nhịp nhàng khi các doanh nghiệp thực hiện tốt khâu tiêu thụ, đó
cũng là cơ sở tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Nhận thức được tầm quan trọ0ng của tổ chức tiêu thụ hàng hoá nói chung
và hạch toán tiêu thụ nói riêng. Với mong muốn tiếp tục củng cố và nâng cao
hiểu biết về hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ. Được
sự giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Thị Lời cùng Phòng tài chính công ty
Điện Tử Viễn Thông Quân Đội, em đã chọn đề tài Hoàn thiện công tác
hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại
Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội .
Luận văn tốt nghiệp của em được trình bày theo ba phần cơ bản sau:
Phần I: Những vấn đề lí luận cơ bản về hạch toán lưu chuyển hàng hoá
và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá trong các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại.
Phần II: Thực trạng công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định
kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội.
Luận văn tốt nghiệp - 2 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Phần III: Hoàn thiện công tác hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác định
kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện Tử Viễn Thông Quân Đội
(VIETEL).
Luận văn tốt nghiệp - 3 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Phần I:
cơ sở lý luận chung về hạch toán lưu chuyển hàng hoá và xác
định kết quả tiêu thụ trong các đơn vị
kinh doanh thương mại.
I. Đặc điểm và nhiệm vụ hạch toán nghiệp vụ lưu
chuyển hàng hoá trong các đơn vị kinh doanh
thương mại
1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng. Thương
mại bao gồm phân phối và lưu thông hàng hoá
Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa doanh nghệp kinh doanh thương mại và
doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thương mại không trực tiếp tạo ra sản
phẩm, nó đóng vai trò trung gian môi giới cho người sản xuất và người tiêu
dùng. Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp trực tiếp tạo ra của cải vật chất
phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Doanh ngiệp thương mại thừa hưởng kết quả
của doanh nghiệp sản xuất, vì thế chi phí mà doanh nghiệp thương mại bỏ ra
chỉ bao gồm: giá phải trả cho người bán và các phí bỏ ra để quá trình bán hàng
diễn ra thuận tiện, đạt hiệu quả cao.
Đặc điểm về hoạt động: Hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp
thương mại là lưu chuyển hàng hoá. Quá trình lưu chuyển hàng hoá thực chất
là quá trình đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua hoạt
động mua bán, trao đổi sản phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng hoá
của người tiêu dùng.
Đặc điểm về hàng hoá: Hàng hoá trong kinh doanh thương mại gồm các
loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất hay không có hình thái vật chất mà
doanh nghiệp mua về để bán.
Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hoá: Quá trình lưu chuyển hàng
hoá được thực hiện theo hai phương thức: bán buôn và bán lẻ. Trong đó bán
buôn là phương thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, doanh nghiệp sản
Luận văn tốt nghiệp - 4 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
xuất...để thực hiện bán ra, hoăc gia công, chế biến bán ra. Đặc điểm của hàng
hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu
dùng, do đó, giá trị và giá trị sử dụng hàng hoá chưa được thực hiện. Còn bán
lẻ là phương thức bán hàn trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức đơn
vị kinh tế mua về mang tính chất tiêu dùng nội bộ.
Đặc điểm về tổ chức kinh doanh: Tổ chức kinh doanh thương mại có thể
theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức bán buôn, bán lẻ, công ty kinh
doanh tổng hợp công ty môi giới... Ngoài nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là
mua, bán hàng hoá thì các doanh nghiệp thương mại còn thực hiện nhiệm vụ
sản xuất, gia công chế biến tạo thêm nguồn hàng và tiến hành các hoạt động
kinh doanh.
Đặc điểm về sự vận động hàng hoá: Sự vận động hàng hoá trong kinh
doanh thương mại không giống nhau, tuỳ thuộc vào nguồn hàng và ngành
hàng khác nhau có sự vận động khác nhau. Do đó, chi phí thu mua và thời
gian lưu chuyển hàng hoá cũng khác nhau giữa các loại hàng.
2. Khái niệm, yêu cầu quản lý hàng hoá và nhiệm vụ hạch toán lưu
chuyển hàng hoá:
2.1. Khái niệm:
Lưu chuyển hàng hoá là quá trình đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến
lĩnh vực tiêu dùng thông qua các phương thức mua bán.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại, hoạt động lưu chuyển hàng
hoá là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp. Hoạt động này bao gồm hai quá
trình mua hàng và bán hàng không qua khâu sản xuất chế biến làm thay đổi
hình thái vật chất của hàng hoá. Tài sản trong kinh doanh thương mại được
vận động theo công thức Tiền – Hàng – Tiền.
Quá trình mua hàng (T-H) là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ
hình thái vốn bằng tiền sang hình thái vốn bằng hàng hoá. Quá trình mua hàng
ở doanh nghiệp được coi là hoàn tất khi hàng hoá đã được kiểm nhận nhập kho
Luận văn tốt nghiệp - 5 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
hoặc chuyển bán thẳng, doanh nghiệp đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận
thanh toán.
Quá trình bán hàng (H-T) là quá trình vận động của vốn kinh doanh từ vốn
bằng hàng hoá sang vốn bằng tiền tệ và hình thành kết quả sản xuất kinh
doanh. Quá trình bán hàng được hoàn tất khi hàng hoá đã giao cho người mua
và đã thu tiền hàng hoặc được chấp nhận thanh toán.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu là mua bán hàng hoá ra thì các doanh
nghiệp thương mại có thể thực hiện nhiệm vụ sản xuất, gia công, chế biến kèm
theo để tạo ra các nguồn hàng và tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ
khác.
Đối với các doanh nghiệp thương mại thì lưu chuyển hàng hoá chiếm tỷ
trọng rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp. Công tác quản lý hàng hoá và
công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá có vai trò rất quan trọng trong hoạt
động lưu chuyển hàng hoá và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
2.2. Yêu cầu quản lý hàng hoá:
Quản lý hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh
thương mại. Quản lý tốt hàng hoá thì có thể tránh rủi ro ảnh hưởng đến việc
tiêu thụ hàng hoá cũng như thu nhập của toàn doanh nghiệp. Để quản lý hàng
hoá tốt thì doanh nghiệp cần đảm bảo quản lý tốt về các mặt số lương, chất
lượng, giá trị.
Quản lý về mặt số lượng: đó là việc phản ánh thường xuyên tình hình nhập
xuất hàng hoá về mặt hiện vật để qua đó thấy được việc thực hiện kế hoạch
mua và tiêu thụ hàng hoá, qua đó cũng phát hiện ra những hàng hoá tồn đọng
lâu ngày tiêu thụ chậm hoặc không tiêu thụ được để có biện pháp giải quyết,
tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Quản lý về mặt chất lượng: để có thể cạnh tranh được trên thị trường hiện
nay thì hàng hoá lúc nào cũng đáp ứng được chất lượng thoã mãn nhu cầu của
người tiêu dùng. Đó là một yêu cầu rất cần thiết của hoạt động kinh doanh
Luận văn tốt nghiệp - 6 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
thương mại, do đó, khi mua hàng thì các doanh nghiệp phải lựa chọn nguồn
hàng có tiêu chuẩn cao và phải kiểm nghiệm chất lượng khi mua hàng về nhập
kho. Hàng hoá dự trữ trong kho luôn phải kiểm tra bảo quản tốt tránh tình
trạng hư hỏng, giảm chất lượng làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Quản lý về mặt giá trị: đơn vị luôn phải theo dõi giá trị hàng hoá trong kho,
và theo dõi tình hình biến động giá cả trên thị trường để biết được hàng hoá có
giá trị tăng giảm như thế nào để phản ánh đúng thực tế giá trị hàng hoá tồn
kho.
2.3. Nhiệm vụ hạch toán lưu chuyển hàng hoá:
Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị kinh doanh có thể tồn tại và phát
triển được thì luôn phải bám sát tình hình thị trường để tiến hành hoạt động
kinh doanh của mình có hiệu quả. Để cung cấp thông tin hữu hiệu cho nhà
quản trị ra quyết định thì công tác kế toán luôn phải được cập nhật nhanh
chóng, chính xác. Trong doanh nghiệp thương mại thì công tác kế toán lưu
chuyển hàng hoá đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh
của công ty. Để cung cấp cho các nhà quản trị một cách chính xác, kịp thời thì
công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá trong doanh nghiệp phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Phản ánh kịp thời, chính xác tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hoá cả
về số lượng, giá cả, chất lượng, tình hình bảo quản hàng hoá dự trữ. Phản ánh
đầy đủ nghiệp vụ mua, bán hàng hoá.
Quản lý chặt chẽ tình hình biến động và dự trữ hàng hoá, phát hiện xử
lý kịp thời những hàng hoá giảm chất lượng, giá cả và khó tiêu thụ.
Tổ chức tốt nghiệp vụ hạch toán chi tiết hàng hoá, luôn luôn kiểm tra
tình hình ghi chép ở các kho, quầy hàng. Thực hiện tốt chế độ kiểm tra, đối
chiếu sổ sách ghi chép và kết quả kiểm kê hàng hoá ở các kho và quầy hàng.
Lựa chọn phương pháp tính giá vốn hàng hoá xuất bán cho phù hợp với
tình hình đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp mình để đảm boả đúng chỉ
tiêu lãi gộp hàng hoá.
Luận văn tốt nghiệp - 7 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Ghi nhận doanh thu bán hàng đầy đủ và kịp thời phản ánh kết quả mua
bán hàng hoá, tham gia kiểm kê đánh giá lại hàng hoá.
Tính toán chính xác các chi phí liên quan đến quá trình mua bán hàng
hoá, các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thanh toán công nợ với nhà
cung cấp và với khách hàng.
Xác định kết quả tiêu thụ và lên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
iI. Hạch toán nghiệp vụ lưu chuyển hàng hoá:
1. Quá trình mua hàng:
1.1. Các phương thức mua hàng, thanh toán và thủ tục chứng từ:
Doanh nghiệp thương mại có thể mua hàng theo các phương thức sau:
Mua hàng theo phương thức trực tiếp: Theo phương thức này, căn cứ
vào hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp cử nhân viên thu mua hàng hoá mang
giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến đơn vị bán hàng để nhận hàng theo quy định
của hợp đồng mua bán hàng hoá, hoặc có thể doanh nghiệp mua trực tiếp tại
các cơ sở sản xuất kinh doanh, tại thị trường. Sau khi hoàn thành thủ tục
chứng từ giao nhận hàng hoá, nhân viên thu mua sẽ vận chuyển hàng hoá bằng
phương tiện tự có hoặc thuê ngoài, mọi chi phí vận chuyển thì do doanh
nghiệp chịu.
Mua hàng theo phương thức chuyển hàng: Căn cứ vào hợp đồng đã ký
kết hoặc đơn đặt hàng, bên bán chuyển hàng tới cho bên mua theo địa điểm
quy định trước và bên mua sẽ cử nhân viên thu mua đến nhận hàng. Trường
hợp này thì chi phí vận chuyển hàng hoá có thể do bên bán hoặc bên mua chịu
theo thoả thuận của hai bên.
Chứng từ mua hàng hoá có thể kèm theo quá trình mua hàng đó là:
Hoá đơn giá trị gia tăng (bên bán lập)
Hoá đơn bán hàng (bên bán lập)
Bảng kê mua hàng hoá
Phiếu nhập kho
Luận văn tốt nghiệp - 8 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Biên bản kiểm nhận hàng hoá
Phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu thanh toán tạm ứng
1.2. Phương pháp tính giá hàng hoá nhập kho:
Theo quy định, đối với hàng hoá nhập mua trong hoạt động kinh doanh
thương mại được tính theo phương pháp giá thực tế nhằm đảm bảo nguyên tắc
giá phí. Tính giá hàng mua là việc xác định giá ghi sổ của hàng hoá mua vào.
Giá thực tế của hàng hoá mua vào được xác định:
Giá thực tế
của hàng
hoá mua vào
=
Giá mua
của hàng
hoá
+
Thuế nhập khẩu,
thuế TTĐB phải
nộp (nếu có)
-
Giảm
giá hàng
mua
+
Chi phí thu mua
phát sinh trong quá
trình mua hàng
Giá mua hàng hoá là số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo
hoá đơn:
Đối với doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
thì giá mua của hàng hoá là mua chưa có thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tang theo phương pháp trực tiếp
và đối với những hàng hoá không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng thì
giá mua hàng hoá bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Ngoài ra, đối với trường hợp hàng hoá mua vào trước khi bán cần phải gia
công chế biến thì giá mua hàng hoá bao gồm toàn bộ cho phí phát sinh trong
quá trình đó.
Giảm giá hàng bán là số tiền mà người bán giảm cho người mua. Khoản
này sẽ ghi giảm giá mua hàng hoá. Giảm giá hàng mua bao gồm: giảm giá đặc
biệt, bớt giá và hồi khấu.
Chi phí thu mua hàng hoá là chi phí phát sinh liên quan đến việc thu mua
hàng hoá như chi phí vận chuyển, bôc dỡ, hao hụt trong định mức...
1.3. Kế toán chi tiết hàng hoá:
Kế toán chi tiết hàng hoá được thực hiện chi tiết đối với các loại hàng hoá
lưu chuyển qua kho cả về chỉ tiêu giá trị lẫn hiện vật. Đây là công tác quản lý
hàng hoá cần có ở các doanh nghiệp. Hạch toán nhập- xuất- tồn hàng hoá phải
được phản ánh theo giá thực tế.
Luận văn tốt nghiệp - 9 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Việc hạch toán chi tiết hàng tồn kho phải được thực hiện hàng ngày ở từng
kho và từng loại vật tư, hàng hoá. Cuối tháng, phải tổng hợp số liệu để xác
định giá vốn của hàng tiêu thụ.
Hiện nay các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp ghi
chi tiết hàng hoá đó là: phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển, phương pháp sổ số dư.
1.3.1. Phương pháp thẻ song song:
ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng hoá nhập- xuất- tồn về
mặt số lượng. Hàng ngay, căn cứ vào chứng từ nhập- xuất kho thủ kho ghi
chép số lượng thực nhập, thực xuất vào các thẻ kho có liên quan và sau mỗi
nghiệp vụ nhập, xuất hoặc cuối ngày thủ kho tính ra số tồn kho của từng loại
hàng hoá trên thẻ kho.
ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng sổ chi tiết vật liệu để ghi chép tình hình
nhập- xuất- tồn từng loại hàng hoá cả về mặt số lượng lẫn giá trị. Định kỳ 3
đến 5 ngày, khi nhận được chứng từ nhập, xuất hàng hoá do thủ kho gửi lên,
nhân viên kế toán tiến hành kiểm tra và ghi vào sổ chi tiết hàng hoá. Hàng
tháng, căn cứ vào sổ chi tiết hàng hoá, kế toán vào bảng tổng hợp nhập- xuất-
tồn hàng hoá. Số tồn trên sổ chi tiết phải khớp với số tồn trên thẻ kho.
Ưu điểm:
Đơn giản, dễ hiểu, dễ làm và dễ đối chiếu
Cung cấp thông tin thường xuyên, kịp thời cho nhà quản lý cả về hiện
vật lẫn giá trị.
Vận dụng vào máy vi tính việc hạch toán chi tiết hàng hoá.
Nhược điểm:
Ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán, không thích hợp với
doanh nghiệp sử dụng nhiều loại hàng hoá.
Nếu sử dụng quá nhiều hàng hoá không ghi chép bằng tay mà phải sử
dụng bằng máy.
Luận văn tốt nghiệp - 10 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp thẻ song song.
1.3.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
ở kho: thủ kho vẫn mở Thẻ kho để theo dõi số lượng hàng hoá nhập, xuất
giống như ở phương pháp thẻ song song.
ở phòng kế toán: căn cứ vào chứng từ nhập, xuất hàng hoá kế toán ghi vào
Bảng kê nhập, Bảng kê xuất sau đó tập hợp số liệu trên các bảng này kế toán
ghi vào sổ đối chiếu luân chuyển. Cuối tháng, kế toán đối chiếu số lượng trên
sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và thủ kho lấy số tiền của từng loại hàng
hoá đối chiếu với kế toán tổng hợp.
Ưu điểm:
Tránh được việc ghi trùng lắp giữa kho và phòng kế toán
Cung cấp được thông tin cả về hiện vật và giá trị cho người quản lý
Nhược điểm: Công việc kế toán thường dồn vào cuối tháng nên việc
lên báo cáo kế toán chậm.
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ đối chiếu
luân chuyển.
Phiếu xuất kho
Thẻ kho
Sổ chi tiết
hàng hoá
Bảng tổng
hợp nhập -
xuất- tồn
Chứng từ nhập
Chứng từ nhập Bảng kê nhập
Bảng kê xuất Chứng từ xuất
Thẻ
kho
Sổ đối
chiếu luân
chuyển
Luận văn tốt nghiệp - 11 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
1.3.3. Phương pháp sổ số dư:
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp dùng tỷ giá hạch toán để hạch
toán giá trị hàng hoá nhập, xuất, tồn.
ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng hoá nhập, xuất, tồn
về số lượng. Cuối tháng, căn cứ vào số lượng hàng hoá tồn ghi trên thẻ kho thủ
kho tiến hành vào sổ số dư. Sổ số dư do phòng kế toán lập và cuối tháng gửi
cho thủ kho để ghi sổ.
Định kỳ, thủ kho phân loại chứng từ nhập, xuất hàng hoá để lập phiếu giao
nhận chứng từ và chuyển giao cho phòng kế toán kèm theo các chứng từ nhập,
xuất.
ở phòng kế toán: Nhân viên kế toán có trách nhiệm theo định kỳ từ 3 đến 5
ngày xuống kho để kiểm tra, hướng dẫn thủ kho ghi chép và xem xét việc
phân loại chứng từ. Kế toán thu nhận phiếu giao nhận chứng từ và các chứng
từ nhập, xuất kho có liên quan. Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất kế toán phải
đối chiếu vào các chứng từ có liên quan sau đó căn cứ vào giá hạch toán mà
công ty đang sử dụng để ghi số tiền vào phiếu giao nhận chứng từ. Từ phiếu
giao nhận chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn
hàng hoá. Bảng này được mở riêng cho từng kho mỗi danh điểm hàng hoá
được ghi trên một dòng riêng. Cuối thàng, kế toán phải tổng hợp số tiền nhập,
xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng loại hàng hoá trên bảng
luỹ kế. Số dư trên bảng luỹ kế sẽ được đối chiếu với sổ số dư của thẻ kho.
Ưu điểm:
Tránh được việc ghi chép trùng lắp giữa kho và phòng kế toán
Cung cấp thông tin thường xuyến giá trị hàng hoá nhập, xuất, tồn
Nhược điểm: Nếu có nhầm lẫn, sai sót khó phát hiện ra. Công tác này
đòi hỏi nhân viên kế toán và thủ kho phải có trình độ chuyển môn cao.
Luận văn tốt nghiệp - 12 - Sinh viên: Nguyễn Văn Bắc
more information and additional documents
connect with me here:
Sơ đồ 3: Hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp sổ số dư
1.4. Hạch toán tổng hợp một số nghiệp vụ mua hàng chủ yếu:
1.4. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Tài khoản sử dụng:
TK 156 “Hàng hoá”: tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình
hình tăng, giảm theo giá thực tế của các loại hàng hoá của doanh nghiệp, bao
gồm hàng hoá tại các kho hàng, quầy hàng.
TK 156 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2:
TK 1561 “Giá mua hàng hoá”: phản ánh giá trị mua thực tế của hàng hoá
tại kho.
TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hoá”: phản ánh chi phí thu mua hàng hoá.
TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: phản ánh hàng hoá, vật tư của doanh
nghiệp cuối kỳ vẫn đang trên đường đi.
Ngoài các tài khoản trên, trong quá trình hạch toán ở giai đoạn mua hàng
kế toán còn sử dụng các tài khoản có liên quan như: TK 111, 112, 133, 331...
Phương pháp hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong các doanh nghiệp
tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ:
Quá trình hạch toán nghiệp vụ mua