Du lịch với đặc điểm là “ngành không khói” ngành du lịch đã và đang tích cực nâng cao vai tròn trách nhiệm của mình. Phát triển du lịch là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước bởi vì ngành du lịch là một nganh “kinh tế mũi nhọn” mang tính đa ngành, đa mục tiêu, đa thành phần có tính mùa vụ, liên vùng và tính chi phí.
Khi nền kinh tế ngày một đi lên thì nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người đòi hỏi ngày càng cao và ngành du lịch ra đời đã đáp ứng một phần tất yếu đó. Cuộc sống hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến con người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi lúc này du lịch giúp họ thư giãn hơn, làm việc hiệu quả hơn. Và thực tế đã cho thấy số lượng khách du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Sự hoạt động mạnh mẽ của ngành du lịch đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế văn hóa xã hội của vùng, của địa phương nới đó. Hạ Long – Quảng Ninh là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là ngành du lịch .
Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo lớn nhỏ kỳ vĩ nên thơ, đã thu hút được số lượng khách lớn hoạt động thăm quan nơi này làm cho Hạ Long ngày thêm sôi động và đem lại nguồn thu lơn về kinh tế. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới môi trường văn hóa xã hội của vùng tạo cho xã hội một sự chuyển dịch lớn.
Ngày 17/12/1994 trong phiên bản họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản thế giới thuộc UNESSCO tổ chức tại Thái Lan, Vịnh Hạ Long đã chính thức được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Và tháng 11/2000 một lần nữa Vịnh Hạ Long lại vinh dự được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về những giá trị địa chất địa mạo.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài.
- mục đích thâm nhập quan sát thực tế từ việc sắp xếp, tổ chức, điều hành tour thực tế của công ty du lịch, nhằm làm quen với thực tế,dựa trên cơ sở các chuyên đề, nghiệp vụ, lý thuyết đã được học trên lớp.
- Học tập,theo dõi,xử lý tình huống, phát sinh trong thời gian tổ chức tour để rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu cho bản thân và nghề nghiệp tương lai – Cử nhân văn hóa du lịch – Hướng dẫn viên tương lai.
- Tự mình trải nghiệm thực tế với chính công việc của mình đã và sẽ làm sau này.
- Năm 2010 năm du lịch quốc gia “ Hà Nội – Thăng Long “” ngàn năm văn hiến, từ đất Thăng Long “ Rồng lên “” đến nơi Hạ Long “ Rồng hạ”. Hai nơi có mối quan hệ mang chiều sâu lịch sử và văn hóa.
- Đến với Hạ Long để cảm,hiểu,và cùng có ý thức và tinh thần và có những hành động thiết thực để bảo vệ và giữ gìn di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận,đang có nguy cơ bị loại khoải danh sách 7 kì quan thiên nhiên của thế giới
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Mục đích của đề tài.
Trong suốt quá trình đào tạo, các thầy cố giáo trong trường đã thường xuyên kết hợp việc giảng dạy và học tâp đi song song với việc trải nghiệm thực tế thông qua các chuyến đi thăm quan học hỏi tại các tuyến điểm mà mình đã học, nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết cho mỗi sinh viên.
“Học đi đôi với hành” đó cũng chính là mục đích quan trọng nhất mà thầy cô đặt ra trong mỗi chuyến đi. Do vậy trong chuyến đi thực tế lữ hành vừa qua nhằm giúp cho mỗi sinh viên hình dung ra công việc cụ thể trong qua trình tổ chức, sắp xếp , xử lý tình huống ra sao trong mỗi một tuor du lịch của hướng dẫn viên.
Chuyến đi còn giúp cho sinh viên có điều kiện chứng minh kiểm tra, so sánh lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn. Đồng thời bổ sung những kiển thức đã học trên lớp.
Mặt khác chuyến đi này còn giúp cho sinh viên nhìn nhận đưng hơn về nghê nghiệp trong tương lai của mình, ý thức nghề nghiệp và đánh giá năng lực của mỗi sinh viên từ đó giúp sinh viên tự điều chỉnh đúng hướng cho tương lai sau này của mình.
1.2 Ý nghĩa của đề tài.
Qua chuyến đi thực tế này đã giúp sinh viên tiếp cận với các hoạt động trong ngành du lịch: thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, thăm quan được nhiều địa danh, phong cảnh đẹp của từng dịa phương nơi mà mình đã đi qua.
Làm quen với các loại phương tiện vận chuyển như: oto, tàu thủy, các thủ tục xuất nhập cảnh và rèn luyện được sức bền trong những chuyến đi dài ngày.
Bên cạnh đó chuyến đi còn có sự tham gia, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đã giúp chúng em học hỏi được rất nhiều điều vầ kiến thức cũng như những kinh nghiệm của bản thân:kỹ năng hướng dẫn thu hút khách ở trên xe, hướng dẫn tại điểm.
Trong suốt chuyến đi đã giúp chúng em tận mắt chứng kiến các di tích, các danh lam thăng cảnh, và được hiểu rõ hơn về nó. Giúp cho mỗi người, có ý thức gìn giữ và bảo vệ nó hơn. “ Việt Nam – một vẻ đẹp tiềm ẩn”.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở những môn học cơ bản cà chuyên ngành du lịch, sinh viên chúng em có điều kiện đi thâm nhập vào thực tế để củng cố,hệ thống kiến thức và kiểm nghiệm giữa lí luận và thực tiễn.
1.Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu về các giá trị tiềm năng, tài nguyên của các tuyến điểm đã đi qua.
- Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, tài nguyên phục vụ du lịch.
- Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ và khoẳng cách giữa các tuyến điểm thăm quan.
- Tìm hiểu công tác quản lý và bảo tồn di sản tại các tuyến điểm thăm quan.
- Nghiên cứu về chất lượng phục vụ du lịch.
2.Phạm vi nghiên cứu :
- Khu du lịch quốc tế Vịnh Hạ Long.
- Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông, Chùa Long Tiên, Đình Trà Cổ.Đền và
- Khu du lịch biển Bãi Cháy, Trà Cổ. khu tưởng nhớ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
- Thủ tục xuất nhập cảnh ( tại cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh )
- Khu di tích lịch sử hữu nghị Việt Trung ( Đông Hưng – Trung Quốc ) nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị về Hồ Chí Minh. Và nhà tư sản Trần Tế Đức.
PHẨN II. CẤU TRÚC BÁO CÁO
Chương 1: Chương trình tuor và cấu tạo giá
Chương 2: Khảo sát tuor tuyến
Chương 3: Nhận xét đánh giá tuyến điểm và tổ chức tuor
61 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8532 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát tuyến, điểm du lịch Hà Nội - Hạ Long - Móng Cái - Đông Hưng (Trung Quốc), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Du lịch với đặc điểm là “ngành không khói” ngành du lịch đã và đang tích cực nâng cao vai tròn trách nhiệm của mình. Phát triển du lịch là một hướng đi quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước bởi vì ngành du lịch là một nganh “kinh tế mũi nhọn” mang tính đa ngành, đa mục tiêu, đa thành phần có tính mùa vụ, liên vùng và tính chi phí.
Khi nền kinh tế ngày một đi lên thì nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của con người đòi hỏi ngày càng cao và ngành du lịch ra đời đã đáp ứng một phần tất yếu đó. Cuộc sống hiện nay đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến con người dễ bị căng thẳng, mệt mỏi… lúc này du lịch giúp họ thư giãn hơn, làm việc hiệu quả hơn. Và thực tế đã cho thấy số lượng khách du lịch trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng tăng. Sự hoạt động mạnh mẽ của ngành du lịch đã có tác động không nhỏ tới nền kinh tế văn hóa xã hội của vùng, của địa phương nới đó. Hạ Long – Quảng Ninh là một trong ba vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng – Quảng Ninh có nền kinh tế phát triển mạnh, đặc biệt là ngành du lịch .
Vịnh Hạ Long – di sản thiên nhiên thế giới với hàng ngàn đảo lớn nhỏ kỳ vĩ nên thơ, đã thu hút được số lượng khách lớn hoạt động thăm quan nơi này làm cho Hạ Long ngày thêm sôi động và đem lại nguồn thu lơn về kinh tế. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới môi trường văn hóa xã hội của vùng tạo cho xã hội một sự chuyển dịch lớn.
Ngày 17/12/1994 trong phiên bản họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản thế giới thuộc UNESSCO tổ chức tại Thái Lan, Vịnh Hạ Long đã chính thức được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Vịnh Hạ Long. Và tháng 11/2000 một lần nữa Vịnh Hạ Long lại vinh dự được UNESSCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về những giá trị địa chất địa mạo.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài.
- mục đích thâm nhập quan sát thực tế từ việc sắp xếp, tổ chức, điều hành tour thực tế của công ty du lịch, nhằm làm quen với thực tế,dựa trên cơ sở các chuyên đề, nghiệp vụ, lý thuyết… đã được học trên lớp.
- Học tập,theo dõi,xử lý tình huống, phát sinh trong thời gian tổ chức tour để rút ra những bài học, kinh nghiệm quý báu cho bản thân và nghề nghiệp tương lai – Cử nhân văn hóa du lịch – Hướng dẫn viên tương lai.
- Tự mình trải nghiệm thực tế với chính công việc của mình đã và sẽ làm sau này.
- Năm 2010 năm du lịch quốc gia “ Hà Nội – Thăng Long “” ngàn năm văn hiến, từ đất Thăng Long “ Rồng lên “” đến nơi Hạ Long “ Rồng hạ”. Hai nơi có mối quan hệ mang chiều sâu lịch sử và văn hóa.
- Đến với Hạ Long để cảm,hiểu,và cùng có ý thức và tinh thần và có những hành động thiết thực để bảo vệ và giữ gìn di sản thiên nhiên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận,đang có nguy cơ bị loại khoải danh sách 7 kì quan thiên nhiên của thế giới
II. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích của đề tài.
Trong suốt quá trình đào tạo, các thầy cố giáo trong trường đã thường xuyên kết hợp việc giảng dạy và học tâp đi song song với việc trải nghiệm thực tế thông qua các chuyến đi thăm quan học hỏi tại các tuyến điểm mà mình đã học, nhằm bổ sung kiến thức và nâng cao tầm hiểu biết cho mỗi sinh viên.
“Học đi đôi với hành” đó cũng chính là mục đích quan trọng nhất mà thầy cô đặt ra trong mỗi chuyến đi. Do vậy trong chuyến đi thực tế lữ hành vừa qua nhằm giúp cho mỗi sinh viên hình dung ra công việc cụ thể trong qua trình tổ chức, sắp xếp , xử lý tình huống ra sao trong mỗi một tuor du lịch của hướng dẫn viên.
Chuyến đi còn giúp cho sinh viên có điều kiện chứng minh kiểm tra, so sánh lý thuyết trên lớp với hoạt động thực tiễn. Đồng thời bổ sung những kiển thức đã học trên lớp.
Mặt khác chuyến đi này còn giúp cho sinh viên nhìn nhận đưng hơn về nghê nghiệp trong tương lai của mình, ý thức nghề nghiệp và đánh giá năng lực của mỗi sinh viên từ đó giúp sinh viên tự điều chỉnh đúng hướng cho tương lai sau này của mình.
1.2 Ý nghĩa của đề tài.
Qua chuyến đi thực tế này đã giúp sinh viên tiếp cận với các hoạt động trong ngành du lịch: thăm quan các di tích lịch sử văn hóa, thăm quan được nhiều địa danh, phong cảnh đẹp của từng dịa phương nơi mà mình đã đi qua.
Làm quen với các loại phương tiện vận chuyển như: oto, tàu thủy, các thủ tục xuất nhập cảnh và rèn luyện được sức bền trong những chuyến đi dài ngày.
Bên cạnh đó chuyến đi còn có sự tham gia, giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đã giúp chúng em học hỏi được rất nhiều điều vầ kiến thức cũng như những kinh nghiệm của bản thân:kỹ năng hướng dẫn thu hút khách ở trên xe, hướng dẫn tại điểm.
Trong suốt chuyến đi đã giúp chúng em tận mắt chứng kiến các di tích, các danh lam thăng cảnh, và được hiểu rõ hơn về nó. Giúp cho mỗi người, có ý thức gìn giữ và bảo vệ nó hơn. “ Việt Nam – một vẻ đẹp tiềm ẩn”.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
Trên cơ sở những môn học cơ bản cà chuyên ngành du lịch, sinh viên chúng em có điều kiện đi thâm nhập vào thực tế để củng cố,hệ thống kiến thức và kiểm nghiệm giữa lí luận và thực tiễn.
1.Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về các giá trị tiềm năng, tài nguyên của các tuyến điểm đã đi qua.
Nghiên cứu về hiện trạng khai thác, tài nguyên phục vụ du lịch.
Nghiên cứu về lịch trình đường đi, quốc lộ và khoẳng cách giữa các tuyến điểm thăm quan.
Tìm hiểu công tác quản lý và bảo tồn di sản tại các tuyến điểm thăm quan.
Nghiên cứu về chất lượng phục vụ du lịch.
2.Phạm vi nghiên cứu :
- Khu du lịch quốc tế Vịnh Hạ Long.
- Khu di tích lịch sử Đền Cửa Ông, Chùa Long Tiên, Đình Trà Cổ.Đền và
- Khu du lịch biển Bãi Cháy, Trà Cổ. khu tưởng nhớ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng
- Thủ tục xuất nhập cảnh ( tại cửa khẩu Móng Cái – Quảng Ninh )
- Khu di tích lịch sử hữu nghị Việt Trung ( Đông Hưng – Trung Quốc ) nơi lưu giữ những hiện vật có giá trị về Hồ Chí Minh. Và nhà tư sản Trần Tế Đức.
PHẨN II. CẤU TRÚC BÁO CÁO
Chương 1: Chương trình tuor và cấu tạo giá
Chương 2: Khảo sát tuor tuyến
Chương 3: Nhận xét đánh giá tuyến điểm và tổ chức tuor
CHƯƠNG I
CHƯƠNG TRÌNH TUOR VÀ CẤU TẠO GIÁ
Chương trình tuor.
HÀ NỘI –CỬA ÔNG - MÓNG CÁI – HẠ LONG – ĐÔNG HƯNG – HÀ NỘI
Thời gian : 04 ngày 03 đêm
Phương tiện : Ô tô, Tàu thuyền
Khởi hành : Từ 29/11 ®Õn 2/12/2010.
GIỜ
NGÀY
ĐIỂM ĐI – ĐIỂM ĐẾN – CÔNG VIỆC
Ngày 01
06h45’
29/ 11/ 2010
- Xe và HDV đón khách tại điểm quy định
08h40’
- Dừng nghỉ ngơi và ăn sáng tại Hải Dương
10h30’
- Tới Hạ Long , nhận phòng khách sạn
11h00’
- Ăn trưa tại nhà hàng Kim Hằng – TP Hạ Long
12h00’
- Trở về khách sạn nghỉ ngơi
14h35’
- Đi thăm Chùa Long Tiên,Cầu Bãi Cháy.
Chiều
- Tự do dạo chơi và mua sắm.
18h00’
- Ăn tối tại nhà hàng Kim Hằng.
19h00’
- Đi thăm Khu du lịch Đảo Quốc tế Tuần Châu
21h00’
- Dời Tuần Châu về Bãi Cháy.
22h00’
- Có mặt tại khách sạn để nghỉ ngơi.
Ngày 2
06h45’
30/ 11/ 2010
- Trả phòng khách sạn và ăn sáng.Sau đó đi Móng Cái.
07h55’
- Đến Đền Cửa Ông ,thăm tượng Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng.
08h50’
- Dời Đền Cửa Ông .
12h25’
- Đến Móng Cái , ăn trưa tại khách sạn.Sau đó
nhận phòng.
15h00’
- Đi tới Biển Trà Cổ.
16h15’
- Thăm đình Trà Cổ.
16h30’
- Trở về Móng Cái.
18h30’
- Ăn tối tại khách sạn.
Tối
- Dạo chơi và tự do mua sắm.
22h00
- Có mặt ở Khách sạn nghỉ ngơi.
Ngày 03
07h15’
01/ 12/ 2010
- Trả phòng khách sạn,ăn sáng tại khách sạn.Sau đó rời khách sạn đi Cửa khẩu Móng Cái.
08h30’
- Đến Cửa khẩu và làm thủ tục Xuất cảnh.
09h15’
- Sang Cửa khẩu Bắc Luân,đi tham quan Tòa Thị Chính,đại lộ Bắc Luân,Khu di tích Hữu nghị Việt – Trung,tự do dạo chơi và mua sắm tại Chợ và Siêu thị.
11h40’
- Tập trung về nhà hàng “ Hạnh phúc”tại Đông Hưng ăn trưa.
13h00’
-Trở lại cửa khẩu Bắc Luân làm thủ tục nhập cảnh về Việt Nam.
14h00’
-Tập trung tại cửa khẩu Móng Cái về Hạ Long.
19h45’
-Tới Hạ Long.
18h50’
-Ăn tối tại nhà hàng,sau đó tự do dạo chơi và mua sắm.
22h00
- Có mặt tại khách sạn để nghỉ ngơi
Ngày 04
06h30’
02/ 12/ 2010
- Ăn sáng tại khách sạn,sau đó làm thủ tục trả
phòng.
07h30’
- Đến Vịnh Hạ Long
07h50’
- Lên thuyền,ngắm Vịnh Hạ Long trên thuyền.
09h30
- Đến Hang Sửng Sốt.
11h50’
- Ăn trưa trên thuyền.
13h40’
-Kết thúc chương trình ngắm Vịnh Hạ Long
14h40’
-Lên bờ và dời Hạ Long
17h45’
- Về Hà Nội
1.2 Cấu tạo giá.
1.2.1 Giá tuor.
- Giá trọn gói 1.280.000 đồng/01 sinh viên
( Một triệu hai trăm tám mươi ngàn đồng )
Công ty đảm bảo việc ăn nghỉ cho 03 thầy cô quản lý trong toàn tour.
Tổng khách là 133 người.
Giá tuor bao gồm:
STT
KHOẢN MỤC- CHI PHÍ
CHI PHÍ
TỪNG NGƯỜI
( VND)
CHI PHÍ TỔNG
CẢ ĐOÀN
(133 KHÁCH)
( VND)
1
Dịch vụ vận chuyển
Trong đó :
+ Xe
+ Tàu gỗ Vịnh Hạ Long
290.000
260.000
30.000
38.570.000
34.580.000
3.990.000
2
Dịch vụ ăn uống ( 7 bữa )
350.000 / 7 bữa
46.550.000
3
Dịch vụ lưu trú :
Trong đó :
+ Khách sạn Tiên Long (HL)
+ Khách sạn Công Đoàn MC
195.000
130.000/ 2 đêm
65.000/ 1 đêm
25.935.000
17.290.000
8.645.000
4
Vé thăm quan.
Trong đó :
+ Hạ Long
+ Tuần Châu
70.000
40.000
30.000
9.310.000
5.320.000
3.990.000
5
Phí xuất nhập cảnh + 01 bữa ăn tại Đông Hưng TQ
280.000
37.240.000
6
Hướng dẫn viên.
30.000
3.990.000
7
Bảo hiểm du lịch
5.000
798.000
8
Nước uống khăn lạnh
10.000
1.330.000
9
Phí quản lí và dịch vụ phát sinh
50.000
6.650.000
TỔNG CHI PHÍ
1.280.000
170.240.000
Xe ô tô HUYNDAI – Euro Express High Class đại.
Khách sạn 2* ở trung tâm khu du lịch.
07 bữa ăn chính tại nhà hàng, trong đó có 01 bữa ăn tại Trung Quốc.
Vé thắng cảnh
03 hướng dẫn viên suốt tuyến,các phụ tour và các hướng dẫn viên tại điểm.
Bảo hiểm.
Nước uống, khăn lạnh, thuốc y tế.
CHƯƠNG II
KHẢO SÁT TUOR TUYẾN
Trong suốt chuyến đi thực tế vừa qua đoàn đã đi và dừng lại ở nhiều địa danh nổi tiếng với bề dày lịch sử, những danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước, những nơi đã từng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên, văn hóa của thế giới. Sau đây em xin được phép trình bày về một số tuyến điểm mà em đã được dừng chân và thăm qua
I. TỈNH BẮC NINH.
Hình 01 : Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh – NXB Thống kê 2003
- Bắc Ninh là một tỉnh thuộc miền Bắc nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tế Nội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Ninh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với các Trung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc ? Việt Nam:
Đường Quốc lộ 1A
Quốc lộ 1B mới
Quốc lộ 18: Quốc lộ 18 sau khi cải tạo sẽ là đường giao thông rất thuận tiện đi sân bay Quốc tế Nội Bài và đi cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh.
Quốc lộ 38
Tuyến đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc,
Bắc Ninh có đường sông thuận lợi nối với các vùng lân cận, như cảng biển Hải Phòng và các trung tâm kinh tế lớn ở miền Bắc. Bắc Ninh có tiềm năng kinh tế và văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Miền đất Kinh Bắc xưa là vùng đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Kinh Dương Vương, Lý Bát Đế nơi hội tụ của kho tàng văn hoá dân gian. Có nhiều công trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc với những làn điệu dân ca quan họ trữ tình đằm thắm, dòng nghệ thuật tạo hình, tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng với bạn bè trong và ngoài nước.
Thời Vua Hùng dựng nước Văn Lang liên bộ lạc, Bắc Ninh ngày nay thuộc Võ Ninh. Đời Hồng đức gọi là Kinh Bắc. Từ ngàn xưa, Kinh Bắc đã nổi tiếng là đất văn vật, quê hương của làn điệu dân ca quan họ ngọt ngào, của tranh dân gian Đông Hồ, nơi sản sinh ra nhiều bậc kỳ tài và cũng là điạ phương có nhiều địa danh gắn liền với chiến công chống giặc ngoại xâm hiển hách của dân tộc Việt Nam. Trong những kỳ thi đình dưới các triều đạo phong kiến, cả nước chọn được 47 trạng nguyên và 2991 tiến sẽ thì riêng Kinh Bắc đã có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ.
Địa hình Bắc Ninh tương đồi bằng phẳng. Tuy dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, nhưng độ dốc không lớn. Vùng đồng bằng chiếm gần hết diện tích tự nhiên tòan tinh, có độ cao phổ biến 3 - 7m so với mặt biển. Do được bồi đắp bởi các sông lớn như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình nên vùng đồng bằng chủ yếu là đất phù sa màu mỡ. Vùng gò đồi trung du chỉ chiếm 0,5% diện tích tự nhiên và phần lớn là đồi núi thấp, cao nhất là núi Hàm Long 171m.
Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệ p có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng.
Theo sự sắp đặt hành chính hiện nay, Bắc Ninh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thị xã Bắc Ninh và 7 huyện là: Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Từ Sơn, Thuận Thành, Lương Tài và Gia Bình. Tại thời điểm 15/4/2002, Bắc Ninh có 125 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 112 xã, 6 phường và 7 thị trấn.
* Một vài chỉ số đáng quan tâm
Dân số: 956.000 người (tính đến hết tháng 6/2001). Trong đó: 620.944 người có độ tuổi từ 15 tuổi trở lên.
+ Nội thị: 76.660 người
+ Ngoại thị: 884.259 người
Khí hậu: Thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh.- Nhiệt độ trung bình năm: 24,3oC.
Nhiệt độ tháng cao nhất trong năm: 30,1oC.
Nhiệt độ tháng thấp nhất trong năm: 16,3oC.
Số giờ nắng cả năm: 1429 giờ.
Lượng mưa cả năm: 1558 mm.
Tốc độ gió mạnh nhất: 34 m/s.
Độ ẩm tương đối trung bình tháng: 79%.
Cơ sở khám chữa bệnh: 142 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
Di tích lịch sử đã được Nhà nước xếp hạng: 203 di tích.
Thị xã/Thành phố: Thị xã Bắc Ninh
Huyện: Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du, Từ Sơn
Diện tích tự nhiên: 80393 ha
Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm 2001 là 14,1%.
Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia.
Di tích lịch sử đã được Nhà nươc xếp hạng: 233 di tích.
Hình 02: Hát dân ca quan họ Bắc Ninh – tỉnh Băc Ninh
Với những lợi thế và truyền thống ấy, Bắc Ninh đã và đang là địa điểm tin cậy, là vùng đất có nhiều cơ hội to lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tiềm năng kinh tế và du lịch.
Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ học, đã chứng minh rằng Bắc Ninh từng là một trong những đô thị cổ, một trung tâm thương mại khá phồn thịnh của người Việt từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10. Kinh bắc là vùng đất đạo phật sớm thâm nhập từ những thế kỷ đầu trước công nguyên. Đến đời nhà Lý, đạo phật đã phát triển đến độ cực thịnh. Nhiều tòa tháp đã được xây dựng ở xứ Kinh Bắc và đã trở thành di tích kiến trúc – văn hóa. Bắc Ninh có nhiều di sản vật thể và phi vật thể thu hút được nhiều khách thập phương đến thăm quan.
Bắc Ninh là vùng đất hội tụ nhiều di tích văn hóa và tôn giáo lớn, vùng đất đã hình thành nhiều huyền thoại đi vào tâm linh của cư dân người Việt. Vùng đất đã sản sinh ra Vương triều Lý - một triều đại đã khai mở ra nên văn minh Đại Việt và phát triển rực rỡ hơn 200 năm. Bắc Ninh là nơi sinh ra nhiều nhân tài lịch sử trong đất nước. Bắc Ninh còn là vùng đất cổ của những làn điệu dân ca quan họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc bộ, mang đậm bản sắc vùng miền. Ngày nay quan họ Bắc Ninh đã trở thành di sản quý giá của dân tộc Việt Nam. Bắc Ninh còn là quê hương của các chùa tháp, lễ hội và các văn hóa cổ truyền.
Bắc Ninh là nơi có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng: gỗ Đông kỵ, tranh Đông Hồ,….Trên vùng đất cổ thấm đẫm bề dày văn hóa, cứ mỗi độ xuân về Bắc Ninh lại vui chảy hội.
II. TỈNH HẢI DƯƠNG.
Hình 03: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương – NXB Thống kê 2005
Hải Dương là một tỉnh nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, là một trong những cái nôi của nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã để lại cho vùng đất này một tài sản vô giá với hàng trăm di tích lịch sử văn hoá. Vùng đất này gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân như Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, nơi sinh ra và lớn lên của đại danh y Tuệ Tĩnh.
- Diện tích: 1662 Km2
- Vị trí địa lý:
Hải Dương là một trong 7 tỉnh, thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, tiếp giáp với các vùng sau:
+ Phía đông giáp Thành phố Hải Phòng
+ Phía tây giáp tỉnh Hưng Yên
+ Phía nam giáp tỉnh Thái Bình
+ Phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang
- Khí hậu:
Hải Dương nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,30C, nhiệt độ cao nhất ở mùa hè không quá 24°C, giờ nắng trung bình hàng năm là 1524 giờ, lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm, độ ẩm trung bình là 85 - 87%.
- Địa hình:
Hải Dương được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc tỉnh, chiếm 11% diện tích tự nhiên gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và 18 xã thuộc huyện Kinh Môn; là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và cây công nghiệp ngắn ngày. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.
- Điều kiện xã hội
* Dân số & lao động:
Dân số hơn 1.703.492 người (theo điều tra dân số năm 2009).
Trong đó:
+ Mật độ dân số trung bình: 1.044,26 người/km2.
+ Dân số thành thị: 324.930 người+ Dân số nông thôn: 1.378.562 người
+ Nam: 833.459 người
+ Nữ: 870.033 người
* Giao thông & cơ sở hạ tầng:
Tỉnh Hải Dương có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển.
+ Hệ thống giao thông: gồm đường bộ, đường thuỷ, đường sắt; Phân bố hợp lý, giao lưu rất thuận lợi tới các tỉnh.
- Đường bộ: có 4 tuyến đường quốc lộ qua tỉnh dài 99 km, đều là đường cấp I, cho 4 làn xe đi lại thuận tiện:
- Đường sắt: Tuyến Hà Nội - Hải Phòng chạy song song với quốc lộ 5, đáp ứng vận chuyển hàng hoá, hành khách qua 7 ga trong tỉnh.
Tuyến Kép - Bãi Cháy chạy qua huyện Chí Linh, là tuyến đường vận chuyển hàng lâm nông thổ sản ở các tỉnh miền núi phía Bắc ra nước ngoài qua cảng Cái Lân, cũng như hàng nhập khẩu và than cho các tỉnh
- Đường thuỷ: với 400 km đường sông cho tầu, thuyền 500 tấn qua lại dễ dàng. Cảng Cống Câu công suất 300.000 tấn /năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ một cách thuận lợi.
Hệ thống giao thông trên bảo đảm cho việc giao lưu kinh tế từ Hải Dương đi cả nước và nước ngoài rất thuận lợi.
* Kinh tế:
Năm 2008, Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 10,5%; Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,9%; Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng tăng 13 %. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng 13,5%.
* Du lịch :
Hình 04 : Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc tại Chí Linh – Hải Dương
Hải Dương là miền đất giàu di tích lịch sử ,văn hoá và danh lam thắng cảnh, tuy bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, nhưng nhờ có truyền thống giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn di sản lịch sử văn hoá của dân tộc, cùng sự quan tâm của chính quyền địa phương, đến nay Hải Dương còn giữ được hàng nghìn di tích có giá trị. Đây là tài sản vô giá, là cơ sở của sử học, là linh hồn và niềm tự hào của nhân dân địa phương.
Tính đến hết năm 2003, toàn tỉnh có 1089 được đăng ký và nghiên cứu bước đầu, 127 di tích và cụ