Báo cáo Kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính được áp dụng tại ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán

Hoạt động kiểm toán đang có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với sự phát triển của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí. Kiểm toán góp phần củng cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí. Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiểm toán có những đặc trưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của kiểm toán độc lập. Cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao do sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự cố gắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiểm toán, trong đó có sự đóng góp của công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) với vai trò là một trong những công ty hàng đầu về kiểm toán của Việt Nam. Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính đó là kiểm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnh hưởng lớn đến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất cũng là một vấn đề được chú trọng. Mục lục Lời mở đầu1 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH2 I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH2 1.Đặc điểm về tiền lương và nhân viên2 2.Các chức năng của tiền lương và nhân viên5 3.Hệ thống sổ sách về kế toán tiền lương và nhân viên7 4.Mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên9 II. KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH10 1.Lập kế hoạch kiểm toán10 1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán11 1.2.Thu thập thông tin cơ sở12 1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng12 1.4.Thực hiện thủ tục phân tích13 1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro13 1.6.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát15 1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán16 2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và nhân viên19 2.1.Thực hiện thủ tục kiểm soát tiền lương và các khoản trích theo lương19 2.2. Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương21 2.3. Thực hiện thủ tục chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương22 3.Kết thúc kiểm toán25 PHẦN II: KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN28 I.ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN28 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty AASC28 2.Đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty AASC31 3.Đặc điểm tổ chức quản lí36 4. Đặc điểm công tác kế toán38 II.KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN Z13340 1.Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AASC40 2.Kiểm toán tiền lương và nhân viên tại Công ty xây lắp điện Z13343 2.1.Khái quát về công ty xây lắp điện Z13343 2.2.Lập kế hoạch kiểm toán44 2.2.1.Phân công công việc44 2.2.2.Xây dựng phương pháp tiếp cận44 2.2.3.Các hiểu biết chi tiết về khách hàng44 2.2.4.Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tiền lương và nhân viên của Công ty xây lắp điện Z13348 2.2.5.Xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể49 2.3.Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và nhân viên51 2.3.1.Thực hiện các thủ tục phân tích về tiền lương và nhân viên51 2.3.2.Kiểm toán chi tiết tiền lương và nhân viên tại Công ty xây lắp điện Z13355 2.4.Kết thúc kiểm toán70 PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY AASC76 1.MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY AASC76 2.MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN QUI TRÌNH KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY AASC80 Kết luận84 Mục lục85

doc86 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3130 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán tài chính được áp dụng tại ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Hoạt động kiểm toán đang có những bước phát triển vượt bậc trong những năm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với sự phát triển của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí. Kiểm toán góp phần củng cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lí. Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiểm toán có những đặc trưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của kiểm toán độc lập. Cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty kiểm toán trong và ngoài nước chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao do sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự cố gắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiểm toán, trong đó có sự đóng góp của công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) với vai trò là một trong những công ty hàng đầu về kiểm toán của Việt Nam. Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính đó là kiểm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnh hưởng lớn đến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho có hiệu quả nhất cũng là một vấn đề được chú trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian thực tập tại công ty AASC em đã chọn đề tài “ Kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán”. PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.Đặc điểm về tiền lương và nhân viên Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người. Trong mọi chế độ xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sản xuất. Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì vấn đề thiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động họ. Trong nền kinh tế hàng hoá thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đô giá trị gọi là tiền lương. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc khối lượng công việc lao động, lao vụ mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp. Tiền lương của doanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giờ lao động hoặc sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, các khoản phúc lợi và các khoản trích theo tiền lương theo qui định hiện hành của pháp luật hoặc theo sự thoả thuận của đôi bên. Chu trình tiền lương và nhân viên có một vị trí quan trọng bởi: Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những chi phí chủ yếu của các doanh nghiệp, nó liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm dịch vụ. Tiền lương và các khoản trích theo lương là sự xem xét quan trọng khi đánh giá hàng tồn kho (sản phẩm dở dang) có đúng đắn và hợp lí hay không. Mặt khác việc tính toán và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản liên quan không đúng sẽ dẫn đến những sai sót trọng đến kết quả kinh doanh trong kì của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể bị lãng phí vì tính kém hiệu quả trong việc sử dụng lao động hoặc bị đánh cắp thông qua sự gian lận trong việc tính toán và thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Quản lí lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanh nghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình. Tổ chức tốt hạch toán tiền lương giúp công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năng suất và hiệu quả công tác. Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theo đúng nguyên tắc phân phối theo lao động. Ngoài ra công tác này được tổ chức tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương đảm bảo việc trả lương và trợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người lao động hoàn thành kế hoạch được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổ chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác. Công tác tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm: Hạch toán tiền lương: là việc ghi chép, phản ánh chính xác những thông tin về lao động, kết quả lao động, tính lương phải trả, làm cơ sở cho kế toán tổng hợp tiền lương. Cụ thể: Tổ chức hạch toán số lượng lao động: nhằm cung cấp thông tin về số lượng, kết cấu lao động trong doanh nghiệp như: số lao động trực tiếp, gián tiếp, số lao động dài hạn, tạm thời, tình hình tăng giảm lao động, di chuyển lao động... như hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng. Tổ chức hạch toán thời gian lao động: nhằm cung cấp thông tin về thời gian lao động, là cơ sở để tính lương phải trả cho người lao động. Chứng từ là bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ việc tạm thời... Tổ chức hạch toán kết quả lao động: nhằm đưa ra chính xác chỉ tiêu, số lượng, chất lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từng người, từng bộ phận, hợp đồng giao khoán, phiếu giao ca, bảng theo dõi công tác của tổ... Tính và lập bảng tính thanh toán lương. Hạch toán tổng hợp tiền lương có hai đặc điểm cơ bản là: Thứ nhất: tiền lương là một bộ phận của chi phí Thứ hai: tiền lương thể hiện mối quan hệ phân phối. Vì vậy công tác tổ chức hạch toán đối với đặc điểm thứ nhất phải thể hiện được mối quan hệ giữa chi phí và tiền công. Đối với đặc điểm thứ hai, phải thể hiện được thanh toán giữa người lao động và người sử dụng lao động. Phương pháp hạch toán: khi kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng thì tiến hành phân loại tiền lương, thưởng cho từng nhóm người lao động theo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động. Trường hợp lao động trực tiếp nghỉ phép thì doanh nghiệp có thể phân bổ tiền lương, thưởng theo hai cách: hoặc bố trí nghỉ phép đều đặn giữa các kì hạch toán từ đó phân bổ tiền lương, thưởng như đối với lao động trực tiếp đang làm việc hoặc có thể dự toán tiền lương nghỉ phép để trích trước vào chi phí của từng kì hạch toán theo số dự toán nếu không thể bố trí người lao động nghỉ phép đều đặn. Hạch toán bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) Nhà nước qui định chính sách trên về các quĩ nêu trên nhằm từng bước nâng cao và mở rộng việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động ốm đau, mất sức lao động hoặc bị tai nạn lao động... Tuy nhiên, mỗi quĩ có chức năng trong lĩnh vực riêng biệt. Quĩ bảo hiểm xã hội: Dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp các quĩ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản ... Quĩ được hình thành bằng cách trích 20% trên tổng số lương cấp bậc và phụ cấp thực tế của người lao động trong kì hạch toán, trong đó người sử dụng lao động phải nộp 15% trên tổng quĩ lương trích vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 5% do người lao động trực tiếp đóng góp. Quĩ bảo hiểm y tế: Dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp quĩ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Quĩ được hình thành bằng cách trích 3% trên thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó, người sử dụng lao động phải nộp 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do người lao động trực tiếp đóng góp. Quĩ do cơ quan BHYT thống nhất quản lí và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi tính được mức trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT. Kinh phí công đoàn: Dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp. KPCĐ được tính theo tỉ lệ 2% trên tổng quĩ lương phải trả cho người lao động và người sử dụng lao động phải chịu, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi tính được mức KPCĐ trong kì thì một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng cho công đoàn tại đơn vị. Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy tiền lương và các khoản trích theo lương là một khoản chi phí rất quan trọng của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng có một vị trí đặc biệt, không thể xem nhẹ mà cần được chú trọng để đảm bảo được chất lượng kiểm toán, đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp sản xuất và xây dựng. 2.Các chức năng của tiền lương và nhân viên Các chức năng liên quan đến tiền lương bao gồm có việc tuyển dụng và thuê mướn nhân viên; phê duyệt các mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mức lương, bậc lương; theo dõi và tính toán thời gian động, công việc lao vụ hoàn thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán lương; ghi chép sổ sách tiền lương; thanh toán tiền lương và đảm bảo số lương chưa thanh toán. Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: Việc tuyển dụng và thuê mướn nhân viên được tiến hành bởi bộ phận nhân sự. Tất cả những trường hợp tuyển dụng và thuê mướn đều được ghi chép trên báo cáo phê duyệt bởi ban quản lí. Bản báo cáo phải chỉ rõ về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lương khởi điểm, các khoản lương, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ đã được phê duyệt. Bản báo cáo này được lập thành hai bản, một bản để dùng vào sổ nhân sự và hồ sơ nhân viên lưu tại phòng nhân sự. Một bản gửi xuống kế toán tiền lương để làm căn cứ tính lương. Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi: những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản đi kèm thường xảy ra khi các nhân viên được thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghề v.v. Khi đó các quản đốc hoặc đốc công sẽ đề xuất thay đổi mức lương cấp dưới của họ. Tất cả các sự thay đổi đó đều phải được kí duyệt bởi bộ phận nhân sự hoặc người có thẩm quyền trước khi ghi vào sổ nhân sự. Theo dõi, tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép phản ánh kịp thời chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và số lượng công việc lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sản xuất, phòng ban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lí lao động tiền lương. Đây chính là căn cứ để tính lương, tính thưởng và các khoản trích trên lương cho nhân viên. Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ theo các chứng từ theo dõi thời gian lao động và kết quả công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thành và các chứng từ liên quan kế toán tiền lương kiểm tra chứng từ và tính tiền lương, thưởng, phụ cấp... sau đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên. Ghi chép sổ sách: trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên và chứng từ gốc đính kèm kế toán tiên hành ghi sổ và định kì vào Sổ cái tiền lương. Đồng thời với việc vào sổ, kế toán tiền lương viết phiếu chi lương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho thủ quĩ để thanh toán lương sau khi người có thẩm quyền phê duyệt Thanh toán tiền lương và đảm bảo các khoản lương chưa thanh toán: thủ qũi sau khi nhận phiếu chi lương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng thì sẽ tiến hành phát lương và yêu cầu người nhận lương kí nhận. Đối với tiền lương chưa thanh toán thì được ghi chép đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán. 3.Hệ thống sổ sách về kế toán tiền lương và nhân viên Sổ sách tiền lương: Sổ nhân viên: theo dõi các dữ kiện như ngày bắt đầu làm việc, hồ sơ cá nhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn, đánh giá thực hiện và ngày kết thúc hợp đồng làm việc. Nhật kí tiền lương. Sổ cái. Chứng từ tiền lương: Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong các doanh nghiệp là Bảng chấm công ( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ). Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đều được ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công. Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng các chứng từ ban đầu khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm sản xuất của từng doanh nghiệp. Chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạch toán kết quả lao động Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành ( Mẫu 06-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), hợp đồng giao khoán ( Mẫu 08-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ) ... Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu 05-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ). Các chứng từ về BHXH ( Mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), bảng thanh toán BHXH ( Mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán )... Tài khoản sử dụng: gồm TK 334 – Tiền lương Tài khoản sử dụng để hạch toán BHYT, BHXH, KPCĐ: TK 338 – Phải trả phải nộp khác trong đó: TK 3382 – KPCĐ TK 3383 – BHXH TK 3384 – BHYT Các tài khoản chi phí tuỳ theo nơi sử dụng như TK622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK627 – Chi phí sản xuất chung, TK641 – Chi phí bán hàng, TK642 – Chi phí quản lí doanh nghiệp... 4.Mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên Mục tiêu kiểm toán đề ra có ý nghĩa đối với một cuộc kiểm toán, giúp kiểm toán viên trong tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết. Các mục tiêu không thay đổi giữa các cuộc kiểm toán nhưng chứng cứ thì thay đổi phụ thuộc vào các tình huống cụ thể. Mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các khoản mục kiểm toán riêng giúp phân đoạn cuộc kiểm toán một cách hợp lí và có hiệu quả. Các mục tiêu kiểm toán cụ thể sẽ được triển khai trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán chung. Các mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên: Mục tiêu kiểm toán chung  Mục tiêu kiểm toán đặc thù   Tính hợp lí chung  Số lượng người lao động và việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương là hợp lí.   Tính hiệu lực  Danh sách thanh toán tiền lương và các khoản theo lương là có thật, bảng chấm công theo thời gian hoặc theo sản phẩm là có hiệu lực.   Trọn vẹn  Doanh nghiệp hạch toán và ghi sổ đầy đủ các khoản thanh toán về tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kì.   Phân loại  Tiền lương và các khoản trích theo lương được phân loại đúng thao các tiêu thức phân loại khác nhau và tập hợp đúng vào các tài khoản tổng hợp và chi tiết.   Trình bày  Việc hạch toán và thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương được công khai rõ ràng.   Tính giá  Việc hạch toán và thanh toán cho người lao động được thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, hợp đồng và mức khoán đã xác định trước.   Tính chính xác máy móc  Kế toán doanh nghiệp thực hiện chính xác về mặt số học việc tính toán và thanh toán cho người lao động về tiền lương và các khoản trích theo lương.   Quyền và nghĩa vụ  Các khoản tiền lương và các khoản người lao động được hưởng phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị kế toán đối với người lao động.   II. KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối đến chất lượng và hiệu quả chung của của toàn bộ cuộc kiểm toán. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một số điểm sau: Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đó giúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lí, nâng cao hiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng. Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bên ngoài... Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán đúng chương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lí, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng. Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được bất đồng đối với khách hàng. Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên thống nhất với khách hàng về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành cũng như trách nhiệm của mỗi bên... Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên có thể kiểm soát và đánh giá chất lượng của công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và khách hàng. Lập kế hoạch kiểm toán gồm sáu bước công việc như sau: 1.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Khi bắt đầu thu nhận khách hàng thì công ty kiểm toán phải liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Trên cơ sở chấp nhận kiểm toán thì công ty sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc lập kế hoạch kiểm toán: Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: trong đó Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng. Tính liêm chính của Ban giám đốc khách hàng. Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm. Nhận diện lí do kiểm toán của công ty khách hàng Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán Hợp đồng kiểm toán 1.2.Thu thập thông tin cơ sở Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trước hết kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin cơ sở để nhằm đạt được sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Trong giai đoạn này kiểm toán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung Tham quan nhà xưởng Nhận diện các bên hữu quan Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài 1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng giúp cho kiểm toán viên nắm bắt được qui trình mang tính chất pháp lí có ảnh hưởng đến hoạt đọng kinh doanh của khách hàng. Những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm những loại sau: Giấy phép thành lập và điều lệ công ty Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước Biên bản các cuộc cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc. Các hợp đồng và các cam kết quan trọng. 1.4.Thực hiện thủ tục phân tích Sau khi thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với các thông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho cho việc lập kế hoạch kiểm toán về bản chất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập bằng chứng kiểm toán. Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch kiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau: Thu thập hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổi quan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra từ lần kiểm toán trước. Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh của khách hàng và giúp kiểm toán viên xác định được các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm thủ tục phân tích ngang và thủ tục phân tích dọc. 1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro 1.5.1.Đánh giá tính trọng yếu Các bước thực hiện ở trên chỉ thu thập được các thông tin mang tính
Luận văn liên quan