Báo cáo Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội

Từ sau năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách đổi mới là thay đổi phương thức quản lý đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng chuyển dần từ cơ chế quản lý trực tiếp sang cơ chế quản lý thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách và các công cụ vĩ mô nhằm điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Đã có nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam và cũng có rất nhiều công ty trong nước mở rộng chuyển đổi sản xuất ô tô.Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp này không đạt được thành công như họ đã kỳ vong. Thậm chí có công ty còn tự giải thể vì hoạt động không hiệu quả. Và hầu hết các công ty sản xuất lắp ráp trong nước vẫn đứng trụ lại thì phải chiệu thua lổ. Trong 28 năm đổi mới từ năm 1986 tới nay thì nền kinh tế thế giới đã trải qua 2 cuộc suy thoái kinh tế, lần gần đây nhất là vào năm 2009 bắt đầu nổ ra tại Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Cuộc suy thoái có mức ảnh hưởng khủng khiếp tới tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc Trong năm 2014 theo dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn cũng như không có mấy khả quan về khả năng phục hồi thoát ra hoàn toàn khỏi suy thoái, suy thoái kinh tế đã gây ra sự giảm suốt về sức mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và có xu hướng tiết kiệm, chọn lọc trong tiêu dùng của mình. Ngoài ra, suy thoái kinh tế còn làm cho các doanh nghiệp mất thị trường, cắt giảm giá bán và chỉ tiêu sản phẩm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng dẫn đến giảm khả năng cạnh trranh của các công ty. Các tác động trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty trên thị trường cũng như ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của nhân dân. Để ứng phó với các tác động của suy thoái kinh tế, các quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, từng bước ổn định và đảy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những tác động của suy thoái kinh tế thường rất nặng nề và hậu quả của nó có thể kéo dài trong nhiều năm. Như vậy, trong những năm gần đây các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần ô tô TMT nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn do các tác động từ suy thoái kinh tế. Để hạn chế những tiêu cực từ của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để từng bước ổn định và phát triển sản xuất tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, tác động của suy thoái vẫn còn nặng nề, cần có những nghiên cứu cụ thể để có những cái nhìn chính xác về sự ảnh hưởng của suy thoái tới doanh nghiệp như thế nào để từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể và biểu hiện rỏ ràng nhất có thể thấy đó là tổng doanh thu thuần của công ty giảm từ 1448 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 503,702 tỷ đồng năm 2013 tương ứng giảm hơn 65%. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT đang là một vấn đề cấp thiết để từ đó đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả, đặc biệt là vượt qua thời kì kinh tế khó khăn hiện nay.

doc55 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Từ sau năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những nội dung trọng tâm của chính sách đổi mới là thay đổi phương thức quản lý đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vai trò của nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng chuyển dần từ cơ chế quản lý trực tiếp sang cơ chế quản lý thông qua việc ban hành các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách và các công cụ vĩ mô nhằm điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. Đã có nhiều doanh nghiệp lắp ráp ô tô nước ngoài đầu tư vào các ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam và cũng có rất nhiều công ty trong nước mở rộng chuyển đổi sản xuất ô tô.Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp này không đạt được thành công như họ đã kỳ vong. Thậm chí có công ty còn tự giải thể vì hoạt động không hiệu quả. Và hầu hết các công ty sản xuất lắp ráp trong nước vẫn đứng trụ lại thì phải chiệu thua lổ. Trong 28 năm đổi mới từ năm 1986 tới nay thì nền kinh tế thế giới đã trải qua 2 cuộc suy thoái kinh tế, lần gần đây nhất là vào năm 2009 bắt đầu nổ ra tại Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới. Cuộc suy thoái có mức ảnh hưởng khủng khiếp tới tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Trung Quốc…Trong năm 2014 theo dự báo sẽ vẫn còn nhiều khó khăn, bất ổn cũng như không có mấy khả quan về khả năng phục hồi thoát ra hoàn toàn khỏi suy thoái, suy thoái kinh tế đã gây ra sự giảm suốt về sức mua của người tiêu dùng. Người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và có xu hướng tiết kiệm, chọn lọc trong tiêu dùng của mình. Ngoài ra, suy thoái kinh tế còn làm cho các doanh nghiệp mất thị trường, cắt giảm giá bán và chỉ tiêu sản phẩm, tỉ lệ thất nghiệp gia tăng… dẫn đến giảm khả năng cạnh trranh của các công ty. Các tác động trên đã làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của các công ty trên thị trường cũng như ảnh hưởng tới đời sống sản xuất của nhân dân. Để ứng phó với các tác động của suy thoái kinh tế, các quốc gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, từng bước ổn định và đảy mạnh tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những tác động của suy thoái kinh tế thường rất nặng nề và hậu quả của nó có thể kéo dài trong nhiều năm. Như vậy, trong những năm gần đây các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần ô tô TMT nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn do các tác động từ suy thoái kinh tế. Để hạn chế những tiêu cực từ của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để từng bước ổn định và phát triển sản xuất tiêu thụ hàng hóa. Tuy nhiên, tác động của suy thoái vẫn còn nặng nề, cần có những nghiên cứu cụ thể để có những cái nhìn chính xác về sự ảnh hưởng của suy thoái tới doanh nghiệp như thế nào để từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn, tiến hành sản xuất kinh doanh hiệu quả trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT đang gặp nhiều khó khăn, cụ thể và biểu hiện rỏ ràng nhất có thể thấy đó là tổng doanh thu thuần của công ty giảm từ 1448 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 503,702 tỷ đồng năm 2013 tương ứng giảm hơn 65%. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích kỹ ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT đang là một vấn đề cấp thiết để từ đó đưa ra được các giải pháp hợp lý nhằm giúp công ty hoạt động hiệu quả, đặc biệt là vượt qua thời kì kinh tế khó khăn hiện nay. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI CÓ LIÊN QUAN Suy thoái kinh tế hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cũng như được nhiều người, nhiều tổ chức quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp, do đó đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề này kể từ khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra từ năm 2009 đến nay. Với mỗi tác giả có những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề này theo các hướng khác nhau và áp dụng ở những doanh nghiệp khác nhau và dưới đây là một số công trình nghiên cứu có liên qua đến vấn đề suy thoái kinh tế: 1. “Một số giải pháp kích cầu nhằm hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội”. – Của sinh viên Trịnh Thị Huyền- Gíao viên Đào Thế Sơn hướng dẫn- Khoa Kinh Tế- Năm 2009. Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứ, phân tích suy thoái kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế, làm giảm nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng thiết bị văn phòng trong cả nước nói chung và tác động tới hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội nói riêng. Mục đích của luận văn là nghiên cứu những tác động này và qua đó đề xuất một số giải pháp kích cầu đối với mặt hàng thiết bị văn phòng trên địa bàn Hà Nội. 2. “Giải pháp hạn chế ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông của công ty cổ phần tập đoàn Thành Nam”. – Của sinh viên Lương Thị Mai Anh- Khoa Thương Mại Quốc Tế- năm 2011. Đề tài khóa luận đi sâu vào nghiên cứu, phân tích những ảnh hưởng của suy thoái kinh tê tới hoạt động xuất khẩu thép sang thị trường Trung Đông và đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng đó. 3. “Giải pháp hạn chế sự biến động của giá vật liệu xây dựng đến hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Thương”.- Của sinh viên Hà Thị Huệ- Khoa Kinh Tế- năm 2011. Nội dung chính của đề tài khóa luận là đi sâu và phân tích những ảnh hưởng của sự biến động giá vật liệu xây dựng tới hoạt động kinh doanh của công ty TNHH An Thương, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đó. 4. “Phân tích ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt”.- Của sinh viên Hồ Thị Thơ- Khoa Kinh Tế- Năm 2011. Đề tài khóa luận nghiên cứu những ảnh hưởng của lạm phát tới kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn những ảnh hưởng đó. 5. “Tác động của suy thoái kinh tế thế giới tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ tại công ty CP may Sông Hồng và các giải pháp” Của tác Trền Thị Minh Nguyệt – Trường Đại học thương mại, (2009). Luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích và đánh giá những tác động của suy thoái kinh tế thế giới đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may nói chung và của công ty CP may sông hồng nói riêng sang thị trường Hoa Kỳ, để qua đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty CP may Sông Hồng. 3. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Vấn đề suy thoái kinh tế đang là một vấn đề nóng được hầu hết các nước trên thế giới đặc biết quan tâm, Việt Nam cũng không nằm ngoài vấn đề này. Các công ty, doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty cổ phần ô tô TMT nói riêng đang rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất của mình do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Doanh nghiệp phải hoạt động như thế nào và định hướng kế hoạch ra sao để vượt qua suy thoái cũng như hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn là những câu hỏi cấp thiết của mỗi doanh nghiệp trong thời kì hiện nay. Từ những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công ty, cần giải quyết một số vấn đề như sau: Nghiên cứu, phân tích sự tác động của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cụ thể ảnh hưởng của nó tới cả đầu vào lẫn đầu ra của công ty. Từ những phân tích cụ thể trên có thể có được cái nhìn, đánh giá chính xác về ảnh hưởng của suy thoái tới hoạt động kinh doanh của công ty, để từ đó có thể đưa ra được các giải pháp hợp lý và hữu hiệu khắc phục các tác động tiêu cực từ suy thoái giúp công ty vượt qua khó khăn. Nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong việc giúp doanh nghiệp có định hướng kinh doanh hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện nay, kết hợp với những lý luận tiếp thu được trong quá trình học tập và tìm hiểu thực tế trong thời gian qua, tôi đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần ô tô TMT”. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề này tại công ty Cổ phần ô tô TMT từ khi công ty bắt đầu thành lập và hoạt động cho tới nay. 4. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung vào nghiên cứu và phân tích tác động của cuộc suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần ô tô TMT cụ thể là tác động tới doanh thu, lợi nhuận, chi phí… của công ty như thế nào. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu lý luận. Hệ thống một cách tổng quát về cơ sở lý luận có liên quan tới suy thoái kinh tế, khái quát về cuộc suy thoái kinh tế hiện nay cũng như các vấn đề liên quan tới hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng, các chi phí tiêu chí đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty… để từ đó làm tiền đề phân tích thực trạng ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động của công ty. Mục tiêu thực tiễn. Mục tiêu thực tiễn chủ yếu của nghiên cứu đó là phân tích, đánh giá tác động của suy thoái đến hoạt động kinh doanh của công ty, các giải pháp ứng phó của công ty trước tác động cả suy thoái kinh tế và đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong điều kiện suy thoái. Phạm vi nghiên cứu. Giới hạn về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới nền kinh tế nói chung và xem xét tác động của nó tới hoạt động kinh doanh ô tô nói riêng, từ đó đưa ra kết luận và đề ra các phương hướng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của lạm phát đế hoạt động kinh doanh của công ty. Giới hạn về không gian: khóa luận được đề xuất để nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần ô tô TMT. Giới hạn về thời gian: Đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2010 đến nay. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. a. Phương pháp thu thập dữ liệu Do có sự giới hạn về thời gian cũng như điều kiện thu thập dữ liệu, đề tài khóa luận sẽ chỉ chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu qua các nguồn thứ cấp. Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp tổng hợp tài liệu. Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình nhân sự của công ty qua các năm, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước có liên quan và các website. Qua đó tổng hợp thống kê doanh thu, doanh số tiêu thụ, chi phí đầu vào công ty trong những năm gần đây, dự báo được xu hướng cũng như quyết định phương hướng ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh cho công ty. b. Phương pháp xữ lý, phân tích số liệu Là phương pháp sử dụng, phân tích các số liệu sau khi đã thu thập được thông tin số liệu cần thiết. Phương pháp này tập trung phân tích, xử lý các thông tin, dữ liệu thu thập được. Sử dụng bảng báo cáo doanh thu, chi phí lợi nhuận hàng năm của công ty để so sánh, phân tích sự biến động tăng, giảm giá cả đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong năm. Từ đó thấy được ảnh hưởng của suy thoái đến chi phí, doanh thu, lợi nhuận… của công ty. c.Phương pháp so sánh, đối chiếu. Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng thường xuyên trong phân tích. So sánh là phương pháp để nhận thức các sự vật, hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Mục đích của phương pháp này là để thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Thông qua phương pháp này có thể xác định được chiều hướng biến động chung của các tiêu chí để từ đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các phương pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Phương pháp này được sử dụng trong bài khóa luận để so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây qua các năm để từ đó nhận xét đánh giá và đưa ra các biện pháp hữu hiệu giúp công ty vượt qua con cơn khủng hoảng. d, Các phương pháp khác. Ngoài các phương pháp nêu trên, trong quá trình hoàn thành khóa luận, em còn sử sử dụng các phương pháp khác như phương pháp đồ thị, biểu đồ, hình vẽ hay mô hình. Từ các bảng số liệu lập ra biểu đồ để thông qua đó quan sát và rút ra những đánh giá tổng quát về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 6. KẾT CẤU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP. Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận có kết cấu như sau: Chương 1. Một số lý luận cơ bản về ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng của suy thoái kinh tế đến hoạt động kinh doanh của công ty. Chương 3. Các đề xuất và kiến nghị nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới hoạt động kinh doanh của công ty. CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Trong giai đoạn hiện nay thì suy thoái kinh tế là một vấn đề bước thiết được rất nhiều người và tổ chức quan tâm, nghiên cứu và nó có rất nhiều hình thức biểu hiện cụ thể khác nhau ảnh hưởng tới nền kinh tế. Tuy nhiên thì chúng ta chỉ đi nghiên cứu một số khái niệm cơ bản về suy thoái kinh tế, được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Gồm có 3 khái niệm cơ bản bao gồm: Suy thoái kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng tài chính. 1.1 Khái niệm suy thoái kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng tài chính a, Suy thoái kinh tế và suy thoái kinh tế toàn cầu. Từ trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế được định nghĩa như sau: “Suy thoái kinh tế là sự suy giảm sản lượng GDP của một quốc gia, hoặc tăng trưởng âm trong hai quý liên tiếp trở lên trong một năm” Còn theo quan điểm của cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gian (NBER) Hoa Kỳ cho rằng: “Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan đến sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như: Việc làm, đầu tư và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại, tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kỳ định lạm. Suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự vở tàn phá kinh tế gọi là sự sụp/đổ vở kinh tế. Việc suy giảm kinh tế của nhiều quốc gia trong cùng một thời điểm dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu b. Khủng hoảng tài chính. Trong những năm gần đây kể từ năm 2008 tới nay thì cụm từ “khủng hoảng tài chính” được xuất hiện rất nhiều trên các thông tin đại chúng hay là trong những vấn đề nóng được đưa ra nghiên cứu và giải quyết của các chuyên gia kinh tế hiện nay, tuy nhiên thì đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về khoa học liên quan tới khái niệm về khủng hoảng tài chính. Ví dụ, khủng hoảng tài chính được hiểu là “sự gián đoạn tiềm ẩn nghiêm trọng của thị trường tài chính, do thị trường suy yếu khả năng hoạt động hiệu quả, có thể có tác động tiêu cực lớn đến nền kinh tế thực” (IMF, 1998, trang 75), là “sự gián đoạn phi tuyến của thị trường tài chính …” (Mishkin, 1997). Theo Caprio, cuộc khủng hoảng tài chính thường xuyên có nguồn gốc hoặc gây ra vở nợ trong hệ thống ngân hàng, và có sự sụp đổ trong giá tài sản, nhất là trong thị trường chứng khoán (Caprio, 1998). Woo và Sachs cho rằng “khủng hoảng tài chính được đặc trưng bởi sự thay đổi một cách đột ngột và đáng kể đang từ dòng vốn ròng hảy vào thành dòng vốn ròng chảy ra từ năm này sang năm kế tiếp” (Woo và Sachs, 2000). Có thể nói, khủng hoảng tài chính thể hiện sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh tế trong việc thực hiện sự thất bại của một số nhân tố của nền kinh tế trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (quỹ) mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sự sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là dòng tiền vào/ra, nhận/thanh thoán, hình thành tài sản có/tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xãy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niêm bao trùm được sử dụng chung cho mọi khủng hoảng gắn với mất cân cân đối về tài chính và thường gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoản tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nèn kinh tế thị trường từ nhiều năm nay. Khủng hoảng tài chính liên quan đén cấu trúc tài chính và nền kinh tế tiền tệ trong khi khủng hoảng kinh tế liên quan đến cấu trúc kinh tế và nền kinh tế thực. Cuộc khủng hoảng tài chính đề cập trong khóa luận là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 mà kéo theo nó là suy thoái kinh tế thế giới. Suy thoái kinh tế thế giới có thể được hiểu là việc các giá trị kinh tế vĩ mô như tổng sản phẩm quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế giá trị sản phẩm công nghiệp giảm sút năm này qua năm khác. Suy thoái kinh tế hiện nay là hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. c, Các kiểu suy thoái kinh tế. Các nhà kinh tế học hay miêu tả kiểu suy thoái kinh tế theo hình dáng của đồ thị tăng trưởng theo quý. Có các kiểu suy thoái sau hay được nhắc đến: Suy thoái hình chữ V: Đây là kiểu suy thoái mà pha suy thoái ngắn, tốc độ suy thoái lớn; đồng thời, pha phục phồi cũng ngắn và tốc độ phục hồi nhanh; điểm đồi chiều giữa hai phá này rõ ràng. Đây là kiểu suy thoái thường thấy. Hình 1.1 Suy thoái hình chữ V, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ năm 1953 Nguồn: Tổng cục thống kê Suy thoái hình chữ U: Đây là kiểu suy thoái mà pha phục hồi xuất hiện rất chậm. Nền kinh tế sau một thời kỳ suy thoái mạnh tiến sang thời kỳ vất vả để thoát khỏi suy thoái. Trong thời kỳ thoát khỏi suy thoái, có thể có các quý tăng trưởng dương và tăng trưởng âm xen kẽ nhau. Hình 1.2 Suy thoái hình chữ U, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ trong các năm 1973-1975 Nguồn: Tổng cục thống kê Suy thoái hình chữ W: Đây là kiểu suy thoái liên tiếp. Nền kinh tế vừa thoát khỏi suy thoái được một thời gian ngắn lại tiếp tục rơi ngay vào suy thoái. Hình 1.3 Suy thoái hình chữ W, như trường hợp suy thoái kinh tế ở Hoa Kỳ đầu thập niên 1980 Nguồn: Tổng cục thống kê. Suy thoái hình chữ L: Hình 1.4 Suy thoái hình chữ L, như trường hợp Thập kỷ mất mát (Nhật Bản). Đây là kiểu suy thoái mà nền kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng rồi suốt một thời gian dài không thoát khỏi suy thoái. Một số nhà kinh tế gọi tình trạng suy thoái không lối thoát này là khủng hoảng kinh tế. 1.2 Một số lý thuyết về suy thoái kinh tế và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.1 Lý thuyết về suy thoái kinh tế. 1.2.1.1 Chu kỳ phát triển kinh tế. Chu kỳ kinh tế hay còn gọi là chu kì kinh doanh, là biết động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Cũng có những pha phục hồi thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ có hai pha chính là suy thoái và thịnh vượng Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần lượt là suy thoái, khủng hoảng, và thịnh vượng. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo nghĩa kinh tế tiêu biểu, sản lượng giảm bớt, hoạt động sản xuất bị ngưng trệ, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao…không xãy ra nữa. Vì thế, toàn bộ giá trị của GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam, cho đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi đó về chu kỳ kinh tế thường gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Hiện nay, không còn thấy cách gọi này nữa. Các pha của chu kỳ kinh tế: Suy thoái: là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm trong hai quy liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. Phục hồi