Báo cáo Ngành cao su tự nhiên

Với tỷ trọng 85-90% sản lượng được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất cao su, và đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu cao su tự nhiên. Một điểm hạn chế của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam là chất lượng thấp và chủng loại không phong phú, chủ yếu là cao su khối SVRL3, chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của nước ta vẫn là Trung Quốc với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su khối SVR3L chiếm 90%, được chủ yếu sử dụng để chế tạo săm lốp ô tô. Sự phụ thuộc vào thị trường này tạo rủi ro khi thị trường tiêu thụ giảm chính vì vậy các thị trường khác như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Nga, Ấn Độ,. đang ngày được đầu tư mở rộng hơn. Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 4-4,5% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do điều kiện khí hậu không thuận lợi (mưa quá nhiều). Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình. Theo nhận định của chúng tôi, với tình hình cung cầu cao su tự nhiên như trên thì giá cao su trong các tháng cuối năm trên thị trường thế giới sẽ tăng, mức tăng dự kiến là từ 3-5%.

doc57 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Ngành cao su tự nhiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tổng quan về thị trường cao su tự nhiên thế giới Ngành cao su được chia thành 2 nhóm bao gồm cao su tự nhiên và cao su nhân tạo. Cao su tự nhiên có thành phần chính là mủ cao su được chiết xuất từ cây cao su, trong khi cao su nhân tạo có nguồn gốc từ dầu mỏ. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên chiếm khoảng 40-45% tổng nhu cầu cao su toàn thế giới. 1.1. Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên thế giới Thứ nhất, đây là ngành có tính chất mùa vụ khá rõ ràng, theo đó quý 3 và quý 4 là mùa cạo mủ cao su cao điểm nên lượng cung cao su tự nhiên thường giá tăng. Thứ hai, một đặc tính quan trọng của cây cao su đó là nó chỉ phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 220C đến 300C (tốt nhất ở 260C đến 280C ), cần mưa nhiều nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Chính vì vậy, cao su tự nhiên chỉ tập trung sản xuất tại các khu vực như châu Á, châu Phi và châu Mĩ La tinh. Trong đó, khu vực Đông Nam Á với điều kiện khí hậu phù hợp là nơi tập trung các quốc gia sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất trên thế giới, chiếm tới 94% sản lượng cao su tự nhiên sản xuất năm 2009. Khu vực châu Phi chiếm khoảng 4,3%, còn lại là khu vực Mĩ La tinh. Thứ ba, không chỉ là khu vực sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, mà khu vực châu Á còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, chiếm tới 75% tổng sản lượng tiêu thụ (số liệu năm 2009). Thứ tư, chi phí nhân công chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 50-60%) trong tổng chi phí sản xuất ra cao su thiên nhiên. Thứ năm, nguồn cung cao su tự nhiên phụ thuộc chủ yếu vào diện tích trồng cao su của quốc gia, vào mùa vụ và thời tiết. 1.2. Nguồn cung cao su thế giới Về sản lượng sản xuất cao su tự nhiên Hình 1 : Sản lượng cao su tự nhiên của 1 số quốc gia trên thế giới (Nghìn tấn)  Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên, cây cao su, nguyên liệu chính cung cấp lượng cao su tự nhiên được trồng chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, tập trung ở các quốc gia bao gồm Campuchia, Trung quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Phillipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Sản lượng sản xuất cao su tự nhiên của các nước này chiếm khoảng 94% sản lượng sản xuất cao su tự nhiên toàn thế giới. Trong đó, Thái Lan là quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su với sản lượng đạt 3.164 nghìn tấn năm 2009, và ước đạt 3275 nghìn tấn vào năm 2010, chiếm khoảng 33% sản lượng cao su toàn thế giới; tiếp theo là Indonesia với 25% thị phần; Việt Nam đứng thứ 5 chiếm khoảng 7,4% thị phần vào năm 2009, và con số này có thể lên 8 % vào năm 2010. Hình 2: Thị phần sản xuất cao su tự nhiên trên thế giới năm 2009 (%)  Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC, và tính toán của TVSC Về thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới Với ưu thế là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất cao su, Thái Lan liên tục là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cao su tự nhiên với sản lượng xuất khẩu hàng năm chiếm khoảng 40-42% thị phần thị trường xuất khẩu thế giới. Tiếp theo là Indonesia với thị phần là 30-31%; Việt Nam đứng thứ 3 với 11,4%; Malaysia với 11% thị phần. Như vậy, 4 nước đứng đầu đã chiếm tới 96,1% thị phần xuất khẩu cao su tự nhiên trên thế giới. Mặc dù là Ấn độ và Trung quốc là quốc gia sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhưng do mức tiêu thụ trong nước lớn nên lượng xuất khẩu là rất ít. Hình 3: Thị phần xuất khẩu cao su giữa các nước thuộc ANRPC năm 2009 (%)  Nguồn: Monthly Bulletin Sep 2010, ANRPC, và tính toán của TVSC 1.3. Cầu cao su thế giới Châu Á không chỉ là khu vực sản xuất nhiều cao su tự nhiên nhất thế giới mà còn là thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất chiếm khoảng 75,6% sản lượng cao su tiêu thụ toàn thế giới năm 2009 (Hình 4), trong đó Trung quốc tiêu thụ khoảng 28%, Ấn độ khoảng 8% (Hình 5). Khu vực Bắc Mĩ và EU đứng thứ 2 và 3 về tiêu thụ cao su thiên nhiên, chiếm tương ứng 8,7% và 8,4% lượng cao su tiêu thụ. Hình 4: Thị phần tiêu thụ cao su trên thế giới (%)      Nguồn: ANRPC, IRSG, và tính toán của TVSC Do sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nên mặc dù là nước sản xuất nhiều cao su tự nhiên, nhưng Trung quốc, Ấn độ, Malaysia vẫn phải nhập rất nhiều cao su từ nước khác. Trong đó, năm 2009 Trung quốc nhập khoảng 1591 nghìn tấn chiếm khoảng 25% tổng lượng cao su nhập khẩu của thế giới; Malaysia chiếm khoảng 10,2% và Ấn độ chiếm khoảng 2,5%. Hình 5: Các nước nhập khẩu cao su chủ yếu  Nguồn: ANRPC và tính toán của TVSC 1.4. Diễn biến giá cao su thế giới từ đầu năm 2010 đến nay Sự phục hồi của các nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh vào cuối năm 2009 đầu năm 2010, trong khi nguồn cung không kịp đáp ứng do yếu tố mùa vụ. Điều này đã khiến cho giá cao su trên thị trường thế giới đầu năm 2010 liên tục tăng đạt mức 403 USD/100kg vào tuần cuối tháng 4 (Hình 6). Sau đó, vào đầu tháng 5, giá cao su giảm mạnh 11% xuống 347,37/100kg. Sự sụt giảm của giá cao su vào đầu tháng 5 được cho là bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau: Do giá cao su tăng quá cao nên Trung quốc, nhà nhập khẩu cao su tự nhiên lớn nhất thế giới đã tung một phần dự trữ cao su ra thi trường nhằm ngăn chặn đà tăng trưởng nóng của giá cao su. Do JPY liên tục tăng giá trong tháng 5 đã khiến cho giá cao su tự nhiên tại sàn giao dịch Tocom giảm do nhà đầu cơ có xu hướng giảm bớt các sản phẩm đầu tư hàng hoá tính bằng JPY. Giá dầu giảm nhẹ vào tháng 5 cũng khiến cho giá cao su tự nhiên giảm nhẹ do dầu được sử dụng để sản xuất ra cao su nhân tạo, một sản phẩm thay thế cao su tự nhiên. Tiền tệ của các nước xuất khẩu cao su chính như Thái Baht, Indo Rupiah và Malaysia Ringgit giảm giá so với USD khiến cho giá cao su tự nhiên tính bằng USD trên các thị trường này giảm xuống. Từ đó cho đến này, giá cao su thế giới liên tục lên xuống thất thường, nhưng vẫn duy trì mức giá khá cao so với cuối năm 2009 (Hình 6) Hình 6: Giá cao su trên thị trường trung bình tuần từ 9/2009-9/2010  Nguồn: ANRPC 2. Tổng quan ngành cao su tự nhiên Việt Nam 2.1. Đặc điểm chung ngành cao su tự nhiên Việt Nam : Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1 tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên hàng đầu thế giới cùng với Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ. Theo chiến lược phát triển cây cao su do Chính phủ đề ra, đến năm 2020 diện tích cao su phải đạt 800.000 ha với sản lượng khai thác đạt 1.200 ngàn tấn mủ. Năm 2009 sản lượng xuất khẩu cao su đạt 726.000 tấn, cao hơn so với năm 2008 nhưng kim ngạch lại giảm 23% chỉ còn 1.199 tỷ USD. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu được 516 ngàn tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã đạt 1,422 tỷ USD tăng 6,8 % về lượng và 95,6% về giá trị so với cùng kỳ năm trước, đưa cao su vào nhóm 13 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Hình 7: Diện tích trồng cây cao su phân theo vùng miền (%)  Nguồn: Bộ NN&PTNT Về diện tích trồng cao su: Diện tích trồng cao su càng ngày càng được mở rộng, năm 2009 tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008 trong đó diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5% tổng diện tích) với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008. Dự kiến năm 2010 là 700.000 ha được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và đang mở rộng diện tích sang Lào và Campuchia thêm 200.000 ha. Diện tích trồng cao su chủ yếu thuộc các đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam. Các loại cao su chủ yếu Cao su kỹ thuật SRV3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu (55%) nhưng đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này lớn và chủ yếu sử dụng để sản xuất săm lốp ôtô. Cao su kỹ thuật SRV3L: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong sản lượng xuất khẩu (55%) nhưng đem lại giá trị thấp và nhu cầu tiêu thụ trên thị trường thế giới không cao. Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm này lớn và chủ yếu sử dụng để sản xuất săm lốp ôtô Ngoài ra còn có các sản phẩm chế biến từ cao su như săm lốp ô tô, xe máy, gang tay,…Lượng sản phẩm này chỉ chiếm 10% tổng sản lượng cao su sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm cao su xuất khẩu Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam (90%) là cao su tự nhiên chưa được xử lý chiếm 60% đã được định chuẩn về mặt kỹ thuật và cao su nguyên thuỷ nên lợi nhuận đạt được khá thấp so với các quốc gia xuất khẩu khác như Malaysia hay Thái Lan. Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất chủ yếu là chi phí nhân công lớn chiếm 60% giá thành của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành cao su. Năm 2008 do giá cả hàng hoá tăng mạnh làm gia tăng chi phí nguyên vật liệu đầu vào cho ngành cao su như phân bón, lao đông,…làm cho chi phí sản xuất tăng lên 1.489USD/tấn nhưng vẫn chỉ bằng 70% chi phí sản xuất của Indonesia và Malaysia. 2.2. Cung cao su trong nước  Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam gồm 36 đơn vị thành viên tại Đông Nam Bộ , Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện tại có 5 doanh nghiệp trong ngành trồng và khai thác cao su đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE). CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) là DN lớn nhất so với các DN đã cổ phần và niêm yết cho đến thời điểm hiện nay, PHR đang dẫn đầu và vượt xa DN ở ví trí thứ 2 là CTCP Cao su Đồng Phú (DPR). CTCP Cao su Hòa Bình (HRC) là DN nhỏ nhất so với 3 DN còn lại, khi mà các chỉ tiêu về vốn và diện tích vườn cao su đều nhỏ hơn. Đặc biệt, đây cũng là công ty có năng suất khai thác thấp nhất và còn thấp hơn cả năng suất trung bình của toàn ngành. Hình 8: Diện tích và sản lượng cao su cả nước qua các năm  Nguồn: Tổng cục thống kê Nguồn cung trong nước về cao su càng ngày càng tăng lên khi diện tích cao su được mở rộng hơn và sản lượng ngày càng cao qua các năm. Dự kiến đến năm 2010 tổng diện tích trồng cao su sẽ phát triển thêm 40.000ha đưa tổng diện tích lên 715.000ha, tăng sản lượng khoảng 770.000 tấn (Hình 8). Do chủ yếu sản phẩm của Việt Nam là sản phẩm thô chất lượng vẫn còn chưa tốt và chủng loại không phong phú nên khả năng cạnh tranh không cao đối với các quốc gia trong khu vực như Malaysia, Indonesia hay Thái Lan, không đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng cao cấp. 2.3. Cầu cao su Thị trường tiêu thu cao su tự nhiên trong nước Có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu khi chỉ chiếm khoảng chiếm 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Do công nghệ chế biến cao su còn thấp nên chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến để xuất khẩu. Hiện nay, có 3 DN lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su tự nhiên bao gồm công ty cao su Sao Vàng (SRC), công ty cao su Miền Nam (CSM) và công ty cao su Đà Nẵng (DRC). Các sản phẩm được chế biến từ cao su tự nhiên tiêu thụ trong nước chủ yếu bao gồm các loại săm lốp, gang tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp,… Cầu cao su tự nhiên của Việt Nam trên thị trường quốc tế ((xuất khẩu) Liên tục trong các năm từ năm 2006 đến nay xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam luôn đạt giá trị trên 1 tỷ USD và chiếm trung bình khoảng từ 2-3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2009, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên sụt giảm làm cho giá xuất khẩu cao su xuất khẩu cũng sụt giảm theo. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế thế giới đầu năm 2010 khiến cho nhu cầu cao su tự nhiên tăng mạnh, giá cao su cũng tăng theo. Chính vì vậy, sản lượng cao su tự nhiên xuất khẩu năm 2010 tăng khá cao, chỉ riêng 3 quý của năm, giá trị xuất khẩu cao su đã đạt 1, 42 tỷ USD cao hơn so với toàn bộ năm 2009 khi chỉ đạt 1,2 tỷ USD cho thấy được thị trường xuất khẩu của ngành đang tăng trưởng cao. Do cao su được dùng chủ yếu để sản xuất lốp xe, chính vì vậy, những biến động của ngành công nghiệp ôtô có ảnh hưởng lớn tới nhu cầu tiêu thụ cao su trên thế giới. Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 6 về nguồn cung cấp (diện tích chiếm 6,4% tổng diện tích cao su thế giới), thứ 5 về khai thác (7,4% tổng sản lượng cao su thế giới) và thứ 3 về xuất khẩu cao su tự nhiên (khoảng 11% của thế giới). Hình 9: Giá trị, tỷ trọng xuất khẩu cao su trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam  Nguồn : Tổng cục thống kê, Bộ NN&PTNT, và tính toán của TVSC Sản phẩm cao su tự nhiên của Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 70 thị trường như Trung quốc, Mỹ, EU, Nhật Bản, và hiện nay đang được mở rộng sang Đông Âu, Trung Đông, Nam Mỹ và Châu Phi. Một điểm hạn chế của sản phẩm cao su tự nhiên Việt Nam là chất lượng cao su còn thấp và chủng loại không phong phú, chủ yếu là cao su khối SVRL3 chiếm 70% tổng sản lượng xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu chính của nước ta vẫn là Trung Quốc với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là mủ cao su khối SVR3L chiếm 90%, được chủ yếu sử dụng để chế tạo săm lốp ô tô. Sự phụ thuộc vào thị trường này tạo rủi ro khi thị trường tiêu thụ giảm chính vì vậy các thị trường khác như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức, Nga, Ấn Độ,.. đang ngày được đầu tư mở rộng hơn. Hình 10: Các thị trường xuất khẩu cao su chính hiện nay của Việt Nam  Nguồn : Tổng cục Hải Quan Năm 2010, nhu cầu cao su tự nhiên của thế giới sẽ tăng 4% so với năm 2009, tức khoảng 10,43 triệu tấn. Con số này sẽ tăng thêm 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và 3,4 triệu tấn ở những năm tiếp theo cho thấy nhu cầu về cao su trên thế giới càng ngày càng tăng trong khi đó nguồn cung lại có xu hướng giảm xuống do 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế cây trồng khác và do điều kiện khí hậu không thuận lợi. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ngành cao su tự nhiên Việt Nam phát triển và khẳng định thị trường xuất khẩu của mình. 2.4. Biến động giá cao su tự nhiên của Việt Nam Cùng chung với xu thế của thị trường thế giới, giá cao su xuất khẩu của Việt Nam cũng biến động theo đà tăng giảm của giá cao su thế giới và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do cầu lớn hơn cung (Xem phần biến động giá thế giới). Nhưng phía đối tác Trung Quốc hiểu điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam nên thường ép giá ví dụ như áp dụng hàng rào linh hoạt cho xuất khẩu cao su mậu biên gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. Chỉ có những doanh nghiệp có quy mô trung bình ít phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc mới tránh được tình trạng này. 3. Các yếu tố tác động đến ngành cao su tự nhiên của Việt Nam 3.1. Các yếu tố tác động đến cung ngành cao su tự nhiên Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020của Chính phủ Với vị trí là một ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, Chính phủ đã rất chú trọng đến quá trình phát triển của ngành cao su tự nhiên nhằm góp phần vào việc đảm bảo nguyên liệu cho quá trình phát triển công nghiệp trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Chính vì vậy, Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 đã đề ra các mục tiêu hết sức cụ thể như sau: Đến năm 2010: tiếp tục trồng mới 70 nghìn ha để diện tích cao su cả nước đạt 650 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 800 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,6 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến khoảng 220 nghìn tấn. Đến năm 2015: tiếp tục trồng mới 150 nghìn ha, để diện tích cao su cả nước đạt 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD; mở rộng công suất chế biến trong 5 năm 360 nghìn tấn. Đến năm 2020: diện tích cao su ổn định 800 nghìn ha, sản lượng mủ đạt 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2 tỷ USD Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cũng đề ra quy hoạch cụ thể cho các vùng có đất đai, khí hậu phù hợp với trồng cây cao su như vùng Đông Nam bộ, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ với tổng mức đầu tư dự kiến lên đến 30,000 tỷ đồng. Như vậy, với quy hoạch phát triển đồng bộ ngành cao su trong khi 3 nước đứng đầu về sản xuất và cung ứng cao su là Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang thu hẹp diện tích và sản lượng cao su bằng chính sách thay thế các cây trồng khác như cọ, dầu tràm, Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu cao su của thế giới. Kế hoạch phát triển diện tích trồng cây cao su của các doanh nghiệp Hiện tại, Tập đoàn Cao su Việt Nam đang quản lý gần 298.800 ha cao su đang khai thác với sản lượng gần 300.000 tấn một năm. Mục tiêu đến năm 2020, Chính phủ giao Tập đoàn quản lý 520.000 ha, trong khi quỹ đất cho trồng cao su trong nước không nhiều. Để đạt kế hoạch, tập đoàn này đã hướng đầu tư ra nước ngoài. Những nước nằm trong chiến lược phát triển cao su của tập đoàn là Lào, Campuchia, Myanmar và Nam Phi – những nước có chất lượng cũng như sản lượng mủ khai thác khá cao, khoảng 2 tấn/ha/năm. Năm năm qua, toàn tập đoàn trồng mới được 52.333ha cao su trong đó có 41.834ha cao su được trồng tại Lào, Campuchia và vùng Tây Bắc. Trong đó Lào đã trồng được gần 30.000 ha, Campuchia được khoảng 2.000 ha. Năng suất mủ cao su bình quân đạt trên 1,8 tấn/ha Dự kiến, đến năm 2020, Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn mủ cao su, trở thành một trong những nước có sản lượng xuất khẩu cao su đứng đầu thế giới. Tại Campuchia, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có dự án đầu tư đầu tiên trồng 10 ngàn ha cao su. Công ty Cao su Mang Yang cũng đầu tư dự án trồng 7 ngàn ha cao su tại tỉnh Rattanakiri. Công ty Cao su Chư Pah đã có kế hoạch tiến hành trồng 10 ngàn ha cao su tại 2 tỉnh là Rattanakiri và Karatre. Tại Lào, chỉ tính riêng liên doanh với Hoàng Anh Gia Lai đã tiến hành đăng ký đầu tư trồng 5 ngàn ha cao su, trong đó có 2 ngàn ha được trồng từ 2 năm qua; dự án liên doanh với Quân khu 4 trồng 10 ngàn ha cao su (đã trồng được 2 ngàn ha). Thu mua cao su tự nhiên từ nông dân Nguồn cao su tự nhiên thu mua từ nông dân chỉ chiếm một tỷ trong rất nhỏ trong tổng lượng cung cao su tự nhiên trên thị trường. Xét về mặt thuận lợi, việc thu mua gom mủ từ các hộ nông dân đã tận dụng được hết nguồn cung trong nước tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc mua bán không có kiểm soát dẫn tới việc gian lận mua bán giữa hai bên mà phần thiệt bao giờ cũng về phía nông dân. Mặt khác, do trồng tự phát nên sản phẩm sau khi cạo mủ khó có chất lượng đồng đều và phân loại rõ ràng như trong khu quy hoạch. Chính điều này gây hiện tượng ép giá ở các đầu mối thu mua ảnh hưởng đến giá cả thị trường. 3.2. Các yếu tố tác động đến cầu cao su trong nước Thị trường tiêu thụ nội địa Có thể thấy rằng thị trường tiêu thụ cao su tự nhiên trong nước khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu khi chỉ chiếm khoảng chiếm 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm. Hiện nay, có 3 doanh nghiệp lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su tự nhiên bao gồm công ty cao su Sao Vàng (SRC), công ty cao su Miền Nam (CSM) và công ty cao su Đà Nẵng (DRC). Sự phục hồi kinh tế khá tốt của Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó có các lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, sẽ khiến cho nhu cầu về phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, vận hành khai thác nói chung và nhu cầu sử dụng các loại săm, lốp nói riêng sẽ tiếp tục tăng. Thị trường xuất khẩu Trong nhiều năm liền, Trung Quốc vẫn là quốc gia nhập khẩu cao su tự nhiên Việt Nam nhiều nhất, chiếm khoảng 60%. Kinh tế nước này có tốc độ phục hồi khá ấn tượng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu với mức tăng trưởng 11.9% trong quý 1/2010,và 10,3% trong quý 2. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với hầu hết các quốc gia trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều khó khăn. Không những thế, Trung Quốc còn là thị trường ô tô lớn nhất thế giới, sẽ tăng 8,9% trong năm tới, gấp 3 lần so với Mỹ, Sản lượng lốp xe của Trung Quốc trong tháng 8 tăng 11,50% so với cùng tháng năm ngoái, đạt 68,20 triệu chiếc. Theo số liệu của cơ quan Thống kê Trung quốc, sản lượng trong 8 tháng đầu năm nay tăng 23,90% đạt 512,16 triệu chiếc. Chính vì v
Luận văn liên quan