Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xe kéo đẩy máy bay Towbarless B777

- Công tác kéo đẩy máy bay được tiến hành thường xuyên mỗi ngày để phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật của Công ty với các nhà khai thác, đặc biệt là đối với khách hàng chính là VNA. Tổng số lần tham gia kéo đẩy máy bay của TTBD TB&ĐC HCM tại khu vực phía nam (sân bay Tân Sơn Nhất) trong năm 2009 là 6000 lần (tương ứng 3400 giờ họat động), trong đó kéo đẩy máy bay có MTOW lớn hơn 200 tấn là 1500 lần (tương ứng 1200 giờ họat động). - Theo tính toán của ATA Ground Equipment Subcommittee (tham khảo B777, 787 Maintenance Facility and Equipment Planning Document), các máy bay có MTOW 300 tấn (B777) trong điều kiện trời mưa tự trọng đầu kéo tối thiểu khỏang 30 tấn, các máy bay có MTOW 250 tấn (B787, A330, A350) tự trọng đầu kéo tối thiểu trong điều kiện trời mưa là 27 tấn (chỉ áp dụng đối với xe kéo đẩy máy bay sử dụng cần dắt). Do đó hiện TTBD TB&ĐC HCM chỉ có 01 xe đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn để đảm nhận các nhiệm vụ kéo dắt máy bay MTOW từ 250 tấn trong mọi điều kiện thời tiết hay khắc phục sự cố, giải phóng đường băng khi chưa cất cánh Trong trường hợp xe kéo FMC B1200 không họat động, xe F246 phải đảm nhận việc kéo dắt các máy bay B777, A330, B787, A350 (theo kế hoạch phát triển đội bay của VNA), việc đảm nhận này chỉ có thể thực hiện trong các hạn chế nhất định (đường khô, máy bay kéo về bảo dưỡng sau khai thác: không hàng hóa và lượng nhiên liệu trong thùng ít) - Tình hình kỹ thuật thực tế của xe FMC B1200 (tham khảo mục 1.2) cho thấy việc duy trì khả năng khai thác liên tục xe này trong tương lai đòi hỏi chi phí sửa chữa lớn (chi phí sửa chữa năm 2008 và 2009 trên 300 triệu VNĐ), đặc biệt khi cần rút ngắn thời gian sửa chữa thì cần thay mới thiết bị theo đề xuất của nhà sản xuất. - Khả năng sử dụng các xe kéo đẩy cho các máy bay có MTOW từ 200 đến 330 tấn cho các máy bay có MTOW từ 80 đến 100 tấn không bị hạn chế. Do đó các xe kéo hiện có và xe dự kiến đầu tư đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kéo đẩy các máy bay có MTOW dưới 200 tấn.

doc9 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2808 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xe kéo đẩy máy bay Towbarless B777, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÔNG TY KỸ THUẬT MÁY BAY  CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM   TỔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE KÉO ĐẨY MÁY BAY TOWBARLESS B777  Số: /CTKT-TDA  Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ____________________________________ Hà Nội, ngày tháng năm 2010   BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XE KÉO ĐẨY MÁY BAY TOWBARLESS B777 Kính gửi: Tổng giám đốc NỘI DUNG BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI: Căn cứ pháp lý Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ; Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 và Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/2001. Căn cứ Thông tư số 02/2009/TT-BKH ngày 17/2/2009 của Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn lập kế hoạch đấu thầu. Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-CTKT-KH ngày 18/9/2009 của Tổng giám đốc Công ty kỹ thuật máy bay về ban hành Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng của Công ty TNHH kỹ thuật máy bay. Căn cứ Quyết định số 679/QĐ-CTKT ngày 15/06/2010 của Tổng giám đốc Công ty Kỹ thuật máy bay về việc thành lập Tổ Dự án đầu tư Xe kéo đẩy máy bay TOWBARLESS B777. Sự cần thiết phải đầu tư: a) Năng lực hiện có: Hiện nay, Trung tâm bảo dưỡng thiết bị và động cơ Hồ Chí Minh (TTBDTB&ĐC HCM) đang được trang bị các xe kéo đẩy máy bay sau đây: STT  Tên xe kéo  Năm SX  Tình trạng kỹ thuật  Khấu hao   1  FMC B1200  1997  - Tải trọng dưới 360 tấn (tự trọng 35 tấn). - Tình trạng kỹ thuật năm 2008 & 2009: hỏng chờ sửa 11/24 tháng  Hết khấu hao   2  SCHOPF F246  1990  - Tải trọng dưới 200 tấn (tự trong 20 tấn). - Tình trạng kỹ thuật năm 2008 & 2009: hỏng chờ sửa chữa 03/24 tháng  Hết khấu hao   3  SEPMA K100  1997  Tải trọng dưới 100 tấn  Hết khấu hao   4  TOYOTA 06  1997  Tải trọng dưới 30 tấn  Hết khấu hao   5  TOYOTA 07  1997  Tải trọng dưới 30 tấn  Hết khấu hao   6  BLISS FOX F1-80  2003  - Tải trọng dưới 80 tấn - Chờ hướng dẫn kỹ thuật của Nhà sản xuất để sửa chữa phanh, hiện không kéo máy bay  - Nguyên giá: 984.202.666 VNĐ - Giá trị còn lại: 358.823.888 VNĐ   b) Sự cần thiết phải đầu tư thêm xe kéo đẩy máy bay không dùng cần dắt: Công tác kéo đẩy máy bay được tiến hành thường xuyên mỗi ngày để phục vụ bảo dưỡng và sửa chữa máy bay theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kỹ thuật của Công ty với các nhà khai thác, đặc biệt là đối với khách hàng chính là VNA. Tổng số lần tham gia kéo đẩy máy bay của TTBD TB&ĐC HCM tại khu vực phía nam (sân bay Tân Sơn Nhất) trong năm 2009 là 6000 lần (tương ứng 3400 giờ họat động), trong đó kéo đẩy máy bay có MTOW lớn hơn 200 tấn là 1500 lần (tương ứng 1200 giờ họat động). Theo tính toán của ATA Ground Equipment Subcommittee (tham khảo B777, 787 Maintenance Facility and Equipment Planning Document), các máy bay có MTOW 300 tấn (B777) trong điều kiện trời mưa tự trọng đầu kéo tối thiểu khỏang 30 tấn, các máy bay có MTOW 250 tấn (B787, A330, A350) tự trọng đầu kéo tối thiểu trong điều kiện trời mưa là 27 tấn (chỉ áp dụng đối với xe kéo đẩy máy bay sử dụng cần dắt). Do đó hiện TTBD TB&ĐC HCM chỉ có 01 xe đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn để đảm nhận các nhiệm vụ kéo dắt máy bay MTOW từ 250 tấn trong mọi điều kiện thời tiết hay khắc phục sự cố, giải phóng đường băng khi chưa cất cánh…Trong trường hợp xe kéo FMC B1200 không họat động, xe F246 phải đảm nhận việc kéo dắt các máy bay B777, A330, B787, A350 (theo kế hoạch phát triển đội bay của VNA), việc đảm nhận này chỉ có thể thực hiện trong các hạn chế nhất định (đường khô, máy bay kéo về bảo dưỡng sau khai thác: không hàng hóa và lượng nhiên liệu trong thùng ít) Tình hình kỹ thuật thực tế của xe FMC B1200 (tham khảo mục 1.2) cho thấy việc duy trì khả năng khai thác liên tục xe này trong tương lai đòi hỏi chi phí sửa chữa lớn (chi phí sửa chữa năm 2008 và 2009 trên 300 triệu VNĐ), đặc biệt khi cần rút ngắn thời gian sửa chữa thì cần thay mới thiết bị theo đề xuất của nhà sản xuất. Khả năng sử dụng các xe kéo đẩy cho các máy bay có MTOW từ 200 đến 330 tấn cho các máy bay có MTOW từ 80 đến 100 tấn không bị hạn chế. Do đó các xe kéo hiện có và xe dự kiến đầu tư đủ khả năng đáp ứng nhu cầu kéo đẩy các máy bay có MTOW dưới 200 tấn. Xe kéo đẩy máy bay không cần dắt (Towbarless Towing Vehicles “TLTV”) đảm bảo khả năng kéo đẩy nhiều loại máy bay khác nhau nhưng không cần trang bị thêm các loại cần dắt, đầu nối. (phù hợp với đội bay đa dạng của VNA) Xe kéo đẩy máy bay không cần dắt thích hợp đối với việc kéo đẩy máy bay trong Hangar do khoảng cách tối thiểu giữa máy bay và xe kéo đẩy nhỏ. Địa điểm đầu tư: Trung tâm Bảo dưỡng thiết bị và động cơ Hồ Chí Minh – Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Giải pháp lựa chọn thiết bị: Đáp ứng nhu cầu kéo đẩy các loại máy bay B777, B787, B767, A330, A350 (MTOW đến 300 tấn) – chọn các loại xe kéo đẩy có tự trọng xe đủ để không nhỏ hơn 35 tấn. Đáp ứng yêu cầu kéo đẩy nhiều loại máy bay trong Hangar khi hạn chế về không gian và không cần trang bị thêm cần dắt phù hợp với máy bay - chọn giải pháp xe kéo đẩy không cần dắt. Đáp ứng yêu cầu kéo đẩy máy bay nhưng không cần quay đầu xe để đảm bảo thời gian kéo đẩy nhanh nhất, hạn chế thao tác kết nối giữa máy bay và xe kéo– chọn các loại xe kéo đẩy có ghế lái quay 180 độ. Thông số Kỹ thuật của thiết bị: 5.1 Yêu cầu chung: Số lượng: 01 xe kéo đẩy máy bay không dùng cần dắt (Towbarless Towing Vehicles “TLTV”) Chất lượng: xe mới 100% Yêu cầu: Xe kéo đẩy máy bay không dùng cần dắt, kéo đẩy được máy bay B777 (MTOW 300 tấn) B767, B787, A330, A350 và các loại máy bay của VNA như A321, A320. Nguồn gốc: Mỹ hoặc G8 Công suất thiết bị: + Hệ thống ngàm bánh mũi máy bay của xe phải có khả năng ngàm và nâng được các loại máy bay do AIRBUS & BOEING sản xuất (B767, B777, B787, A330, A350, A320, A321). + Kéo đẩy được các loại máy bay có MTOW đến 300 tấn + Lực kéo đến 10.000 daN (22.400 lbs) Tự động chọn trước lực kéo và lực phanh phù hợp với loại máy bay cần kéo. Có đủ các thiết bị để sử dụng an toàn xe kéo-đẩy kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Ghế của người điều khiển xe kéo-đẩy có thể quay 180 độ trong cabin để không phải quay đầu xe mà vẫn đáp ứng qui định lái xe luôn hướng theo chiều di chuyển của máy bay. 5.2 Cấu tạo thiết bị: Động cơ: + Động cơ diesel DEUTZ hoặc Cummins + Công suất 155kW/ 210hp @ 2400rpm; max torque 743Nm/ 1500rpm Hệ thống phanh: + Có cho từng cầu một. + Phanh bãi đậu (Parking brake). + 02 hệ thống phanh thủy lực, tự động điều chỉnh lực phanh theo loại máy bay Hệ thống lái: trợ lực thủy lực, tự động tạo áp lực cho hệ thống lái khi động cơ không hoạt động. Góc quay bánh trước: 60 độ Hệ thống thiết bị khẩn cấp: + Hệ thống dừng khẩn cấp khi nâng-hạ tải, dừng thiết bị khẩn cấp, động cơ tắt máy đột ngột. + Bơm tay và bơm điện để nhả bánh xe máy bay và di chuyển xe kéo. Thiết bị an toàn: trang bị các hệ thống dừng thiết bị khẩn cấp Thùng chứa nhiên liệu: dung tích tối thiểu 140 lít Thùng chứa dầu thủy lực: dung tích tối thiểu 130 lít Bánh xe cầu trước: bánh hơi Bánh xe cầu sau: bánh hơi Cabin điều khiển: ghế điều khiển, vô lăng & cần điều khiển xoay 180 độ Hệ thống điều khiển – hiển thị: + Tự động điều khiển chế độ hoạt động theo loại máy bay được chọn trước + Hiển thị giờ họat động của động cơ, tốc độ động cơ; thông số liên quan nhiên liệu, dầu thủy lực, dầu bôi trơn…như áp lực, dung tích… + Lỗi quá góc quay (overtorque failure – oversteer indicator SAE standard) + Vị trí hành trình chất tải, hạ tải (position in loading-unloading cycle) + Mức nạp điện ắqui + Nhiệt độ chất làm mát + Lọc dầu thủy lực tắc + Đèn báo hiệu loại máy bay kéo-đẩy + Đèn báo hiệu phanh bãi đậu + Đèn báo vị trí bánh lái + Đèn báo hiệu chế độ đèn, chế độ lái + Đèn báo hiệu âm thanh và ánh sáng khi có sự cố bất thường như máy bay không vào vị trí khóa, quá nhiệt chất làm mát, quá nhiệt dầu thủy lực, giảm áp dầu động cơ… Đèn chiếu sáng, đèn hiệu: đầy đủ các đèn chiếu sáng khi trời tối và các điều kiện thời tiết bất lợi (mưa to, sương mù), đèn hiệu đổi hướng trong mọi điều kiện thời tiết. Khung sườn, màu sơn: Thép chất lượng cao, sơn chống gỉ phù hợp điều kiện thời tiết nóng, ẩm; sơn logo và màu sơn của Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay (VAECO) . Tài liệu kỹ thuật đi kèm: 02 bộ bằng tiếng Anh; hướng dẫn vận hành; hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa và hiệu chuẩn các thiết bị và hệ thống trên xe; hình vẽ minh họa và mã số thiết bị trên xe cho các phụ tùng thay thế thuộc động cơ và các hệ thống khác Bảo hành: miễn phí ít nhất 12 tháng cho tất cả những hư hỏng ở các bộ phận và hệ thống kể từ ngày bàn giao. Hình thức đầu tư và quy mô đầu tư: Hình thức đầu tư: Đầu tư mới Quy mô đầu tư: 01 Xe kéo đẩy máy bay TOWBARLESS B777 Nguồn vốn: Vốn Chủ sở hữu của Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay Tổng mức đầu tư: TT  Nội dung  Vốn đầu tư (USD)  Quy ra VNĐ   1  Giá thiết bị (Giá CIF HCM)  1.020.500  19.491.550.000   2  Chi phí khác (vận chuyển, bảo hiểm nội địa, lưu kho…1,5% giá CIF)  15.308  292.373.250   3  Thuế VAT (10%)  102.050  1.949.155.000   4  Dự phòng (5%)  56.128  1.072.044.800   Tổng cộng  1.193.986  22.805.123.050   Tổng mức đầu tư: 1.193.986 USD tương đương 22.805.123.050 (tỷ giá quy đổi 1USD = 19.100 VNĐ) Quản lý khai thác Dự án và sử dụng lao động: 9.1 Quản lý khai thác Dự án: Sử dụng để kéo đẩy các loại máy bay từ B777 đến A320 tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Cơ sở nhà xưởng, cầu xe để bảo dưỡng xe kéo-đẩy đã được trang bị đủ; không cần xây dựng, nâng cấp hay mua mới Chương theo dõi hoạt động và bảo dưỡng các xe kéo đẩy đã phù hợp theo yêu cầu của nhà sản xuất. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật đã có kinh nghiệm vận hành thiết bị kéo-đẩy máy bay, đủ khả năng tiếp thu kỹ năng vận hành xe kéo đẩy không cần dắt an toàn và hiệu quả sau khi được huấn luyện cách vận hành cụ thể thiết bị mới. 9.2 Hướng dẫn vận hành và sử dụng lao động: Nhà sản xuất cần cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật bằng tiếng Anh. Nhà sản xuất chịu trách nhiệm cử chuyên gia kỹ thuật hướng dẫn cho 03 nhân viên kỹ thuật của Công ty VAECO vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và điều chỉnh các bộ phận chính tại Công ty VAECO trong thời gian tối thiểu là 05 ngày làm việc. TTBD TB&ĐC HCM biên soạn các tài liệu khai thác, bảo dưỡng xe sang tiếng Việt; huấn luyện cho nhân viên kỹ thuật tại TTBD TB&ĐC HCM khi nhận hiết bị. Hiệu quả đầu tư: 10.1 Nguồn thu của dự án: Theo Quyết định số 50/QĐ-CTKT-KH của Tổng giám đốc Công ty kỹ thuật ngày 25/01/2010 giá kéo dắt 1 lần máy bay, áp dụng đối với các hãng hàng không khác là 130 USD/ lần đối với MTOW trên 230 tấn. Năm 2009, Trung tâm phục vụ kéo dắt khoảng 1500 lần/ năm. Theo kế hoạch đến năm 2020 đội bay của VNA tăng gấp 3 lần hiện tại, dự kiến trung bình mỗi năm sản lượng kéo dắt tăng 20% trong vòng 10 năm từ 2011-2020. 10.2 Nguồn chi của dự án: - Chi phí nhiên liệu - Chi phí bảo trì sửa chữa thường xuyên - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí quản lý 10.3 Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính - NPV : 693.126 USD - IRR : 15% - Thời gian hoàn vốn : 6 năm 4 tháng (Chi tiết theo phụ lục tính hiệu quả đầu tư) Kết quả cho thấy sử dụng vốn là có hiệu quả , vốn đầu tư bỏ ra sẽ được thu hồi như vậy dự án có tính khả thi. Theo kế họach phát triển đội bay của Tổng công ty sản lượng kéo dắt sẽ tăng khả quan theo kế hoạch và việc đầu tư xe kéo cho TTBDTB&ĐC HCM là cần thiết nhằm bổ sung đầy đủ các trang thiết bị phục vụ kỹ thuật mặt đất cho khu vực phía Nam của Công ty. Tiến độ thực hiện Dự án: Hạng mục  Thời gian (quý)    II/2010  III/2010  IV/2010   Viết dự án  X     Duyệt dự án   X    Tổ chức chọn thầu   X    Ký kết hợp đồng mua   X    Hạng mục  Thời gian (quý)    II/2010  III/2010  IV/2010   Chờ nhận thiết bị    X   Vận hành, huấn luyện    X   Hình thức quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án Chủ đầu tư và tên Dự án: Chủ đầu tư: Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay. Tên Dự án: Đầu tư xe kéo đẩy máy bay TOBARLESS B777 B. KẾ HOẠCH ĐẤU THẦU: 1. Phần công việc đã thực hiện: không có 2. Phần công việc không áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu: Không có 3. Phần Kế hoạch đấu thầu: 3.1 Biểu Kế hoạch đấu thầu: TT  Tên gói thầu  Giá gói thầu  Nguồn vốn  Hình thức lựa chọn nhà thầu  Phương thức đấu thầu  Thời gian lựa chọn nhà thầu  Hình thức hợp đồng  Thời gian thực hiện hợp đồng   1  Đầu tư 01 xe kéo-đẩy máy bay B777 không dùng cần dắt  1.137.858 USD tương đương 21.733.078.250 VNĐ  Chủ sở hữu của Cty KTMB  Rộng rãi quốc tế  Một túi hồ sơ  60 ngày  trọn gói  120 ngày   Tổng cộng giá gói thầu: 1.137.858 USD tương đương 21.733.078.250 VNĐ   3.2 Giải trình nội dung Kế hoạch đấu thầu: a) Tên gói thầu và cơ sở phân chia các gói thầu: Dự án được chia thành 01 gói thầu Tên gói thầu: Đầu tư 01 xe kéo đẩy máy bay B777 không dùng cần dắt Cơ sở phân chia các gói thầu: + Đảm bảo tính đồng bộ về mặt kỹ thuật và công nghệ của dự án. + Đảm bảo tiến độ thực hiện dự án. + Đảm bảo quy mô hợp lý (phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của dự án, …). b) Giá gói thầu: 1.137.858 USD tương đương 21.733.078.250 VNĐ (giá giao tại kho VAECO) c) Nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu của Công ty TNHH Kỹ thuật máy bay d) Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu: Hình thức lựa chọn nhà thầu: Đấu thầu rộng rãi quốc tế Phương thức đấu thầu : Một túi hồ sơ đ) Thời gian lựa chọn nhà thầu: 60 ngày e) Hình thức hợp đồng: Hợp đồng trọn gói g) Thời gian thực hiện hợp đồng: 120 ngày KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: Do xe kéo-đẩy máy bay thân rộng có có MTOW lớn hơn 200 tấn hiện có của Công ty tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất thường xuyên hỏng không khai thác được, chi phí sửa chữa lớn nhiều nhưng chưa có thiết bị thay thế để thanh lý thiết bị hiện có. Bên cạnh đó việc phát triển đội bay của VNA nói chung và đội bay có MTOW lớn hơn 200 tấn sẽ bảo dưỡng tại Hangar của Công ty tại sân bay Tân Sơn Nhất nói riêng trong 10 năm tới tăng lên khoảng 3 lần. Để đảm bảo chủ động công tác phục vụ bảo dưỡng máy bay thân rộng của VNA và các hãng khác tại sân bay Tân Sơn Nhất cần phải mua mới 01 xe kéo-đẩy máy bay không sử dụng cần dắt để có thiết bị phù hợp cho việc kéo đẩy máy bay cỡ lớn hiện tại là B767, B777, A330 và máy bay B787, A350 trong tương lai. Kính đề nghị Tổng giám đốc xem xét, tiếp trình cấp thẩm quyền phê duyệt.  T/M. TỔ DỰ ÁN ĐẦU TƯ    TỔ TRƯỞNG   Nơi nhận: - Như trên; - Ban KH; - Lưu Tổ DA.  Nguyễn Anh Vũ  
Luận văn liên quan