Báo cáo nghiên cứu khoa học tam thất (Panax notoginseng)

Tóm tắt Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học thực chứng (evidence-based medicine) để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính chính trong thân rễ của cây tam thất đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu não cấp tính. Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website Khoa học, ClinicalTrials.gov, Cơ sở dữ liệu các kết quả khoa học & kỹ thuật của ClinicalTrials.gov, Cochrane Collaboration, CNKI, Wanfang và Trung Quốc, sau đó phân tích các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của nghững nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều trị thương tổn do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại. Chúng tôi nhận ra rằng hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất, trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên Website khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sàng nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu. Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ tái phát chứng đột quy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3435 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo nghiên cứu khoa học tam thất (Panax notoginseng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo Cáo Nghiên Cứu Khoa Học Tam Thất (Panax Notoginseng) Zhong Yao Cai. Tháng 11/ 2007;30(11):1388-91. Nghiên cứu về các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ. Zeng J, Cui XM, Zhou JM, Jiang ZY, Zhang XM, Chen JJ. Thông tin tác giả : Wenshan Institute of Sanqi Research, Institute of Medicine Research, Wenshan 663000, Trung Quốc. Tóm tắt MỤC TIÊU: Nghiên cứu các thành phần hóa học của Cây Tam thất, một loại thực vật thân rễ. PHƢƠNG PHÁP: Các thành phần hóa học được phân lập và tinh chế bằng các phương pháp sắc ký, tất cả các hợp chất đều được xác định trên cơ sở phân tích cụ thể và các đặc tính hóa lý. KẾT QUẢ: Tám hợp chất được phân lập từ 80% chiết xuất cồn của thân rễ và cấu trúc hợp chất cũng được xác định là ginsenoside Rh4 (I), ginsenoside Rh1 (II), ginsenoside Re (III), notoginsenoside R1 (IV) , ginsenoside Rd (V), ginsenoside Rh1 (VI), notoginsenoside S (VII), notoginsenoside T (VIII). KẾT LUẬN: Hợp chất I đã phân lập từ cây Tam thất trong lần đầu tiên, hai Hợp chất VII, VIII được phân lập từ thân rễ cây Tam thất trong lần đầu tiên. Neural Regen Res. 2014 Sep 1;9(17):1635-42. doi: 10.4103/1673-5374.141792. Những xu hƣớng công bố trong các nghiên cứu về cây tam thất để điều trị thƣơng tổn não do thiếu máu cục bộ (ischemic brain injury) Li H, Qiang L, Zhang C, Wang C, Mu Z, Jiang L. Department of Neurology, Bệnh viện liên kết với Đại học Beihua Affiliated Hospital of Beihua University, Jilin, Tỉnh Jilin, Trung Quốc. Tóm tắt Đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính là một trong những bệnh nguy hiểm, góp phần làm tăng tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Hiện nay, chúng ta còn thiếu kỹ thuật y học thực chứng (evidence-based medicine) để nâng cao hiệu quả của các phương pháp điều trị thông thường. Các thành phần hoạt tính chính trong thân rễ của cây tam thất đóng vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ, và được sử dụng rất phổ biến để điều trị nhồi máu não cấp tính và các di chứng của nhồi máu não cấp tính. Chúng tôi đã tìm kiếm trên các website Khoa học, ClinicalTrials.gov, Cơ sở dữ liệu các kết quả khoa học & kỹ thuật của ClinicalTrials.gov, Cochrane Collaboration, CNKI, Wanfang và Trung Quốc, sau đó phân tích các kết quả thực nghiệm và lâm sàng của nghững nghiên cứu về việc sử dụng rễ cây Tam thất để điều trị thương tổn do thiếu máu não cục bộ nhằm nâng cao hiểu biết và cải thiện vốn kiến thức về những xu hướng nghiên cứu liên quan và các vấn đề còn tồn tại. Chúng tôi nhận ra rằng hơn 10 năm qua, Trung Quốc vẫn luôn nghiên cứu về cây tam thất, trong khi đó những nghiên cứu về cây tam thất lại rất khan hiếm trên Website khoa học. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thường tập trung vào vai trò bảo vệ thần kinh khi bị thương tổn não do thiếu máu cục bộ và không có dữ liệu lâm sàng nghiên cứu trên quy mô lớn để xác minh tính hiệu quả và an toàn của nghiên cứu. Hiện vẫn còn nhu cầu về các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, có đối chứng, trên quy mô lớn, trong thời gian dài để xác định xem cây tam thất có giúp giảm nguy cơ tái phát chứng đột quy và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hay không. Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines ) Tháng 04/ 2006, Tập 60, Quyển 2, Trang 97-106 Ngày: 16 / 02 / 2006 Nghiên cứu hóa thực vật và phân tích cây tam thất F.H. Chen, Chong-Zhi Wang, Eryn McEntee, Dr. Sheila Michelle Wicks, Ji-An Wu, Chun-Su Yuan Đại học Chicago, Khoa gây mê & chăm sóc tích cực Department of Anesthesia and Critical Care 5841 South Maryland Avenue, MC 4028 Chicago IL 60637 USA 5841 South Maryland Avenue, MC 4028 Chicago IL 60637 Hoa Kỳ. Tạp chí y học tự nhiên (Journal of Natural Medicines) (Yếu tố tác động: 1.45). 03/2006; 60(2):97-106. DOI: 10.1007/s11418-005-0027-x Tóm tắt Cây tam thất phân bố khắp phía tây nam Trung Quốc, Miến Điện và Nepal. Phần rễ cây tam thất còn được gọi là củ tam thất hay Sanchi, được sử dụng từ rất lâu như một phương thuốc trong y học cổ truyền phương Đông. Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng chiết xuất và các hợp chất từ cây củ tam thất có rất nhiều tác dụng sinh lý. Các thành phần hoạt tính chủ yếu được công nhận là saponins (Xapô-nin). Trong quá trình đánh giá, chúng tôi đã tóm tắt các phát hiện và phân tích các thành phần hóa học của cây tam thất. Sáu mươi chất saponin từ cây tam thất đã được phân lập và giải thích. Tất cả những saponin này đều là dammarane saponins, trong đó, 35 saponin thuộc nhóm protopanaxadiols và 21 saponin thuộc nhóm protopanaxatriols. Các bằng chứng nghiên cứu hóa thực vật về cây tham thất chứng tỏ rằng không có saponin loại oleanane (oleanane-type saponin) chứa trong nhân sâm Châu Á (Panax ginseng) và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius). Những loại hợp chất khác như amino axít nonprotein (non-protein amino acids), , polyacetylenes, phytosterols, flavonoids, và polysaccharides, trong đó, nhiều hợp chất có tác động dược lý và cũng được phân lập từ cây tam thất. Các nghiên cứu phân tích về cây tam thất đều được tiến hành dựa trên những tiến bộ trong thực vật và hóa thực vật. Xác định các nguyên liệu và chiết xuất thảo dược là mục tiêu chính của các nghiên cứu định tính. Việc sử dụng các phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (hay phương pháp HPLC), phương pháp dấu vân tay và sinh học phân tử cho kết quả xác định chính xác và hiệu quả. Các phương pháp quang phổ, sắc ký và miễn dịch cũng được áp dụng trong các phân tích định lượng. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xác định các saponin và những loại thành phần khác. Ngoài ra, các điều kiện sắc ký và thiết bị phát hiện sắc ký sử dụng trong phương pháp HPLC cũng được bàn luận. Hoạt động giống nhƣ Estrogen của Ginsenoside Rg1 có trong cây tam thất Robbie Y. K. Chan, Wen-Fang Chen, Aling Dong, Dean Guo, và Man-Sau Wong Ngày nhận nghiên cứu: 02/10/2001 Ngày phê duyệt nghiên cứu: 17/04/2002 Ngày công bố trực tuyến lần đầu: 02/07/2013 Tóm tắt Ginsenosides đẫ được chứng minh là có tác dụng dược lý trong hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch và nội tiết. Chúng tôi giả thuyết rằng ginsenosides đóng vai trò trung gian trong những tác động này bằng cách kết hợp ginsenosides với thụ thể estrogen (estrogen receptor) vì chúng đều tham gia vào các hoạt động bảo vệ của estrogen trong các hệ sinh lý. Nghiên cứu này nhằm xác định xem chất ginsenoside Rg1 có hoạt động giống như estrogen trong việc kích thích tăng trưởng của các tế bào ung thư vú ở người và trong việc kích hoạt động luciferase có yếu tố đáp ứng estrogen trong HeLa cell. Rg1 hay không, chứ không phải xác định hợp chất aglycone của nó, kích thích tổng hợp [methyl-3H] thymidine trong tế bào ung thư vú MCF-7 chứa thụ thể estrogen (estrogen receptor-positive MCF-7) theo phương pháp xác định dựa trên liều lượng (10−15–10−7 m). Sự kích thích phát triển tế bào MCF-7 lên 3 × 10-13 m Rg1 có thể được ức chế bởi 10−6 m ICI 182780 – một chất đối kháng estrogen. Ngoài ra, Rg1 có thể kích thích hoạt động của các gen chỉ thị yếu tố đáp ứng estrogen (estrogen response element-luciferase reporter gene) trong các tế bào ung thư cổ tử cung (HeLa) với liều lượng tối ưu là 3 × 10−10 m. Quá trình kích thích này cũng có thể được ức chế bằng 10−6 m ICI 182780. Ngoài ra, Rg1 không có tác dụng kết hợp [methyl-3H]thymidine trong các tế bào ung thư vú ở người chứa thụ thể estrogen (MDA-MB-231). Hơn nữa, Rg1 không làm thay đổi sự kết hợp của [3H]17β-estradiol với các chất dung giải tế bào ung thư vú MCF-7, cho thấy rằng việc không có sự tương tác trực tiếp giữa Rg1 với thụ thể estrogen đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động estrogen của Rg1. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng ginsenosides Rg1 có hoạt tính giống như estrogen và nên được xếp vào nhóm mới - nhóm potent phytoestrogen. Nghiên cứu hóa chỉ tế bào (metabolomics) đối với Tam tất sống và chín dựa trên phƣơng pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao/ Khối phổ thời gian bay (time-of- flight mass spectrometry) dựa trên Eric C. Y. Chan, Swee-Lee Yap, Aik-Jiang Lau, Pay-Chin Leow, Ding-Fung Toh and Hwee-Ling Koh Ngày công bố trực tuyến lần đầu: 22 /01/ 2007 DOI: 10.1002/rcm.2864 Tóm tắt Hiện nay, lập hồ sơ chuyển hóa ngày càng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực y học thảo dược chẳng hạn như chu trình tái sinh, hình thành, kiểm soát chất lượng và thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu sơ bộ này chỉ ra rằng Nghiên cứu hóa chỉ tế bào (Metabolomics) dựa trên Phương pháp Sắc ký lỏng hiệu năng cao/ Khối phổ thời gian bay (UPLC/TOFMS) có thể phát hiện trực tiếp các chất dẫn suất xuôi dòng của ccs chất chuyển hóa, phát sinh trong quá trình hình thành thảo dược. Phương pháp phân tích này cho phép phân biệt và dự kiến những ‘dấu ấn sinh học’ độc đáo (biomarkers) liên quan đến chiết xuất thảo dược bằng cách áp dụng Phép phân tích thành phần chính (Principal Components Analysis - PCA) đa biến và không giám sát. Việc xác định dự kiến những ‘dấu ấn sinh học’ được bổ sung bởi phép đo lường khối lượng chính xác của TOFMS và khả năng lặp lại thời gian lưu và độ phân giải cao từ UPLC. Việc áp dụng phương pháp này để phân biệt chiết xuất thảo dược và phát hiện ‘dấu ấn sinh học’ ginsenoside của Tam thất sống và tam thất chín cũng được chứng minh và thảo luận trong nghiên cứu này. Tạp chí Journal of Strength & Conditioning Research: Tháng 02/ 2005 BỔ SUNG TAM THẤT GIÚP TĂNG CƢỜNG SỨC KHỎE TRONG THỂ DỤC BỀN SỨC Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra xem một liều 1.350mg tam chất (PNG) có thể tăng cường năng lực, độ bền và huyết áp trung bình (MAP) ở người lớn hay không. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 29 người lớn, từ 20-35 tuổi để thực hiện thử nghiệm trong nhóm thử nghiệm (EXP, n = 13) hay nhóm đối chứng (CON, n = 16). Trong 30 ngày thửnghiệm, nhóm thử nghiệp EXP được uống viên nang tam thất 1.350mg mỗi ngày, và nhóm đối chứng CON uống 1.350mg viên nang tinh bột mỗi ngày. Các biến đo lường được đánh giá trước và sau 30 ngày bổ sung tam thất và giả dược. Kết quả cho thấy nhóm thử nghiệm EXP đã cải thiện (p < 0.05) được sức bền thêm 7 phút, và giảm (p < 0.05) Huyết áp trung bình (MAP) tối đa từ xuống 109 +/- 14 mm Hg 113 +/- 12, và sự tiêu thụ oxy (VO2) tại phút thứ 24 (từ 32.5 +/- 8 xuống 27.6 +/- 8 ml[middle dot]kg-1[middle dot]min-1) trong quá trình luyện tập. Qua nghiên cứu, chúng tôi kết luận rằng việc bổ sung 1.350mg tam thất mỗi ngày trong vòng 30 ngày giúp cải thiện sức bền, giảm MPA và VO2 trong quá trình tập luyện. Áp dụng phƣơng pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định bốn saponin hoạt tính chứa trong cây tam thất trong huyết thanh chuột và ứng dụng vào nghiên cứu dƣợc động học Lie Li, Yuxin Sheng, Jinlan Zhang, Chuanshe Wang and Dean Guo Ngày công bố trực tuyến lần đầu: 13 OCT 2004 DOI: 10.1002/bmc.400 Tóm tắt Bốn saponin hoạt tính chính (ginsenosides Rg1, Rb1, Rd và notoginsenoside R1) chứa trong cây tam thất trong huyết thanh chuột sau khi uống và tiêm tĩnh mạch những saponin này vào chuột được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao. Các mẫu huyết thanh được xử lý trước bằng phương pháp chiết pha rắn (Solid Phase Extraction) trước khi đem đi phân tích. Những đường cong hiệu chuẩn của 4 loại saponin này đều là đường tuyến tính trong phạm vi nồng độ đã quy định. Các hệ số biến thiên trong ngày và qua các ngày trong huyết thanh nhỏ hơn 10% và lượng phục hồi của phương pháp này cao hơn 80% trong các nồng độ cao, trung bình và thấp. Phương pháp này được áp dụng để nghiên cứu dược động học sau khi tiêm vào tĩnh mạch và uống tam thất PNS. Tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông của tam thất: So sánh tam thất sống và chín với tam thất Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium) và Nhân sâm châu Á (Panax ginseng) Aik-Jiang Laua, Ding-Fung Toha, Tung-Kian Chuab, Yun-Keng Panga, Soo-On Wooc, Hwee-Ling Koha. Phòng Dược - Department of Pharmacy, Khoa khoa học - Faculty of Science, Đại học quốc gia Singapore - National University of Singapore, 18 Science Drive 4, Singapore 117543, Singapore Bộ Giáo dục Singapore Khoa Kỹ thuật và Khoa học - Faculty of Engineering and Science, Đại họcTunku Abdul Rahman, Malaysia Ngày nhận nghiên cứu: 7/06/2009, Ngày xem xét nghiên cứu: 13/07/2009, Ngày phê duyệt nghiên cứu: 30/07/2009, Ngày công bố trực tuyến : 7 /08/ 2009 Tóm tắt Tầm quan trọng của Ethnopharmacological Cây tam thất Panax notoginseng (Burk.) F. H. Chen (Araliacea) được sử dụng từ lâu để cầm máu và có tác dụng về tim mạch khi sống và là một loại thuốc bổ khi hấp chín. Mục đích của nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm so sánh các tác động của cây tam thất, Nhân sâm Châu Á (Panax ginseng C. A. Meyer), và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium Linn.) sống và chín đối với mức kết tập tiểu cầu (platelet aggregation) và đông máu huyết tương (plasma coagulation). Vật liệu và phƣơng pháp Những tác dụng đối với mức kết tập tiểu cầu do collagen được nghiên cứu bằng cách sử dụng máy kết tập tiểu cầu (platelet aggregometer), trong khi đó những tác dụng đối với đông máu huyết tương (plasma coagulation) lại được xác định bằng cách sử dụng máy phân tích đông máu huyết tương (plasma coagulation analyzer). Các dữ liệu đều được chứng thực bằng thời gian kết tập tiểu cầu ex vivo và thời gian chảy máu của chuột in vivo. Kết quả Tam thất sống và hấp chín ức chế đáng kể mức kết tập tiểu cầu (platelet aggregation) và đông máu huyết tương (plasma coagulation). Tam thất hấp chín có tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông mạnh hơn so với tam thất sống, tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông sẽ tăng khi tăng thời gian hấp. So sánh ba loại cây tam thất, Nhân sâm Châu Á (Panax ginseng C. A. Meyer), và nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolium Linn.), cây tam thất có tác dụng hủy tiểu cầu cao hơn so với nhân sâm châu Á và nhân sâm châu Mỹ. Tác dụng hủy tiểu cầu (thí nghiệm trong ống nghiệm – in vitro) và kháng đông sẽ có hiệu quả hơn khi tăng thời gian chảy máu của chuột (thí nghiệm trên động vật - in vivo) sau khi cho uống chiết xuất tam thất sống và hấp chín. Kết luận Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ba loại cây đã nghiên cứu này đều có tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông nhưng ở mức độ khác nhau, trong đó, tam thất hấp chín cho tác dụng hủy tiểu cầu và kháng đông tốt nhất. Tam thất có thể là một nguồn hợp chất chì dồi dào đối với các phương pháp mới điều trị hủy tiểu cầu và kháng đông. Các hoạt tính chống oxy hóa của cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza) và cây tam thất (Panax notoginseng) Guang-Rong Zhaoa, Zhi-Jun Xianga, Ting-Xiang Yea, Ying-Jin Yuana, Zhi-Xin Guob Khoa Kỹ thuật Dược - Department of Pharmaceutical Engineering, Trường Kỹ thuật Hóa học và Công nghệ - School of Chemical Engineering and Technology, Đại học Tianjin, Hộp thư số 6888, Tianjin 300072, Trung Quốc Viện nghiên cứu Công ty TNHH tập đoàn Tianjin Tasly - Research Institute of Tianjin Tasly Group Co. Ltd., Tianjin 300402, Trung Quốc Ngày nhận nghiên cứu: 19 /05/ 2005, Ngày xem xét nghiên cứu: 23 /08/ 2005, Ngày phê duyệt nghiên cứu: 13 /09/ 2005, Ngày công bố trực tuyến: 20 /10/ 2005 Tóm tắt Cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza - SM) và cây tam thất (Panax notoginseng - PN) – những thảo dược truyền thống của Trung Quốc được sử dụng phổ biến để phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch tại các phòng khám và bệnh viện. Chúng tôi đã thực hiện đánh giá các hoạt tính chống ôxy hóa của chiết xuất đan sâm (ESM) và chiết xuất tam thất (EPN) thông qua các hệ thống kiểm tra chất chống oxy hóa và bằng phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) để hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng dược lý. Các hoạt tính khử các gốc superoxide anion, gốc DPPH, gốc hydroxyl, and hydrogen peroxide, chelating Ferrous ion và ferric ion đều được khảo sát. Kết quả cho thấy các cơ chế chống oxy hóa của SM và PN rất đa dạng và có sự khác biệt. ESM có khả năng khử mạnh và hoạt tính lọc các gốc tự do cao, bao gồm các gốc superoxide anion, hydroxyl và DPPH, nhưng hoạt tính lọc for hydrogen peroxide lại kém hơn. Hoạt tính tạo phức ferrous ion của ESM không thể phát hiện được ở các nồng độ đã thử nghiệm. Ngược lại, EPN có hoạt tính tạo phức ferrous ion mạnh, có hoạt tính lọc các gốc hydrogen peroxide, hydroxyl cao, và có hoạt tính chống các gốc tự do superoxide anion và DPPH thấp. EPN không có khả năng khử ferric ion. Do cơ chế chống oxy hóa của SM và PN có thể bổ sung cho nhau nên việc sử dụng kết hợp ESM và EPN có thể đạt được nhiều lợi ích hơn. Những đặc tính chống oxy hóa của SM và PN chính là một trong các lý do tại sao chúng có tác dụng hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về mạch máu. Xun-Lan Lei and George C.Y. Chiou, Am. J. Chin. Med. 14, 145 (1986). DOI: 10.1142/S0192415X86000235 Các đặc tính dƣợc lý tim mạch của cây tam thất (PNG) và cây đan sâm (SM) Xun-Lan Lei Institute of Ocular Pharmacology and Department of Medical Pharmacology & Toxicology, Texas A & M University College of Medicine, College Station, Texas 77843, Hoa Kỳ George C.Y. Chiou Institute of Ocular Pharmacology and Department of Medical Pharmacology & Toxicology, Texas A & M University College of Medicine, College Station, Texas 77843, Hoa Kỳ Ngày phê duyệt: 21 /01/ 1986 Tóm tắt Các đặc tính dược lý tim mạch của hai loại thảo dược của Trung Quốc – Cây tam thất (PNG) và cây đan sâm(SM) đều được nghiên cứu theo phương pháp thí nghiệm trong ống nghiệm (in vitro) và phương pháp thí nghiệm trên động vật (in vivo). Chiết xuất của hai loại thảo dược này sẽ chặn huyết áp toàn thân ở chuột và thỏ bạch tạng, một tác dụng được ức chế bằng atropine, propranolol, và chlorpheniramine chứa cimetidine. Chứng tăng huyết áp ngược này (reversed hypertension) sẽ được ức chế bằng phenoxybenzamine. Kết quả nghiên cứu cho tháy hai loại thảo dược trong nghiên cứu này có rất nhiều tác dụng đối với hệ tim mạch. Tác dụng này có thể do việc sử dụng ngày càng nhiều các iôn canxi ngoại bào (extracellular calcium ions) vì hoạt tính của SM trên các mạch máu hoặc thỏ bị phân lập được tăng thêm 2mM Ca++. Tác dụng của dung dịch chiết xuất cây đan sâm (SM) và các nguyên lý hoạt tính của SM (tanshinones) trên các mạch máu của thỏ và chuột sau khi nghiên cứu trong ống nghiệm (in vitro) rất giống nhau cả về chất và lượng. Cả hai đều gây ra giãn động mạch vành ở tất cả các nồng độ đã thử nghiệm, nhưng chỉ gây ra giãn động mạch thận, màng treo ruột và động mạnh ở nữ ở nồng độ thấp. Ở nồng độ cao hơn, chứng co thắt mạch gây ra ở một số mạch máu. Những kết quả này chỉ ra rằng việc sắc đan sâm cũng có hiệu quả tương tự như các hoạt chất tanshinones được phân lập từ cây đan sâm mà lại ít tốn kém, tiết kiệm được chi phí. Cả hai loại cây này (cây đan xâm và cây tam thất) đều có tác dụng là các chất chống đau thắt ngực do thye làm giãn các mạch vành. Việc sử dụng cây đan xâm và cây tam thất với người bị cao huyết áp vẫn là một vấn đề cần phải bàn luận vì chúng gây cả giãn mạch và co mạch tùy thuộc vào liều lượng và mạch máu mục tiêu. Cải thiện chức năng tim trong giai đoạn đầu sau bỏng bằng cách sử dụng Cây tam thất (PNG) và cắt bỏ toàn bộ mảng mô hoạt tử (eschar excision) trong một ca phẫu thuật Y.-S Huanga, Z.-C Yanga, B G Yana, X -C Hua, A.N Lia, R.S Crowtherb Viện nghiên cứu Bỏng - Institute of Burn Research, Bệnh viện Tây Nam - Southwestern Hospital, Đại học Quân Y - Third Military Medical University, Chongqing 400038, Trung Quốc Department of Human Biological Chemistry and Genetics, University of Texas Medical Branch, Galveston, TX 77555, USA Ngày phê duyệt: 6 /08/ 1998, Ngày công bố trực tuyến :11 /07/ 2001 Tóm tắt Chứng rối loạn chức năng tim trong giai đoạn đầu sau bỏng là vấn đề rất quan trọng trong quá trình điều trị bỏng. Tuy nhiên, không có biện pháp điều trị hiệu quả nào được áp dụng trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ
Luận văn liên quan