Báo cáo Nghiên cứu sử dụng hệ thống lọc khí Bioga phục vụ cho động cơ chạy kéo máy phát điện

TT nghiên cứu và ứng dụng năng lượng thay thế được thành lập với nhiệm vụchính là nghiên cứu và đưa vào sửdụng các thiết bịgiúp động cơchạy bằng nguồn năng lượng mới, đặc biệt ở đây là tận dụng nguồn khí biogas đểchạy động cơvà kéo máy phát điện. Sản phẩm đặc trưng nhất của trung tâm là các bộphụkiện Gatec, nhiệm vụcủa nó là chuyển đổi động cơtừchạy bằng xăng, dầu sang chạy bằng khí biogas hoặc lưỡng nhiên liệu. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4APage 6 Trung tâm đã nghiên cứu phát triển các bộphụkiện vạn năng GATEC-20 và GATEC-21 đểbổsung thêm chức năng sửdụng nhiên liệu biogas cho động cơtĩnh tại. Các bộ phụkiện này được lắp thêm vào động cơ, nguyên lý và kết cấu của động cơnguyên thuỷkhông thay đổi, nhờvậy động cơcó thểsửdụng lại xăng, dầu khi cần thiết như trước khi cải tạo. Có thểgọi các động cơsau khi cải tạo là động cơhai nhiên liệu biogas/diesel, biogas/xăng.

pdf24 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5010 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu sử dụng hệ thống lọc khí Bioga phục vụ cho động cơ chạy kéo máy phát điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG =============== BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài thực tập Nghiên cứu sử dụng hệ thống lọc khí biogas phục vụ cho động cơ chạy kéo máy phát điện Cơ sở thực tập Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng thay thế Họ và tên sinh viên : Lê Hoàng Thảo Lớp : 07C4A Giáo viên hướng dẫn : Trần Thanh Hải Tùng Đà Nẵng 2011 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 2 TT NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂNG LƯỢNG THAY THẾ Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc -----'''''------ NHẬN XÉT SINH VIÊN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Họ tên sinh viên: Lê Hoàng Thảo Lớp: 07C4A Đề tài thực tập: Nghiên cứu sử dụng hệ thống lọc khí biogas phục vụ cho động cơ chạy kéo máy phát điện Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn : Th.S. Lê Minh Tiến Th.S. Lê Xuân Thạch Ks. Võ Anh Vũ Ks. Võ Đình Long NHẬN XÉT 1. Về ý thức tổ chức kỷ luật: 2. Thời gian: 3. Thái độ làm việc: 4. Về chất lượng công việc được giao: 5. Đã trả hết tài liệu mượn hay chưa: Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 3 6. Đánh giá chung: Đà nẵng, ngày…..tháng….năm 2011 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 4 Mục Lục BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ......................................................................... 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ........................................................................... 5 HỆ THỐNG LỌC KHÍ BIOGAS .................................................................................. 8 1. GIỚI THIỆU .............................................................................................................. 8 2. HỆ THỐNG LỌC BIOGAS....................................................................................... 9 2.1 Lọc khí H2S .......................................................................................................... 9 2.2 Lọc tách khí CO2 ................................................................................................ 13 3. KẾT LUẬN ............................................................................................................. 18 MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẠY ĐỘNG CƠ BẰNG KHÍ BIOGAS ĐỂ KÉO MÁY PHÁT ĐIỆN ............................................................... 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………………24 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 5 Phần 1 GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng năng lượng thay thế Center For Alternative Energy Reseach And Application Add: 54 Nguyễn Lương Bằng- Tp. Đà Nẵng Cơ cấu tổ chức: GĐ: PGS.TS Trần Thanh Hải Tùng PGĐ: TS. Phan Minh Đức Cùng các nhân viên phụ trách về kỹ thuật khác. TT nghiên cứu và ứng dụng năng lượng thay thế được thành lập với nhiệm vụ chính là nghiên cứu và đưa vào sử dụng các thiết bị giúp động cơ chạy bằng nguồn năng lượng mới, đặc biệt ở đây là tận dụng nguồn khí biogas để chạy động cơ và kéo máy phát điện. Sản phẩm đặc trưng nhất của trung tâm là các bộ phụ kiện Gatec, nhiệm vụ của nó là chuyển đổi động cơ từ chạy bằng xăng, dầu sang chạy bằng khí biogas hoặc lưỡng nhiên liệu. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 6 Trung tâm đã nghiên cứu phát triển các bộ phụ kiện vạn năng GATEC-20 và GATEC- 21 để bổ sung thêm chức năng sử dụng nhiên liệu biogas cho động cơ tĩnh tại. Các bộ phụ kiện này được lắp thêm vào động cơ, nguyên lý và kết cấu của động cơ nguyên thuỷ không thay đổi, nhờ vậy động cơ có thể sử dụng lại xăng, dầu khi cần thiết như trước khi cải tạo. Có thể gọi các động cơ sau khi cải tạo là động cơ hai nhiên liệu biogas/diesel, biogas/xăng. Các sản phẩm ở đây đều được nhà nước cấp bằng sáng chế độc quyền, tác giả là GS.TSKH Bùi Văn Ga. Nhiệm vụ của trung tâm là tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng tất cả các sản phẩm để giúp người dân tiết kiệm tiền chi phí trong lao động sản xuất. Bằng độc quyền sáng chế của GS.TSKH Bùi Văn Ga. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 7 Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 8 Phần 2 HỆ THỐNG LỌC KHÍ BIOGAS 1. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, người dân ở nông thôn nước ta đã bắt đầu quen dần với việc sử dụng biogas làm chất đốt. Các hầm biogas này một mặt, cung cấp chất đốt cho người dân và mặt khác, giúp người dân xử lý các chất thải từ chăn nuôi và các hoạt động sản xuất khác, góp phần bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên việc sử dụng biogas để đun nấu chỉ mới đáp ứng được một phần tiện ích vì người dân cần nhiều năng lượng hơn để chạy các máy công tác phục vụ sản xuất. Vì vậy việc sử dụng biogas để chạy động cơ đốt trong cỡ nhỏ sẽ góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn. Biogas chứa phần lớn methane (50-75%), ngoài ra còn có CO2 (25-50%), H2 (0-1%), H2O (0-1%) và H2S (0-3%). Trong các thành phần trên, H2S dù chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, nhưng là khí có hại nhất. Khi sử dụng để nấu bếp, H2S gây ăn mòn các ống dẫn, bếp nấu, và làm cho biogas có mùi hôi khó chịu. H2S khi cháy tạo thành SO2 cũng là khí độc hại đối với sức khỏe con người. Khi sử dụng cho động cơ, H2S gây ăn mòn các chi tiết của đường ống nạp-thải và buồng cháy, làm giảm tuổi thọ của động cơ. Khí CO2 tuy không gây ăn mòn như H2S, nhưng sự hiện diện của nó với hàm lượng lớn làm giảm nhiệt trị của nhiên liệu. Thành phần hơi nước cũng gây ảnh hưởng tương tự như CO2. Việc nghiên cứu và xử lý triệt để các khí độc như CO2 và H2S có ý nghĩa rất quan trọng, nó làm giảm hư hỏng và tang tuổi thọ cho máy móc, giảm thiệt hại kinh tế cho người sử dụng. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 9 2. HỆ THỐNG LỌC BIOGAS BIOGAS TÆÌ HÁÖM NÆÅÏC V-01 V-02 V-03 V-04 V-05 V-06 5 BIOGAS SAÛCH 6 7 8 4 32 1 9 Sơ đồ chung của hệ thống lọc khí biogas 1. bình ổn định áp suất 5. bình điều áp 2. thiết bị hấp thụ H2S 6. Bình chứa nước 3. thiết bị dự phòng hấp thụ H2S 7. Bình chứa nước 4. thiết bị hấp phụ CO2 8. Bơm nước 9. nước 2.1 Lọc khí H2S 2.1.1 Các phương án lọc khí H2S Tách H2S: có thể làm sạch H2S bằng cả phương pháp vật lý và hoá học. Phương pháp hoá học bao gồm phương pháp khô và phương pháp ướt. + Trong phương pháp khô người ta làm sạch khí H2S bằng chất rắn chứa Fe2O3.xH2O, một ít CaO và mạt cưa. Bản chất của quá trình là khí H2S tác dụng với Fe2O3.xH2O tạo thành Fe2S3. Chất này được tái sinh bằng không khí hoặc ôxi. Phản ứng xảy ra như sau: Quá trình hấp thụ H2S: Fe2O3.xH2O + H2S = Fe2S3.xH2O + H2O Quá trình tái sinh chất hấp phụ: Fe2S3.xH2O + 3/2 O2 = Fe2O3.xH2O + 3S Hay tổng quát: Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 10 3H2S + 3/2 O2 = 3H2O + 3S + Trong phương pháp ướt, người ta dùng dung dịch muối asenic trong môi trường kiềm để hấp thụ H2S. Sau đó dùng không khí tái sinh dung dịch hấp thụ và tách lưu huỳnh. Phản ứng xảy ra: Na4As2S5O2 + H2S = Na4As2S6O + H2O Na4As2S6O + 1/2 O2 = Na4As2S5O2 + S Để làm sạch H2S có thể dùng cả hỗn hợp dung dịch mono, đi hoặc trietanolamin với sunfolan C4H8S2. Phản ứng với monoetanolamin xảy ra như sau: 2RNH2 + H2S (RNH3)2S (RNH3)2S + H2S 2RNH3HS Trong đó: R là nhóm CH3CH2OH Quá trình hấp thụ tiến hành ở 20 – 40OC. Tái sinh dung dịch hấp thụ ở 100oC, khí H2S thoát ra, dung dịch quay lại thiết bị làm sạch (H2S thoát ra khỏi dung dịch có thể dùng để sản xuất H2SO4. 2.1.2 Phương án sử dụng thực tế Để đảm bảo về hiệu quả sử dụng và tính kinh tế, phương án dùng phoi sắt để hấp phụ H2S là khả quan nên được ứng dụng nhiều nhất. Mặt khác, chất này được EPA (Cục bảo vệ môi trường Mỹ) chứng nhận không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và có thể thải trực tiếp ra các bãi rác. Trước khi sử dụng, phoi sắt được oxy hóa để tạo thành một lớp oxyt sắt trên bề mặt. Quá trình này có thể thực hiện một cách tự nhiên bằng cách phơi phoi sắt ngoài không khí một thời gian hoặc đốt để tăng tốc độ oxy hóa. Phản ứng oxy hóa phoi sắt diễn ra như sau: Fe + 1/2 O2  FeO 2Fe + 3/2O2  Fe2O3 3Fe + 2O2  Fe3O4 Oxyt sắt tạo thành là hỗn hợp của các oxyt FeO, Fe2O3, Fe3O4. Các phản ứng trên có thể được xúc tiến nhanh hơn bằng cách tưới nước trên phoi sắt. Quá trình oxy hóa sắt đạt yêu cầu khi bề mặt phoi sắt chuyển từ màu xám sang màu vàng xốp, hoặc đỏ xốp. Thiết bị tách H2S Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 11 Phoi sắt trước khi bị oxi hóa và sau khi bị oxi hóa Khi khí biogas đi qua thiết bị lọc chứa oxyt sắt, H2S được tách ra theo các phản ứng sau: Fe2O3 + 3H2S  Fe2S3 + 3H2O Fe3O4 + 4H2S  FeS+Fe2S3 + 4H2O FeO + H2S  FeS + H2O Khả năng tách H2S của thiết bị giảm dần theo thời gian. Sau 1 tuần sử dụng đầu tiên (trung bình 4 giờ/ngày), khả năng khử của thiết bị đạt trên 99,4%. Sau 1 tháng sử dụng, hiệu suất của thiết bị vẫn còn đạt trên 98%. Khi hiệu suất của thiết bị giảm thấp, chúng ta có thể tái sinh lõi lọc bằng cách phơi phoi sắt ngoài không khí. Phản ứng tái sinh diễn ra như sau: Fe2S3 + O2  Fe2O3 + 3S FeS + O2  FeO + S Phản ứng trên là phản ứng tỏa nhiệt, có thể tự xảy ra trong điều kiện nhiệt độ môi trường. Để gia tốc quá trình tái sinh, chúng ta có thể đốt phoi sắt đã sử dụng trong 15 phút. Tuy nhiên quá trình này tạo ra chất khí ô nhiễm SO2: Fe2S3 + 9/2O2  Fe2O3 + 3SO2 FeS + 3/2O2  FeO + SO2 Phoi sắt có thể được tái sử dụng từ 3-5 lần. Phoi sắt sau khi đốt được trộn với vỏ bào cưa với tỉ lệ 1:1 về thể tích, sau đó được cho vào thiết bị lọc. Với lưu lượng biogas là 0,86 m3/h, khối lượng phoi sắt sử dụng là 8kg để lắp đầy một thiết bị bằng PVC có chiều cao 1,5m, đường kính ngoài 200mm. Tổn thất áp suất trung bình khi qua thiết bị tách H2S là 0,3mbar. Tốc độ phản ứng hấp phụ H2S của sắt oxit phụ thuộc vào mức độ tiếp xúc giữa khí và bề mặt vật liệu hấp phụ. Do đó, để nâng cao tốc độ phản ứng, độ rỗng (xốp) của Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 12 vật liệu hấp phụ phải lớn. Thường độ rỗng xốp của oxit sắt không nhỏ hơn 50%. Điều kiện tốt nhất cho quá trình hấp phụ khí H2S bằng oxit sắt là nhiệt độ nằm trong khoảng 28 ÷ 30oC và độ ẩm của vật liệu hấp phụ khoảng 30%. Sau khi bão hoà H2S, oxit sắt được hoàn nguyên bằng không khí (cấp ôxy) để thu lưu huỳnh. Thiết bị như trên đã được sử dụng để lọc khí H2S. Kết quả thu được hiệu suất lọc đạt khá cao (trên 99%). Đối với động cơ cở lớn, khi chạy thì cần một lượng biogas lớn do đó yêu cầu lượng khí cấp vào phải rất nhiều, để đáp ứng được việc lọc triệt để H2S người ta phải làm nhiều bình chưa H2S sau đó nối các bình lại với nhau, phương pháp này gọi là lọc nối tiếp. Bình lọc chứa phoi sắt được nối với nhau Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 13 Nếu dùng để thí nghiệm thì người ta thường làm theo dạng sau: Bình chứa phoi sắt thông thường 2.2 Lọc tách khí CO2 2.2.1 Cơ sở lý thuyết a. Khử bằng dung dịch Na2CO3 Cơ sở của phương pháp này là khí CO2 kết hợp với Na2CO3 theo phương trình phản ứng sau: Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 b. Khử bằng dung dịch Ca(OH)2, NaOH Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 14 Cơ sở của phương pháp này là khí CO2 kết hợp với Ca(OH)2 (hoặc NaOH) theo phương trình phản ứng sau: * Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 * 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O Na2CO3 + CO2 + H2O → 2NaHCO3 c. Hấp phụ bằng than hoạt tính Nguyêu liệu đề làm than hoạt tính là những vật liệu có chứa cacbon như: gỗ, than bùn, xương động vật. Quá trình làm than hoạt tính như sau: - Chưng khô các nguyên liệu. - Kích thích hoạt tính của than sau khi chưng cất khô. Quá trình kích thích hoạt tính được thực hiện ở nhiệt độ khoảng 900oC với các chất oxy hoá như không khí, oxy, hơi, nước…. Tính chất của than hoạt tính phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu đầu và điều kiện hoạt hoá. Than hoạt tính có thể dùng ở dạng bột (50 ÷ 200 µ) hay dạng hạt kích thước hạt từ 1 ÷ 7mm. Bề mặt hoạt động biểu diễn bằng m2/g. Một gam than hoạt tính có thể đạt đến 600 ÷ 1700m2. Than hoạt tính là một chất hấp phụ rất tốt, nó được ứng dụng chủ yếu trong việc thu hồi các dung môi hữu cơ và để thu hồi chúng. Nhược điểm của than hoạt tính là dễ cháy ở nhiệt độ cao, thường không dùng than hoạt tính ở nhiệt độ lớn hơn 200oC, để khắc phục nhược điểm đó người ta trộn thêm silicagen với than hoạt tính nhưng điều đó sẽ làm giảm hoạt tính của than. Cùng với một số phương pháp khác như: - Hấp phụ bằng bentonit - Hấp phụ bằng diatomit Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 15 - Hấp phụ bằng Al2O3 2.2.2 phương án ứng dụng vào thực tế Để đảm bảo tính kinh tế và mang lại hiệu suất sử dụng cao người ta chọn phương án lọc theo kiểu tháp tách và lọc theo kiểu hầm. Khi dùng tháp (ứng dụng cho các máy chạy công suất bé) thì CO2 ra khỏi biogas được thực hiện dựa vào tính chất hấp thụ khí carbonic của nước. Nguyên lý của phương pháp này là cho khí tiếp xúc ngược chiều với nước trong đó, khí đi từ dưới lên, còn nước chảy từ trên xuống. Để tăng cường sự tiếp xúc của khí và nước, ta sử dụng các vật liệu trơ như gỗ, đá, gạch để làm đệm. Để cố định lớp đệm trong bên trong tháp, ta sử dụng một đĩa đục lỗ bằng mica, đặt ở phần dưới của tháp. Với kích thước tháp tách CO2 như hình dưới, lưu lượng biogas là 0,86 m3/h, thành phần CO2 ở đầu vào tháp là 36,47%, thành phần CO2 ở đầu ra của tháp là 19,22%, chúng ta đạt được hiệu quả xử lý CO2 là 47,30%. Tổn thất áp suất khi đi qua thiết bị hấp thụ CO2 là 5mbar. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 16 Kết cấu tháp tách khí CO2 như sau: Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 17 1 3 6 7 8 9 10 2 8 9 9 1010 4 12 5 11 2 6 6 11 14 00 50 Ø10 Ø10 10 00 1. Nắp đáy cột lọc 7. Nắp đậy cột lọc 2. Dung dịch 8. Lỗ đổ dung dịch 3. Cột lọc 9. Lỗ dẫn khí ra 4. ống dẫn khí 10. Đường ống dẫn khí 5. ống dẫn khí từ bơm đẩy 11. Keo dán PVC 6. van mở đóng khí 12. Chất tách ẩm Bảng hiệu quả lọc H2S Sau 1 giờ sử dụng Sau 20 giờ sử dụng Trước xử lý Sau xử lý Trước xử lý Sau xử lý Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 18 Hàm lượng H2S (mg/l) 0,17 0,0005 0,20 0,001 ppm thể tích 112 0,33 132 0,66 Đối với các động cơ cỡ lớn thì người ta xây kết hợp hầm lọc để lọc CO2 và H2S đồng thời Như vậy sau khi lọc xong các khí độc thì thành phần khí còn lại sẻ được dẫn vào bình chứa khác, tại đây sẻ có một hệ thống đường ống dẫn vào động cơ, thuongf thì nó phải được nén trước đủ áp suất thì mới đưa vào động cơ được. Những khu chăn nuôi lớn khi thu khí biogas thì còn làm thể cả một hệ thống nén khí nữa. 3. KẾT LUẬN - Để sử dụng làm nhiên liệu cung cấp cho động cơ đốt trong, khí biogas có thể được tinh luyện bằng cách dùng phoi sắt để khử khí H2S (đạt hiệu suất 99%) và dùng nước để hấp thụ khí CO2 (đạt hiệu suất khoảng 50%). Phương pháp tinh luyện này đơn giản, rẻ tiền có khả năng ứng dụng rộng rãi trong điều kiện nông thôn Việt Nam. - Thực tế khi đi lắp máy cho người dân sử dụng, tình trạng bị ăn mòn, hoen rỉ của hệ thông cấp nhiên liệu vẫ còn xảy ra và do đó phải bảo trì máy. Để lọc triệt để các khí Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 19 độc trên cần có nhiều nghiên cứu nữa, một khi khí độc được lọc triệt để thì hiệu quả kinh tế sẻ cao hơn, công tác bảo trì may móc đở vất vã hơn. Phần III MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM ĐÃ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CHẠY ĐỘNG CƠ BẰNG KHÍ BIOGAS ĐỂ KÉO MÁY PHÁT ĐIỆN Đà Nẵng 1. Trại gà hòa phú, máy dầu 60KVA 2. Trại heo hòa phát, máy xăng 60KVA 3. Hộ bà Thu hòa sơn, máy xăng/ máy dầu 2,2/7,5 KVA Chuyến giao công nghệ khắp cả nước. 1. Khu vực miền bắc Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 20 2. Khu vực miền trung Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 21 3. Khu vực tây nguyên Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 22 4. Khu vực miền nam Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 23 Trong tương lai công nghệ này sẻ được áp dụng phổ biến hơn nữa để giúp người dân tiết kiệm tiền bạc và mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực hơn. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp GVHD: Trần Thanh Hải Tùng SVTH: Lê Hoàng Thảo_07C4A Page 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BIOGAS SUPPLYING SYSTEM FOR A GROUP 2HP SPARK IGNITION ENGINE-GENERATOR OF BUI VAN GA, TRUONG LE BICH TRAM – DA NANG UNIVERSITY 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH Ủ BIOGAS CẢI TIẾN LẤY NHIÊN LIỆU CHẠY MÁY PHÁT ĐIỆN – KS.TRẦN VĂN KHẢI 3. TINH LUYỆN LỌC KHÍ BIOGAS DỰA TRÊN CÁC VẬT LIỆU LỌC – TH.S NGUYỄN THỊ THANH TUYỀN 4. CÁC BÀI BÁO CÁO TẠP CHÍ KHOA HỌC CỦA ĐHĐN 5. INTERNET
Luận văn liên quan