Báo cáo Nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học nội vụ Hà Nội

Trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung và thời kì thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội đang là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, công tác giáo dục hiện nay bên cạnh việc trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật tiên tiến còn cần trang bị cho họ những tri thức về chính con người. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ những giải pháp lớn nhằm đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong số các giải pháp, Đảng ta nhấn mạnh “phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm” [9], đồng thời "người học thì chăm lo hoàn thiện nhân cách, hăng say, miệt mài học tập, tiếp thu tri thức, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo ở người học, để họ trở thành những công dân hữu ích đối với xã hội" [9]. Dạy học là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Dạy học, ngoài việc cung cấp tri thức, trang bị kỹ năng, kỹ xảo cho người học còn có nhiệm vụ hình thành thái độ tích cực của người học. Trong giáo dục đại học, thái độ học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực hoạt động trí tuệ để tự khám phá, phát hiện ra tri thức. Theo lý luận giáo dục hiện đại, việc hình thành thái độ học tập cho người học còn là nhiệm vụ hàng đầu, đứng trên cả việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng. Người học, nếu trong quá trình học tập phải hình thành được thái độ tích cực, say mê nghiên cứu tri thức mà nhân loại đã sáng tạo và tích luỹ được sẽ làm giàu thêm vốn tri thức cho bản thân.

pdf78 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nghiên cứu thái độ học tập các môn lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2020.02 Chủ nhiệm đề tài : Đàm Hải Đăng Lớp : 1705CSCA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa Hà Nội, 2020 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ BÁO CÁO TỔNG HỢP ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI Mã số đề tài: ĐTSV.2020.02 Chủ nhiệm đề tài : Đàm Hải Đăng Thành viên tham gia : Triệu Thị Kim Oanh Nguyễn Minh Hằng Phạm Thị Thu Hương Lớp : 1705CSCA Cán bộ hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa Hà Nội, 2020 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy/Cô giáo trong Khoa Khoa học chính trị, trường Đại học Nội vụ Hà Nội và tập thể lớp 1705CSCA đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh cung cấp tri thức và kỹ năng trong suốt quá trình thực hiện. Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo ThS. Nguyễn Thị Phương Hoa đã là người hướng dẫn tận tình, chu đáo và tâm huyết để nhóm nghiên cứu có được thành quả lao động ngày hôm nay. Dù hạn chế về thời gian, trình độ và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Qua đây, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự đóng góp của quý Thầy/Cô và các bạn để đề tài của nhóm nghiên cứu được hoàn thiện tốt nhất. Nhóm nghiên cứu xin được gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân tới tất cả các Thầy/Cô, các bạn. Nhóm nghiên cứu xin trân trọng cảm ơn! DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1: Cơ cấu sinh viên tham gia trưng cầu ý kiến ..................................... 33 Sơ đồ 2: Tỷ lệ sinh viên nam nữ tham gia trưng cầu ý kiến ........................... 33 Biểu đồ 3: Tầm quan trọng của các môn Lý luận chính trị............................. 35 Sơ đồ 4: Động cơ học tập các môn Lý luận chính trị ..................................... 36 Sơ đồ 5: Mức độ đón nhận việc học tập các môn Lý luận chính trị ............... 37 Biểu đồ 6: Mức độ chuyên cần học tập các môn Lý luận chính trị ................ 38 Sơ đồ 7: Mức độ chủ động, tích cực học tập các môn Lý luận chính trị ........ 40 Biểu đồ 8: Thời gian tự học các môn Lý luận chính trị .................................. 41 Biểu đồ 9: Các hoạt động tự học các môn Lý luận chính trị .......................... 42 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 4 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................. 4 7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................... 5 8. Cấu trúc của đề tài................................................................................... 5 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN ........................................ 6 1.1. Hoạt động học tập và thái độ học tập của sinh viên .......................... 6 1.1.1. Hoạt động học tập của sinh viên .................................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động học tập ......................................................... 6 1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên .................................... 7 1.1.2. Thái độ học tập của sinh viên ....................................................... 11 1.1.2.1. Khái niệm thái độ ......................................................................... 11 1.1.2.2. Khái niệm thái độ học tập ............................................................ 17 1.1.2.3. Khái niệm thái độ học tập của sinh viên ...................................... 18 1.2. Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên ............... 20 1.2.1. Đặc điểm, vai trò của các môn Lý luận chính trị ......................... 20 1.2.2. Một số yêu cầu đặt ra về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên ............................................................................................. 22 1.2.2.1. Động cơ học tập đúng .................................................................. 22 1.2.2.2. Chuyên cần học tập ...................................................................... 23 1.2.2.3. Chủ động, tích cực học tập .......................................................... 25 1.2.2.4. Tự học, tự nghiên cứu .................................................................. 26 Tiểu kết chương 1 ..................................................................................... 28 Chương 2. THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN .................................................................... 29 2.1. Đặc điểm sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ......................... 29 2.2. Thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................. 32 2.2.1. Xác định động cơ học tập ............................................................... 33 2.2.2. Mức độ chuyên cần học tập ............................................................ 36 2.2.3. Chủ động, tích cực học tập ............................................................. 38 2.2.4. Tự học, tự nghiên cứu ..................................................................... 40 2.3. Đánh giá thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................. 43 2.3.1. Ưu điểm .......................................................................................... 43 2.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 44 2.3.3. Nguyên nhân ................................................................................... 45 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................... 48 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ TRONG THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .......................................... 50 3.1. Nâng cao nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học tập các môn Lý luận chính trị ................................................................................ 50 3.2. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực ......................... 51 3.3. Đổi mới phương pháp học tập phù hợp ............................................. 55 3.4. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên .............. 58 3.5. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề về các vấn đề chính trị - xã hội. ..................................................................................................... 59 Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 61 KẾT LUẬN .................................................................................................... 62 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 64 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 69 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung và thời kì thúc đẩy công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng thì việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội đang là một yêu cầu khách quan và bức thiết. Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, công tác giáo dục hiện nay bên cạnh việc trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật tiên tiến còn cần trang bị cho họ những tri thức về chính con người. Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ những giải pháp lớn nhằm đổi mới sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Trong số các giải pháp, Đảng ta nhấn mạnh “phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đạo đức sư phạm” [9], đồng thời "người học thì chăm lo hoàn thiện nhân cách, hăng say, miệt mài học tập, tiếp thu tri thức, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo ở người học, để họ trở thành những công dân hữu ích đối với xã hội" [9]. Dạy học là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Dạy học, ngoài việc cung cấp tri thức, trang bị kỹ năng, kỹ xảo cho người học còn có nhiệm vụ hình thành thái độ tích cực của người học. Trong giáo dục đại học, thái độ học tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực hoạt động trí tuệ để tự khám phá, phát hiện ra tri thức. Theo lý luận giáo dục hiện đại, việc hình thành thái độ học tập cho người học còn là nhiệm vụ hàng đầu, đứng trên cả việc cung cấp tri thức và rèn luyện kỹ năng. Người học, nếu trong quá trình học tập phải hình thành được thái độ tích cực, say mê nghiên cứu tri thức mà nhân loại đã sáng tạo và tích luỹ được sẽ làm giàu thêm vốn tri thức cho bản thân. Thái độ học tập của người học không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện học tập như: môi trường, phương tiện giảng dạy, phương 2 pháp giảng dạy... mà nó còn liên quan đến các yếu tố chủ quan như nhận thức, động cơ, hứng thú, hành vi... của người học. Có thể thấy, thái độ học tập là một trong những nhân tố chủ quan quy định hiệu quả của hoạt động học tập, nó vừa là mục đích, vừa là điều kiện của hoạt động học tập. Chính vì vậy, có thái độ học tập tích cực là cơ sở của quá trình tiếp thu tri thức một cách hiệu quả nhất, từ đó đảm bảo cho người học có những định hướng đúng đắn trong quá trình học tập của mình. Sinh viên là nguồn cho đội ngũ trí thức. Sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp. Các môn Lý luận chính trị trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên. Đặc thù các môn Lý luận chính trị có tính trừu tượng, hàn lâm làm cho sinh viên dễ nảy sinh tâm lý ngại học. Thực tiễn đất nước đã có nhiều biến đổi, nhưng trong nội dung các môn Lý luận chính trị vẫn nặng tính lý thuyết. Mặc dù đã có sự bổ sung, phát triển để phù hợp với tình hình mới, song nhiều vấn đề về kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, dân chủ, nhân quyền, hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức... còn mờ nhạt, làm cho sinh viên cảm thấy khô khan, khó hiểu, xa rời thực tiễn. Điều đó dẫn tới việc sinh viên đã ngại học càng trở nên “nản học” các môn Lý luận chính trị. Giáo trình và tài liệu học tập được biên soạn lại theo một chương trình khung và chuẩn quốc gia; các kiến thức được bố trí theo kiểu “nhồi nhét” và “chật trội”; tính gợi mở, tính mềm hóa bị thủ tiêu, làm cho người học khó lĩnh hội kiến thức. Vì vậy, để nâng cao chất lượng học tập các môn Lý luận chính trị thì một trong những giải pháp tích cực là nâng cao thái độ học tập của sinh viên. Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu khoa học lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội”. 3 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Khi nghiên cứu thành tựu của tâm lý học thế giới và thực tiễn tâm lí học nước nhà, các nhà tâm lí học Việt Nam đã quan tâm tìm hiểu về thái độ học tập của người học nhằm đạt được mục tiêu của công tác giáo dục. Để đánh giá thực trạng thái độ học tập của học sinh, GS. Hoàng Đức Nhuận và PGS. Lê Đức Phúc đã nêu rõ những chỉ số như: chú ý, hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, học thêm và làm các bài tập, vận dụng hoặc chuyển tải những gì đã học được vào thực tế, hình thành và phát triển các quan hệ thầy - trò, quan hệ tình bạn nhằm giúp bản thân học tốt hơn, nâng cao chất lượng và kết quả học tập. Theo tác giả Đào Lan Phương: “Thái độ học tập là một bộ phận cấu thành đồng thời là một thuộc tính cơ bản toàn vẹn của ý thức học tập của chủ thể, là yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc, hành động tương ứng” (Tự đánh giá thái độ học tập môn Toán của sinh viên, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 3/1998). Thái độ học tập còn được coi là một trong những biểu hiện của động cơ trong học tập. Có thể kể đến một số tài liệu có liên quan đến thái độ học tập như sau: - “Quan hệ giữa tự đánh giá của học sinh với thái độ học tập và động cơ học tập” của Lê Ngọc Lan, Kỷ yếu hội thảo tâm lí học toàn quốc lần thứ năm, Hà Nội, 1982; - “Thái độ học tập của sinh viên trường Đại học An ninh nhân dân” của Lê Ngọc Phương, luận văn Thạc sĩ tâm lí học. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập các môn Lý luận chính trị của sinh 4 viên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lí luận về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên. - Nghiên cứu thực trạng thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội (cơ sở Hà Nội). 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên năm hai và năm ba trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp cụ thể: + Nghiên cứu, phân tích tài liệu. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 6. Giả thuyết nghiên cứu Qua khảo sát sơ bộ thực tiễn và nghiên cứu các công trình lý luận có liên quan bước đầu chúng tôi đưa ra những giả thiết sau: - Thái độ học tập của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội có sự không đồng nhất như nhau đối với các môn học. - Tư tưởng mong muốn thi đỗ và được học tại một trường khác trên Hà Nội của một số sinh viên đã có ảnh hưởng không tốt đến thái độ học tập của chính họ. 5 - Sinh viên có sự thay đổi thái độ học tập, tuỳ thuộc vào ý nghĩa của từng môn học đối với nghề nghiệp tương lai của bản thân. - Giúp sinh viên có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mục đích học tập tại trường là trách nhiệm của nhà trường, của thầy, cô giáo và các thành phần làm công tác giáo dục nhằm hình thành thái độ học tập tích cực cho sinh viên. 7. Đóng góp mới của đề tài - Làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên, các nghiên cứu về tâm lý học trong đó có thái độ học tập. - Về mặt thực tiễn, có thể góp phần định hướng cho sinh viên trong học tập các môn Lý luận chính trị. 8. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên. Chương 2: Thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội - thực trạng và nguyên nhân. Chương 3: Một số giải pháp khắc phục hạn chế trong thái độ học tập các môn Lý luận chính trị của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA SINH VIÊN 1.1. Hoạt động học tập và thái độ học tập của sinh viên 1.1.1. Hoạt động học tập của sinh viên 1.1.1.1. Khái niệm hoạt động học tập * Định nghĩa hoạt động học tập: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập: - L.B.Enconhin nêu lên việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập và được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạt động học tập. - I.B.Intenxon xác định học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và các hình thức nhất định của hành vi đó. Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn. - A.N.Leonchiev, P.la.Ganperin và N.P.Taludina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích trực tiếp và từ nhiệm vụ giảng dạy được biểu hiện ở hình thức tâm lý bên ngoài và bên trong của hoạt động đó. - N.V.Cudomina coi học tập là hoạt động nhận thức cơ bản của sinh viên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của cán bộ giảng dạy. Trong quá trình đó, việc nắm vững những nội dung cơ bản các thông tin mà thiếu nó thì không thể tiến hành được hoạt động nghề nghiệp tương lai. Qua các định nghĩa trên có thể thống nhất định nghĩa hoạt động học tập như sau: Hoạt động học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người với mục đích đã được đề ra từ đầu là nhằm tiếp thu tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng của nó. Nhờ có hoạt động học tập mà tâm lý nhân cách của người học ngày càng phát triển. Đối tượng của hoạt động học tập là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ tương ứng của nó. Cái đích mà hoạt động học tập hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ thông qua sự tái tạo của cá nhân. Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện nếu người học chỉ là 7 khách thể bị động của những tác động sư phạm, nếu tri thức chỉ được tiếp nhận một cách thụ động. Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình. Như vậy, hoạt động học tập là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhằm tiếp tục tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Sự tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động học mang tính tự giác cao. Đối tượng tiếp thu đã trở thành mục đích của hoạt động học. Những tri thức cũng được chọn lọc tinh tế và tổ chức thành hệ thống. Hoạt động học không chỉ nhằm tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác là tiếp thu cả phương pháp giành lấy tri thức (phương pháp học). 1.1.1.2. Đặc điểm hoạt động học tập của sinh viên * Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên: Tuổi sinh viên là lứa tuổi có sự chín muồi về thể chất và đang trong giai đoạn chuẩn bị để trong tương lai trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể. Sinh viên là một công dân thực thụ của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Ở lứa tuổi này thì những đặc điểm phát triển thể chất, môi trường và vai trò xã hội cụ thể mà trong đó họ sống và hoạt động sẽ chi phối đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên sinh viên. Sinh viên là con người thuộc một lứa tuổi nhất định và là một nhân cách nên có thể xác định về ba phương diện: sinh lý, tâm lý và xã hội. Về mặt sinh học, đây là giai đoạn hoàn tất sự thay đổi bản th
Luận văn liên quan