Báo cáo Nông dân tham gia ứng dụng kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp

Mục tiêu cần đạt được của dựán trong giai đoạn này là hoàn thiện việc phân tích thay đổi trong hoạt động của những người được hưởng lợi từdựán (đánh gía trước và sau của dự án).Phân tích này gồm cóviệc đánh giá về(i) kinh tế(phân tích tài chính của những người tiểu nông); (ii) xã hội và; (iii) những tác động vềmôi trường

pdf36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1863 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Nông dân tham gia ứng dụng kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn _____________________________________________________________________ 036/04VIE ÑAÙNH GIAÙ HIEÄU LÖÏC CUÛA VIEÄC ÖÙNG DUÏNG BIEÄN PHAÙP “FFS” TRONG QUAÛN LYÙ DÒCH HAÏI TOÅNG HÔÏP TREÂN CAÂY COÙ MUÙI TAÏI VIEÄT NAM MS7: Nông dân tham gia ứng dụng kỹ năng quản lý dịch hại tổng hợp 1 Thông tin chung Tên dự án Đánh giá tính hiệu quả của các lớp huấn luyện nông dân qua thực nghiệm (FFS) trong việc thực hiện quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi tại Việt Nam Cơ quan thực hiện phía Việt Nam Cục Bảo vệ thực vật Người điều phối tại Việt Nam Ông Hồ Văn Chiến Tổ chức thực hiện phía Úc Trường Đại học Tây Sydney Nhân sự phía Úc Debbie Rae, Oleg Nicetic, Robert Spooner-Hart Ngày bắt đầu Tháng 2 năm 2005 Ngày kết thúc (gốc) Tháng 2 năm 2007 Ngày kết thúc (duyệt xét) Tháng 9 năm 2007 Giai đoạn báo cáo 2005-2006 Các văn phòng liên lạc Ở Úc: Nhóm điều phối Tên Debbie Rae Điện thoại: +61245701118 Chức vụ: Điều phối chương trình nghiên cứu Fax: +61245701103 Tổ chức Trường Đại học Tây Sydney Email: d.rae@uws.edu.au Ở Úc : Liên hệ về hành chánh Tên Gar Jones Điện thoại: +6124736 0631 Chức vụ: Giám đốc, Khoa nghiên cứu Fax: +6124736 0905 Tổ chức Trường Đại học Tây Sydney Email: g.jones@uws.edu.au Ở Việt Nam Tên Ông Hồ Văn Chiến Điện thoại: +8473834476 Chức vụ: Giám đốc Fax: +8473834477 Tổ chức Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam Email: hvchien@vnn.vn 2 1. Mục tiêu Mục tiêu cần đạt được của dự án trong giai đoạn này là hoàn thiện việc phân tích thay đổi trong hoạt động của những người được hưởng lợi từ dự án (đánh gía trước và sau của dự án).Phân tích này gồm có việc đánh giá về (i) kinh tế (phân tích tài chính của những người tiểu nông); (ii) xã hội và; (iii) những tác động về môi trường. 1.1 Đánh giá tác động của dự án 1.1.1 Giới thiệu Đây là dự án AusAID CARD thứ hai về Quản lý dịch hại tổng hợp trên cây có múi ở Việt Nam. Tác động của FFS được trình bày trong báo cáo này là bao gồm kết quả của cả 2 dự án bởi vì những kinh nghiệm đạt được từ dự án thứ nhất giúp cho nhóm điều hành dự án học tập và kế thừa được nhiều hơn về những phương pháp tham gia nghiên cứu và cách giảng dạy cho nông dân. Mục tiêu chính của dự án trước được thực hiện từ năm 2001-2003 là để phát triển một một chương trình huấn luyện về IPM trên cây có múi theo kiểu thực nghiệm trên đồng ruộng cho nông dân (FFS) và cung cấp những bài học ban đầu cho các huấn luyện viên qua hình thức sách vở. Qua hai tuần tập huấn tại trường Đại học Tây Sydney của Úc đã cung cấp được những người huấn luyện viên chủ lực đầu tiên của Việt Nam về cách sử dụng dầu khoáng (PSO) và tiếp theo là những FFS đầu tiên được tổ chức thực hiện tại 2 Tỉnh Nghệ An và Tiền Giang. Đánh giá tác động không phải là nhiệm vụ của dự án trước và vì thế việc đánh giá cũng đã không được thực hiện. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu có liên quan trong dự án này (036/04 VIE) bao gồm những cộng sự từ trường Đại Học Tây Sydney và phía Việt Nam gồm Cục BVTV và Trường Đại học Cần Thơ đều nhất trí rằng kết quả của dự án trước đó đã đào tạo được số lượng nông dân rất giới hạn cũng như số lựợng huấn luyện viên đã được tập huấn. Hai quyển sách đã được in ấn, đặc biệt là quyển về dầu khoáng, đã chưa đưa tới được hết cho những người cần thiết trực tiếp và việc nhấn mạnh quá nhiều về vai trò của PSO trong quản lý dịch hại tổng hợp. Dù có những thiếu sót kể trên nhưng dự án cũng đã có một tác động tích cực đến đội ngũ cộng sự phía Úc và Việt Nam và nó quả thực đã chứng tỏ rằng các FFS là một kiểu có thể ứng dụng một cách hiệu quả. Thành công của hình thức FFS đã được đánh giá trước tiên là nhờ vào sự hăng hái của các huấn luyện viên và nông dân đã hết sức nổ lực và sự mong muốn tham gia tiếp tục các FFS khác nữa của họ. Mặc dù giáo trình in ấn cần được cải thiện nhưng thực sự nó đã có một giá trị rất căn bản hổ trợ cho giáo trình in ấn trong dự án này. Dự án này đã đặt trọng tâm vào các tiểu nông hơn so với dự án trước đó. Một số lượng lớn huấn luyện viên (120) và nông dân (2300) đã được huấn luyện và chúng ta tin rằng con số được huấn luyện này đủ sức làm ngòi nổ để kích cho các hoạt động quản lý dịch hại tổng hợp trong cộng đồng nơi mà các FFS đã được mở ra. Đã có một thay đổi lớn trong phương pháp điều hành dự án thứ 2 so với dự án CARD trước đó. Dự án trước được điều hành chủ yếu từ phía Úc và những ấn phẩm được viết chủ yếu cũng bởi các nhà khoa học Úc. Tuy nhiên, dự án này được điều hành bởi các cộng sự viên Việt Nam và vai trò của nhóm UWS (thay đổi một cách có ý nghĩa so với dự án trước) là điều phối hổ trợ, giúp cho mọi việc được thuận lợi hơn. Nội dung huấn luyện đã được thay đổi một cách có ý nghĩa hơn rằng là không phải chỉ còn dựa trên cơ sở quản lý dịch hại tổng hợp, mà là dựa trên nền tảng quản lý mùa vụ. Tất cả những ấn phẩm (2 quyển sách và 1 bộ áp phích giảng dạy) đã được viết bởi những người Việt Nam dưới sự trợ giúp của nhóm người Úc. 3 Đánh giá tác động của dự án đã trở thành một phần quan trọng của dự án hiện tại này. Cái quan trọng trước tiên là khảo sát Kiến thức, Quan điểm và Thực tiễn của người nông dân trước và sau khi có sự tác động của dự án. Hầu như tất cả nông dân (hơn 2000) tham dự ở các FFS đều trải qua cuộc khảo sát. Thông qua việc thực hiện dự án và nhóm thực hiện dự án đã hiểu biết thêm được nhiều hơn về tác động của dự án thông qua việc khảo sát Kiến thức Quan điểm và Thực tiễn (KAP). Các FFS đã được triễn khai tại 2 xã của mỗi tỉnh. Các nội dung nghiên cứu cơ bản bao gồm: trồng cây, cắt tỉa, bón phân, quản lý đọt non và thu hoạch, kỹ thuật tưới tiêu, quản lý dịch hại và bệnh và đánh giá thu nhập thực của mỗi ha. Các cuộc phỏng vấn cũng đã được thực hiện với các đại lý cung cấp thuốc BVTV (Xem phụ lục XXX). Các cuộc phỏng vấn cũng đã được thực hiện vào giữa các khoá học với ít nhất 5 thành viên của mỗi FFS của mỗi tỉnh. Những đánh giá thêm này đảm bảo cho kết quả đánh giá một cách chính xác hơn, nhưng hoàn toàn không có ngân sách trong dự án cho việc làm thêm này mà việc này chỉ có thể thực hiện được là do sự nhiệt tình của các đối tác phía Việt Nam đối với dự án và đã thực hiện tất cả các cuộc phỏng vấn mà không có chi phí nào thêm. Tất cả những thành viên chủ chốt trong dự án (ngoài những người nông dân ra) đều hoàn tất một cuộc khảo sát và 3 người quản lý dự án chính đã viết ra những điều nhận xét của họ về kết quả tác động của dự án. Kết quả được trình bày rất cụ thể về tác động có lợi của dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường. Những lợi ích về kinh tế cũng đã được so sánh với chi phí đầu tư cho FFS. 1.1.2 Vật liệu và phương pháp Phương pháp đánh giá tác động của FFS thì vẫn còn đang phát triển cũng như chưa có được định hình một cách thống nhất (van den Berg and Jiggins 2007). Tuy nhiên nhìn chung rằng đánh giá tác động của FFS là một công việc rất phức tạp bởi vì tính đa dạng của những tham số và phối cảnh khác nhau của các đối tác (van den Berg and Jiggins 2007). Những đánh giá tác động được trình bày trong báo cáo này và phương pháp đã sử dụng dựa trên những đánh giá tác động đã được thực hiện bởi những người đã thực hiện trước đây, bao gồm tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Những đánh gía bao gồm sự tự đánh giá bởi những người nông dân và sự tự đánh giá bởi những đối tác trong dự án để đảm bảo rằng những tham số đã đánh giá mà đã đưa ra để đánh giá này thì đáng tin cậy nhất cho những đối tác. Một giới hạn của phương pháp này là nó có thể bị lệch lạc theo hướng chủ quan và nói phóng đại về những lợi ích của FFS. Tuy nhiên, sự giới hạn này đã được hạn chế đến mức thấp nhất bằng việc sử dụng một số lượng lớn các mẫu khảo sát và phép đạc tam giác gồm: những cuộc khảo sát, những cuộc phỏng vấn giữa khoá và những quan sát thực tế trên đồng ruộng. Kết quả được đánh giá bằng việc so sánh dọc (ví dụ như sự so sánh trước và sau khi huấn luyện). Theo kiểu đánh giá này thì cũng có một giới hạn của nó đó là những tác động của các FFS đôi khi bị biến động theo thời gian chẳn hạn như sự khác nhau về năng suất và giá cả thị trường biến động từ năm này đến năm khác. Dù vậy việc nghiên cứu tác động đã được thực hiện ở những vùng khác nhau, trong nhiều tỉnh (9) và trên những chủng loại cây có múi khác nhau (cam, quýt và bưởi) để giảm ảnh hưởng biến động của thời gian. Tuy nhiên thật là tiếc rằng việc kết hợp so sánh theo chiều dọc và chiều ngang đã không thể thực hiện được vì quả thực chúng tôi không đủ kinh phí. Trong đánh giá tác động này chúng tôi đã không so sánh trực tiếp những kết qủa phỏng vấn với những kết quả điều tra cơ bản đã trình bày trong những báo cáo mốc thời gian 4 và 6. Tuy nhiên, kết quả điều tra cơ bản đã là một kinh nghiệm rất quan trọng cho cả hai điều phối viên dự án phía Úc và Việt Nam từ đó giúp chúng tôi hiểu được nhiều hơn về những gì mà người nông dân trồng cây có múi ở những vùng khác nhau của Việt Nam cần và để loại bớt nhiều khái niệm mà đã được tập hợp trong đề cương dự án mà chúng tôi không thể thực hiện. 4 Dù kết quả những nghiên cứu cơ bản đã cho chúng tôi một cái nhìn tổng quát thực hợp lý về thực tiễn sản xuất cây có múi ở 12 tỉnh qua số lượng nông dân được phỏng vấn nhưng thực sự số lượng mẫu đánh gía đó cũng còn rất nhỏ trong đánh giá tác động của dự án, vì thế sự so sánh trực tiếp của số liệu thì không thích đáng. 1.1.2.1 Khảo sát và phân tích Kiến Thức Quan điểm và Thực tiễn Một cuộc khảo sát KAP (Kiến thức, quan điểm, và thực tiễn ) đã được thực hiện với tất các các học viên tham dự FFS. Khảo sát trước khi tham gia chương trình được thực hiện ngay khi khai mạc FFS và khảo sát sau khi tham dự chương trình được tiến hành trong buổi họp mặt cuối cùng của FFS. Những bảng khảo sát được in ra và được các huấn luyện viên phát cho các tham dự viên FFS, các huấn luyện viên sẽ đọc và giải thích mỗi câu hỏi và cho nông dân có thời gian để viết ra những quan điểm cá nhân của mình. Khi khảo sát xong thì các huấn luyện viên sẽ thu lại các bài khảo sát ấy và gửi trở về Trung tâm BVTV phía Nam để phân tích. Tất cả các câu trả lời được mã hoá và nhập số liệu vào trong chương trình Excel của máy tính và sử dụng SPSS để phân tích (V11.5). Các khảo sát này được thực hiện với tất cả nông dân tham gia FFS của 8 tỉnh ĐBSCL ở cả 2 năm 2005 và 2006 và từ 4 tỉnh trong năm 2005 và 3 tỉnh duyên hải miền Trung trong năm 2006. Tất cả những số liệu này được tính toán gộp chung theo vùng (ĐBSCL và Duyên hải miền Trung). Những câu hỏi khảo sát được trình bày trong phụ lục 1. 1.1.2.2 Đánh giá những tác động của dự án đến kinh tế, xã hội và môi trường qua kết quả phỏng vấn Vì cây có múi là loại cây lâu năm với mùa vụ kéo dài trong năm nên không thể ước lượng những ảnh hưởng của FFS trong khoảng thời gian của lớp FFS. Bởi vậy những ảnh hưởng của kinh tế, xã hội và môi trường được ước lượng một năm sau khi hoàn thành lớp FFS bằng cách sử dụng một biểu mẫu chung để phỏng vấn từng nông dân riêng lẻ.Việc phỏng vấn được kiểm soát thông qua 1 người dịch với ích nhất là 5 nông dân mỗi tỉnh, người dịch này đã tham gia FFS một năm sau khi hoàn thành khoá huấn luyện. Biểu mẫu để phỏng vấn chung này có thể giúp cho nông dân nhận ra những thay đổi trong kỹ thuật canh tác của họ, những ảnh hưởng kinh tế chính yếu, những sự thay đổi môi trường của họ và để diễn tả ảnh hưởng của FFS đến đời sống gia đình và mối quan hệ cộng đồng của họ. Những lưu ý được ghi nhận dưới những dạng chính sau: sự thay đổi trong canh tác, những tác động về kinh tế, những tác động về xã hội, và những tác động về môi trường. Việc đòi hỏi những người được điều tra phải chứng minh bằng những sổ ghi chép thực hành trong trang trại khi có thể. Tuy nhiên những người được điều tra thường không có giữ sổ chi chép và đã báo cáo bằng nhận thức của họ. Những ghi chép của người được điều tra được ghi nhận lại khi họ đưa ra sổ ghi chép của mình. Ở mỗi xã được tham quan, nhóm nông dân cũng được điều tra để xác định thái độ của họ đối với việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều tra nhóm gồm có 7 câu hỏi và được hướng dẫn bằng cách đọc từng câu hỏi và yêu cầu giơ tay trả lời 1 trong 3 đáp án (không đúng, có lẻ đúng, hoàn toàn đúng). Những nông dân được yêu cầu để chọn câu trả lời tiêu biểu nhất theo thái độ của họ, và số lượng nông dân lựa chọn câu trả lời cho mỗi câu hỏi được ghi nhận lại. 1.1.2.3 Phân tích so sánh lợi nhuận từ việc sản xuất cây có múi và kinh phí của FFS 1.1.2.4 Khảo sát những lợi nhuận chính Những cán bộ then chốt từ những tổ chức lớn tham gia vào dự án cũng đòi hỏi phải hoàn thành khảo sát về những ấn tượng của họ đối với những ảnh hưởng của dự án. Việc khảo sát 5 được gởi bằng thư điện tử đến người được điều tra bao gồm 2 phần mà 2 phần này phải được hoàn thành cũng bằng thư điện tử. Phần 1 gồm 6 câu hỏi đòi hỏi câu trả lời được viết ra (phụ lục 2) và phần 2 gồm 5 câu hỏi đỏi hỏi người trả lời trình bày nhận thức về những quan điểm của họ đối với những tác động, mối liên hệ và sự xác nhận theo mức độ từ thấp đến cao bằng cách đánh dấu X trên hàng cho mỗi câu hỏi (Phụ lục 3). 1.1.2.5 Những nhận xét của những người quản lí dự án Những người quản lý dự án có hiệu quả là người phải có được cả về năng lực làm việc tốt ở mọi lĩnh vực và vừa phải có tầm nhìn rộng để điều khiển toàn bộ dự án. Để nắm bắt và chuẩn bị tư liệu đáp ứng một số kiến thức có liên quan này, 3 người quản lí dự án được yêu cầu ghi lại những nhận xét và cảm tưởng của họ đối với những tác động của dự án. 5 câu hỏi sau đây đã được đưa ra để thống nhất trong cơ cấu các câu trả lời của họ. 1. Bạn thấy những thay đổi chính gì trong thực tiễn? 2. Những tác động chính về kinh tế là gì? 3. Những tác động chính về xã hội là gì? 4. Những tác động chính môi trường là cái gì? 5. Bạn có thấy cái gì là sự trở ngại chính đối với FFS để có được một tác động lớn hơn mà bạn quan sát được? 1.1.3 Kết quả và thảo luận 1.1.3.1 Điều tra và phân tích Kiến thức Thái độ và Thực tiễn (KAP) Những người tham dự lớp FFS ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang và Sóc Trăng đã được điều tra vào năm 2005 và 2006. Tổng cộng có 1061 kết quả khảo sát trước và sau tham dự FFS đã được phân tích từ 530 nông dân trong năm 2005 và 2181 khảo sát trước và sau đã được phân tích từ 1059 nông dân ở năm 2006. Ở miền Trung những tham dự viên FFS đã được khảo sát gồm các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Nam và Nghệ An trong năm 2005 và tổng cộng có 360 khảo sát trước và sau đã được phân tích từ 180 nông dân. Năm 2006 những người tham dự viên các tỉnh Khánh Hoà, Bình Định và Nghệ An đã được khảo sát với tổng cộng gồm 600 phiếu khảo sát trước và sau khi tham dự FFS đã được phân tích từ từ 300 nông dân. Tuổi trung bình của những nông dân được điều tra là 44 tuổi ở ĐBSCL và 45 tuổi ở miền Trung. Trình độ học vấn trung bình ở miền Trung là lớp 9 và lớp 8 ở ĐBSCL. Người trồng cây có múi ở ĐBSCL có nhiều kinh nghiệm trong việc trồng cây có múi trung bình là 7 năm kinh nghiệm so với nông dân miền trung là 5.3 năm kinh nghiệm. Phần lớn nông dân ở cả 2 miền đều là thành viên thuộc hội nông dân với tỷ lệ lần lượt là 58% và 63% ở miền Trung và ĐBSCL. Ở ĐBSCL 2.1% nông dân tham gia hợp tác xã và 2.3% nông dân khác là thành viên của câu lạc bộ khuyến nông. Ở miền Trung 1.4% nông dân là thành viên của HTX và 1% nông dân là thành viên của câu lạc bộ khuyến nông. Phần lớn những nông dân được điều tra có TV (94.2% ở ĐBSCL và 88.7% miền Trung ) trong khi không đến một nữa nông dân có điện thoại (37.7% ở ĐBSCL và 40.6% ở miền Trung) và chỉ một tỷ lệ nhỏ có 1 máy vi tính (4.6% ở ĐBSCL và 6.2% miền Trung). Ở ĐBSCL loại cây có múi chiếm ưu thế là bưởi (34.9%) theo sau là cam (32.7%), quýt (22.5%) và chanh (9.9%). Ở ĐBSCL người ta đã xếp một giống cây có múi mà có tên gọi thông thường là “Cam Sành” vào trong nhóm cam theo như số liệu đã được đánh giá như 6 trên. Nhưng thực ra “Cam sành” xét về các đặc tính thực vật học thì nó thuộc về nhóm quýt. Nếu cam sành mà được xếp chung với nhóm Quýt Tiều thì chúng sẽ là nhóm cây có múi chiếm ưu thế ở ĐBSCL tiếp theo sau là cây bưởi. Ở miền Trung, cam là loại cây có múi được nông dân trồng chiếm ưu thế (41.0%) kế đến là cây chanh (24.4%), bưởi (23.8%) và quýt (10.8%). Trung bình tuổi cây ở ĐBSCL là 4.25 năm trong khi ở miền Trung là 5.2 năm. Mật độ cây có sự khác biệt cao một cách có ý nghĩa giữa ĐBSCL so với miền Trung. Ở ĐBSCL quýt và cam được trồng với mật độ trung bình là 1600 cây/ha (2.5 x 2.5) và bưởi với mật độ là 493 cây/ha (4.5 x 4.5). Ở miền Trung cây quýt được trồng với mật độ trung bình là 714 cây/ha (3.5 x 4), cam ở mật độ là 550 cây/ha (4 x 4.5) và bưởi 330 cây/ha (5.5 x 5.5). Ở ĐBSCL vật liệu giống cây trồng được sản xuất bởi chính người nông dân là phổ biến nhất (46.1%) hoặc có nguồn gốc từ hàng xóm (16.3%) tổng cộng là 62.4%. Chỉ 8.7% người trả lời đã trồng cây giống được xác nhận có nguồn gốc từ các Viện hoặc những vườn ươm được quản lý của nhà nước (Trung Tâm giống) (5.3%) và vườn ươm tư nhân (3.4%). Hơn 1/4 số người trả lời là không biết nguồn gốc (28.9%). Những nông dân không biết nguồn gốc cây trồng có thể mua trên ghe của thương buôn mà những người này chạy ghe trên sông để bán giống cây cho các nông dân ở những huyện và những tỉnh khác. Ở miền Trung đa số giống cây trồng đều được mua từ các Viện hoặc vườn ươm của nhà nước (Trung tâm giống) (20.5%) và vườn ươm tư nhân (16.7%) tổng cộng gồm 37.2%. Các nông dân đã tự sản xuất giống cây trồng chiếm 26.5% và 14.9% mua từ hàng xóm tổng cộng gồm 41.4%. Còn lại 21.4% người trả lời không biết nguồn gốc giống cây trồng. Cả hai miền đều sử dụng phân hoá học rất cao, 95% nông dân ở ĐBSCL và 88% ở miền Trung. Việc sử dụng phân hữu cơ ở miền Trung cao hơn chiếm 91% so với 60% ở ĐBSCL. Việc sử dụng phân bón lá cao hơn ở ĐBSCL chiếm 51% và ở miền Trung chỉ có 24% người trả lời đã sử dụng phân bón lá. Số lần phun thuốc BVTV trung bình mỗi năm ở ĐBSCL lúc mới bắt đầu FFS năm 2005 là 7 lần và giảm xuống còn 6.5 lần sau khi lớp FFS hoàn tất. Năm 2006 số lần phun thuốc trước FFS là 7.7 lần và sau khi lớp FFS hoàn tất số lần phun thuốc giảm còn 6 lần. Ở miền Trung năm 2005 số lần phun thuốc trung bình là 3.3 trước lớp FFS và tăng lên 4 lần khi sau khi FFS hoàn thành, trong khi năm 2006 ở số lần phun thuốc trung bình ở miền Trung là 5 lần trước lớp FFS và giảm xuống 4 lần sau lớp FFS. Sự thay đổi số lần phun thuốc từ 2005 đến 2006 ở miền Trung xảy ra là do ở tỉnh Quảng Nam có số lần phun thuốc rất thấp, không được tính trong điều tra năm 2006. Nhìn chung số lần phun thuốc ở mỗi mùa vụ không cao và thực sự không hy vọng rằng nó có thể được giảm hơn nữa vì căn cứ vào việc tính toán số đợt chồi của mỗi năm và tình hình sâu bệnh phức tạp của Việt Nam. Tuy nhiên, số lần phun thuốc ở tỉnh Đồng Tháp cao hơn những nơi khác với 20 lần/năm thì không có gì lạ, nhưng sau FFS số lần phun thuốc giảm xuống còn 12 - 15 lần mỗi năm. Số nông dân sử dụng dầu khóang thì tăng từ 38% trước FFS đến 52.2% sau lớp FFS ở ĐBSCL và từ 16.6% trước FFS đến 61.1% sau FFS ở miền Trung. Điều đó chứng tỏ có sự chuyển từ thuốc BVTV mang tính phá huỷ môi trường sang các loại thuốc BVTV có thể chịu đựng hơn. Khuynh hướng của sự thay đổi đó chuyển từ việc sử dụng thuốc BVTV có tính phá hủy môi trường sang thuốc BVTV thế hệ mới ít phá hủy môi trường hơn sẽ gia tăng trong tương lai khi giá của thuốc BVTV mới được giảm xuống. Việc phun thuốc hầu hết được thực hiện bằng bình đeo vai cho cả hai miền với 73.6% người trả lời ở ĐBS
Luận văn liên quan