Báo cáo Phân tích tài chính Công ty sữa Vinamilk

♦ Nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp: (1) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả thực trạng về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là thời điểm kết thúc một niên độ kế toán). (2) Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một quý hoặc năm). Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài chính khác như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả kinh doanh…

doc18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8635 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phân tích tài chính Công ty sữa Vinamilk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý thuyết ♦ Nguồn thông tin phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp: (1) Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả thực trạng về tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là thời điểm kết thúc một niên độ kế toán). (2) Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định (thường là một quý hoặc năm). Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài chính khác như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả kinh doanh… ♦ Phan tich cac chi so: 3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn Hệ số nợ  =  Tổng nợ phải trả Tổng nguồn vốn  (5)        Hệ số Tự tài trợ  =  Tổng vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn  (6)   Tỉ trọng vốn cố định  =  Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng tài sản  (7)   Tỉ trọng vốn lưu định  =  Giá trị TSLĐ và ĐTNH Tổng tài sản  (8)   Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp = Vốn chủ sở hữu (Vcsh) + Nợ dài hạn (Nợdh) VLĐ thường xuyên = Vcsh + Nợdh - Giá trị còn lại của TSCĐ (VCĐ) Vốn lưu động thuần = TSLĐ và ĐTNH - Tổng nợ ngắn hạn (Net working capital) 3.2 Phân tích khả năng thanh toán Hệ số thanh toán chung  =  Tổng giá trị tài sản Tổng nợ  (1)   Hệ số thanh toán Nợ dài hạn  =  Giá trị TSCĐ và ĐTDH Tổng nợ dài hạn  (2)   Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn  =  Giá trị TSLĐ và ĐTNH Tổng nợ ngắn hạn  (3)   Hệ số thanh toán nhanh nợ ngắn hạn  =  TSLĐ và ĐTNH – hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn  (4)   3.3 Phân tích khả năng hoạt động Vòng quay hàng tồn kho  =  Giá vốn hàng bán Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân  (10)   Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho  =  Giá trị hàng hóa tồn kho bình quân Giá trị hàng bán bình quân 1 ngày  (11)   Vòng quay Các khoản phải thu  =  Doanh thu bán chịu trong kì Phải thu bình quân  (12)   Kỳ thu tiền bình quân  =  Phải thu bình quân Doanh thu bán chịu bquân 1 ngày  (13)   Kỳ thanh toán (phải trả) bình quân  =  Phải trả bình quân Doanh thu mua chịu bquân 1 ngày  (14)   Vòng quay vốn lưu động  =  Doanh thu thuần VLĐ bình quân  (15)   3.4 Phân tích hệ số sinh lời và thu nhập Chỉ số lợi nhuận/ doanh thu (doanh lợi)  =  Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần  (16)   Chỉ số lợi nhuận/ tài sản (ROA)  =  Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn bình quân  (17)   Chỉ số lợi nhuận/ vốn CSH (ROE)  =  Lợi nhuận sau thuế Tổng vốn CSH bình quân  (18)   Thu nhập ròng một cổ phiếu thường (EPS)  =  Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành  (19)   Tài sản ròng một cổ phiếu thường (NAV)  =  Tổng tài sản - Tổng nợ - Tổng mệnh giá CPUĐ Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành  (20)   Cổ tức một cổ phiếu thường (DPS/ DIV)  =  Thu nhập ròng - Cổ tức CPUĐ - Thu nhập giữ lại Tổng khối lượng cổ phiếu thường đang lưu hành  (21)   Hệ số chi trả cổ tức (DPS/ EPS)  =  Tổng cổ tức đem chia cho cổ phiếu thường Lợi nhuận ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi  (22)   Suất cổ tức hiện hành  =  Cổ tức 1 cổ phiếu thường (DPS) Thị giá cổ phiếu thường  (23)   3.5 Phân tích giá trị thị trường của tổ chức phát hành và niêm yết chứng khoán Hệ số thu nhập giữ lại (b)  =  1 - hệ số chi trả cổ tức  (24)   Hệ số giá / thu nhập (P/E)  =  Thị giá cổ phiếu (market price - Pm) Thu nhập ròng của một cổ phiếu (EPS)  (25)   Chỉ số thị giá / thư giá (M/B)  =  Thị giá cổ phiếu (marke price - Pm) __________________ Giá trị sổ sách 1 CP thường (book value)  (26)   Tốc độ tăng trưởng (growth rate)  =  Tỉ lệ thu nhập giữ lại (b) x ROE  (27)   3.6 Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính ROA  =  Tỷ suất doanh lợi doanh thu  x  Vòng quay tổng vốn kinh doanh   ROE  =  Tỷ suất doanh lợi doanh thu  x  Vòng quay tổng vốn kinh doanh  x  1         1 - Hệ số nợ   II. Phân tích tình hình tài chính của công ty Vinamilk 1. Giới thiệu chung 1.1Sơ lược về công ty cổ phần sữa VINAMILK Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường. Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007. Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn người tiêu dùng. Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ. Lịch sử hình thành và phát triển Các sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của Công ty như sau: 1976 : Tiền thân là Công ty Sữa, Café Miền Nam, trực thuộc Tổng Công ty Lương Thực, với 6 đơn vị trực thuộc là Nhà máy sữa Thống Nhất, Nhà máy sữa Trường Thọ, Nhà máy sữa Dielac, Nhà máy Café Biên Hòa, Nhà máy Bột Bích Chi và Lubico. 1978 : Công ty được chuyển cho Bộ Công Nghiệp thực phẩm quản lý và Công ty được đổi tên thành Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I. 1988 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng trẻ em tại Việt Nam. 1991 : Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua ăn tại thị trường Việt Nam. 1992 : Xí Nghiệp Liên hợp Sữa Café và Bánh Kẹo I được chính thức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam và thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ Công Nhiệp Nhẹ. Công ty bắt đầu tập trung vào sản xuất và gia công các sản phẩm sữa. 1994 : Nhà máy sữa Hà Nội được xây dựng tại Hà Nội. Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam. 1996 : Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam. 2000 : Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại : 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh. 2003 : Chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần vào tháng 12 năm 2003 và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam cho phù hợp với hình thức hoạt động của Công ty. 2004 : Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ đồng. 2005 : Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An. * Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007. 2006 : Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty. * Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe. * Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400 con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm. 2007 : Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa. Tầm nhìn “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ Sứ mệnh “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội” Sản phẩm ( VINAMILK: Sữa tươi; Sữa chua ăn; Sữa chua uống; Sữa chua men sống; Kem; Phô mai. ( DIELAC: Dành cho bà mẹ; Dành cho trẻ em; Dành cho người lớn. ( RIDIELAC: Dành cho trẻ em ( V-FRESH: Sữa đậu nành; Nước ép trái cây; Smoothie; Trà các loại. ( SỮA ĐẶC: Ông thọ; Ngôi sao Phương Nam. 2. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Phân tích tình hình hoạt động của công ty Trong năm 2008, nền kinh tế Việt Nam và Thế giới chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, không ít các công ty đã phải phá sản. Tuy nhiên công ty Vinamilk vẫn tăng trưởng và phát triển với một tốc độ cao. Tổng doanh thu tăng trưởng 25,5% và lợi nhuận trước thuế tăng 43,5%, doanh thu nội địa tăng 19,4%, doanh thu xuất khẩu tăng 79,7% so với năm 2007. Thương hiệu Vinamilk ngày càng khẳng định là biểu tượng niềm tin số một về sản phẩm dinh dưỡng và sức khoẻ phục vụ cuộc sống con người. Vinamilk tiếp tục dẫn đầu thị trường, nắm giữ 37% thị trường sữa Việt Nam. Trong năm 2009 mặc dù nền kinh tế thế giới đã vượt qua cuộc khủng hoảng nhưng sức tiêu dùng của thị trường chậm, công ty Vinamilk cũng chịu ảnh hưởng nhưng doanh thu vẫn tăng 29%, doanh thu nội địa tăng 35% và doanh thu xuất khẩu giảm nhẹ 0,8% so với năm 2008. Lần đầu tiên Vinamilk đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. 2.2 Phân các chỉ tiêu tài chính năm 2008, 2009 2.2.1 Các tỷ số thanh khoản 2.2.1.1 Tỷ số thanh toán hiện thời Tỷ số thanh toán hiện thời = Năm 2008 Tỷ số thanh toán hiện thời = = 3,34 Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2008 được đảm bảo bằng 3,34 đồng tài sản lưu động. Tỷ số thanh toán hiện thời của công ty rất cao, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động là rất cao. Với số liệu này nếu công ty có nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh thì đây là doanh nghiệp lý tưởng để các ngân hàng cho vay. Năm 2009 Tỷ số thanh toán hiện thời = =3,05 Nhận xét: 1 đồng nợ ngắn hạn trong năm 2009 được đảm bảo bằng 3,05 đồng tài sản lưu động . Với tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn bằng các tài sản lưu động là rất cao. Nếu công ty Vinamilk có vay để mở rộng quy mô sản xuất thì đây là khách hàng có khả năng trả nợ cao bắng tài sản lưu động. ( Số liệu thanh toán hiện thời cuối năm giảm so với đầu năm (2009 so với 2008) 0,29 hay 29% nhưng trong cả 2 năm tỷ suất này đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy , do đó sự giảm ở trên không đáng kể, có thể đánh giá tình hình tài chính của công ty là khả quan, công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Qua tỷ số trên còn cho ta thấy được trong năm 2009, công ty Vinamilk đã sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn năm 2008 là 638.200.980.600 đồng. Công ty sử dụng các khoản nợ ngắn hạn nhiều hơn để đầu tư sản xuất kinh doanh. Tài sản lưu động của công ty cũng tăng so với năm 2008 nhưng ít hơn các khoản nợ ngắn hạn của công ty làm cho tỷ số thanh toán hiện thời giảm so với năm 2008. Tuy nhiên phân tích tỷ số này còn hạn chế, chưa đánh giá chính xác khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vì trong tài sản lưu động có giá trị hàng tồn kho, chuyển đổi thành tiền chậm. 2.2.1.2 Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động- giá trị hàng tồn kho) / Các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2008 Tỷ số thanh toán nhanh = = 1,48 Nhận xét: Tỷ số >1. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,48 đồng. Như vậy công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng. Năm 2009 Tỷ số thanh toán nhanh = = 2,24 Nhận xét: Lớn hơn 1. 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2,24 đồng. Như vậy công ty có khả năng thanh toán ngắn hạn tốt, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho khách hàng. ( Năm 2009 có khả năng thanh toán nhanh cao hơn so với năm 2008 là 0,76 hay 76%,Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cao. Việc loại giá trị hàng tồn kho của công ty ra khỏi khả năng thanh toán bằng tài sản lưu động, làm cho khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn giảm so với tỷ số tỷ số hiện thời của công ty Vinamilk nhưng nó đã phản ánh đúng thực chất khả năng thanh toán nhanh bằng tài sản lưu động. Điều này giúp cho công ty tăng uy tín về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn một cách nhanh chóng. Do giá trị hàng tồn kho chiếm trong tài sản lưu động trong năm 2009 thấp hơn năm 2008 là 474.585.792.400 đồng, làm cho khả năng thanh toán nhanh cao hơn năm 2008 ( Đánh giá: Khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động là rất cao. Mặc dù năm 2009 khả năng thanh khoản giảm so với năm 2008 nhưng khả năng thanh toán nhanh của công ty Vinamilk là rất cao. Đảm bảo việc chi trả các khoản nợ phải thanh toán ngay. Với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh khoản đứng góc độ ngân hàng sẽ sắn sàng chấp nhận các khoản tín dụng, đứng góc độ các đối tác kinh doanh thì sẵn sang ký kết hợp đồng với công ty vì uy tín trả nợ của công ty trong ngắn hạn là rất cao. Chính vì vậy làm cho công ty Vinamilk sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh, thu nhiều lợi nhuận hơn. Các tỷ số hiệu quả hoạt động 2.2.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm)/2 Năm 2008 Vòng quay hàng tồn kho = = 3,27 Nhận xét: Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Trong năm 2008 có vòng quay hàng tồn kho khá nhanh là 3,27 vòng/ năm. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí, giảm hao hụt về vốn và tồn đọng. Năm 2009 Vòng quay hàng tồn kho = = 4,46 Nhận xét: Phản ánh khả năng quản lý hàng tồn kho tốt. Trong năm 2009 có vòng quay hàng tồn kho khá nhanh là 4,46 vòng/ năm. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí, giảm hao hụt về vốn và tồn đọng. Trong năm 2009 tốc độ vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn năm 2008 là 1,19 hay 119%, điều này phản ánh việc quản lý hàng tồn kho của công ty trong năm 2009 có hiệu quả hơn. Cả 2 năm đều có vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và năm sau cao hơn năm trước đồng thời giảm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Giá trị hàng tồn kho trong năm 2009 ít hơn năm 2008 là 207.308.171.300 đồng và giá vốn hàng bán tăng 1.136.909.224.000 đồng, hiệu quả kinh doanh của công ty tăng cao, hàng tồn kho giảm rất nhiều, giảm được rất nhiều chi phí, tăng doanh thu hàng bán tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn. 2.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = các khoản phải thu bình quân/ doanh thu bình quân 1 ngày Các khoản phải thu bình quân = (Tổng các khoản phải thu đầu năm + Tổng các khoản phải thu cuối năm)/2 Doanh thu bình quân 1 ngày = Doanh thu hàng năm/ 360. Năm 2008 Kỳ thu tiền bình quân = =29,89 Nhận xét: Tỷ số phản ánh công ty bán chịu rất nhiều, có nhiều khoản phải thu. Doanh thu bình quân 1 ngày của công ty rất cao, hiệu quả kinh doanh tốt. Mặc dù có nhiều khoản phải thu: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác… nhưng công ty quản lý nợ rất tốt, trong vòng 30 ngày công ty có thể thu hồi được các khoản phải thu. Năm 2009 Kỳ thu tiền bình quân = = 25,16 Nhận xét: Trong năm 2009 các khoản phải thu của công ty nhiều hơn so với năm 2008, doanh thu bình quân 1 ngày cũng tăng. Hiệu quả quản lý các khoản nợ phải thu cao hơn năm trước, thời gian thu hồi các khoản phải thu là thấp hơn 5 ngày. 2.2.2.3 Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản cố định ròng bình quân. Tổng tài sản cố định ròng bình quân = (Tổng giá trị tài sản cố định ròng đầu năm +Tổng giá trị tài sản cố định ròng cuối năm)/2. Năm 2008 Vòng quay tài sản cố định = = 4,12 Nhận xét: Trong năm 2008: 1 đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được 4,12 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty tốt, tạo ra được nhiều doanh thu. Vòng quay tài sản cố định tương đối lớn, chính vì vậy mà nó đẩy nhanh quá trình sản xuất (công ty Vinamilk sử dụng công nghệ tiên tiến), từ đó cho thấy sản phẩm tạo ra nhiều, có chất lượng tốt, tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất giúp cho công ty thu được nhiều lợi nhuận. Năm 2009 Vòng quay tài sản cố định = = 5,16 Nhận xét: Trong năm 2009: 1 đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được 5,16 đồng doanh thu thuần. Năm 2009: 1 đồng giá trị tài sản cố định tạo ra doanh thu thuần nhiều hơn năm 2008 là 1,04 đồng hay 104%. Phân tích số liệu cho thấy tài sản cố định tham gia vào sản xuất trong năm 2009 cao hơn năm 2008, giá trị tài sản ròng tham gia sản xuất cũng tăng, vòng quay tài sản cố định nhanh hơn. Chính vì vậy mà sản phẩm tạo ra nhiều hơn, doanh thu nhiều hơn. 2.2.2.4 Vòng quay tổng tài sản Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng giá trị tài sản bình quân Tổng giá trị tài sản bình quân = (Tổng giá trị tài sản đầu năm + Tổng giá trị tài sản cuối năm)/2 Năm 2008 Vòng quay tổng tài sản = = 1,46 Nhận xét: 1 đồng tài sản bỏ ra tạo được 1,46 đồng doanh thu thuần. Giá trị tài sản bình quân của công ty tham gia vào sản xuất lớn, hiệu quả tham gia hoạt động sản xuất cao, tạo ra lượng doanh thu lớn. Năm 2009 Vòng quay tổng tài sản = = 1,48 Nhận xét: 1 đồng tài sản bỏ ra tạo được 1,48 đồng doanh thu thuần. Việc sử dụng toàn bộ tài sản của công ty rất có hiệu quả. Năm 2009 1 đồng tài sản tạo ra được nhiều doanh thu thuần hơn so với năm 2008 là 0,02 hay 2%. Giá trị tài sản bình quân tham gia vào sản xuất trong năm 2009 so với năm 2008 tăng 2.189.096.033.000 đồng. Giá trị toàn bộ tài sản của công ty được tăng lên rất cao, cho thấy công ty ngày càng mở rộng quy mô sản xuất. Và cũng chính vì lượng tài sản tham gia sản xuất lớn nên doanh thu của công ty cao. Tất cả các nguồn hình thành nên tài sản của công ty trong năm 2009 đều tăng hơn so với năm 2008. ( Đánh giá: Các tỷ số đã phản ánh được hoạt động kinh doanh của công ty là rất hiệu quả, việc quản lý các nguồn phải thu tốt, giá trị tài sản của công ty tăng lên, tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh có chất lượng cao với công nghệ hiện đại…vì vậy mà doanh thu của công ty rất đáng kể, tăng rất nhanh. Với những khó khăn của nền kinh tế nhưng việc sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, nguồn nhân lực có trình độ cao, sự quản lý tốt giúp cho công ty Vinamilk lần đầu tiên đạt doanh thu trên 10.000 tỷ đồng, đóng góp ngân sách nhà nước trên 1.000 tỷ đồng. 2.2.3.Các tỷ số quản trị nợ 2.2.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản Tỷ số nợ = Tổng nợ phải trả/Tổng giá trị tài sản Nă
Luận văn liên quan