NỘI DUNG
1. Các báo cáo tài chính
2. Các tỷ số tài chính
3. Phương pháp đánh giá các tỷ số tài chính
4. Một số vấn đề gặp phải khi phân tích tỷ số tài chính
5. Lập và phân tích báo cáo dòng tiền
Sử dụng báo cáo tài chính của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) để minh họa cho nội dung của bài thuyết trình.
1. Các báo cáo tài chính
Một báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán:
- Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
- Báo cáo dòng tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
- Bản thuyết minh tài chính
18 trang |
Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 18952 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo PTTC - Phân tích tài chính của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
NỘI DUNG
1. Các báo cáo tài chính
2. Các tỷ số tài chính
3. Phương pháp đánh giá các tỷ số tài chính
4. Một số vấn đề gặp phải khi phân tích tỷ số tài chính
5. Lập và phân tích báo cáo dòng tiền
Sử dụng báo cáo tài chính của công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) để minh họa cho nội dung của bài thuyết trình.
1. Các báo cáo tài chính
Một báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán:
- Báo cáo thu nhập (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh)
- Báo cáo dòng tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ)
- Bản thuyết minh tài chính
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Năm
2006
2007
Năm
2006
2007
Tài sản
3563657
5425117
Nguồn vốn
3563657
5425117
Tài sản ngắn hạn
1950825
3172434
Nợ phải trả
827279.2
1073230
Tiền
156494.7
117819
Nợ ngắn hạn
738139
933357
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
307129.5
654485
Vay ngắn hạn
17883.36
9963
Đầu tư ngắn hạn
308829.5
654660
Nợ dài hạn đến hạn trả
0
0
Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
-1700
-175
Phải trả cho người bán
391162.1
621376
Các khoản phải thu
513263
654720
Người mua trả tiền trước
2349.75
5717
Phải thu của khách hàng
393897.9
505234
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
31909.76
35331
Trả trước cho người bán
83171.94
79847
Phải trả công nhân viên
30118.18
426
Phải thu nội bộ
41.43
0
Chi phí phải trả
125820.7
132466
Các khoản phải thu khác
38817.08
70390
Các khoản phải trả, phải nộp khác
138895.2
128078
Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
-2665.37
-751
Nợ dài hạn
86280.04
139873
Hàng tồn kho
918638.8
1669871
Phải trả dài hạn người bán
41235.44
81002
Hàng hóa tồn kho
933179.4
1681500
Phải trả dài hạn nội bộ
2700
26490
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-14540.6
-11629
Vay và nợ dài hạn
42344.6
32381
Tài sản ngắn hạn khác
55299.27
75539
Nợ khác
2860.19
0
Chi phí trả trước
22672.72
14282
Chi phí phải trả
2860.19
0
Các khoản thuế phải thu
31638.23
57209
Nguồn vốn chủ sở hữu
2736378
4315937
Tài sản ngắn hạn khác
988.32
4048
Nguồn vốn - Quỹ
2671388
4224315
Tài sản dài hạn
1612832
2252683
Vốn điều lệ
1590000
1752757
Các khoản phải thu dài hạn
860
762
Cổ phiếu quỹ
0
0
Phải thu dài hạn khác
860
762
Thặng dư vốn
54217.3
1064948
Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
0
0
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
Tài sản cố định
1071800
1646962
Chênh lệch tỷ giá
0
0
TSCĐ hữu hình
746660.9
1022646
Quỹ đầu tư phát triển
590409.1
744540
Nguyên giá
1573283
1963835
Quỹ dự phòng tài chính
93292.7
136313
Giá trị hao mòn lũy kế
-826622
-941189
Lợi nhuận chưa phân phối
343468.8
525757
TSCĐ vô hình
9141.32
20715
Nguồn kinh phí, quỹ khác
64989.86
91622
Nguyên giá
21504.2
38771
Quỹ Khen thưởng và phúc lợi
64989.86
91622
Giá trị hao mòn lũy kế
-12362.9
-18056
Phần hùn thiểu số
0
35950
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
315997.3
603601
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
422771.7
401018
Góp vốn liên doanh
131871.4
76132
Các khoản đầu tư dài hạn khác
290900.3
324886
Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
0
0
Tài sản dài hạn khác
117400.6
203941
Chi phí trả trước dài hạn
117295.6
195613
Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
0
8017
Tài sản dài hạn khác
105
311
BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP
Năm
2006
2007
Tổng doanh thu
6662923
6675031
Các khoản giảm trừ
43820.58
26838
Doanh thu thuần
6619102
6648193
Giá vốn hàng bán
5012632
4835772
Lợi nhuận gộp
1606470
1812421
Thu nhập hoạt động tài chính
75893.42
227327
Chi phí hoạt động tài chính
40002.1
25862
Trong đó: lãi vay phải trả
21192.37
0
Chi phí bán hàng
904852.9
974805
Chi phí quản lý doanh nghiệp
112888
204192
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
624620.8
834889
Thu nhập khác
114470.8
120492
Chi phí khác
2982.14
0
Lợi nhuận khác
111488.6
120492
Tổng lợi nhuận trước thuế
736109.5
955381
Thuế TNDN phải nộp
2884.33
-8017
Lợi nhuận sau thuế
733225.1
963398
Phần hùn thiểu số
0
-50
Lợi nhuận ròng
733225.1
963448
Cổ tức
0
0
Mệnh giá (đồng)
10000
10000
Nhân công
0
0
Đơn vị tính
0
0
BẢNG BÁO CÁO DÒNG TIỀN
Năm
2006
2007
Lưu chuyển tiền từ HĐKD
0
0
Lợi nhuận trước thuế
734469
955381
Điều chỉnh các khoản
0
0
Khấu hao
101225
130772
Dự phòng
16542
42696
Lãi, lỗ từ HĐĐT
-52586
-101378
Chi phí lãi vay
21192
11667
LN từ HĐKD trước thay đổi vốn lưu động
820842
1039138
Tăng, giảm các khoản phải thu
205551
-216909
Tăng, giảm hàng tồn kho
125446
-725346
Tăng giảm các khoản phải trả
-580520
411751
Tăng, giảm chi phi trả trước
4019
-69830
Tiền lãi vay đã trả
-21192
-50571
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
0
0
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
51139
78502
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
-105814
-153257
Từ hoạt động kinh doanh
499471
313478
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐĐT
0
0
Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và ĐH khác
-609510
-743965
Tiền thu thanh lý nhượng bán TSCĐ
0
2305
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
-1034414
-573051
Tiền thu đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
988046
193407
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và LN được chia
66475
105326
Từ hoạt động đầu tư
-589403
-1015978
Lưu chuyển tiền thuần từ HĐTC
0
0
Tiền thu phát hành cổ phiếu, nhân vốn góp
0
1219477
Tiền vay ngắn và dài nhận được
1051565
360000
Tiền chi trả nợ gốc vay
-1014011
-377883
Cổ tức, lợi nhuận trả cho chủ sở hữu
-290974
-538181
Từ hoạt động tài chính
-253420
663413
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
-343352
-39087
Tiền và tương đương tiền đầu tư
500312
156895
Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá
-65
11
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
156895
117819
2. Các tỷ số tài chính
2.1. Tỷ số thanh toán
2.1.1. Tỷ số thanh toán hiện hành Rc
Đo lường khả năng trả nợ của Cty, cho thấy có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ NH.
Như vậy, năm 2007, VNM có 3,39đ tài sản lưu động đảm bảo cho 1đ nợ đến hạn trả.
Trong khi đó, năm 2006, Rc= 2.642897.
=> Khả năng thanh toán nợ đến hạn của công ty tăng.
2.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Rq
Dựa trên tài sản có tính thanh khoản, cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty.
Năm 2007, 1đ nợ đến hạn của VNM được đảm bảo bằng 1,61đ tài sản có tính thanh khoản cao. Như vậy, dù HTK có bị ứ đọng thì VNM vẫn có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Rq năm 2007 cũng tăng so với năm 2006 (Rq= 1.398363).
2.2. Tỷ số hoạt động
2.2.1. Số vòng quay của các khoản phải thu
dùng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu.
Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng.
Tỷ số này còn có thể được thể hiện dưới dạng:
2 chỉ tiêu trên phụ thuộc chính sách bán chịu của công ty.
Cho thấy trong năm 2007, các khoản phải thu của VNM luân chuyển 13.16 lần.
Chỉ số này cho thấy bình quân 27.36 ngày, công ty mới thu được nợ.
Năm 2006, bình quân 21.42 ngày là công ty đã thu hồi được nợ. Chứng tỏ, công ty mở rộng chính sách bán chịu để tăng sức cạnh tranh.
2.2.2. Số vòng quay hàng tồn kho
là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty.
Số vòng luân chuyển hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh.
Năm 2007, hàng tồn kho của công ty luân chuyển 3.98 lần hay bình quân 90,42 ngày/1 vòng.
Năm 2006, chỉ số này là 49,96 ngày/vòng.
Như vậy, hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006.
2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
cho biết 1$ tài sản cố định tạo nên bao nhiêu $ doanh thu.
Chỉ số cho biết 1đ tài sản cố định tạo ra được 4,04đ doanh thu.
Năm 2006, chỉ số này là 6,18, chứng tỏ năm 2007, công ty sử dụng TSCD chưa hiệu quả.
2.2.4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
đo lường 1$ tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu $ doanh thu.
Chỉ số này cao cho thấy công ty hoạt động gần hết công suất, nếu không đầu tư thêm vốn thì rất khó để mở rộng.
Chỉ số này thấp cho thấy công ty chưa hoạt động hiệu quả, cần đề ra những biện pháp để sử dụng hết công suất của công ty.
Năm 2007, 1đ tài sản tạo ra 1,23đ doanh thu.
So với năm 2006 (1,86), hiệu suất sử dụng tài sản của công ty giảm. Chứng tỏ công ty hoạt động chưa hết công suất.
2.2.5. Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
đo lường mối quan hệ giữa doanh thu và vốn cổ phần. Là chỉ tiêu rất hữu ích trong việc phân tích khía cạnh tài chính của công ty.
=> Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần >= Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
Ta có: Tổng tài sản = vốn cổ phần + số vay nợ.
+ Nếu công ty không vay nợ, tức số vay nợ = 0
Thì b = 1 => Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.
+ Nếu công ty vay nợ, tức tổng tài sản > vốn cổ phần
Thì b> 1 => Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần > hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản.
Như vậy, công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay.
Năm 2007, cứ 1đ vốn CP tạo ra 1,77đ doanh thu.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 là 1,23đ < 1,77đ, chứng tỏ công ty có sử dụng đòn bẩy tài chính từ việc tài trợ bằng vốn vay.
2.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính
Đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay.
Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ vào tỷ số này để ấn định mức lãi suất cho vay đối với công ty. Công ty càng vay nhiều, rủi ro về mặt tài chính càng lớn, do vậy phải chịu lãi suất càng cao.
Các nhà quản trị dựa vào tỷ số đòn bẩy tài chính để lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho công ty.
2.3.1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản
cho thấy bao nhiêu % tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản năm 2007 cho biết 19,78 % tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
Trong khi đó, tỷ số này năm 2006 là 23,21 % chứng tỏ mức độ vay nợ của công ty năm 2007 ít hơn năm 2006.
2.3.2. Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
cho biết công ty sử dụng vốn vay nhiều hay ít so với vốn cổ phần.
Năm 2007, tỷ số nợ trên vốn CP là 0.29 chứng tỏ công ty tài trợ bằng vốn CP nhiều hơn so với vay nợ.
2.3.3. Tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần
Vì hầu hết các khoản vốn vay là tín dụng thương mại phi lãi suất và các khoản phải trả ngắn hạn, do vậy, để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thường xuyên ( qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải gánh chịu), chúng ta nên dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần.
Năm 2007, chỉ số này là 0.037 hay 3.7% nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần (29%) chứng tỏ phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn.
2.3.4. Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần
sử dụng để tính toán mức độ đi vay (rủi ro về tài chính) mà công ty đang gánh chịu.
Lãi vay từ những khoản nợ dài hạn như vậy sẽ làm gia tăng những rủi ro về tài chính nếu lợi nhuận của công ty không đủ trả nợ.
Năm 2007, tổng tài sản của công ty gấp 1.45 lần so với vốn CP. Vì năm 2007, số nợ công ty vay nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn cổ phần, nên mức độ rủi ro về tài chính của công ty thấp.
2.3.5. Khả năng thanh toán lãi vay
đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào.
Phần tử số phản ánh số tiền mà công ty có thể được sử dụng để trả lãi vay trong năm. Phần mẫu số là lãi vay bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, kể cả lãi do phát hành trái phiếu.
Chưa xác định được chi phí lãi vay.
2.4. Tỷ số sinh lợi
Đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cố phần
2.4.1. Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
cho biết một 1$ doanh thu tạo ra bao nhiêu $ lợi nhuận
Năm 2007, cứ 1đ doanh thu của VNM tao ra 0.14đ lợi nhuận.
2.4.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
đo lường khả năng sinh lợi trên một $ vốn đầu tư vào công ty.
Năm 2007, cứ 1đ vốn đầu tư vào VNM thì sinh lợi 0.18đ
2.4.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
cho thấy khả năng tạo lãi của 1$ vốn nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư vào công ty.
Sự khác nhau giữa ROA và ROE này là vì công ty có sử dụng vốn vay, nếu công ty không sử dụng vốn vay thì hai tỷ suất này bằng nhau.
Năm 2007, 1đ vốn cổ đông bỏ vào công ty sẽ tạo ra 0.26đ lãi.
ROE (0.26) > ROA (0.18) chứng tỏ công ty sử dụng vốn vay nợ có hiệu quả.
2.5. Tỷ số giá trị thị trường
2.5.1. Thu nhập mỗi cổ phần (EPS)
đo lường sức thu nhập chứa đựng trong một cổ phần hay nói cách khác thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phần.
Thu nhập ròng của cổ đông thường = lãi ròng – tiền lãi của CP ưu đãi.
Năm 2007, cứ mỗi cổ phần nắm giữ, cổ đông sẽ thu được 5562.8 đ.
EPS năm 2006 là 4611.5 đ, điều này chứng tỏ công ty làm ăn có hiệu quả, tạo ra nhiều thu nhập hơn cho các cổ đông.
2.5.2. Tỷ lệ chi trả cổ tức
cho biết công ty chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây cũng là nhân tố quyết định giá trị thị trường của cổ phần.
Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - tỷ lệ chi trả cổ tức.
Năm 2007, tỷ lệ chi trả cổ tức là 52.13 % trong khi con số này năm 2006 là 41.2%. Như vậy, các cổ đông chấp nhận tỷ suất cổ tức thấp năm 2006 với mong muốn nhận được một tỷ suất cổ tức cao hơn trong tương lai (tỷ suất năm 2007 chứng minh điều này).
2.5.3. Tỷ số giá thị trường trên thu nhập (P/E)
thể hiện giá cổ phần đắt hay rẻ so với thu nhập.
Năm 2007, P/E công ty là 29.8 trong khi năm 2006 là 27.1, như vậy cổ phần của công ty ngày càng được đánh giá cao trên thị trường.
2.5.4. Tỷ suất cổ tức
Tỷ suất này thấp chưa chắc là xấu vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp trong hiện tại để dành phần lớn lợi nhuận tái đầu tư và mong đợi một tăng trưởng nhanh trong cổ tức và hưởng được sự chênh lệch lớn trong giá cổ phần.
Năm 2007, cổ tức của công ty chiếm 1.75% so với giá trị thị trường của cổ phần.
3. Phương pháp đánh giá các tỷ số tài chính
3.1. Phương pháp so sánh
Các chỉ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các chỉ số có liên quan. Các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ số sau:
- So sánh với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực: Ta có thể so sánh các chỉ số tài chính của một công ty với các chỉ số tài chính của một công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Bằng sự so sánh này sẽ thấy được vị thế của công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh và giải thích được sự hình thành hay thất bại của công ty.
Tỷ số
Vinamilk (VNM)
Hanoimilk (HNM)
Tỷ số thanh toán hiện hành
3.4
1.49
Tỷ số thanh toán nhanh
1.6
1.04
Kỳ thu tiền bình quân
27.36
20.93
Số vòng quay hàng tồn kho
3.98
6.4
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
4.04
2.54
HIệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
1.22
1.23
Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần
1.77
2.04
Tỷ số nợ trên tài sản
19.78%
36%
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần
28.65%
60.15%
Khả năng thanh toán lãi vay
/
/
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu
0.14
0.04
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
17.8 %
4.4%
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE)
25.7%
7.33%
Tỷ số giá thị trường trên thu nhập
29.8
17.7
Từ bảng số liệu so sánh giữa VNM và HNM (một công ty cùng ngành), chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét tổng quát như sau:
Về tỷ số thanh toán
- Tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh của VNM đều cao hơn của HNM chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong năm 2007 của VNM cao hơn HNM.
Về tỷ số hoạt động
- Kỳ thu tiền bình quân của VNM dài hơn của HNM cho thấy HNM thu hồi các khoản phải thu khách hàng nhanh hơn VNM. Điều này có thể phụ thuộc vào chính sách bán chịu của 2 công ty.
- Số vòng quay hàng tồn kho của Vinamilk thấp hơn của HNM, như vậy, có thể cho rằng sản phẩm của HNM được tiêu thụ nhanh hơn so với của Vinamilk.
- Bên cạnh đó, hiệu suất sử dụng tổng tài sản và hiệu suất sử dụng vốn cổ phần của HNM đều cao hơn VNM, điều này chứng tỏ HNM sử dụng vốn hiệu quả hơn VNM.
Về tỷ số đòn bẩy tài chính
- Tỷ số nợ trên tổng tài sản, tỷ số nợ trên vốn cổ phần của VNM thấp hơn của HNM rất nhiều chứng tỏ tỷ lệ phần vốn được tài trợ bằng nợ vay của HNM cao hơn VNM.
Về tỷ số sinh lợi
- Tuy khả năng sử dụng vốn của HNM tốt hơn VNM nhưng tỷ số sinh lợi trên doanh thu, ROA và ROE của VNM đều cao hơn HNM chứng tỏ khả năng sinh lợi trên một đồng doanh thu, một đồng vốn của VNM tốt hơn HNM.
Về tỷ số giá thị trường
- P/E của HNM thấp hơn của VNM chứng tỏ nhà đầu tư đánh giá VNM cao hơn so với HNM.
- Phân tích theo xu hướng: Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Có thể so sánh với năm trước đó, hoặc theo dõi sự biến động qua nhiều năm. Kết quả sự so sánh là thông tin rất cần thiết cho cả người quản trị công ty lẫn nhà đầu tư.
3.2. Phân tích Dupont các tỷ số tài chính
Ghi chú:
Doanh thu = doanh thu thuần + các khoản thu nhập khác.
Các tỷ số tài chính được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tuỳ thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác.
Ta có thể lấy chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần làm ví dụ:
Có thể trình bày tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần dưới dạng sau:
Chỉ số
2006
2007
+/-
ROA
20.58%
17.76%
-13.69%
TSSL trên DT
0.11
0.14
+30.82%
HS sử dụng TS
1.86
1.23
-34.02%
Phân tích Dupont ROA cho thầy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản năm 2007 giảm 13.69% so với năm 2006 là vì:
- Mặc dù tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tăng 30.82% nhưng hiệu suất sử dụng tài sản lại giảm nhiều hơn, 34.02%.
Chỉ số
2006
2007
+/-
HS sử dụng TS
1.86
1.23
-34.02%
Doanh thu
6619102.43
6648193
+0.44%
Tài sản
3563657.03
5425117
+52.23%
Hiệu suất sử dụng tài sản giảm là do:
Tổng tài sản tăng mạnh, 52.23% trong khi đó doanh thu tạo ra chỉ tăng 0.44%. Chính sự tăng không tương ứng làm cho hiệu suất sử dụng tài sản lại giảm mạnh. Như vậy, công ty chưa sử dụng hiệu q