Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả
cho nền kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển như Việt Nam. Bên
cạnh kênh cho vay của các ngân hàng thương mại truyền thống, TTCK cũng đang
đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn tài chính cho tăng trưởng kinh
tế. Một thị trường tài chính ổn định trong đó có TTCK phát triển yếu tố quan trọng
mang lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
TTCK chỉ có thể phát triển khi nó đảm bảo nguyên tắc của công bố thông tin
(CBTT) và đây cũng là cách thức để các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
(DNPTCNY) thể hiện sự công khai minh bạch thông tin đối với nhà đầu tư và các đối
tượng có liên quan. CBTT đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình
phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hạn chế sự bất cân xứng thông tin bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người chủ động CBTT và là người hiểu rõ nhất
về thực trạng hoạt động kinh doanh của mình, ngược lại nhà đầu tư là những người ở
thế bị động và phụ thuộc phần lớn vào các thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Khi
những thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, không kịp thời và không
phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư,
giá của cổ phiếu và sự phát triển lâu dài của TTCK.
168 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 27/12/2022 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Công bố thông tin tài chính trên Báo cáo thường niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các dữ
liệu được sử dụng trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Kết quả
nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ các công trình nghiên
cứu khoa học nào khác.
Hà nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án
Lê Thị Trâm Anh
ii
LỜI CẢM ƠN
NCS xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Sau Đại học,
Khoa Kế toán – Kiểm toán trường Đại học Thương Mại đã luôn động viên và tạo
điều kiện cho NCS trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các thành viên tại các cơ quan, tổ
chức, các DNPTCNY trên TTCK Việt Nam đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình khảo
sát thu thập dữ liệu điều tra, phỏng vấn.
NCS xin cảm ơn các chuyên gia tại các trường Đại học, viện nghiên cứu,
Ban soạn thảo chuẩn mực của Bộ Tài chính đã đóng góp ý kiến để luận án được
hoàn thiện hơn.
Đặc biệt, NCS xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Quang Hùng
và PGS.TS Phạm Thu Thuỷ đã chỉ bảo nhiệt tình, định hướng khoa học và góp ý
sửa chữa luận án trong suốt quá trình thực hiện.
Sau cùng, NCS xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
luôn ủng hộ, chia sẻ khó khăn và luôn động viên NCS trong quá trình học tập và
thực hiện luận án.
Xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh
Lê Thị Trâm Anh
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ......................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ......................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG BỐ THÔNG
TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN TTCK ...................................... 28
1.1. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên của các
doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK ...................................................... 28
1.1.1. Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK .................................... 28
1.1.2. Báo cáo thường niên và phân loại thông tin trên báo cáo thường niên ... 29
1.2. Khái niệm và vai trò của thông tin tài chính ...................................................... 35
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 35
1.2.2. Phân loại thông tin tài chính .................................................................... 37
1.2.3. Vai trò của thông tin tài chính trên thị trường chứng khoán. .................. 41
1.3. Công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ...................................... 42
1.3.1. Khái niệm ................................................................................................ 42
1.3.2. Nguyên tắc công bố thông tin tài chính ................................................... 44
1.3.3. Quản lý công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ............... 45
1.3.4. Nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ............. 49
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo cáo
thường niên của DNPTCNY trên TTCK .................................................................. 58
1.4.1. Một số lý thuyết có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng ........................ 58
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính trên báo
cáo thường niên ................................................................................................. 63
iv
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................... 70
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG BỐ THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN
BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................. 71
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán và các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................... 71
2.1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam .................................... 71
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam .................................................................................................. 72
2.2. Thực trạng quản lý công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam .... 73
2.2.1. Quản lý công bố thông tin tài chính và nội dung công bố thông tin tài
chính theo luật định ........................................................................................... 73
2.2.2. Nội dung công bố thông tin tài chính theo khuôn mẫu kế toán .............. 80
2.3. Thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên ..................... 89
2.3.1. Tuân thủ quy định quản lý công bố thông tin tài chính ........................... 89
2.3.2. Thực trạng về nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường
niên .................................................................................................................... 92
2.3.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin tài chính
của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam ............... 105
2.3.4. Phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình ............................. 109
2.3.5. Kết quả mô hình nghiên cứu ................................................................. 112
2.3.6. Kiểm định sự khác biệt về mức độ công bố thông tin tài chính giữa 2 sở
giao dịch .......................................................................................................... 113
2.3.7. Bàn luận kết quả nghiên cứu ................................................................. 114
2.4. Đánh giá thực trạng công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường niên của
các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam ............................. 119
2.4.1. Những mặt đạt được .............................................................................. 119
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân .............................................................. 120
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 123
v
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG BỐ
THÔNG TIN TÀI CHÍNH TRÊN BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP PHI TÀI CHÍNH NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ............................................................................. 124
3.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ........................ 124
3.2. Căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên báo
cáo thường niên ...................................................................................................... 125
3.2.1. Phù hợp với môi trường kinh doanh, môi trường pháp luật .................. 125
3.2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển và bền vững của thị trường chứng khoán .. 125
3.2.3. Phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế về kế toán ................................... 126
3.2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ trong hoạt động công bố thông tin .. 126
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính trên báo cáo thường
niên của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên TTCK Việt Nam ............... 126
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về quản lý công bố thông tin tài chính trên TTCK
......................................................................................................................... 126
3.3.2. Giải pháp hoàn thiện nội dung công bố thông tin tài chính trên báo cáo
thường niên ...................................................................................................... 129
3.3.3. Giải pháp hoàn thiện công bố thông tin tài chính tự nguyện ................ 143
3.3.4. Giải pháp xây dựng tiêu chuẩn đánh giá điều kiện chấp nhận kiểm toán đối
với các công ty kiểm toán .................................................................................. 147
3.3.5. Giải pháp khai thác dữ liệu thông tin tài chính ..................................... 149
3.3.6. Khuyến nghị .......................................................................................... 152
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................... 157
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 158
DANH MỤC CÁC BÀI VIẾT ĐĂNG TẠP CHÍ ĐÃ CÔNG BỐ ................ Error!
Bookmark not defined.
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁNError! Bookmark not
defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................. Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC .................................................................... Error! Bookmark not defined.
vi
vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT
TỪ VIẾT
TẮT GIẢI NGHĨA ĐẦY ĐỦ
1 BCTC Báo cáo tài chính
2 BTC Bộ Tài chính
3 BCĐKT Bảng cân đối kế toán
4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
5 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh
6 BCTN Báo cáo thường niên
7 BGĐ Ban giám đốc
8 CBTT Công bố thông tin
9 CTKT Công ty kiểm toán
10 CTĐC Công ty đại chúng
11 CMKT Chuẩn mực kế toán
12 CLKT Chất lượng kiểm toán
13 DNPTCNY Doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
14 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
15 NĐT Nhà đầu tư
16 HĐQT Hội đồng quản trị
17 HĐKD Hoạt động kinh doanh
18 HOSE Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
19 HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
20 KTĐL Kiểm toán độc lập
21 KTV Kiểm toán viên
22 LKCK Lưu ký chứng khoán
23 SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
24 TTTC Thông tin tài chính
25 TTCK Thị trường chứng khoán
26 TT Thông tư
27 TTĐK Thông tin định kỳ
28 TTBT Thông tin bất thường
29 TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính
30 QTCT Quản trị công ty
31 UBCKNN Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT
TỪ VIẾT
TẮT
TIẾNG ANH GIẢI NGHĨA TIẾNG VIỆT
1 ACCA
The Association of
Chartered Certifiied
Accountants
Hiệp hội kế toán công chứng Anh
quốc
2 FASB
Financial Accounting
Standards Board
Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài
chính
3 IAS
International Accounting
Standards
Chuẩn mực kế toán quốc tế
4 IFRS
International Financial
Reporting Standards
Chuẩn mực Báo cáo tài chính
quốc tế
5 IASB
International Accounting
Standards Board
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc
tế
6 OECD
Organization for Economic
Cooperation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
7 ROE Return on Equity Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu
8 ROA Return on Asset Khả năng sinh lời của tài sản
9 VACPA
Vietnam Association of
Accountants and Auditors
Hội Kiểm toán viên hành nghề
Việt Nam
10 VAS
Vietnammese Accounting
Standards
Chuẩn mực kế toán Việt Nam
11 VAFE
Vietnam Association of
financial Executives
Hiệp hội các nhà quản trị tài chính
Việt Nam
ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công bố TTTC và lý thuyết vận dụng
.................................................................................................................................. 68
Bảng 2.1: Thống kê số lượng BCTC có ý kiến không chấp nhận toàn phần ........... 91
Bảng 2.2: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc .............................................. 94
Bảng 2.3: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc trên sàn HSX và HNX ......... 94
Bảng 2.4: Thống kê mức độ công bố TTTC bắt buộc theo VAS ............................. 96
Bảng 2.5: Thống kê mức độ công bố TTTC tự nguyện theo các nội dung ............ 101
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp các biến độc lập và cách đo lường ................................. 106
Bảng 2.7: Thống kê về chỉ số trung bình của các yếu tố ....................................... 107
Bảng 2.8: Bảng kiểm định tương quan Pearson ..................................................... 110
Bảng 2.9: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 112
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ............................................... 112
Bảng 2.11: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến ..................................................... 113
Bảng 2.12: Kiểm định 2 mẫu độc lập .................................................................... 114
Bảng 2.13: Kết quả kiểm định giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ công
bố TTTC của các DNPTCNY ................................................................................ 118
Bảng 3.1: Đề xuất các chuẩn mực kế toán ban hành mới ....................................... 137
Bảng 3.2: Đề xuất chỉnh sửa đối với các chuẩn mực kế toán hiện hành ................ 139
Bảng 3.3: Danh mục thông tin tài chính công bố tự nguyện .................................. 143
Bảng 3.4: Danh mục chỉ tiêu phân tích thông tin tài chính tự nguyện ................... 144
Bảng 3.5: Phân tích tăng trưởng doanh thu và khả năng chiếm lĩnh thị trường ..... 146
Bảng 3.6: Phân tích chi phí phí kinh doanh theo chức năng hoạt động ................ 146
Bảng 3.7: Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................ 146
Biểu đồ 2.1: Giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán 2015 -2021 ...................... 72
Biểu đồ 2.2. DNPTCNY đạt chuẩn CBTT giai đoạn 2011 - 2020 ........................... 89
Biểu đồ 2.3. Các lỗi vi phạm CBTT năm 2019 ........................................................ 90
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Sơ đồ 1. Quy trình nghiên cứu của luận án ......................................................... 19
Hình 1.1. Phân loại thông tin tài chính ................................................................. 40
Hình 2.1. Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của các
DNPTCNY trên TTCK Việt Nam ...................................................................... 105
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một kênh huy động vốn dài hạn, hiệu quả
cho nền kinh tế của các nước phát triển và các nước đang phát triển như Việt Nam. Bên
cạnh kênh cho vay của các ngân hàng thương mại truyền thống, TTCK cũng đang
đóng góp một phần không nhỏ vào việc cung cấp nguồn tài chính cho tăng trưởng kinh
tế. Một thị trường tài chính ổn định trong đó có TTCK phát triển yếu tố quan trọng
mang lại sự tăng trưởng cho nền kinh tế của mỗi quốc gia.
TTCK chỉ có thể phát triển khi nó đảm bảo nguyên tắc của công bố thông tin
(CBTT) và đây cũng là cách thức để các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết
(DNPTCNY) thể hiện sự công khai minh bạch thông tin đối với nhà đầu tư và các đối
tượng có liên quan. CBTT đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến quá trình
phân bổ hiệu quả các nguồn lực và hạn chế sự bất cân xứng thông tin bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp. Doanh nghiệp là người chủ động CBTT và là người hiểu rõ nhất
về thực trạng hoạt động kinh doanh của mình, ngược lại nhà đầu tư là những người ở
thế bị động và phụ thuộc phần lớn vào các thông tin do doanh nghiệp cung cấp. Khi
những thông tin do doanh nghiệp cung cấp không đầy đủ, không kịp thời và không
phản ánh đúng giá trị của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư,
giá của cổ phiếu và sự phát triển lâu dài của TTCK.
CBTT bao gồm thông tin tài chính (TTTC) và thông tin phi tài chính, thông tin
bắt buộc và thông tin tự nguyện, các thông tin này có thể được công bố thường xuyên
thông qua các phương tiện CBTT theo quy định hoặc công bố định kỳ trên báo cáo tài
chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN). Thông tin bắt buộc được quy định bởi các
văn bản pháp lý, thông tin tự nguyện là những thông tin mà doanh nghiệp công bố bổ
sung bên cạnh thông tin bắt buộc nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng sử
dụng thông tin. TTTC là nguồn thông tin quan trọng để kết nối doanh nghiệp và người
sử dụng. TTTC không những giúp người sử dụng phân tích, đánh giá tình hình tài chính
hiện tại mà còn có khả năng dự báo sự phát triển của DNPTCNY trong tương lai, đặc
biệt khi các TTTC này được ban giám đốc (BGĐ), hội đồng quản trị (HĐQT) của DN sử
2
dụng để giải trình kết quả đạt được trong quá khứ, làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho
các kỳ kinh doanh tiếp theo.
Để đảm bảo lợi ích của người sử dụng TTTC cũng như đảm bảo tính công khai
mọi hoạt động của DNPTCNY trên TTCK, các cơ quan quản lý, các tổ chức ban hành
chuẩn mực kế toán đã không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công bố,
trình bày thông tin trên BCTC, BCTN. Trên thế giới, nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập
kế toán, Ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã được thành lập với mục tiêu là “hình
thành một hệ thống chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu
và có thể áp dụng trên toàn thế giới”. Kể từ khi hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế ra đời,
tính đến tháng 4/2020, trên thế giới đã có 166 quốc gia đã hoặc đang trên lộ trình áp dụng
IFRS. Tại Việt Nam, ngày 16 tháng 3 năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành quyết định
345/QĐ-BTC phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực Báo cáo tài chính để khẳng định việc
Việt Nam sẽ áp dụng IFRS. Có nhiều ý kiến ủng hộ việc áp dụng IFRS bởi nó giúp cải
thiện tính so sánh của thông tin trên BCTC, giảm chi phí và rủi ro sử dụng thông tin của
các nhà đầu tư, tăng tính rõ ràng của thông tin. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, IFRS
dựa trên nguyên tắc, có tính linh hoạt cao nên khó vận dụng vào hoàn cảnh các nước đang
phát triển hơn nữa việc thiếu một thị trường phát triển cũng làm cho các nước này khó có
thể áp dụng phương pháp ước tính giá trị hợp lý, một nguyên tắc quan trọng trong việc
trình bày thông tin trên BCTC. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2010)
[10], có sự khác biệt đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS, đặc biệt là vấn đề CBTT vì vậy
BCTC được lập theo VAS có thể không đáp ứng được nhu cầu thông tin ở mức độ hợp lý
để có thể ra quyết định của các đối tượng liên quan.
Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến như một quốc gia có tỷ
lệ tăng trưởng kinh tế tương đối cao so với các quốc gia trong khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương. Tổng giá trị vốn huy động qua TTCK từ khi khai trương hoạt
động đến nay đã đạt trên 2 triệu tỷ đồng, đóng góp bình quân 23% tổng vốn đầu tư
toàn xã hội và tương đương gần 60% so với nguồn cung vốn tín dụng thông qua hệ
thống ngân hàng. Số lượng tài khoản NĐT đã không ngừng gia tăng, từ khoảng
3.000 tài khoản NĐT tham gia khi mới mở cửa thị trường vào năm 2000, cho đến
3
nay đạt 1,69 triệu tài khoản, tăng 580 lần so với năm 2000; số lượng NĐT nước
ngoài cũng đã tăng 2,3 lần so với năm 2007, huy động khoảng 17,2 tỷ USD vốn đầu
tư gián tiếp (cao nhất từ trước tới nay), góp phần làm tăng quy mô vốn đầu tư xã hội
và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số lượng DNPTCNY chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
số DNNY trên TTCK với sự đa dạng về lĩnh vực kinh doanh như công nghiệp, bất
động sản, Y tế, sản xuất đóng góp vai trò rất lớn trong sự phát triển của nền kinh
tế nói chung và TTCK nói riêng.
Các nghiên cứu về CBTT trên TTCK đã được nhiều nhà