Trong các kĩ thuật học bài nhanh thuộc và nhớ lâu thì kĩ năng liên hệ thực tiễn
chiếm một phần rất lớn. Việc liên hệ thực tiển là điều không thể thiếu trong sinh viên
hiện nay, muốn có kĩ năng đó bắt buộc sinh viên phải tìm tòi, đọc sách nhiều và điều
quan trọng là phải đi vào thực tế, thực tập sản xuất. Nó không chỉ giúp cho sinh viên
học bài, nhớ lại kiến thức mà buộc sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học để
vận dụng vào trong thực tiễn một cách thành thạo; giúp cho sinh viên có được kinh
nghiệm ban đầu trong công việc tương lai của mình.
Để củng cố và hoàn thiện những kiến thức liên quan đến ngành trồng trọt, lâm
nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, chúng tôi đã có dịp đi thực tế, thực tập sản
xuất tại các nơi: Trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ thuộc khoa nông học trường
Đại học nông lâm Huế, Trung tâm thực hành thí nghiệm Lâm nghiệp - Hương vân, Thị
xã Hương Trà; thuộc khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế. Tại đây chúng
tôi được trực tiếp tham gia thực hành sản xuất nông nghiệp, tham quan tìm hiểu tình
hình sản xuất, quy mô của hai trung tâm, học cách nhân giống các loại cây, và được
tham gia gieo trồng một số loại cây, những kiến thức này rất hữu ích cho chúng tôi sau
này.
Mặc dù trong một thời gian ngắn nhưng đây thực sự là một chuyến đi rất bổ ích
giúp chúng tôi củng cố, mở mang kiến thức và là một cơ hội quý báu giúp cho chúng
tôi có được các kĩ năng cần thiết, các công cụ bổ trợ cho việc dạy học ở trường phổ
thông trong thời gian tới.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 9219 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quá trình thực tập sản xuất trồng trọt và lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU --------------------------------------------------------------------------------- 5
1. Đặt vấn đề ------------------------------------------------------------------------------- 5
2. Mục đích --------------------------------------------------------------------------------- 5
PHẦN NỘI DUNG ------------------------------------------------------------------------------ 6
1. Thực tập sản xuất trồng trọt ----------------------------------------------------------- 6
1.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm nghiên cứu
cây trồng - Tứ Hạ --------------------------------------------------------------------------------- 6
1.1.1. Tình hình sản xuất, quy mô của trung tâm ------------------------------------------ 6
1.1.2. Triển vọng phát triển trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ -------------------- 7
1.2. Một số thao tác kĩ thuật trong trồng trọt --------------------------------------------- 7
1.2.1. Kĩ thuật trồng lúa ----------------------------------------------------------------------- 7
1.2.1.1. Kỹ thuật sạ, cấy ------------------------------------------------------------------------- 7
1.2.1.2. Chăm sóc lúa ---------------------------------------------------------------------------- 9
1.2.1.3. Đặc điểm ------------------------------------------------------------------------------- 10
1.2.2. Kĩ thuật trồng cây lạc ---------------------------------------------------------------- 11
1.2.2.1. Làm đất: -------------------------------------------------------------------------------- 11
1.2.2.2. Thời vụ gieo: -------------------------------------------------------------------------- 11
1.2.2.3. Phân bón: ------------------------------------------------------------------------------ 11
1.2.2.4. Lượng giống cần cho 1 ha ----------------------------------------------------------- 12
1.2.2.5. Kích thước luống và mật độ gieo: -------------------------------------------------- 12
1.2.2.6. Chăm sóc: ------------------------------------------------------------------------------ 12
1.2.2.7. Tưới nước: ----------------------------------------------------------------------------- 13
1.2.2.8. Phòng trừ sâu, bệnh ------------------------------------------------------------------ 13
1.2.2.9. Thu hoạch và bảo quản:-------------------------------------------------------------- 13
1.2.3. Kĩ thuật trồng ngô -------------------------------------------------------------------- 14
1.2.3.1. Thời vụ và giống ngô ---------------------------------------------------------------- 14
2
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
1.2.3.2. Chọn đất ------------------------------------------------------------------------------- 14
1.2.3.3. Kỹ thuật làm đất ---------------------------------------------------------------------- 14
1.2.3.4. Mật độ và khoảng cách trồng ------------------------------------------------------- 15
1.2.3.5. Chăm sóc ngô ------------------------------------------------------------------------- 15
1.2.4. Kĩ thuật nhân giống hữu tính bằng hạt --------------------------------------------- 17
1.2.5. Kĩ thuật nhân giống vô tính --------------------------------------------------------- 20
1.2.5.1. Kĩ thuật chiết cành -------------------------------------------------------------------- 21
1.2.5.2. Kĩ thuật giâm cành ------------------------------------------------------------------- 22
1.2.5.3. Kĩ thuật ghép -------------------------------------------------------------------------- 24
1.3. Một số cây trồng đang được trồng ở trung tâm: ---------------------------------- 30
1.3.1. Tre lấy măng (tre điền trúc): -------------------------------------------------------- 30
1.3.2. Cây xoài: ------------------------------------------------------------------------------- 31
1.3.3. Cây đào tiên: -------------------------------------------------------------------------- 31
1.3.4. Cây điều: ------------------------------------------------------------------------------- 32
1.3.5. Cây cóc: -------------------------------------------------------------------------------- 32
1.3.6. Cây táo dại: ---------------------------------------------------------------------------- 33
1.3.7. Cây chanh không hạt: ---------------------------------------------------------------- 33
1.4. Điều tra tìm hiểu quy trình, mô hình trồng rau, lúa sạch tại nhà bác Đàn,
Phường Hương Chữ ---------------------------------------------------------------------------- 33
2. Thực tập sản xuất lâm nghiệp ------------------------------------------------------- 36
2.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm -------------- 36
2.1.1. Tình hình sản xuất tại và quy mô trung tâm -------------------------------------- 36
2.1.2. Triển vọng phát triển: ---------------------------------------------------------------- 36
2.1. Tham quan mô hình vườn cây bản địa --------------------------------------------- 37
2.1.1. Cây vanilla ----------------------------------------------------------------------------- 37
2.1.2. Cây mây -------------------------------------------------------------------------------- 38
2.1.3. Cây bằng lăng. ------------------------------------------------------------------------ 38
3
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
2.1.4. Cây sao đen ---------------------------------------------------------------------------- 39
2.1.5. Cây xà cừ ------------------------------------------------------------------------------ 40
2.1.6. Cây Lim xẹt --------------------------------------------------------------------------- 41
2.1.7. Cây dó bầu (Aquilaria agallocha Roxb) ------------------------------------------- 42
2.1.8. Cây bách bệnh------------------------------------------------------------------------- 43
2.1.9. Cây ngân hoa -------------------------------------------------------------------------- 44
2.1.10. Cây sấu --------------------------------------------------------------------------------- 45
2.1.11. Cây dầu rái----------------------------------------------------------------------------- 45
2.1.12. Cây sở ---------------------------------------------------------------------------------- 46
2.1.13. Cây chai lá cong ---------------------------------------------------------------------- 47
2.1.14. Cây vên vên --------------------------------------------------------------------------- 48
2.1.15. Cây vàng tâm -------------------------------------------------------------------------- 49
2.1.16. Cây xoan chịu hạn (thầu đâu) ------------------------------------------------------- 49
2.1.17. Cây sưa --------------------------------------------------------------------------------- 50
2.1.18. Kền kền -------------------------------------------------------------------------------- 51
2.1.19. Keo lá tràm ---------------------------------------------------------------------------- 52
2.1.20. Gõ đỏ ----------------------------------------------------------------------------------- 53
2.1.21. Sến mật --------------------------------------------------------------------------------- 54
2.2. Điều tra lâm phần rừng -------------------------------------------------------------- 55
2.3. Điều tra đa dạng cây trồng trong khuân viên trường Đại Học Sư Phạm Huế. 57
PHẦN KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------- 61
1. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------- 61
2. Đề nghị --------------------------------------------------------------------------------- 61
4
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong các kĩ thuật học bài nhanh thuộc và nhớ lâu thì kĩ năng liên hệ thực tiễn
chiếm một phần rất lớn. Việc liên hệ thực tiển là điều không thể thiếu trong sinh viên
hiện nay, muốn có kĩ năng đó bắt buộc sinh viên phải tìm tòi, đọc sách nhiều và điều
quan trọng là phải đi vào thực tế, thực tập sản xuất. Nó không chỉ giúp cho sinh viên
học bài, nhớ lại kiến thức mà buộc sinh viên phải áp dụng những kiến thức đã học để
vận dụng vào trong thực tiễn một cách thành thạo; giúp cho sinh viên có được kinh
nghiệm ban đầu trong công việc tương lai của mình.
Để củng cố và hoàn thiện những kiến thức liên quan đến ngành trồng trọt, lâm
nghiệp, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, chúng tôi đã có dịp đi thực tế, thực tập sản
xuất tại các nơi: Trung tâm nghiên cứu cây trồng - Tứ Hạ thuộc khoa nông học trường
Đại học nông lâm Huế, Trung tâm thực hành thí nghiệm Lâm nghiệp - Hương vân, Thị
xã Hương Trà; thuộc khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Huế. Tại đây chúng
tôi được trực tiếp tham gia thực hành sản xuất nông nghiệp, tham quan tìm hiểu tình
hình sản xuất, quy mô của hai trung tâm, học cách nhân giống các loại cây, và được
tham gia gieo trồng một số loại cây, những kiến thức này rất hữu ích cho chúng tôi sau
này.
Mặc dù trong một thời gian ngắn nhưng đây thực sự là một chuyến đi rất bổ ích
giúp chúng tôi củng cố, mở mang kiến thức và là một cơ hội quý báu giúp cho chúng
tôi có được các kĩ năng cần thiết, các công cụ bổ trợ cho việc dạy học ở trường phổ
thông trong thời gian tới.
2. Mục đích
-Củng cố và bổ sung kiến thức lý thuyết đã học.
-Hình thành kĩ năng thực hành để phục vụ cho việc giảng dạy sau này.
-Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn.
- Biết và hiểu để có thể làm ví dụ, thiết bị, tranh ảnh dạy học cho học sinh.
5
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
PHẦN NỘI DUNG
1. Thực tập sản xuất trồng trọt
Đợt thực tế thực tập sản xuất này chúng tôi được đi tại trung tâm nghiên cứu cây
trồng – Tứ Hạ trong ngày 26/05/2013; tìm hiểu quy trình, mô hình trồng rau sạch tại
một hộ gia đình hay một trung tâm nào đó.
1.1. Tình hình sản xuất, quy mô, triển vọng phát triển của trung tâm nghiên
cứu cây trồng - Tứ Hạ
1.1.1. Tình hình sản xuất, quy mô của trung tâm
Về quy mô: diện tích khoảng 20 ha, trong đó diện tích canh tác là từ 9 – 10 ha.
Phần còn lại là đất tự nhiên, đất giao thông, thủy lợi và ao hồ.
Trong trung tâm cây ăn quả và cây nông nghiệp chiếm hầu hết diện tích của trung
tâm. Trung tâm có một hồ cá với diện tích khoảng 200 m2 chủ yếu dùng để chứa nước
tưới trong mùa khô và nuôi cá ao. Diện tích trồng lạc và trồng sắn trong trung tâm
cũng chiếm khá lớn. Trong đó có một thửa đất trồng lạc phục vụ cho việc nghiên cứu,
các thửa đất khác trồng lạc xen sắn. ở thửa đất bên đất trồng lạc để nghiên cứu có thửa
đất nghiên cứu trồng cây cà chua chịu hạn, cả hai thửa đất nghiên cứu đó chiếm
khoảng 200 m2. Ngoài ra, Các cây có múi dùng để nghiên cứu khoa học, đào tạo, nuôi
cấy chiết ghép. Sản phẩm là tiêu bản, cây giống và quả
6
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
Trung tâm là một đơn vị phòng ban của trường Đại Học Nông lâm Huế. Nó được
xây dựng để phục vụ công tác đào tạo, là nơi sinh viên thực tập, rèn luyện tay nghề,
giáo viên, sinh viên nghiên cứu khoa học, nghiên cứu mô hình sản xuất.
Nhân lực hiện tại: 8 người.
1.1.2. Triển vọng phát triển trung tâm nghiên cứu cây trồng Tứ Hạ
Trung tâm này chủ yếu dùng để nghiên cứu cây trồng và trồng trọt là chủ yếu. Với
diện tích đất lớn như vậy thì đây là nơi nghiên cứu lý tưởng đối với các nhà nghiên
cứu, các sinh viên theo học trồng trọt nghiên cứu các giống cây trồng để cho năng suất
cao và chất lượng tốt nhất có thể.
Đây cũng là nơi học hỏi kinh nghiệm của các sinh viên trường khác trong Đại Học
Huế.
Nếu được đầu tư xứng đáng thì đậy là vừa là một địa điểm trồng trọt vừa là nơi
tham quan du lịch của các hành khách muốn hiểu thêm về các cây trồng, giống.
Các cây trồng ở trung tâm này được phân bố và trồng xen canh sẽ cho năng suất
cây trồng, hiệu quả kinh tế cao. Và như vậy đáp ứng nhu cầu hàng ngày, cũng như cho
thương phầm nông nghiệp khá lớn.
1.2. Một số thao tác kĩ thuật trong trồng trọt
1.2.1. Kĩ thuật trồng lúa
1.2.1.1. Kỹ thuật sạ, cấy
a. Sạ khô: Áp dụng đối với những vùng cây lúa sinh trưởng chủ yếu nhờ nước
trời.
Tuỳ điều kiệncó thể thực hiện theo những phương pháp sau:
Dùng bừa kéo thành rãnh có độ sâu 1- 3cm. Gieo hạt theo rãnh sau đó lấp đất kín,
hạt sẽ nảy mầm thành cây lúa.
Có thể gieo hạt tự do, chọc lỗ bỏ hạt theo hốc sau đó lấp hạt.
b. Sạ ướt: Là phương thức sạ phổ biến nhất.
Cách sạ: Làm luống để dễ chăm sóc và quản lí nước, kích thước luống từ 2,5- 4m
tuỳ theo diện tích ruộng gieo đều trên toàn bộ mặt luống. Ở những ruộng mà mặt
ruộng khá bằng phẳng chỉ cần chia theo rạch để tiện chăm sóc, gieo nặng tay, chìm hạt
và đều trên mặt ruộng.
7
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
c. Sạ ngầm (Gieo chìm hạt ):
Được áp dụng ở Đồng bằng sông Cửu Long, khi ruộng bị ngập nước trong mùa lũ
và sau đó rút nhanh chóng, do đó lượng hạt giống gieo cao hơn so với các phương
pháp sạ khác. Khi mực nước từ 10- 20cm, cần tiến hành lồng đất. Hạt giống đã được
ngâm 10 giờ và đem gieo khi mực nước chỉ còn 10- 15cm. Sau khi gieo 2- 4 ngày,
nước ruộng phải được rút hết. Trong thời gian này, hạt tiếp tục hút nước, nảy mầm và
mọc thành cây.
d. Sạ bằng máy theo hàng:
Nguyên lý hoạt động: rắc hạt bằng trống đựng hạt xoay tròn.
Các loại máy thông dụng có 6 trống, gieo được 12 hàng với khoảng cách 16 cm X
2-3cm.
Ưu điểm của phương pháp này là năng suất lao động tăng, giảm bớt công tỉa dăm,
ruộng lúa thông thoáng, chủ động độ sâu gieo, chủ động mật độ song yêu cầu làm đất
kỹ, mặt ruộng bằng phẳng để dễ điều tiết nước.
e. Kĩ thuật cấy
Về khâu làm đất gieo mạ: để tạo điều kiện làm đất gieo mạ được đúng thời vụ
chân ruộng đám mạ cần gặt sớm, khi lúa chín được 80-85% và chú ý gặt sát gốc rạ để
cày bừa được dễ dàng, thời vụ gieo mạ căn cứ vào thời vụ cấy. Lúa mùa muốn cho
năng suất cao, xác định thời điểm trỗ tốt nhất xung quanh 20-9 mới cho năng suất cao.
Do vậy, vụ mùa tập trung cấy từ xung quanh 20-7, chậm nhất 25- 7. Căn cứ vào thời
vụ cấy, các hộ nông dân, HTX bố trí gieo mạ, để mạ đủ tuổi cấy từ 15-20 ngày tuỳ
8
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
theo giống, từ đó mà tính ngày gieo mạ để khi nhổ mạ cấy không bị già, và phải chú ý
gieo mạ thưa đúng kỹ thuật.
* Về khâu làm đất cấy: Theo cơ cấu giống lúa hiện nay, chủ yếu là các giống lúa
lai và một số giống lúa thuần có các đặc tính cứng cây, bản lá dày, đứng. Bên cạnh đó,
do tập quán canh tác, các hộ thường gặt nông tay để lại gốc rạ dài từ 0,5-0,7 cm nên
việc cấy dầm, cày vặn rạ rất khó khăn và chậm. Trong khi đó, thời vụ cấy gấp nên các
HTX thường cày xong thì bừa cấy ngay, không có thời gian cho gốc rạ được phân huỷ.
Đây là một trong những nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh, phát triển gây hại,
đặc biệt là hiện tượng vàng lá lúa phát triển mạnh, sau khi lúa cấy được 45-50 ngày.
Cây lúa bị vàng lá là do gốc rạ trong quá trình phân huỷ tranh chấp oxi trong đất, làm
cho đất bị hiếm khí, bộ rễ đen không phát triển được. Do đó để hạn chế hiện tượng này
trước khi cầy dầm, cày vặn rạ các hộ cần bón bổ sung 1 sào 20-25kg vôi bột, vừa có
tác dụng diệt nấm bệnh, vừa có tác dụng cải tạo đất và hạn chế cơ bản hiện tượng vàng
lá lúa thường xảy ra ở vụ mùa.
1.2.1.2. Chăm sóc lúa
a. Lúa sạ
Khâu quản lý chăm sóc có tính chất quyết định năng suất lúa gieo sạ. Yêu cầu là
lúa mọc đều, bảo đảm số cây trên đơn vị diện tích và phòng trừ tốt cỏ dại và sâu bệnh.
Nước: Sau gieo phải giữ ẩm cho hạt mọc đều. Khi cây bắt đầu mọc, cho nước vào
ruộng ở mức 1- 3 cm và điều chỉnh nước theo sinh trưởng của cây.
Làm cỏ, tỉa dặm: Cần tỉa dặm sớm khi lúa được 4- 5 lá. Kết hợp bón phân và làm
cỏ đợt 1 nhằm tạo điều kiện cho lúa đẻ nhánh sớm.
Bón thúc: Bộ rễ của lúa gieo sạ phát triển mạnh ở lớp đất mặt, nhu cầu dinh dưỡng
cần nhiều hơn. Cần bón thúc sớm cho cây mọc khỏe, ra lá nhanh, đẻ sớm và kết thúc
9
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
sớm, bón nặng thời kỳ đầu để lúa đẻ tập trung. Bón thúc còn tuỳ thuộc vào điều kiện
đất đai, giống lúa và thời gian sinh trưởng của giống. Song theo TS. Nguyễn Văn
Hoan. Trường Đại học nông nghiệp I, Bón thúc cho lúa sạ thâm canh có các thời kỳ cơ
bản sau:
Lúa có 2 lá: Thúc 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào Bắc bộ hay
80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa có 6 lá: Thúc lần 2 bằng 3 kg đạm Urê + 3 kg kali clorua cho 1 sào
Bắc bộ hay 80kg Urê + 80kg kali clorua cho 1ha.
Lúa phân hoá đòng: Bón thúc tiếp 2kg đạm Urê + 2 kg kali clorua cho 1
sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 55kg kali clorua cho 1ha.
Lúa trỗ báo: Bón nuôI hạt lần cuối bằng 2kg đạm Urê + 4 kg kali clorua
cho 1 sào Bắc bộ hay 55kg Urê + 110kg kali clorua cho 1ha.
b. Lúa cấy
Sau cấy cần thường xuyên thăm đồng, chú ý theo dõi sinh trưởng của cây lúa; bón
thúc phân sớm để lúa đẻ nhánh tập trung; khi bón phân nên kết hợp với sục bùn để hạn
chế cỏ dại và tăng khả năng hấp thụ phân của cây lúa.
+ Bón thúc phân lần 1 (sau cấy khoảng 10 đến 12 ngày, khi lúa bén rễ hồi xanh).
Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối với lúa lai: Bón 4 kg đạm urê + 4 kg kali;
đối với lúa thuần bón 4 kg đạm urê + 2 kg kali; kết hợp làm cỏ sục bùn trong ruộng
lúa.
+ Sau khi bón thúc lần 1 từ 10 đến 15 ngày, nếu ruộng lúa sinh trưởng không đều
(chỗ tốt, chỗ xấu) cần bón bổ sung thêm 2 kg đạm urê vào chỗ lúa xấu để ruộng lúa
đồng đều.
- Bón thúc lần 2 (khi lúa có đòng non). Lượng phân bón cho một sào như sau: Đối
với lúa lai, bón 4 kg đạm urê + 4 kg kali; đối với lúa thuần, bón 2 kg đạm urê + 3 kg
kali.
- Đối với diện tích lúa sử dụng phân viên nén NK dúi sâu cần bón phân viên cho
lúa sau cấy từ 1-3 ngày với lượng bón từ 8 đến 9 kg/sào.
1.2.1.3. Đặc điểm
Năng suất lúa là từ 5 đến 6 tấn/ha
Phương thức sạ có đặc điểm: nhanh, ít tốn sức lao động, chủ động nước;
10
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
Phương pháp cấy: làm luống gieo mạ, làm đất, đi cấy, ít sâu bệnh, làm cỏ bằng tay
khó, ít sâu bệnh, thưa, dễ chăm sóc, quản lý hơn, đở nhr hướng đến khí hậu và môi
trường hơn
Giống chủ yếu của bà con đang dung hiện nay là giống lúa thuần. Quy trình phân
bón là phân chuồng để bón lót, phân hóa học chủ yếu dùng để bón thúc.
Thời gian sinh trưởng trung bình là 105 ngày
1.2.2. Kĩ thuật trồng cây lạc
Các giống lạc được trồng phổ biến hiện nay là các giống: L14, dù Tây Nguyên,
giấy T1, MD7, KT10, M23.
1.2.2.1. Làm đất:
Cày sâu 25 - 30 cm, bừa kỹ và nhặt sạch cỏ dại trước khi lên luống rạch hàng.
1.2.2.2. Thời vụ gieo:
Các tỉnh phía Bắc:
- Vụ Xuân: 03/01 - 30/02
- Vụ Thu Đông: 15/8 - 10/9
Duyên hải miền Trung:
- Vụ Xuân: 01/12 - 30/01
- Vụ Thu Đông: 15/7 - 15/8
1.2.2.3. Phân bón:
Lượng bón:
- Đạm Urê: 80 - 100 Kg/ha
- Lân supe: 500 - 600 Kg/ha
- Kali: 160 - 200 Kg/ha
- Phân chuồng: 15 - 20 tấn/ha
- Vôi bột: 450 - 500 Kg/ha
Cách bón:
Có thể áp dụng cung cho cả phủ nilon hoặc không phủ nilon.
Vôi bột bón lót 1/2 trước khi rạch hàng, 1/2 còn lại bón vào gốc lúc lạc bắt đầu
đâm tỉa.
11
Học phần: Thực tập sản xuất nông nghiệp
Toàn bộ lượng phân hoá học được trộn đều và bón lót vào hàng đã rạch sẵn (hàng
rạch sâu 10 - 15 cm), phân chuồng bón sau cùng, sau khi bón phân lấp một lớp đất dày
2 - 3 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp vào phân.
1.2.2.4. Lượng giống cần cho 1 ha
Trước khi gieo nên thử lại sức nảy mầm. Nếu hạt có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 85%
thì lượng giống cần 200 - 220 kg (giống vụ Xuân) và 180 - 200 kg (giống vụ Thu hoặc
thu đông).
1.2.2.5. Kích thước luống và mật độ gieo:
Luống rộng 75 - 80 cm (cả rãnh), sau khi lên luống hoàn chỉnh đảm bảo luống cao
20 - 25 cm và mặt luống rộng 45 - 50 cm, gieo 2 hàng dọc theo chiều dài luống.
Khoảng cách hốc cách hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc khoảng cách hốc cách hốc 18 -
20 cm gieo 2 hạt/hốc.
Luống rộng 1,3m (cả rãnh), sau khi