Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Hệ
sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 39
kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái. Việt Nam hiện có 3/200 vùng sinh thái
toàn cầu, 1/5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Ngoài ra, nước ta
còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc
16 nhóm cây trồng khác nhau.
Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa
phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu. Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong
điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa
đựng trong nó đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn
cho nền kinh tế. Song đa dạng sinh học của nước ta hiện đang suy giảm với tốc độ cao,
bởi nhiều nguyên nhân. Kinh tế phát triển và tăng trưởng đã gây nhiều áp lực đối với
đa dạng sinh học, dân số tăng đã tạo ra một nhu cầu lớn về tiêu thụ và sử dụng đất,
biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến hệ thống đa
dạng sinh học.
Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia
bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe
doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học
ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Các khu vực có tính đa dạng sinh
học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang
bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm
mất cân bằng sinh thái.
386 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
.***..
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
Thuộc:
“Dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
Quảng Ninh, tháng 12 năm 2017
Quảng Ninh, 2017
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong 16 quốc gia có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Hệ
sinh thái của Việt Nam rất phong phú, riêng vùng đất ngập nước cũng đã có đến 39
kiểu hệ sinh thái, biển có 20 kiểu hệ sinh thái. Việt Nam hiện có 3/200 vùng sinh thái
toàn cầu, 1/5 vùng chim đặc hữu và 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Ngoài ra, nước ta
còn là 1 trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng thế giới với trên 800 loài thuộc
16 nhóm cây trồng khác nhau.
Đa dạng sinh học có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi địa
phương, mỗi Quốc gia và vùng lãnh thổ. Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp lương
thực, thực phẩm, dược liệu, vật liệu... Các hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng trong
điều tiết khí hậu và bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên sinh vật phong phú chứa
đựng trong nó đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và đóng góp to lớn
cho nền kinh tế. Song đa dạng sinh học của nước ta hiện đang suy giảm với tốc độ cao,
bởi nhiều nguyên nhân. Kinh tế phát triển và tăng trưởng đã gây nhiều áp lực đối với
đa dạng sinh học, dân số tăng đã tạo ra một nhu cầu lớn về tiêu thụ và sử dụng đất,
biến đổi khí hậu trở nên ngày càng nghiêm trọng và tác động tiêu cực đến hệ thống đa
dạng sinh học.
Theo cảnh báo của các chuyên gia IUCN, Việt Nam là một trong năm Quốc gia
bị ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng; điều này đe
doạ nhiều đến tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Thực tế hiện nay, đa dạng sinh học
ở Việt Nam đang bị suy thoái với tốc độ rất nhanh. Các khu vực có tính đa dạng sinh
học cao đang dần bị thu hẹp diện tích, số lượng loài và các cá thể loài hoang dã đang
bị suy giảm mạnh, nhiều nguồn gen bị suy thoái, thất thoát, xuất hiện nhiều yếu tố làm
mất cân bằng sinh thái.
Nhận thức được vai trò quan trọng của đa dạng sinh học đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của Quốc gia và vùng lãnh thổ, ngày 13/11/2008 Việt Nam đã ban
hành Luật Đa dạng sinh học. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2010/NĐ-
CP, ngày 11/06/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đa
dạng sinh học. Ngày 19 tháng 3 năm 2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn
số 882/BTNMT-TCMT gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị
triển khai thực hiện Chiến lược Quốc gia về đa dạng sinh học và Quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Được đánh giá là Quốc gia có tính đa dạng sinh học cao, Việt Nam có nhiều nỗ
lực trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Cùng với việc
là thành viên của nhiều điều ước quốc tế về đa dạng sinh học, Việt Nam đã ban hành
nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đó là:
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2004); Luật Đất đai
năm 1993 (sửa đổi, bổ sung năm 1998 và 2003); Luật Bảo vệ Môi trường năm 1993
(sửa đổi, bổ sung năm 2005 và 2014); Luật Tài nguyên nước năm 1998 (sửa đổi, bổ
2
sung năm 2012); Luật Thủy sản năm 2003. Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2008
là một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Lần đầu tiên, các nguyên
tắc và ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học được đưa thành luật riêng, quy định các
nguyên tắc, nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học cấp Quốc gia, cấp bộ ngành và địa
phương, tạo cơ sở pháp lý để các cộng đồng địa phương tham gia bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về chia sẻ lợi ích.
Quảng Ninh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, chạy dài theo hướng Đông Bắc -
Tây Nam với tọa độ địa lý: vĩ độ Bắc từ 20040’ đến 21040’; kinh độ Đông từ 106025’
đến 108025’; phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; phía Tây Bắc giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ, thành phố
Hải Phòng và tỉnh Hải Dương.
Quảng Ninh có diện tích đất tự nhiên 617.778,8ha đất liền và trên 612 nghìn ha
trên biển, có đường biên giới trên bộ (118,8 km) và trên biển (gần 191 km) với Trung
Quốc; 3 cửa khẩu (Móng Cái, Hoành Mô, Bắc Phong Sinh) tiếp giáp với vùng duyên hải
rộng lớn Nam Trung Quốc; bờ biển dài 250 km, có 2.772 đảo (chiếm 2/3 số đảo của
Việt Nam), trên 40.000 ha bãi triều và hơn 20.000 ha diện tích eo biển và vịnh.
Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính, trong đó 10/14 huyện, thị xã, thành
phố tiếp giáp biển. Dân số Quảng Ninh đạt 1.245,2 nghìn người (năm 2016). Đây cũng
là tỉnh duy nhất của cả nước có 4 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả và Móng
Cái) và 2 thị xã Quảng Yên và Đông Triều.
Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan
trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh được ví như là “một nước Việt Nam thu nhỏ”, có
đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... là cơ sở tạo ra sự phong
phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối
với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý,
các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về HST được
khai thác phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là những tài nguyên quý giá,
không thể thay thế cần được quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển hợp lý.
Bên cạnh những mặt tích cực, phát triển kinh tế xã hội sâu, rộng trên toàn tỉnh
trong thời gian qua cũng tác động mạnh đến tài nguyên và đặt ra nhiều vấn đề về môi
trường và quản lý bảo tồn đa dạng sinh học. Do nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián
tiếp mà đa dạng sinh học Quảng Ninh đang ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng; diện
tích rừng tự nhiên có độ đa dạng sinh học cao đang bị thu hẹp và ít có điều kiện phục
hồi do đã bị chia cắt và cô lập thành những khu nhỏ; nhiều loài quý hiếm đã không còn
được phát hiện tại Quảng Ninh; nhiều rạn san hô đã bị suy giảm một cách nghiêm
trọng khó có thể hồi phục.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều nỗ lực bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, do thiếu những cơ chế, thể chế thích
hợp, đặc biệt là quy hoạch bảo tồn, đây vừa là cơ sở pháp lý, vừa là cơ sở khoa học, là
3
công cụ hữu hiệu trong quản lý đa dạng sinh học đã và đang được áp dụng tại nhiều
nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam, nên hiệu quả bảo tồn chưa như mong muốn.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Quyết định 2754/QĐ-UBND ngày 25/10/2012
về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, nhưng do hạn chế về nguồn lực nên kế hoạch chưa được triển khai trong khi
nhiều nội dung của Kế hoạch đã không còn phù hợp. Việc thiếu các quy hoạch và kế
hoạch bảo tồn phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhằm khuyến nghị cho các nhà
quản lý nhằm phát triển tỉnh bền vững nên đã để mất đi nhiều hệ sinh thái đặc thù, các
loài động thực vật quý hiếm, xuất hiện càng nhiều các mối đe doạ tới đa dạng sinh học
của tỉnh như: sư ̣du nhập các giống mới và các loài ngoại lai (một cách chủ động và bị
động) như các giống thủy sản, giống cây trồng, các loài ngoại lai xâm hại như cây mai
dương (trinh nữ đầm lầy) hay ốc bươu vàng... Công tác bảo tồn đa dạng sinh học còn
chồng chéo, quản lý chưa thống nhất. Luật Đa dạng sinh học mới có hiệu lực thi hành
và hiện mới đang trong giai đoạn tuyên truyền, phổ biến Luật tới cộng đồng. Các chủ
trương, chính sách được ban hành nhưng thiếu các biện pháp kiểm tra của các cấp
quản lý nên thực hiện kém hiệu quả. Một số chính sách còn chưa sát thực tế, chưa đủ
sức thuyết phục cộng đồng tham gia bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Xuất phát từ tình hình thực tế về đa dạng sinh học, nhằm bảo tồn và nâng cao
tính đa đạng sinh học trên địa bàn tỉnh; nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển
các hệ sinh thái, các loài động thực vật quý hiếm theo 160/2013/NĐ-CP, Nghị định
32/2006/NĐ-CP, duy trì và phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao nhận thức
cộng đồng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học...Việc triển khai thực hiện "Quy hoạch
bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030" là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh
học các hệ sinh thái, bảo vệ các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa, tuyệt chủng, bảo
tồn nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn
đa dạng sinh học của tỉnh, là căn cứ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, hạn chế những
tương tác do phát triển kinh tế - xã hội tác động đến đa dạng sinh học, góp phần bảo
tồn và phát triển sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên, quan trọng, bảo vệ môi
trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nguồn
gen, rừng, góp phần bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững; phát
triển du lịch và phục vụ nghỉ ngơi, giải trí của người dân.
Để có được kết quả nghiên cứu này chúng tôi trân thành cám ơn các cơ quan: Sở
TN&MT, Sở NN&PTNT, Sở KHCN, các Ban quản lý: VQG Bái Tử Long, KBTTN
Đồng Sơn – Kỳ Thượng, Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử, UBND các huyện, thị xã,
thành phố, các đơn vị trực thuộc các cơ quan nêu trên đã giúp đỡ tổ chức thực hiện, cung
cấp thông tin, hỗ trợ nghiên cứu hiện trường và đóng góp ý kiến cho bản báo cáo này.
Trên cơ sở tài liệu thu thập, kết quả điều tra khảo sát, hệ thống bản đồ chuyên
đề, kết quả thực hiện dự án được trình bày trong báo cáo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” .
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐDSH Đa dạng sinh học
BĐKH Biến bổi khí hậu
BTL Bái Tử Long
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BVMT Bảo vệ môi trường
CCCR Chống chữa cháy rừng
CCN Cụm công nghiệp
CTR Chất thải rắn
ĐDDT Đa dạng di truyền
ĐNN Đất ngập nước
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
ĐVĐ Động vật đáy
ĐVN Động vật nổi
GHCP Giới hạn cho phép
HĐND Hội đồng nhân dân
HST Hệ sinh thái
KBT Khu bảo tồn
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KDL Khu du lịch
KCN Khu công nghiệp
KT – XH Kinh tế xã hội
PCCCR Phòng chống chữa cháy rừng
PES Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
RNM Rừng ngập mặn
RQG Rừng quốc gia
TK Tiểu khu
TKV Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
5
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................... 4
MỤC LỤC .................................................................................................................................. 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................... 8
PHẦN THỨ NHẤT. ................................................................................................................. 12
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ......................................................................................... 12
1.1. Mục tiêu của dự án ............................................................................................................ 12
1.2. Nội dung chính của dự án .................................................................................................. 13
1.3. Sản phẩm đạt được của dự án ............................................................................................ 13
1.4. Tổ chức thực hiện dự án .................................................................................................... 14
1.5. Phạm vi quy hoạch ............................................................................................................ 14
1.6. Cơ sở pháp lý: .................................................................................................................... 14
1.7. Cơ sở khoa học .................................................................................................................. 20
1.7.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quy hoạch trên thế giới, tại Việt Nam và tại tỉnh
Quảng Ninh ....................................................................................................................... 20
1.7.2. Quan điểm, cách tiếp cận, nguyên tắc nghiên cứu lập quy hoạch ................................ 29
1.7.3. Nguyên tắc lập quy hoạch: ........................................................................................... 39
1.7.4. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 40
1.8. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................... 56
PHẦN THỨ HAI ...................................................................................................................... 58
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH
HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ........................................................................................... 58
2.1. Tổng quan về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến công tác bảo tồn
ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh ..................................................................................................... 58
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................................... 58
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 66
2.2. Đánh giá tổng quan về hiện trạng ĐDSH .......................................................................... 74
2.2.1. Hiện trạng các hệ sinh thái tự nhiên và phân vùng sinh thái ...................................... 75
2.2.2. Đa dạng sinh học về thành phần loài sinh vật ............................................................. 93
2.2.3. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng, bảo vệ hành lang ĐDSH ...................................... 123
2.2.4. Hiện trạng và nhu cầu xây dựng các khu bảo tồn trong tỉnh Quảng Ninh ................ 138
6
2.2.5. Hiện trạng và nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ của tỉnh Quảng Ninh ............................ 141
2.2.6. Các khó khăn, thách thức về bảo tồn ĐDSH ............................................................ 143
2.3. Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh ............................................. 167
2.3.1. Hệ thống quản lý bảo tồn ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh ............................................. 167
2.3.2. Tác động của các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch có liên quan đến quy hoạch bảo
tồn ĐDSH của tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................... 172
2.3.3. Đánh giá các thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý bảo tồn ĐDSH ............ 208
2.4. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ, bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh
thái tự nhiên trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Quảng Ninh ...................................... 212
2.4.1. Tổng quan các phương pháp bảo tồn chuyển chỗ trên thế giới ................................ 212
2.4.2. Tổng quan về hiện trạng tổ chức bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên
trên thế giới ......................................................................................................................... 217
2.4.3. Bài học kinh nghiệm cho công tác quy hoạch bảo tồn ĐDSH tại địa phương ......... 220
2.5. Dự báo về diễn biến đa dạng sinh học của địa phương và các yếu tố ảnh hưởng đến công
tác bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch .......................................... 223
2.5.1. Diễn biến đa dạng sinh học của địa phương trong giai đoạn quy hoạch .................. 223
2.5.2. Dự báo ảnh hưởng của các phương án phát triển kinh tế xã hội toàn quốc, vùng và
tỉnh đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh ................................................................................... 234
2.5.3. Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH của tỉnh .................... 237
QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................ 246
3.1. Quan điểm bảo tồn ĐDSH ............................................................................................... 246
3.2. Mục tiêu bảo tồn ĐDSH .................................................................................................. 248
3.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................... 248
3.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 .................................................................................. 248
3.3. Định hướng bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.......................................... 250
3.4. Xây dựng các phương án quy hoạch và lựa chọn phương án tối ưu ............................... 258
3.4.1. Xây dựng các phương án quy hoạch ......................................................................... 258
3.4.2. Lựa chọn phương án quy hoạch ................................................................................ 265
3.5. Thiết kế quy hoạch ĐDSH............................................................................................... 268
3.5.1. Quy hoạch hành lang ĐDSH .................................................................................... 268
3.5.2. Quy hoạch bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái đặc thù .......................................... 276
3.5.3. Quy hoạch hệ thống các khu bảo tồn ........................................................................ 278
7
3.5.4. Quy hoạch bảo tồn chuyển chỗ ................................................................................. 314
3.6. Danh mục các dự án ưu tiên bảo tồn ............................................................................... 325
3.7. Các giải pháp thực hiện quy hoạch .................................................................................. 304
3.7.1. Giải pháp về vốn thực hiện quy hoạch...................................................................... 304
3.7.2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................ 305
3.7.3. Giải pháp về khoa học công nghệ ............................................................................. 306
3.7.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách ................................................................................ 308
3.7.5. Giải pháp về hợp tác ................................................................................................. 312
3.7.6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền ......................................................................... 312
3.7.7. Giải pháp về sinh kế cho người dân vùng đệm ......................................................... 314
3.7.8. Giải pháp về tổ chức thực hiện ................................................................................. 327
3.8. Đánh giá tác động môi trường của quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh
................................................................................................................................................ 328
3.8.1. Các tác động tích cực của việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh
Quảng Ninh ......................................................................................................................... 330
3.8.2. Những tác động đến vấn đề môi trường trong việc thực hiện bảo tồn ĐDSH .......... 331
3.8.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện Quy
hoạch ĐDSH ..................