Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm giai đoạn 2011 – 2015

Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình CNH – HDH đất nước, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và quỹ đất của Việt Nam nói riêng. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Không có đất đai thì không có bất kì 1 ngành sản xuất nào cũng như không thể nào có sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.

doc76 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Tiêu đề Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của việc lập quy hoạch sử dụng đất xã Ngọc Xuân Đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm đẩy mạnh quá trình CNH – HDH đất nước, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và quỹ đất của Việt Nam nói riêng. Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội đất đai đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của loài người. Không có đất đai thì không có bất kì 1 ngành sản xuất nào cũng như không thể nào có sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nó không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong giai đoạn hiện nay của nước ta với sức ép về dân số và tốc độ công nghiệp hoá,đô thị hoá. Sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày 1 tăng mà quỹ đất thì có hạn. Trong quá trình sử dụng đất chúng ta cần khai thác, bảo vệ và cải tạo đất sao cho đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội. Việc sử dụng đất hiệu quả,hợp lí, tiết kiệm, đất đai không chỉ có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế mà còn là mục tiêu cho sự ổn định về chính trị và sự phát triển của xã hội. Để sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này được lâu dài thì công tác quản lí đất là rất cần thiết. Hơn thế nữa, đất đai có vai trò rất quan trọng với con người lại có giới hạn không thể sản xuất thêm được. Chính vì vậy nó đòi hỏi phải có sự thống nhất từ trung ương đến địa phương,nhà nước phải quản lí chặt chẽ việc sử dụng đất. Ở nước ta, trước đây việc quản lí đất đai bị buông lỏng, không thống nhất nên hiệu quả sử dụng đất rất thấp.Sau khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường trong thời kì đổi mới, nền kinh tế xã hội ở nước ta phát triển với mức độ tăng trưởng cao. Công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là một yêu cầu đặc biệt để sắp xếp quỹ đất cho các lĩnh vực và đối tượng sử dụng hợp lý, có hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giữ vững an ninh quốc phòng, tránh được sự chông chéo, gậy lãng phí trong sử dụng, hạn chế sự hủy hoại đất đai, phá vỡ môi trường sinh thái. Đây là một nội dung quan trọng để quản lý nhà nước về đất đai, được thể chế hóa trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 : “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và phát luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Luật đất đai năm 2003 quy định :“quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất” là một trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định từ điều 21 đến điều 30 của Luật đất đai và được cụ thể hóa tại nghị đinh 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của chính phủ (từ Điều 12 đến Điều 29), Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 Của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn, bên cạnh những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội xã Ngọc Xuân cần thiết phải tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai dài hạn. Đây là hành lang pháp lý cho việc quản lý và sử dụng đất đai , làm cơ sở cho việc giao cấp đất ,cho thuê đất, thu hồi đất; tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các chương trình phát triển, phát triển kinh tế xã hội ; đồng thời điều hòa mối quan hệ sử dụng đất giữa các đối tượng, giữ vũng an ninh chính trị và cải tạo, bảo vệ và làm giàu môi trường sinh thái trên địa bàn xã. Xã Ngọc Xuân là một trong 8 xã phường của thị xã Cao Bằng, với tổng diện tích là 684,99 ha. Trên địa bàn xã có quốc lộ 3 đi qua, nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh miền xuôi và thủ đô Hà Nội, đây là một lợi thế quan trọng để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Với sự phát triển mọi mặt như vậy đã gây áp lực lớn cho việc quản lý và sử dụng đất ở địa phương. Vì thế việc quy hoạch đất đai đang là vấn đề cấp thiết, ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên đất và sự phát triển của kinh tế xã. Xuất phát từ tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc lập qua hoạch kế hoạch sử dụng đất, được sự chỉ đạo của UBND thị Xã Cao Bằng , Sự Giúp đỡ của phòng tài nguyên và môi trường thị xã Cao Bằng . UBND xã Ngọc Xuân đã tiến hành lập: “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 ” 2.Mục đích và yêu cầu lập quy hoạch sử dụng đất Tạo ra một tầm nhìn chiến lược trong quản lý và sử dung hợp lý nguồn tài nguyên đất của xã Ngọc Xuân, Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng, phù hợp với định hướng phát triển không gian về lâu dài, đồng thời đáp ứng nhu cầu, phù hợp các chỉ tiêu sử dụng đất của các ngành, các địa phương cụ thể đến năm 2020 và trong tương lai xa Khoanh định và bố trí các mục đích sử dụng đất nhằm giải quyết, khắc phục những bất hợp lý trong việc sử dụng đất; Đảm bảo cho các mục đích sử dụng đất ổn định, lâu dài Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho việc xúc tiến đầu tư, tiến hành các thủ tục thu hồi đất, giao đất, sử dụng đất đúng pháp luật, đúng mục đích, có hiệu quả; từng bước ổn định tình hình quản lý và sử dụng đất. Khoanh định, phân bố các chỉ tiêu sử dụng đất cho các ngành, các cấp theo quy hoạch phải được cân đối trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất đã được điều chỉnh, bổ sung đảm bảo không bị chồng chéo trong quá trình sử dụng. Các nhu cầu sử dụng đất phải được tính toán chi tiết đến từng công trình, từng địa phương, đồng thời được phân kỳ kế hoạch thực hiện cụ thể đến từng năm của giai đoạn, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Bảo đảm mối quan hệ hài hòa giữa khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. 3.Căn cứ pháp lý và cơ sở thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất - Luật đất đai năm 2003 ; - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, , giá đất, thu hồi đất bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; - Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất được ban hành kèm theo Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng - Quy hoạch sử dụng đất xã Ngọc Xuân - Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội xã Ngọc Xuân đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; - Quy hoạch chung xây dựng xã ngoạc Xuân - Các tài liệu, số liệu thống kê về tình hình quản lý và sử dụng đất, phát triển kinh tế xã hội; các dự án quy hoạch và định hướng sử dụng đất của các ngành;.trên địa bàn xã Ngọc Xuân 4. Nội dung chính của báo cáo Nội dung báo cáo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 xã Ngọc Xuân ngoài phần đặt vấn đề và kết luận gồm 4 phần chính sau: Phần 1 : Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; Phần 2 : Tình hình quản lý, sử dụng đất; Phần 3 :Đánh giá tiềm năng đất đai và định hướng dài hạn sử dụng đất Phần 4 : Quy hoạch sử dụng đất năm 2020 Phần 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI I.. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Xã ngọc xuân có tổng diện tích tự nhiên 684,99 ha , nằm ở phía Đông bắc của thị xã Cao Bằng có vị trí : + Phía bắc giáp xã Vĩnh Quang, xã Ngũ Lão của huyện Hòa An + Phía đông giáp phường sông Bằng, xã Ngũ lão của huyện Hòa An + Phía nam giáp phường sông bằng, phường Hợp Giang + Phía tây giáp phường sông Hiến và xã Đề Thám Hệ thống đường giao thông : có hệ thống đường giao thông phát triển tương đối tốt: trong xã có đường quốc lộ 3, đường tránh quốc lộ 3, đường tỉnh lộ 203 chạy qua, rất thuận tiện cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội với các địa phương trong và ngoài tỉnh. Đây là một lợi thế quan trọng kích thích phát triển kinh tế - xã hội của xã. 1.2. Địa hình địa mạo Địa hình của xã Ngọc Xuân thấp đần từ phía Bắc xuống phía nam, + Phía bắc là vùng đồi núi cao, + Phía nam có độ cao thấp và bằng phẳng dọc sông Bằng. 1.3 Khí hậu, thời tiết Xã Ngọc Xuân nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt: + Mùa nóng mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm. + Mùa lạnh ít mưa từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. + Khí hậu của xã mang tính chất đặc thù của dạng khí hậu lục địa mềm núi cao . a. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình năm la 21,6ᴼC; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,7ᴼC đến 18,3ᴼC; nhiệt độ cao tuyệt đối là 40,5ᴼC ( tháng 6 ); nhiệt độ thấp tuyệt đối là -1,3ᴼC ( tháng 12). Số giờ nắng trung bình hàng năm đạt 1569 giờ. Tổng tích ôn đạt khá từ 7000 - 75000ᴼC b. Chế độ mưa Mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, chiếm tới 70% lượng mưa cả năm. So với các khu vực khác của tỉnh lượng mưa trên địa bàn xã ở mức độ trung bình, lượng mưa bình quân cả năm đạt 1443mm. Trong mùa lượng mưa cũng phân bố không đều, tháng 8 là tháng có lượng mưa lớn nhất đạt 267mm, số ngày mưa trung bình năm đạt 128 ngày. c. Lượng bốc hơi và độ ẩm Lượng bốc hơi trung bình năm là 1020,3mm, vào tháng 5 là tháng có lượng bốc hơi lớn nhất (102,9mm); lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 11 (70,4mm). Để đánh giá khái quát về cán cân mưa ẩm của xã, chúng tôi sử dụng chỉ số ẩm ướt (K=R/EO). Chỉ số này liên quan đến hệ số sử dụng đất , dộ khô cứng, xói mòn đất. Qua tính toán, chỉ số ẩm ướt bình quân năm trên địa bàn dao động từ 1,5- 2,0. Tuy nhiên chỉ số này thay đổi rất lớn ở các tháng năm. Vào mùa mưa, chỉ số này đạt 4,0-5,0. Ngược lại, vào mùa khô chỉ số này thường dưới 0,5 gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng. Với đặc điểm khí hậu của xã như trên trong kỳ quy hoạch bố trí sử dụng đất cần lợi dụng chế độ nhiệt cao, độ ẩm khá để bố trí nhiều vụ trong năm ở những vùng đất sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, để hạn chế bốc hơi nước vật lý làm chai cứng đất cần bố trí hệ thống cây trồng có độ che phủ quan năm, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. 1.4 Thủy văn, nguồn nước Xã có sông Bằng chảy qua ( cũng là ranh giới tự nhiên phía Nam và Tây Nam của xã). Ngoài ra còn có các con suối nhỏ như: suối Nà Lè, suối Nà Lành, suối Nà Tọong, suối Nà Pác, suối Khuổi Đứa, suối Khuổi Tát tất cả các con suối này đều đổ ra Sông Bằng . Sông bằng bắt nguồn từ Nà Cài ( Trung quốc) ở độ cao 600m2, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam rồi nhập vào sông Tà Giang tại Long Châu ( Trung quốc ). Phân phối dòng chảy của sông Bằng theo năm dương lịch như sau : + Mưa lũ : 163m3/s, chiếm 68,8% + Mùa cạn 36,7m3/s, chiếm 31,2% Kết quả nghiên cứu tài liệu phòng chống lụt bão sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Bằng cho thấy: + Báo động cấp I : Ngập ở độ cao + 182,5 m, Thời gian ngập 5h từ 7 – 8 lần/năm + Báo động cấp II : Ngập ở độ cao +182,5m, thời gian ngập từ 4h từ 4 - 5 lần/năm + Báo động cấp III : Ngập ở độ cao +184,5 m, thời gian ngập 3h từ 1 – 2lần /năm + Báo động khẩn cấp: Ngập ở độ cao +185,5 thời gian ngập từ 1,5h 4 lần/năm + Lũ lịch sử năm 1950 ngập ở độ cao 188,7m, tần suất 1% với chế độ thủy văn như trên, trong quy hoạch sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp và đất xây dựng cơ sở hạ tầng cần lưu ý đặc điểm thủy văn nêu trên để hạn chế thấp nhất những bất lợi cho chế độ thủy văn gây ra. 2. Các nguồn tài nguyên 2.1 Tài nguyên đất Theo số liệu từ bản đồ thổ nhưỡng toàn tỉnh Cao Bằng năm 1998 Xã Ngọc Xuân có các loại đất sau : + Đất phù sa được bồi hàng năm ( P ): Loại đất này có diện tích: 164,1 ha chiếm 26,77% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Bằng ở địa hình thấp ( có độ cao 180 m so với mặt nước biển ) hàng năm được bồi tụ một lớp phù sa mới chủ yếu phân bố ở khu vực Nà Lum, Thắc Thúm, Gia Cung Đặc điểm loại đất này có màu nâu tươi, tầng dày trên 1m, chưa phân hóa phẫu diện, đất có phản ứng chua ít (pHkcl 5-5,5 ) hàm lượng chất dinh dưỡng khá chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. + Đất phù sa không được bồi hàng năm (Pc): Loại đất này có 66,8ha chiếm 10,9% diện tích tự nhiên, được hình thành do sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Bằng và các con suối nhỏ nhưng không bị ngập nước hàng năm. Đất có màu đỏ tươi, phẫu diện đã phân hóa, phản ứng chua vừa đến chua ( pH KCl < 5) hàm lượng các chất dinh dưỡng trung bình. Lân tổng số và dễ tiêu ở mức nghèo. Đất được phân bố ở ven sông Bằng chủ yếu được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. + Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pr): Loại đất này có diện tích 25,6ha, chiếm 4,17% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành trên sản phẩm biến đổi màu sắc trong quá trình hình thành. Đất xuất hiện tầng loang lổ đỏ vàng do tính sét và bị quá trình kết von hóa đất có phản ứng chua ( pH KCL < 4,5) nghèo dinh dưỡng. Hiện nay đất đang được sử dụng để trồng một vụ lúa hoặc một vụ lúa + một vụ màu như : Nà Bám, Bản Vuộm, Nà Pế, Nà Kéo.. + Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (fg): Loại đất này có 45,7 ha chiếm 7,45% tổng diện tích tự nhiên, là loại đất tại chỗ do có điều kiện thuận lợi trồng lúa nước nên tính chất đất đai bị biến đổi tầng canh tác được hình thành tầng glây xuất hiện ở nông. Thành phần cơ giới thị nặng, chua và nghèo dinh dưỡng. + Đất nâu vàng trên phù sa cổ(Xh-p): Loại đất này có 90,8ha chiếm 15,98% tổng diện tích tự nhiên, đất được hình thành trên phù sa cổ, đất có địa hình bồi thoải lướt song nhẹ hoặc đồi bát úp, một số diện tích bị xói mòn mạnh đất bị lớp kết von xuất hiên ở nông. Hiện nay phần lớn diện tích loại đất này đang sử dụng vào mục đích trồng rừng, ở chân đồi có địa hình thấp và bằng, tầng đất này được sử dụng trồng hoa màu và cây ăn quả. + Đất đỏ vàng trên đá sét (Xf – s): Loại đất này có 182,0 ha chiếm 29,69% tổng diện tích tự nhiên, là loại đất có địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn trên 25ᴼ. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình đến thị nặng, hạt mịn, tầng đất dày >80cm, phản ứng của đất chua vừa (pH kcl < 4,5 ) hàm lượng mùn và đạm và tổng số khá, nghèo lân và kali dễ tiêu. Hiện nay phần lớn diện tích đã sử dụng vào mục đích lâm nghiệp như: Khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới, khả năng sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất hạn chế. 2.2 Tài nguyên nước a. Nước mặt Như đã nêu trên xã Ngọc Xuân có Sông Bằng chảy qua, đây là nguồn tài nguyên nước quan trọng chủ yếu cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. Sau đây là một số chỉ tiêu nước sông Bằng : + Lưu lượng sông Qmax = 1920m3/s ; Qmin = 7,4m3/s + Cốt mực nước thấp nhất Hmin = 204m + Hàm lượng cặn 20 – 100mg/l ( về mùa mưa ) + Độ cứng CaCO3 rất cao (từ 95 – 179mg/l) + Chỉ số vi trùng Ecoli cao hơn tiêu chuẩn cho phép. + Các chỉ tiêu lý hóa khác như : Độ pH, Mn, Nh4, NO2, NO3, SO4,. Đều nằm trong phạm vi cho phép đối với nước sinh hoạt. b. Nguồn nước ngầm Theo kết quả khảo sát thăm dò địa chất thủy văn của Liên đoàn Địa chất 2 ( đoàn 105) cho thấy: Bồi tích sông bằng thuộc phức hệ chứa nước lỗ rỗng trong các trầm tích bở rời hệ 4 (Q) có khả năng cung cấp nước ngầm nhất định. Chiều dày bồi tích sông bằng thay đổi từ 4 – 8m, có diện tích nông dần. Thành phần thạch học từ trên xuống dưới gồm: Sét, sét cát pha, cát cuội sỏi, sạn. Nói chung nguồn nước ngầm có chất lượng khá tốt, chỉ cần thoáng và lọc để khử NO2 và Fe là có thể cấp cho các mục đích sinh hoạt các chỉ tiêu chất lượng khác như: pH, độ cứng Cl῀, SO4, NO3, Mg đều nằm trong giới hạn vệ sinh cho phép. 2.3 Tài nguyên rừng Theo số liệu thống kê đất đai 2002 xã Ngọc Xuân có 262,04 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó : Đất có rừng trồng 164,3ha. Nhìn chung thảm thực vật và động vật rừng trên địa bàn xã rất nghèo nàn về chủng loại và số lượng. 2.4 Tài nguyên khoắng sản Trên đị bàn xã có mỏ sét đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng 2.5 Tài nguyên nhân văn Dân số hiện nay của xã là 4.799 người, cư trú ở 6 xóm và 4 khối có 6 dân tộc an hem cùng chung sinh sống trên địa bàn xã: Kinh, Tày, Nùng, Mông, Dao, Hoa, Do tập quán sản suất của mỗi dân tộc có những nét đậc trưng nên sự phân bố dân cư đã tạo ra những phương thức canh tác khác nhau mỗi dân tộc trong cộng đòng sinh sống trên địa bàn xã đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một nề văn hóa phong phú và đa dạng, đặc sắc cần được giữ gìn và phát huy. Trong quy hoach sử dụng đất cần lưu ý đến yếu tố dân tộc để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp với tập quán sinh hoạt và văn hóa của từng dân tộc và cả cộng đồng. Thực trạng cảnh quan môi trường Là xã thuộc thị xã Cao Bằng, nên vấn đề môi trường cũng là vấn đề cần được đặt ra và giải quyết. theo báo cáo của sở khoa học và công nghệ Môi trường. tình hình môi trường của xã như sau : 3. Cảnh quan môi trường a. Môi trường nước Tại thời diểm đo trên sông Bằng số đo các chỉ tiêu như sau : Bảng 1: Chỉ tiêu môi trường nước Chỉ tiêu Thực Đo Tiêu chuẩn cho phép pH KCl BOD COD Chất rắn lơ lủng NH4+ Fe+++ CoLiform (MNP/100ml) 7,6 4,6 26,8 636 0,45 0,075 25.000 6-9 < 25 < 35 < 20 < 1 < 2 < 10.000 Qua kết quả trên ta thấy, hàm lượng chất rắn lơ lủng cao hơn giới hạn cho phép 30 lần. CoLi form cao hơn cho phép 2,5 lần, vì vậy không nên dung trực tiếp nguồn nước này vào nhu cầu nước sinh hoạt hàng ngày mà cần được sử lý. Nước thải là một trong những nguồn nước gây ô nhiễm chính cho môi trường, trong thành phần nước thải các chất hữu cơ không phân hủy hoặc phân hủy chậm. Do nước thải không được sử lý nên góp phần làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm, tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng đân cư. b. Môi trường không khí Qua kết quả điều tra khảo sát của sở KHCN và MT thì ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi có nguồn gốc từ các hoạt động giao thông và các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng như các lò vôi, gạch trong địa bàn trong thị xã. Hiện trạng lưới giao thông tuy đã được nâng cấp nhưng các chỉ tiêu kỹ thuật còn chưa thấy đồng bộ. Trong khi đó các phương tiện giao thông tăng nhanh, chất lượng phương tiện thấp, việc phun nước giảm bụi chưa làm được là vì vậy hàm lượng bụi cao. Bên cạnh đó là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng lai ở xen xẽ với các khu dân cư, các biện pháp sử lý, khói, bụi, chất thai rắn chưa được áp dụng nên mức độ ô nhiêm trên đại bàn khá nặng. Biện pháp khắc phục là tiếp tục nâng cấp mạng lưới giao thông đô thị, quy hoạch và quản lý các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng xa khu dân cư, trồng cây xanh chống bụi, hạn chế các phương tiện giao thông không đúng quy định, tăng cường các hoạt động vệ sinh đô thị và phun nước tưới trong các ngày khô hanh. c. Tiếng ồn Cũng như yếu tố bụi, tiếng ồn trong đô thị chủ yếu là do tiếng ồn về giao thông. Trong địa bàn xã và tiếng ồn vẫn nằm trong giới hạn cho phép (<90dBa) d. Rác thải đô thị Việc thu gom rác thải hiện nay chủ yếu tập trung ở các truc đường chính và vận chuyển đến bải rác Khuổi Kép. Bãi rác này chưa có công nghệ sử lý thích hợp mà chỉ dung phương pháp hong khô rồi đốt thủ công, cho đến nay vấn đề của môi trường của bãi rác thị xã vấn dang là vấn đề nan giải đang được du luận quan tâm. Trong phương án quy hoạch chung của thị xã Cao Bằng đến năm 2020 Bãi rác sẽ được chuyển đến khu đồi Quang Trung với diện tích 10ha và được sử lý rác theo quy trinh chôn lấp hợp vệ sinh. e. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - tài nguyên và cảnh quan môi trường: Từ những nghiên cứu về điều kiện tự nhiên và tài nguyên môi trường xã Ngọc Xuân cho phép rút ra những kết luận sau đây: Nằm ở cửa ngõ phía bắc thị xã có quốc lộ 3 và tỉnh lộ 203 chạy qua nên xã Ngọc Xuân có ưu thế về giao lưu kinh tế - Xã hội với các phường và các địa phương ngoài thị xã, là nhân tố kích thích phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại. Tuy nhiên, cũng sẽ nảy sinh những vấn đề phức tạp trong quản lý và sử dụng đất đai, đặc biệt là đ
Luận văn liên quan