Tài nguyên đất là thành phần quan trọng của môi trường, đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu mà còn là cơ sở để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Trong những công trình nghiên cứu khoa học về quan hệ giữa tài nguyên đất với những thay đổi vĩ mô về môi trường, các chuyên gia đều cảnh báo sự khan hiếm tài nguyên đất và hậu quả của việc suy thoái tài nguyên đất ngày càng tăng, gây ảnh hưởng xấu đến loài người còn nhanh hơn những tác động do biến đổi khí hậu.
Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng đất và tình hình thoái hoá đất cùng với hậu quả và các nguyên nhân là rất cần thiết nhằm đưa ra các chính sách, pháp luật hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên hơn 33.169.000 ha, gồm 14 nhóm và đơn vị phân loại đất. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha “đất có vấn đề”. Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu ha đất thoái hoá nghiêm trọng. Như vậy, diện tích đất có vấn đề về độ phì nhiêu và sức sản xuất kém chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay, đất canh tác nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp. Việt Nam có bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới (<0,15 ha/người). Đất Việt Nam hiện đang bị thoái hoá nghiêm trọng bởi các điều kiện tự nhiên, các tác động của con người.
Các điều kiện tự nhiên. Những tác động tiêu cực chủ yếu là: mưa với cường độ cao, tập trung vào mùa hè đẩy mạnh quá trình rửa trôi, xói mòn. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa, đa số các loại đất của Việt Nam có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, dung tích hấp thu thấp, mất cân bằng dinh dưỡng. Ngập úng, ngập lũ, mặn hóa, phèn hóa, xói lở bờ sông, biển phổ biến ở vùng đồng bằng gây mất mát to lớn. Một số vùng đồi, núi bị khô hạn nghiêm trọng.
Diện tích đất bị xói mòn mạnh ở nước ta chiếm khoảng 17% diện tích tự nhiên của cả nước và 25% diện tích đất đồi núi.
Các tác động từ phía con người. Nhiều hoạt động của con người trực tiếp góp phần làm thoái hóa đất. Tình trạng du canh, độc canh, quảng canh, phá rừng, canh tác không bền vững gây rửa trôi, xói mòn, cạn kiệt các chất dinh dưỡng làm cho độ phì nhiêu đất bị suy giảm. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.
Một số nơi, như vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long nước nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn đã được sử dụng để tưới trong điều kiện thiếu nước ngọt đã làm lây lan phèn mặn ra vùng đất không mặn. Việc khai thác các nguồn nước mặt vùng ven biển quá mức làm cho mực nước sông, hồ hạ thấp và sự xâm nhập mặn càng lấn sâu vào đất liền.
Trong nhiều trường hợp đất bị ô nhiễm do lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật, sử dụng các loại phân khoáng liên tục trong nhiều năm cũng làm cho đất bị thoái hóa và chai cứng. Nước thải và các chất thải các khu công nghiệp, đô thị, hoạt động giao thông vận tải và từ các bãi chôn lấp chất thải . đã và đang làm cho tài nguyên đất ngày càng suy thoái.
Tình trạng dân số tăng nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm. Việc đưa dân miền xuôi lên khai hoang phát triển kinh tế ở trung du và miền núi khi chưa có qui hoạch, kế hoạch và đầu tư đầy đủ đã gây nên tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn gây suy thoái môi trường đất.
Trong những năm gần đây diện tích một số cây trồng chuyên canh được mở rộng phục vụ xuất khẩu với mục tiêu thương mại dẫn tới suy kiệt độ phì nhiêu đất. Việc đầu tư thâm canh bón phân và chăm sóc, bảo vệ đất chưa được quan tâm đầy đủ làm cho độ phì và sức sản xuất của đất dần bị suy giảm. Bên cạnh đó, một số vùng đất bị ô nhiễm nặng, không còn khả năng canh tác do nhiễm chất độc màu da cam, hậu quả của chiến tranh.
39 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2154 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Rà soát, đánh giá pháp luật môi trường đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YÊU CẦU RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
I. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO TỪNG THÀNH PHẦN CỦA MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường đất Việt Nam
1.1. Hiện trạng môi trường đất
Tài nguyên đất là thành phần quan trọng của môi trường, đất đai không chỉ là tư liệu sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu mà còn là cơ sở để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Trong những công trình nghiên cứu khoa học về quan hệ giữa tài nguyên đất với những thay đổi vĩ mô về môi trường, các chuyên gia đều cảnh báo sự khan hiếm tài nguyên đất và hậu quả của việc suy thoái tài nguyên đất ngày càng tăng, gây ảnh hưởng xấu đến loài người còn nhanh hơn những tác động do biến đổi khí hậu.
Đánh giá đúng hiện trạng chất lượng đất và tình hình thoái hoá đất cùng với hậu quả và các nguyên nhân là rất cần thiết nhằm đưa ra các chính sách, pháp luật hợp lý để bảo vệ tài nguyên đất.
Việt Nam có diện tích đất tự nhiên hơn 33.169.000 ha, gồm 14 nhóm và đơn vị phân loại đất. Đất đồng bằng gồm 7 triệu ha, trong đó 3,8 triệu ha “đất có vấn đề”. Đất dốc khoảng 25 triệu ha, trong đó hơn 13 triệu ha đất thoái hoá nghiêm trọng. Như vậy, diện tích đất có vấn đề về độ phì nhiêu và sức sản xuất kém chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên.
Hiện nay, đất canh tác nông nghiệp ở nước ta ngày càng bị thu hẹp. Việt Nam có bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thuộc loại thấp nhất trên thế giới (<0,15 ha/người). Đất Việt Nam hiện đang bị thoái hoá nghiêm trọng bởi các điều kiện tự nhiên, các tác động của con người.
Các điều kiện tự nhiên. Những tác động tiêu cực chủ yếu là: mưa với cường độ cao, tập trung vào mùa hè đẩy mạnh quá trình rửa trôi, xói mòn. Trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa, đa số các loại đất của Việt Nam có phản ứng chua, độ no bazơ thấp, dung tích hấp thu thấp, mất cân bằng dinh dưỡng. Ngập úng, ngập lũ, mặn hóa, phèn hóa, xói lở bờ sông, biển phổ biến ở vùng đồng bằng gây mất mát to lớn. Một số vùng đồi, núi bị khô hạn nghiêm trọng.
Diện tích đất bị xói mòn mạnh ở nước ta chiếm khoảng 17% diện tích tự nhiên của cả nước và 25% diện tích đất đồi núi.
Các tác động từ phía con người. Nhiều hoạt động của con người trực tiếp góp phần làm thoái hóa đất. Tình trạng du canh, độc canh, quảng canh, phá rừng, canh tác không bền vững gây rửa trôi, xói mòn, cạn kiệt các chất dinh dưỡng làm cho độ phì nhiêu đất bị suy giảm. Thoái hoá đất dẫn đến nhiều vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc hoá.
Một số nơi, như vùng ven biển và đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long nước nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn đã được sử dụng để tưới trong điều kiện thiếu nước ngọt đã làm lây lan phèn mặn ra vùng đất không mặn. Việc khai thác các nguồn nước mặt vùng ven biển quá mức làm cho mực nước sông, hồ hạ thấp và sự xâm nhập mặn càng lấn sâu vào đất liền.
Trong nhiều trường hợp đất bị ô nhiễm do lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, canh tác không đúng kỹ thuật, sử dụng các loại phân khoáng liên tục trong nhiều năm cũng làm cho đất bị thoái hóa và chai cứng. Nước thải và các chất thải các khu công nghiệp, đô thị, hoạt động giao thông vận tải và từ các bãi chôn lấp chất thải…. đã và đang làm cho tài nguyên đất ngày càng suy thoái.
Tình trạng dân số tăng nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm. Việc đưa dân miền xuôi lên khai hoang phát triển kinh tế ở trung du và miền núi khi chưa có qui hoạch, kế hoạch và đầu tư đầy đủ đã gây nên tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn gây suy thoái môi trường đất.
Trong những năm gần đây diện tích một số cây trồng chuyên canh được mở rộng phục vụ xuất khẩu với mục tiêu thương mại dẫn tới suy kiệt độ phì nhiêu đất. Việc đầu tư thâm canh bón phân và chăm sóc, bảo vệ đất chưa được quan tâm đầy đủ làm cho độ phì và sức sản xuất của đất dần bị suy giảm. Bên cạnh đó, một số vùng đất bị ô nhiễm nặng, không còn khả năng canh tác do nhiễm chất độc màu da cam, hậu quả của chiến tranh.
Hiện trạng ô nhiễm môi trường đất
Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu gây ô nhiễm đất là do sử dụng phân hóa học, phân tươi, do hoá chất bảo vệ thực vật, do chất thải đô thị, khu công nghiệp, các làng nghề...
Lượng phân hữu cơ gia súc trong cả nước trong những năm gần đây khoảng trên 70 triệu tấn/năm; lượng phân bắc hàng năm cũng lên tới 37 triệu tấn/năm. Ngoài tác dụng tích cực làm phân bón cải tạo đất, lượng phân này cũng gây ô nhiễm đáng kể đến môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nước thải từ các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh giầy, mạ kim loại, tái chế phế thải, đồ gốm... không được xử lý để chảy tự do ra sông ngòi, ao, hồ, đầm, làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Nước thải bị nhiễm bẩn chứa nhiều hóa chất độc hại và vi khuẩn.
Nhìn chung, thoái hóa đất diễn ra mạnh mẽ toàn qui mô hàng triệu ha với các loại hình chủ yếu: xói mòn, rửa trôi, đất trượt, ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa, đất mất khả năng sản xuất và bị ô nhiễm.
1.2. Thực trạng chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường đất
Các quy định về bảo vệ môi trường đất được quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cùng với những quy định về khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Tuy nhiên, với tư cách là luật chuyên ngành về bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ môi trường cũng đã có những quy định về bảo vệ môi trường đất, mặc dù những quy định này còn mang tính nguyên tắc chung, mang tính định hướng hơn là tính quy phạm. Với ý nghĩa là thành phần chủ yếu của môi trường sống, tài nguyên đất cùng các bộ phận khác của môi trường cấu thành hệ thống hoàn chỉnh môi trường sống.
Như vậy, có thể nói, các quy định về bảo vệ môi trường đất được quy định tương đối đầy đủ trong hai văn bản quy phạm pháp luật quan trọng đó là: Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường.
2. Pháp luật về bảo vệ môi trường đất
Các quy định về bảo vệ môi trường đất hay còn gọi là chất lượng đất chủ yếu được quy định trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai, cùng với những quy định về khai thác, quản lý và sử dụng tài nguyên đất. Các văn bản pháp luật có nội dung về bảo vệ tài nguyên đất khá phong phú bao gồm hơn 400 văn bản (Danh mục văn bản)( trong đó có khoảng 214 văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp liên quan đến bảo vệ tài nguyên đất). Theo kết quả rà soát thì có 212 Văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến tài nguyên đất có hiệu lực, 142 văn bản đã hết hiệu lực, còn lại một số văn bản hiện nay vẫn chưa xác định về tính hiệu lực của văn bản.
Trên cơ sở pháp luật hệ thống pháp luật hiện hành điều chỉnh liên quan đến tài nguyên đất có thể chia thành các nhóm cơ bản như sau:
- Hệ thống pháp luật văn bản điều chỉnh trực tiếp, liên quan đến tài nguyên đất:
+ Hệ thống pháp luật đất đai theo Luật Đất đai
+ Hệ thống pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường theo Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường
+ Hệ thống pháp luật văn bản liên quan đến khai thác khoáng sản
+ Hệ thống pháp luật văn bản liên quan đến khai thác, sử dụng đất đất nông nghiệp
+ Hệ thống pháp luật văn bản liên quan đến khai thác, sử dụng đất đất Lâm nghiệp: Tài nguyên rừng
+ Hệ thống pháp luật văn bản liên quan đến khai thác, sử dụng đất đất dưới nước
+ Hệ thống pháp luật văn bản liên quan sử dụng đất trong ngành xây dựng, giao thông vận tải
Trên cơ sở những tiêu chí đó, Chúng tôi tiến hành rà soát, đánh giá hệ thống pháp luật hiện hành ở những tiêu chí sau: Về số lượng, tính hiệu lực, tính khả thi trên thực tế, sự chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống,... những phát hiện này làm cơ sở đề chúng tôi kiến nghị và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên đất – thành tố không thể thiếu đảm bảo cuộc sống của con người.
II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐẤT
1. Những vấn đề bảo vệ môi trường trong quy định pháp luật Đất đai
a. Luật đất đai chưa chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường
Luật Đất đai ban hành năm 2003 và có hiệu lực 2004, trong khi đó vấn đề bảo vệ môi trường vẫn theo Luật Bảo vệ môi trường 1993 có nhiều bất cập. Luật đất đai là luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến các quy định đất đai. Tuy nhiên, Luật mới chỉ dừng ở mức độ liên quan các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyên mục đích sử dụng đất, thu hồi đất... Vấn đề bảo vệ môi trường đất chưa được quan tâm, luật đất đai mới chỉ dừng ở lại một số điểm sau:
Việc lập quy hoạch sử dụng đất: Điều 14 Luật BVMT 2005 quy định (Khoản 4): Dự án quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ và phát triển rừng; khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng đều phải làm thủ tục ĐMC.
Việc lập các dự án phát triển kinh tế-xã hội, phải đảm bảo thủ tục đánh giá tác động môi trường.
Việc sử dụng đất cho từng loại hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt cũng phải tuân theo các yêu cầu bảo vệ môi trường nhất định trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005.
Tuy nhiên, các quy định cụ thể liên quan đến pháp luật cụ thể bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ đất trong quá trình sử dụng đất chưa được đề cập đến ( phần lồng ghép làm rõ thêm).
b. Công tác quy hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập đối với công tác môi trường
Thứ nhất, về quy hoạch sử dụng đất, Bộ TN&MT cho biết, nội dung quy hoạch sử dụng đất đã được quy định tại Điều 23 của Luật Đất đai, Điều 12 và Điều 14 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP. Quy định về nội dung quy hoạch sử dụng đất tại các điều này được áp dụng cho tất cả các cấp lập quy hoạch. Việc quy định nội dung quy hoạch sử dụng đất cả nước cũng tương tự như nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện là không hợp lý, dẫn tới hệ thống chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của cả nước quá chi tiết, vừa chưa phù hợp với nền kinh tế thị trường, vừa hạn chế quyền chủ động của địa phương.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 26 và khoản 4 Điều 27 của Luật Đất đai, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh. Tuy nhiên, việc ban hành nghị quyết xét duyệt, điều chỉnh của Chính phủ đòi hỏi phải theo quy trình với thời gian khá dài, trong khi nhiều trường hợp, nhất là những trường hợp điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đòi hỏi phải thực hiện nhanh, kịp thời.
Thứ hai, là việc sắp đặt tiến độ triển khai quy hoạch sử dụng đất theo thời gian trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Nhưng khi triển khai trong thời gian qua cho thấy, việc quyết định, xét duyệt kế hoạch sử dụng đất của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương (Quốc hội, Chính phủ) khó sát với diễn biến trong quá trình thực hiện của địa phương.
Bất cập thứ ba là nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch về xây dựng có mặt trùng lặp, chồng chéo, đặc biệt là trong khu vực đô thị và mối quan hệ này chưa được xác định cụ thể
c. Quy hoạch sân golf, khu công nghiệp sử dụng đất chưa chú trọng công tác bảo vệ môi trường
Hiện nay, mục tiêu phát triển kinh tế nhiều tỉnh đã đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu đôi khi chấp nhận "bán môi trường" để kêu gọi đầu tư. Các dự án khu công nghiệp, sân gôlf,... lấy đất từ đất nông nghiệp thậm chí là đất tốt để thành lập khu công nghiệp, sân golf... thực tế sử dụng đất ở những sân golf cho thấy các sân golf đề sử dụng lớn các loại hóa chất để nuôi cỏ và diệt trừ nấm, sâu bệnh.. các loại hóa chất này thuộc nhóm hòa tan và ngấm theo nguồn nước sinh hoạt chung của dân cư khu vực xung quanh dự án sân golf là một trong những nân tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao chưa được đánh giá cụ thể. Pháp luật hiện nay, chưa có quy định cụ thể điều chỉnh trong hoạt động này. Một số dự án sân golf, khu công nghiệp không có khu vực, công trình xử lý rác thải riêng.
Như vậy, khung pháp lý điều chỉnh các yếu tố như lập quy hoạch, cấp giấy chứng nhận đầu tư,... chưa có (quy hoạch sân golf) hoặc có nhưng không cụ thể điều chỉnh các vấn đề ảnh hưởng đến môi trường tại khu vực này.
d. Vấn đề môi trường chưa được lồng ghép trong quá trình xây dựng luật đất đai
Luật đất đai được xây dựng từ những năm 2003 và có hiệu lực năm 2004 trong khi đó luật bảo vệ môi trường được ban hành 2005. Trong khi đó vấn đề môi trường vẫn chưa đề cập cụ thể trong luật đất đai. Đối với Luật môi trường sau khi được ban hành và có hiệu lực, thì vấn đề bảo vệ được đặt ra xung quanh luật môi trường bằng các hệ quả luật: Luật đa dạng sinh học, ..
Còn nhiều loại quyết định liên quan đến sử dụng đất đai nhưng chưa có sự lồng ghép hoặc mức độ lồng ghép còn chưa hợp lý: chẳng hạn các quyết định về kế hoạch sử dụng đất, các quyết định về quy hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện và cấp tỉnh, các quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất (nhất là các quyết định liên quan đến cá nhân, hộ gia đình), các quyết định về xử phạt, thu hồi đất.
Một số quy định về lồng ghép nhưng chưa cụ thể hoặc chưa hợp lý: chẳng hạn quy định về đánh giá môi trường chiến lược còn chưa làm rõ vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư (Điều 17 khoản 5 Luật BVMT 2005); các quy định về đánh giá tác động môi trường cũng chưa làm rõ vai trò, sự tham gia của cộng đồng dân cư (Điều 20 khoản 8 Luật BVMT 2005).
Công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai và môi trường cũng chưa có sự lồng ghép hợp lý (chưa có kênh thông tin đơn giản, phù hợp về yêu cầu bảo vệ môi trường đối với từng loại hoạt động sử dụng đất đến với từng nhóm chủ thể sử dụng đất).
2. Giữa các văn bản luật về tài nguyên với Luật Bảo vệ môi trường còn có sự trùng lặp
Pháp luật về đất đai chủ yếu điều chỉnh quan hệ khai thức, sử dụng đất ở giá trị kinh tế của đất đai, với vai trò là thành phần của môi trường thì Luật đất đai lại dẫn chiếu sang Luật Bảo vệ môi trường. Một số quy định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đất đai và môi trường của Luật đất đai và môi trường có sự trùng lặp khiến cho việc áp dụng trên thực tế gặp khó khăn. Giữa các Luật về tài nguyên và Luật Bảo vệ môi trường ngoài việc bổ sung cho nhau và cũng không tránh khỏi những nội dung bị trùng lặp, chồng chéo cần được nghiên cứu khắc phục kịp thời.
Với Luật Đất đai
Luật Đất đai hiện hành và Luật Bảo vệ môi trường cùng điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, trong đó:
- Luật Đất đai chủ yếu điều chỉnh các quan hệ quản lý, sử dụng đất. Nghĩa là, Luật Đất đai đề cập sâu hơn đến việc khai thác giá trị kinh tế của đất, quan tâm nhiều hơn đến yếu tố tài sản trong quan hệ đất đai, quy định cụ thể các quyền lợi và nghĩa vụ vật chất của người sử dụng đất.
- Luật Bảo vệ môi trường chủ yếu điều chỉnh quan hệ bảo vệ đất đai, đề cập sâu hơn đến giá trị sinh thái của đất. Quy định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể trong việc phòng ngừa và ngăn chặn các tác động xấu của con người đối với nguồn tài nguyên này.
Phần lớn các quy định của Luật Đất đai khi đề cập đến khía cạnh bảo vệ đất với tư cách là thành phần môi trường đều dẫn chiếu sang các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, như "người sử dụng đất phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường" tuy nhiên bảo vệ như thế nào, theo những tiêu chuẩn nào thì chưa được quy định đầy đủ. Có một số quy định trong Luật Đất đai và Luật Bảo vệ môi trường trùng lặp khiến cho quá trình áp dụng trên thực tế gặp khó khăn, đặc biệt là các quy định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai và pháp luật môi trường.
Với Luật Khoáng sản và Luật Dầu khí
So với các mối quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường và Luật Đất đai, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước, quan hệ giữa Luật Bảo vệ môi trường với Luật Dầu khí, Luật Khoáng sản có một số nét khác biệt, thể hiện ở một số điểm như sau:
Thứ nhất, khác với tài nguyên đất, nước, rừng, hệ sinh vật... khoáng sản nói chung, dầu khí nói riêng là nguồn tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng, có giá trị rất lớn của mỗi quốc gia nên pháp luật về khoáng sản và dầu khí vừa điều chỉnh hành vi khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên này nhưng mặt khác lại khuyến khích phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản để thu lại lợi ích kinh tế cho đất nước.
Thứ hai, hoạt động khoáng sản, hoạt động dầu khí có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng môi trường xung quanh (môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí). Do các hoạt động này thường được tiến hành trên quy mô lớn, số lượng khai thác nhiều, thời gian hoạt động kéo dài, sử dụng nhiều phương tiện và hóa chất trợ giúp nên phạm vi và mức độ ảnh hưởng tới các thành phần môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh vật... thường nghiêm trọng, hậu quả khó khắc phục. Bảo vệ, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản là góp phần bảo vệ môi trường, môi sinh, đồng thời với góp phần phát triển kinh tế - xă hội.
Cả ba văn bản nêu trên đều có một số quy định có nội dung giống nhau. Ví dụ, tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động khoáng sản, hoạt động dầu khí phải áp dụng công nghệ phù hợp, phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, có phương án phòng tránh ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường...
Cần thống nhất nguyên tắc trong mối quan hệ với các Luật về tài nguyên, Luật Bảo vệ môi trường tồn tại với tư cách là luật chung, còn các Luật về tài nguyên tồn tại với tư cách là luật chuyên ngành, do vậy, để đảm bảo tính "chuyên biệt" trong quá trình điều chỉnh pháp luật, đồng thời đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật về bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, khắc phục tình trạng trùng lặp các quy định như đă nêu trên, "ranh giới" điều chỉnh pháp luật giữa các Luật về tài nguyên và Luật Bảo vệ môi trường cần được xác định như sau:
Với Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có chung đối tượng điều chỉnh là các quan hệ có liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ tài nguyên rừng (bao gồm các loài động vật rừng, thực vật rừng), trong đó:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng chủ yếu đề cập đến các quyền và lợi ích về tài sản của chủ rừng, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng chống cháy rừng, phòng chống sâu bệnh, phòng ngừa hành vi gây hại rừng.
- Luật Bảo vệ môi trường đề cập sâu hơn đến khía cạnh bảo vệ tính đa dạng sinh học của nguồn tài nguyên, quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn các nguồn gen, giống, loài, đặc biệt là thực vật rừng, động vật rừng hoang dã, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù.
Có khá nhiều quy định trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Luật Bảo vệ môi trường có nội dung trùng lặp với nhau. Cụ thể:
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định trách nhiệm phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, như nghiêm cấm mọi hành vi phá rừng, đốt rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng, chăn thả gia súc vŕo rừng trái quy định của pháp luật; phòng cháy, chữa cháy rừng... Luật Bảo vệ môi trường cũng có các quy định về nghiêm cấm đốt phá rừng; nghiêm cấm khai thác, kinh doanh các loại thực vật, động vật quý hiếm.
Cả hai đạo luật đều quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về khai thác, kinh doanh động thực vật quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm, song mức xử phạt lại khác nhau.
3. Các văn bản về bảo vệ môi trường đất còn chưa đầy đủ
3.1. Pháp luật đất đai hiện nay tuy đã có một số quy định về việc sử dụng đất nông nghiệp liên quan đến việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên, nhũng quy định đó mới chỉ dừng lại ở việc bảo vệ và làm tăng độ mầu của đất, còn các quy định mang tính chế tài đối với việc sử dụng hóa chất bừa bãi gây ô nhiễm đất, nguồn nước trong sản xuất nông nghiệp thì chưa được quy định. Điều này chứng tỏ vấn đề bảo vệ môi trường trong sử dụng đát nông nghiệp chưa được coi trọng. Trong khi đó thì môi trường sống ở khu vực nông thôn ngày càng bị ô nhiễm do pháp luật chưa có các quy định về quy hoạch đất đai để xây dựng các bãi xử ly rác thải sinh hoạt, việc hạn chế sử dụng các sinh hoá phẩm độc hại đối với sản xuất nông nghiệp. Rác thải sinh hoạt được vứt bãi, tuỳ tiện đã gay ô nhiễm nguồn nước công cộng, gây ô nhiễm đất sản xuất và làm mất mỹ quan cho khu vự nông thôn.....
3.2. Pháp luật đât đai hiện hành chưa có các quy định về sử dụng đất liên quan đến việc bảo vệ môi trường tạ