Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng lúa năm 2015 là 237.321 ha với sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, đứng thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. So với 5 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của vùng, tỉnh Trà Vinh ít lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt, chẳng hạn thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu, thiếu hệ thống sấy, xay xát và lau bóng hiện đại tại địa phương. Lúa chủ yếu bán qua thương lái (85,9%) để đưa đi tiêu thụ ở Tiền Giang và Long An, nơi tập trung nhiều hệ thống xay xát hiện đại để xuất khẩu, thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty xuất khẩu lúa gạo mang tính ổn định và bền vững về lâu dài; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt so với các tỉnh khác; và rủi ro do biến đổi khí hậu cao. Vì những lý do cơ bản này việc nghiên cứu nhằm rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh để nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo là rất cần thiết. Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) cùng với 191 quan sát mẫu bao gồm các tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi lúa gạo tỉnh Trà Vinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều hỗ trợ từ địa phương để thay đổi giống theo nhu cầu thị trường, khắc phục thủy lợi, tạo liên kết trong sản xuất tuy mức độ còn thấp, năng suất và sản lượng tăng qua các năm, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa khá cao. Tuy nhiên, để sản xuất và tiêu thụ lúa có hiệu quả cao hơn, ổn định và bền vững về lâu dài, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 chiến lược gồm 12 giải pháp chiến lược và 19 hoạt động nâng cấp, đặc biệt là 8 hoạt động của chiến lược đột phá nhằm phát triển liên kết kinh doanh nông dân – công ty.
67 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
DỰ ÁN AMD TRÀ VINH VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ĐBSCL
BÁO CÁO
RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH
Nhóm nghiên cứu:
Võ Thị Thanh Lộc (Nhóm trưởng)
Nguyễn Văn Nhiều Em
Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt
Huỳnh Hữu Thọ
Đoàn Minh Vương
Lâm Huôn
Nguyễn Thị Kim Thoa
Sản phẩm “Lúa Trà Vinh”
Cần Thơ, tháng 2 - 2016
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng I.1: Cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu 3
Bảng I.2: Cơ cấu quan sát mẫu 4
Bảng 1.1: Đánh giá các chỉ tiêu theo gói công việc 13
Bảng 2.1: Cơ cấu giống lúa theo vụ 22
Bảng 2.2: Cơ cấu giá thành 1kg lúa tươi và hiệu quả sản xuất lúa 23
Bảng 2.3: Cơ cấu giá thành và hiệu quả sản xuất theo vụ lúa và quy mô 24
Bảng 2.4: Hiệu quả sản xuất lúa TB trên 1ha 25
Bảng 2.5: Sự tham gia các lớp tập huấn của nông dân 26
Bảng 2.6: Rủi ro và đánh giá các loại rủi ro của nông hộ 28
Bảng 2.7: Thu nhập trung bình nông hộ trồng lúa 30
Bảng 2.8: Chi tiêu của nông hộ năm 2015 31
Bảng 2.9: Hoạt động bán lúa của thương lái 36
Bảng 2.10: Đối tượng bán của nhà máy xay xát 37
Bảng 2.11: Hoạt động bán lúa của Công ty 38
Bảng 2.12: Phân tích giá trị gia tăng theo kênh thị trường 40
Bảng 2.13: Phân tích tổng hợp kinh tế chuỗi giá trị gạo 41
Bảng 2.14: Tỷ suất lợi nhuận toàn chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh 42
Bảng I.3: Ma trận SWOT và các giải pháp chiến lược 47
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015 20
Hình 2.2: Hoạt động vay vốn của nông dân 27
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVTV Bảo vệ thực vật
Cty Công ty
DN Doanh nghiệp
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đ Đồng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ĐX Đông Xuân
EVFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu
GAP Thực hành nông nghiệp tốt
HT Hè Thu
HTX Hợp tác xã
KH&ĐT Kế hoạch và đầu tư
KIP Phương pháp phỏng vấn người am hiểu
LMHTX Liên minh hợp tác xã
LT Lương thực
LT-TV Lương thực Trà Vinh
MOE Sai số cho phép
ND Nông dân
NMXX Nhà máy xay xát
NN Nông nghiệp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PCT Phó chủ tịch
Sở CT Sở Công thương
SRI Mô hình thâm canh lúa cải tiến
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
SX Sản xuất
TĐ Thu Đông
THT Tổ hợp tác
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
TPP Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
UBND Uỷ ban nhân dân
VTNN Vật tư nông nghiệp
TÓM TẮT
Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng lúa năm 2015 là 237.321 ha với sản lượng đạt 1,35 triệu tấn, đứng thứ 6 vùng đồng bằng sông Cửu Long sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. So với 5 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của vùng, tỉnh Trà Vinh ít lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt, chẳng hạn thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu, thiếu hệ thống sấy, xay xát và lau bóng hiện đại tại địa phương. Lúa chủ yếu bán qua thương lái (85,9%) để đưa đi tiêu thụ ở Tiền Giang và Long An, nơi tập trung nhiều hệ thống xay xát hiện đại để xuất khẩu, thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty xuất khẩu lúa gạo mang tính ổn định và bền vững về lâu dài; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt so với các tỉnh khác; và rủi ro do biến đổi khí hậu cao. Vì những lý do cơ bản này việc nghiên cứu nhằm rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh để nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo là rất cần thiết. Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) cùng với 191 quan sát mẫu bao gồm các tác nhân và nhà hỗ trợ chuỗi lúa gạo tỉnh Trà Vinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều hỗ trợ từ địa phương để thay đổi giống theo nhu cầu thị trường, khắc phục thủy lợi, tạo liên kết trong sản xuất tuy mức độ còn thấp, năng suất và sản lượng tăng qua các năm, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa khá cao. Tuy nhiên, để sản xuất và tiêu thụ lúa có hiệu quả cao hơn, ổn định và bền vững về lâu dài, nhóm nghiên cứu đã đề xuất 4 chiến lược gồm 12 giải pháp chiến lược và 19 hoạt động nâng cấp, đặc biệt là 8 hoạt động của chiến lược đột phá nhằm phát triển liên kết kinh doanh nông dân – công ty.
RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH
I. GIỚI THIỆU
Trà Vinh là tỉnh duyên hải vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao và ổn định nên thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Thật vậy, kinh tế của tỉnh Trà Vinh chủ yếu dựa vào các ngành hàng này. Cụ thể, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh năm 2015 khoảng 148.024ha (chiếm 63,2% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh). Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2015 hầu hết các chỉ tiêu chính của ngành tăng không nhiều, thậm chí giảm so với năm 2014. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) tăng 0,82%; trong đó nông nghiệp tăng 1,88%, thuỷ sản giảm 1,08% và lâm nghiệp giảm 2,65%. Riêng diện tích gieo trồng lúa (3 vụ, 2 vụ và 1 vụ kết hợp nuôi thuỷ sản) trong năm 2015 là 237.321 ha, với sản lượng đạt 1,35 triệu tấn và năng suất trung bình 5,73 tấn/ha. Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng lúa chiếm 5,6% tổng diện tích trồng lúa của vùng ĐBSCL, đứng thứ 6 sau Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Sóc Trăng. Mặc dù diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Trà Vinh năm 2015 đều tăng so với các năm trước nhưng những năm gần đây ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm lượng mưa ít, chịu ảnh hưởng của gió chướng, thuỷ triều cao gây ngập úng và hạn hán cục bộ làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất lúa, nhất là vụ hè thu. Ngoài ra, nguồn nước trực tiếp cung cấp cho Trà Vinh là từ sông Tiền và sông Hậu thông qua dự án thuỷ lợi Nam Măng Thít nhưng vẫn thiếu nước ngọt vào mùa khô, một phần do ảnh hưởng của thuỷ triều và xâm nhập mặn.
Ngoài ra, so với 5 tỉnh đứng đầu về sản xuất lúa của vùng ĐBSCL, tỉnh Trà Vinh ít lợi thế cạnh tranh hơn về nhiều mặt, chẳng hạn như thiếu vùng nguyên liệu lúa có thương hiệu như ST và Tài Nguyên Châu Hưng của Sóc Trăng; Nàng Hương Chợ Đào, Tài Nguyên Chợ Đào, nàng Hoa và RVT của Long An; Jasmine và Jamonica của An Giang; VĐ20, Jasmine và gạo hữu cơ Ngọc Đỏ hương dứa của Đồng Tháp; và 5.000-7.000 ha Jasmine được liên kết tiêu thụ ổn định của Kiên Giang; Trà Vinh thiếu cụm xay xát chế biến lớn của các tác nhân sau nông dân như các tỉnh khác; thiếu các mô hình liên kết kinh doanh giữa nông dân và công ty xuất khẩu lúa gạo mang tính ổn định và bền vững về lâu dài; bất lợi hơn về nguồn nước ngọt so với các tỉnh khác; và rủi ro do biến đổi khí hậu cao. Vì những lý do này nên sản xuất lúa và tiêu thụ lúa gạo hiện tại của Trà Vinh còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít làm thiếu nước cục bộ và gây thiệt hại trên nhiều diện tích, đặc biệt lúa vụ Hè Thu; nông dân thiếu vốn sản xuất; giá nguyên liệu, các loại vật tư đầu vào duy trì ở mức cao, trong khi giá bán lúa không ổn định; việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo còn nhiều khó khăn đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành hàng lúa gạo. Mặc dù trong thời gian qua có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh cũng như sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ của các ngành, các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững nhưng việc thu hút đầu tư và liên kết kinh doanh còn rất hạn chế. Do vậy, việc “Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh” là rất cần thiết, đặc biệt là các giải pháp đột phá nhằm tăng thu nhập và hiệu quả ngành hàng lúa gạo của tỉnh.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
II.1 Mục tiêu chung
Rà soát, phân tích, đánh giá và xây dựng kế hoạch phát triển chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo tỉnh Trà Vinh nhằm nâng cao thu nhập và lợi nhuận toàn chuỗi, góp phần phát triển ổn định và bền vững chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo nói chung, nâng cao thu nhập cho hộ trồng lúa nói riêng, đặc biệt là hộ nghèo và cận nghèo.
II.2 Mục tiêu cụ thể
Rà soát, phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tỉnh Trà Vinh đến năm 2015
Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015
Đề xuất kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh từ năm 2016
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1 Phương pháp tiếp cận
Lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), phương pháp tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu của GTZ Eschborn (2007) và tạo ra chuỗi giá trị tốt hơn cho người nghèo (M4P, 2008) và bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013) được ứng dụng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
III.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu và quan sát mẫu
Tiêu chí chọn vùng nghiên cứu là huyện và xã có diện tích và sản lượng lúa lớn năm 2015, sau đó kết hợp với hai tiêu chí xã có ảnh hưởng biến đổi khí hậu và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao được ưu tiên chọn. Theo tiêu chí diện tích và sản lượng lúa thì 4 huyện có diện tích và sản lượng lúa đại diện 68,7% cho tỉnh Trà Vinh là huyện Càng Long, Châu Thành, Trà Cú và Cầu kè. Kết hợp với hai tiêu chí xã có ảnh hưởng biến đổi khí hậu và tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của 7 huyện trong vùng dự án thì 6 xã được chọn làm địa bàn nghiên cứu bao gồm xã Huyền Hội, Mỹ Chánh, Đa Lộc, Tân Hiệp, Đại An và Châu Điền. Các tiêu chí trên được cụ thể trong Bảng I.1 dưới đây:
Bảng I.1: Cơ sở chọn địa bàn nghiên cứu
S T T
Huyện/Xã
2014
2015
%hộ nghèo & CN
Xã có ảnh hưởng BĐKH
Diện tích gieo trồng (ha)
Sản lượng (tấn)
Diện tích gieo trồng (ha)
Sản lượng (ha)
I
Huyện Càng Long
Xã Bình Phú
4,165
23,755
4,097
24,618
27,9
2
Xã Huyền Hội
7,200
44,640
7,200
47,520
29,5
3
Xã Phương Thạnh
3,900
21,645
3,900
22,113
35,4
II
Huyện Châu Thành
24,100
139,356
24,065
147,346
1
Xã Mỹ Chánh
5,655
34,311
5,655
36,333
41,3
X
2
Xã Đa Lộc
7,040
37,756
7,040
42,240
48,0
3
Xã Lương Hoà
3,035
17,360
3,005
16,707
30,4
4
Xã Song Lộc
7,350
44,829
7,350
46,789
34,6
5
Xã Hoà Lợi
1,020
5,100
1,015
5,278
35,1
III
Huyện Trà Cú
10,858
57,344
10,939
59,577
1
Xã Thanh Sơn
2,272
11,999
2,355
12,325
2
Xã An Quãng Hữu
2,451
13,483
2,448
14,528
3
Xã Tân Hiệp
5,330
28,203
5,366
29,040
43,3
4
Xã Đại An
804
3,660
771
3,683
36,8
X
IV
Cầu Kè
1
Phong Phú
5,550
36,445
5,452
37,782
2
Châu Điền
6,528
42,432
6,448
42,556
35,6
X
3
Hoà Ân
3,665
22,357
3,630
23,595
4
Phong Thạnh
5,814
38,954
5,812
40,104
5
Hoà Tân
1,580
9,767
1,710
10,325
Nguồn: Dự án AMD Trà Vinh, 2015
III.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn quan sát mẫu
Phương pháp xác định cỡ mẫu dựa vào đặc tính dữ liệu. Cách xác định này phụ thuộc vào ba yếu tố: (1) Độ biến động của dữ liệu, (2) Độ tin cậy trong nghiên cứu và (3) sai số cho phép - MOE. Công thức tính như sau:
n =
Trong đó: - Độ biến động dữ liệu: V = p(1- p) => max
p – p2 => max
1 – 2p = 0
p = 0,5 => p(1-p) = 0,25
- Chọn độ tin cậy trong nghiên cứu là 95%, suy ra α = 5% = 0,05
và α/2 = 0,025, tra bảng phân phối Z ta có Z 0,025 = 1,96
- Chọn sai số cho phép MOE là 10%, ta có: n = 96
Vậy cỡ mẫu ít nhất phải là 96. Trong nghiên cứu này, cỡ mẫu 230 là rất phù hợp cho thống kê suy rộng từ mẫu cho tổng thể.
Cỡ mẫu quan sát là 230 bao gồm tất cả các tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, thương lái, NMXX, đại lý bán sỉ/lẻ và công ty), nhà hỗ trợ chuỗi và đại biểu dự hội thảo. Phương pháp chọn quan sát mẫu đối với nông dân trồng lúa là phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện (hộ có trồng và bán lúa ít nhất 7 năm), các tác nhân sau nông dân được chọn theo phương pháp liên kết chuỗi (Bảng I.2).
Bảng I.2: Cơ cấu quan sát mẫu
STT
Đối tượng
Số quan sát mẫu*
Phương pháp
1
Nông dân
112
Phương pháp phi ngẫu nhiên có điều kiện
2
Thương lái
9
Phương pháp theo liên kết chuỗi***
3
NMXX
11
Phương pháp theo liên kết chuỗi
4
Công ty
7
Phương pháp theo liên kết chuỗi
5
Đại lý sỉ/lẻ
7
Phương pháp theo liên kết chuỗi
6
Nhà hỗ trợ
15
Phỏng vấn KIP
7
Đại biểu hội thảo
69
Tổ chức ngày 19/02/2016 tại Trà Vinh
Tổng cộng
230
(*) Xem danh sách chi tiết trong phụ lục 1
(***) Phỏng vấn người sau theo kết quả người trước, thí dụ nông dân bán cho thương lái nào thì tìm người đó phỏng vấn tiếp
III.4 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp:
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo thống kê của các sở/ban ngành của tỉnh có liên quan; các báo cáo hàng năm, thống kê hàng năm và những định hướng kế hoạch trong tương lai liên quan đến sản xuất và tiêu thụ lúa gạo; tài liệu dự án, báo cáo sơ kết chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo của tỉnh đã phê duyệt. Các tài liệu hội thảo, công trình nghiên cứu của các Viện/Trường; tài liệu tham khảo của Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ và một số trang Web có liên quan đến lĩnh vực lúa gạo trên mạng internet
- Dữ liệu sơ cấp:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn người am hiểu (KIP) bằng bảng hỏi bán cấu trúc đối với nhóm đối tượng là các tác nhân hỗ trợ/thúc đẩy của các sở ban ngành.
Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với bảng hỏi cấu trúc đối với tất cả tác nhân tham gia chuỗi (nông dân, thương lái, NMXX, đại lý bán sỉ/lẻ và công ty).
Phỏng vấn sâu tổ trưởng THT sản xuất lúa
Hội thảo cấp tỉnh góp ý hoàn chỉnh kế hoạch nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo
III.5 Phương pháp phân tích dữ liệu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu các phương pháp phân tích dưới đây được sử dụng:
Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng
Phân tích lợi ích chi phí
Phân tích rủi ro theo chuỗi cung ứng của Steve (2008)
Phân tích chuỗi giá trị theo cách tiếp cận toàn cầu của GTZ (2007)
Bộ công cụ phân tích chuỗi giá trị của Võ Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2013)
Kiểm định T-test sự khác biệt số trung bình giữa hai nhóm hộ có diện tích lúa trên 1ha và dưới 1ha.
Phương pháp cross-tab để kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia tập huấn và năng suất theo quy mô.
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả và thảo luận của báo cáo sẽ chia làm 2 phần:
Phần 1 liên quan đến kết quả “Khảo sát, rà soát, phân tích và đánh giá chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh đến năm 2015”.
Phần 2 bao gồm kết quả “Phân tích chuỗi giá trị lúa gạo năm 2015 của tỉnh Trà Vinh”, kết hợp với kết quả Phần 1 từ đó đề xuất các giải pháp chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh trong thời gian tới.
Chú ý: Phần 1 và Phần 2 có cấu trúc và format riêng để dễ theo dõi:
PHẦN 1
KHẢO SÁT, RÀ SOÁT, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2015
Qua nghiên cứu chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh Trà Vinh năm 2015 cùng với dữ liệu thứ cấp của các Sở/ban ngành của tỉnh, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh giá chung về tầm nhìn và các chiến lược cũng như đánh giá cụ thể 11 hoạt động nâng cấp chuỗi giá trị lúa gạo tỉnh đã phê duyệt.
1.1 TẦM NHÌN VỀ NGÀNH HÀNG LÚA GẠO ĐẾN NĂM 2015 CỦA TỈNH
Đến năm 2015, tỉnh Trà Vinh là tỉnh xuất khẩu gạo chất lượng cao và nông dân trong tỉnh được liên kết hoàn toàn với thị trường và nâng cao lợi nhuận cho nông hộ.
Đánh giá chung về tầm nhìn: Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát triển bền vững, tham mưu ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo Nghị định số 210 của Chính phủ (Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 13/2/2015). Mặc dù hàng năm hỗ trợ giống lúa chất lượng cao cho khoảng 34.000 ha, đầu tư sản xuất giống khoảng 300 ha, đến nay có hơn 75% diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao và gần 60% sử dụng giống xác nhận. Tuy nhiên, hiện nay (2015) diện tích trồng lúa chất lượng cao đạt yêu cầu xuất khẩu đến các thị trường khó tính là không đáng kể. Nông dân mới được liên kết đầu vào bởi vài công ty và chỉ liên kết đầu ra với công ty LT-TV, chiếm 0,2% (# 3.000 tấn năm 2015) trong tổng sản lượng lúa của tỉnh. Lúa Trà Vinh chủ yếu bán qua thương lái (85,9%). Lợi nhuận người trồng lúa chỉ nâng cao đáng kể đối với các nhóm THT/HTX có liên kết đầu vào và làm theo quy trình kỹ thuật của công ty. Ngoài ra, các chương trình, kế hoạch thực hiện tái cơ cấu kinh tế nhìn chung chưa được chú ý tận dụng thế mạnh, lợi thế cạnh tranh của ngành, của địa phương; chưa chú ý triệt để đến tái cơ cấu liên quan đến việc tổ chức lại sản xuất các chuỗi cung ứng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, tự phát, chưa gắn kết với thị trường (thiếu liên kết kinh doanh), khả năng cạnh tranh về giá, về chất lượng chưa cao.
1.2 CÁC CHIẾN LƯỢC NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ LÚA GẠO TỈNH TRÀ VINH ĐÃ PHÊ DUYỆT
Tạo liên kết thị trường có hiệu quả cho tất các các tác nhân trong chuỗi
Hỗ trợ việc tự tổ chức có hiệu quả của nông dân
Nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường xuất khẩu
Cải tiến các quy trình, công nghệ canh tác và sau thu hoạch
Thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường chế biến để nâng cao giá trị gia tăng của chuỗi
Xây dựng và quảng bá nhãn hiệu lúa gạo
Đảm bảo sự hỗ trợ có hiệu quả và điều phối tốt giữa tất cả các sở ban ngành có liên quan
Đánh giá chung về các chiến lược:
Chiến lược (1) Tạo liên kết thị trường có hiệu quả cho tất các các tác nhân trong chuỗi: Đến năm 2015 tổng diện tích có liên kết đầu vào chỉ chiếm 9,8% tổng diện tích trồng lúa của THT/HTX (3.589 ha/36.653ha) và chỉ khoảng 1,5% tổng diện tích trồng lúa của tỉnh; Riêng liên kết đầu ra chỉ hơn 500 ha (khoảng 3.000 tấn lúa), chiếm khoảng 0,2% tổng sản lượng lúa của tỉnh. Tuy tỷ lệ liên kết kinh doanh (cả đầu vào lẫn đầu ra) không cao nhưng lợi nhuận có tăng lên so với không liên kết. Theo kết quả phỏng vấn THT thì liên kết làm theo quy trình kỹ thuật của công ty thì năng suất cao hơn 500kg/ha và chi phí giảm 2-3 triệu đồng/ha. Do vậy, cần tăng cường liên kết kinh doanh giữa THT/HTX – Công ty trên địa bàn tỉnh.
Chiến lược (2), (3) và (4) Hỗ trợ việc tự tổ chức có hiệu quả của nông dân, nâng cao chất lượng và cải tiến quy trình canh tác: Có rất nhiều hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương các cấp về giống, cải thiện các công trình thuỷ lợi trọng điểm phục vụ đa mục tiêu phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu, thành lập mới THT/HTX, chuyển đổi diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ngắn ngày kết hợp nuôi thuỷ sản, vận hành, điều tiết các cống giữ ngọt, ngăn mặn phù hợp, chính sách tổ chức và hỗ trợ xây dựng cánh đồng lớn, cơ giới hoá...
Tuy nhiên, đổi mới về công nghệ còn chậm, sức cạnh tranh không cao. Việc triển khai thực hiện liên kết, hợp tác, xây dựng cánh đồng lớn còn khó khăn, bước đầu chỉ mới xây dựng được mô hình mẫu trên lúa với diện tích không lớn (trên 3.300 ha) và chỉ liên kết được đầu vào; việc gắn kết với các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm không đáng kể. Thực hiện kế hoạch chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây hàng năm khác, kết hợp nuôi thuỷ sản còn chậm và chưa đạt yêu cầu. Trong khi đó, việc sản xuất tự phát như trồng cam sành trên đất lúa, nuôi cá lóc tràn lan gây ô nhiễm môi trường và phá vỡ quy hoạch, khó quản lý. Ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn chậm, chất lượng sản phẩm không cao, đưa vào thị trường chủ yếu ở dạng thô, thiếu sức cạnh tranh, không nâng cao được chuỗi giá trị các ngành hàng thế mạnh. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của hợp tác xã và tổ hợp tác còn nhiều mặt yếu kém; chưa chủ động, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Riêng công tác nhà nước về giống, vật tư đầ