Bên cạnh các khoản trợ cấp và quy định, việc Nhà nước sở hữu và quản lý doanh nghiệp mang lại
cho các quốc gia cơ hội theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bảo vệ lợi ích mang tính chiến lược và
bảo vệ môi trường xã hội tại các quốc gia đó.
Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các phương pháp tiếp cận rất khác nhau nhằm quản lý và kiểm
soát DNNN; một số quốc gia triển khai mô hình trong đó nhiều bộ ngành sở hữu một nhóm các doanh
nghiệp riêng và sử dụng các doanh nghiệp này để hỗ trợ các kế hoạch phát triển hoặc phục vụ các
mục tiêu chính trị của mình. Ở các quốc gia khác, Chính phủ thành lập một cơ quan Nhà nước duy
nhất, đôi khi cùng với một hoặc hai bộ nhất định (Bộ Tài chính hoặc Kinh tế), thực hiện vai trò sở hữu
các DNNN.
Báo cáo này đề cập tới tình hình phát triển quản lý và kiểm soát DNNN trên thế giới gần đây, đồng
thời nhằm đưa ra cho Chính phủ Việt Nam một số mô hình và công cụ phục vụ việc lên kế hoạch
hoạt động và khung pháp lý cho các mô hình đó.
Đồng thời, báo cáo này cũng giải thích đầy đủ về việc giới thiệu và thực trạng công tác thi hành các
biện pháp quản lý hiệu quả ở các cơ quan Nhà nước, cả cơ quan lập pháp và hành pháp của Chính
phủ cũng như tại các DNNN. Chính phủ cần hết sức nỗ lực trong công tác này, vì sự phát triển trong
tương lai của các doanh nghiệp trên.
Đơn vị Tư vấn tin tưởng rằng việc thực hiện khung pháp lý mới và cập nhật trong công tác quản lý
vốn Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công cuộc tái cấu trúc của các Tổng công ty, Tập đoàn Kinh tế
Nhà nước và các DNNN quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, khung pháp lý này cũng mang lại những
công cụ thích hợp nhằm giải quyết những nhiệm vụ khó khăn trước mắt trong việc cải tổ cơ cấu tổ
chức, đồng thời tái tổ chức các ngành nghề kinh doanh hiện tại.
Báo cáo này được lập chủ yếu nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc phát triển các công cụ tối ưu đối
với công tác cải cách khu vực DNNN nói chung và tái cấu trúc một số DNNN cụ thể theo cách hiệu
quả nhất
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo So sánh kinh nghiệm trên thế giới về quản lý vốn nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”
BÁO CÁO SỐ 2
BÁO CÁO SO SÁNH KINH NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI
VỀ QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC
DÀNH CHO:
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á & BỘ TÀI CHÍNH
Tháng 1/2013
TA-8016 VIE: TĂNG CƯỜNG HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ HỖ TRỢ QUẢN TRỊ CÔNG TY
(39538-034)
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”
Các từ viết tắt / Thuật ngữ
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
BOD
EG
HĐQT/HĐTV
Tập đoàn Kinh tế
GC Tổng Công ty
DATC
GSM
Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp
Đại hội Cổ đông
JSC Công ty Cổ phần
KPI Chỉ số Đánh giá Hiệu quả
MOF Bộ Tài chính
MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư
PM
PPC
SCIC
SOE
Thủ tướng
Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước (bao gồm các doanh nghiệp cổ phần hóa trong đó
nhà nước nắm trên >50% quyền sở hữu)
SRCGFP Chương trình Cải cách Doanh nghiệp Nhà nước và Hỗ trợ Quản trị Công
ty
SRV Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”
MỤC LỤC
I. Tóm tắt chung
II. Giới thiệu
III. Tóm tắt cơ cấu sở hữu và quản lý DNNN tại Việt Nam hiện nay
IV. Cơ cấu chung trong sở hữu và quản lý DNNN trên thế giới
V. Những điều bất thường và/hoặc các vấn đề liên quan đến DNNN sở hữu một
phần và DNNN chịu sự quản lý của tư nhân
VI. Công ty mẹ: giám sát DNNN, quản lý các công ty con và ra quyết định đầu tư
VII. Tóm tắt các cách tiếp cận quản lý khác nhau so với thực trạng tại Việt Nam
VIII. Kết luận và tóm tắt bài học kinh nghiệm trong việc hỗ trợ phát triển chính sách
quản lý DNNN tại Việt Nam
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước”
I. Tóm tắt chung
Bên cạnh các khoản trợ cấp và quy định, việc Nhà nước sở hữu và quản lý doanh nghiệp mang lại
cho các quốc gia cơ hội theo đuổi các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bảo vệ lợi ích mang tính chiến lược và
bảo vệ môi trường xã hội tại các quốc gia đó.
Các quốc gia trên thế giới đã áp dụng các phương pháp tiếp cận rất khác nhau nhằm quản lý và kiểm
soát DNNN; một số quốc gia triển khai mô hình trong đó nhiều bộ ngành sở hữu một nhóm các doanh
nghiệp riêng và sử dụng các doanh nghiệp này để hỗ trợ các kế hoạch phát triển hoặc phục vụ các
mục tiêu chính trị của mình. Ở các quốc gia khác, Chính phủ thành lập một cơ quan Nhà nước duy
nhất, đôi khi cùng với một hoặc hai bộ nhất định (Bộ Tài chính hoặc Kinh tế), thực hiện vai trò sở hữu
các DNNN.
Báo cáo này đề cập tới tình hình phát triển quản lý và kiểm soát DNNN trên thế giới gần đây, đồng
thời nhằm đưa ra cho Chính phủ Việt Nam một số mô hình và công cụ phục vụ việc lên kế hoạch
hoạt động và khung pháp lý cho các mô hình đó.
Đồng thời, báo cáo này cũng giải thích đầy đủ về việc giới thiệu và thực trạng công tác thi hành các
biện pháp quản lý hiệu quả ở các cơ quan Nhà nước, cả cơ quan lập pháp và hành pháp của Chính
phủ cũng như tại các DNNN. Chính phủ cần hết sức nỗ lực trong công tác này, vì sự phát triển trong
tương lai của các doanh nghiệp trên.
Đơn vị Tư vấn tin tưởng rằng việc thực hiện khung pháp lý mới và cập nhật trong công tác quản lý
vốn Nhà nước sẽ tạo điều kiện cho công cuộc tái cấu trúc của các Tổng công ty, Tập đoàn Kinh tế
Nhà nước và các DNNN quy mô nhỏ hơn. Bên cạnh đó, khung pháp lý này cũng mang lại những
công cụ thích hợp nhằm giải quyết những nhiệm vụ khó khăn trước mắt trong việc cải tổ cơ cấu tổ
chức, đồng thời tái tổ chức các ngành nghề kinh doanh hiện tại.
Báo cáo này được lập chủ yếu nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính trong việc phát triển các công cụ tối ưu đối
với công tác cải cách khu vực DNNN nói chung và tái cấu trúc một số DNNN cụ thể theo cách hiệu
quả nhất.
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 1
II. Giới thiệu
1. Trên thế giới, chính phủ của trên 200 quốc gia đang nghiên cứu cách thức quản lý doanh nghiệp
Nhà nước (DNNN) theo hướng hiệu quả nhất nhằm phát triển nền kinh tế, bảo vệ lợi ích chiến lược
và bảo vệ môi trường xã hội. Trong các nền kinh tế tự do và cả các nền kinh tế có sự can thiệp của
Nhà nước, Chính phủ đặt ra khuôn khổ tài chính, hoạt động và pháp lý với mục đích quản lý và kiểm
soát việc sở hữu, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho công
chúng, hỗ trợ phát triển khu vực/vùng/địa phương và khai thác tài nguyên thiên nhiên.
2. Mặc dù các quốc gia thông qua rất nhiều biện pháp khác nhau để quản lý mối quan hệ giữa các
DNNN và Chính phủ, nhưng cách tiếp cận có khá nhiều điểm chung.
3. Trong khuôn khổ dự án Tăng cường Hỗ trợ cho Chương trình “Cải cách doanh nghiệp Nhà nước
và hỗ trợ quản trị công ty” (SRCGFP), UNICON (UK) Limited (UNICON) đã nhất trí với Bộ Tài chính
và ADB về việc sẽ xây dựng Báo cáo So sánh Kinh nghiệm Quản lý Vốn nhà nước tại các DNNN
trên thế giới. Mục đích của bản báo cáo là nhằm khái quát về kinh nghiệm quản lý vốn Nhà nước tại
các DNNN trên thế giới và cách áp dụng những kinh nghiệm này vào công cuộc cải cách DNNN tại
Việt Nam. Báo cáo này nhằm giải quyết những vấn đề sau:
Giới thiệu về các hệ thống sở hữu DNNN tại 6-8 quốc gia, cả ở các nền kinh tế tập trung và
kinh tế thị trường tự do;
Phân tích cách thức quản lý các DNNN theo chính sách quyền chủ sở hữu tại từng quốc gia;
Phân tích những điều bất thường/yếu kém hoặc các vấn đề liên quan tới doanh nghiệp một
phần thuộc sở hữu Nhà nước (Nhà nước chiếm cổ phần chi phối) và các doanh nghiệp trong
đó Nhà nước có quyền sở hữu nhưng thuộc quản lý của khu vực tư nhân;
Tập trung vào công tác giám sát vốn của công ty mẹ tại các công ty con;
Tóm tắt các cách tiếp cận khác nhau trong quản lý ở cấp doanh nghiệp và so sánh với thực
trạng tại Việt Nam;
Tổng kết các bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm áp dụng vào việc sửa đổi chính sách về
quyền sở hữu và quản lý tại Việt Nam.
4. Báo cáo này bao gồm bài tóm tắt về khuôn khổ hiện hành được áp dụng trong việc quản lý Vốn
Nhà nước tại các DNNN ở Việt Nam và nêu ra cách tiếp cận được chọn bởi nhiều quốc gia khác nhau
trên thế giới. Vì những lý do sau đây mà các quốc gia do UNICON (UK) Ltd (UNICON) lựa chọn được
coi là liên quan tới những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện công tác quản lý Vốn Nhà nước tại
các DNNN:
• Thái Lan Nền kinh tế Đông Nam Á; Cơ quan điều hành Trung ương kiểm soát tất cả
các DNNN (SOPE);
• Ba Lan Từng là Nước có nền kinh tế kế hoạch, là nền kinh tế chuyển đổi; Một bộ
phận (phòng/ban) thuộc Bộ Tài chính đóng vai trò là Cơ quan chức năng;
không ngừng nỗ lực thực hiện tư nhân hóa nhằm dần dần loại bỏ những
ngành nghề kinh doanh không cốt lõi;
• Áo Vốn Nhà nước được quản lý bởi một Cơ quan chức năng; từng hoạt động
trong lĩnh vực tư nhân hóa; hiện đang là công ty mẹ duy trì các DNNN chiến
lược;
• Pháp Vốn Nhà nước được quản lý bởi một Cơ quan chức năng phụ trách rất nhiều
công ty mẹ với nhiều công ty con bên dưới;
• Hàn Quốc Nền kinh tế Đông Nam Á; rất nhiều Bộ ngành và Bộ Tài chính/ Bộ Ngân khố
phụ trách khối các DNNN;
• Ý Bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính phụ trách DNNN;
• Thổ Nhĩ Kỳ Bộ quản lý ngành và Bộ Tài chính phụ trách DNNN; Thủ tướng và Tổng thống
đóng vai trò quan trọng;
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 2
• Slovakia Từng là Nước có nền kinh tế kế hoạch; là nền kinh tế chuyển đổi; Cơ quan
chức năng (Quỹ Tài sản Quốc gia) và các Bộ quản lý ngành phụ trách DNNN;
• Phần Lan Gần đây mới chuyển đổi thành công từ “mô hình phân cấp” sang “mô hình tập
trung” trong công tác quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN – các thuật ngữ sẽ
được giải thích ở phần sau của báo cáo này.
5. UNICON đã không chọn Trung Quốc là một trong số các quốc gia được xem xét; không phải bởi
vì quốc gia này không liên quan, mà thay vào đó, những thông tin phong phú về các biện pháp quản
lý của Trung Quốc đối với các DNNN được cho là không hề mới lạ đối với các cơ quan nhận báo cáo
này. Dưới đây là một số điểm đáng chú ý về “Trường hợp Trung Quốc”:
Lý do hình thành các DNNN
6. Chính phủ các nước đang tiến hành các hoạt động nhằm thu lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên,
điều tiết các hoạt động kinh tế, đảm bảo cung cấp hàng hóa công cộng, cung cấp cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ, đồng thời đảm bảo an ninh xã hội. Lý do này khiến các Chính phủ tham gia vào/hoặc điều
tiết các thị trường. Các Chính phủ này có thể thực hiện thông qua các Bộ, cơ quan nhà nước được
quy định hoặc thông qua việc đầu tư vốn vào các DNNN hoặc vào các liên doanh với các đơn vị thuộc
khu vực tư nhân.
7. Các hoạt động kinh tế và kết quả có thể được khuyến khích nhờ các quy định và/hoặc các khoản
trợ cấp, việc thuê ngoài cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và hàng hóa của khu vực tư nhân hoặc
thông qua việc Chính phủ cung cấp cơ sở vật chất, dịch vụ và hàng hóa thông qua các DNNN. Nhìn
Khoảng 300 Uỷ ban Quản lý, Giám sát Tài sản Nhà nước (SASAC) của Trung Quốc bao gồm Uỷ
ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước của Hội đồng Nhà nước, giám sát các DNNN do chính
phủ quốc gia kiểm soát.
Khoảng 30 Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước cấp Tỉnh giám sát các DNNN do tỉnh kiểm
soát; và rất nhiều Uỷ ban Quản lý, Giám sát tài sản nhà nước cấp thị xã giám sát các DNNN do địa
phương kiểm soát.
Quốc hội
Hội đồng Nhà nước
Các Bộ Chính quyền địa
phương
SASAC địa
phương
DNNN địa
phương
DNNN Trung
ương
Các công ty con
và Phòng ban
Các công ty con
và Phòng ban
CHND Trung Hoa
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 3
chung, Chính phủ các quốc gia có xu hướng hạn chế trực tiếp cung cấp hàng hóa và dịch vụ, đồng
thời chú trọng việc đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ thông qua các quy định khi cần thiết.
8. Ở nhiều quốc gia, Chính phủ đóng vai trò trực tiếp cung cấp các dịch vụ từng được coi là các
hoạt động quan trọng bao gồm các dịch vụ: Bưu chính, Đường sắt, Cảng và khai thác tài nguyên
thiên nhiên. Điện, du lịch hàng không và các dịch vụ tài chính là ví dụ khác về những hoạt động mà
Chính phủ trực tiếp tham gia cung cấp. Trong những năm gần đây, do công nghệ ngày càng phát
triển, nguồn lực hạn chế và năng lực ngày càng nâng cao, các quốc gia đã chuyển sang tập trung vào
việc sử dụng khu vực tư nhân để tiến hành các hoạt động này, nhằm làm rõ/cụ thể hóa mức độ và
chất lượng các dịch vụ thông qua các hợp đồng kinh tế. Đối với các quốc gia đang chuyển đổi, sự
chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế định hướng thị trường, khiến cho Chính phủ
phải tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi nhằm bảo vệ lợi ích công cộng. Phần lớn vốn Nhà nước vẫn được
đầu tư vào các doanh nghiệp và các hoạt động của DNNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh
tế. Ở nhiều quốc gia, tỷ lệ lao động vẫn còn bị gắn chặt với sự tham gia trực tiếp của Nhà nước vào
các hoạt động không cốt lõi là rất lớn, mặc dù mức độ sở hữu (100%, >50% hay<50%) ở các doanh
nghiệp này có ảnh hưởng tới mức độ kiểm soát của Nhà nước.
Hình 2.Ở nhiều quốc gia, các DNNN tham gia vào các hoạt động được coi là
chiến lược và cần thiết đối với nền kinh tế
Bưu
điện
Viễn
thông
Đường
sắt
Điện Than/Dầu/Khí Hàng
không
Ngân
hàng
Thái Lan X X X X X X X
Ba Lan X X X X X X X
Áo X X X X X X -
Pháp X X X X X X X
Hàn Quốc - X - X X X X
Ý X X X X X X X
Thổ Nhĩ Kỳ X X X X X X X
Slovakia X X X X X X X
Phần Lan X X X X X X X
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 4
Christiansen, H. (2011), “Quy mô và thành phần Khu vực DNNN tại các Quốc gia OECD”,
Báo cáo công tác Quản lý Doanh nghiệp của OECD, Số 5, Nhà xuất bản OECD.
Tài liệu này cung cấp các dữ liệu của năm 2008 và 2009 được thu thập đến tháng 3/2011 về các
DNNN tại 27 trong số 34 quốc gia là thành viên của OECD. Theo báo cáo, “Lao động trong các
DNNN thuộc khu vực OECD là trên 6 triệu người, và giá trị của tất cả các DNNN cộng lại là xấp xỉ 2
nghìn tỷ USD. Bên cạnh đó, ở nhiều quốc gia, Nhà nước nắm giữ phần lớn cổ phần trong các doanh
nghiệp được niêm yết với cổ phần đủ lớn để có thể kiểm soát doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này
có trên 3 triệu người lao động và được định giá vào khoảng 1 nghìn tỷ USD. Do đó, mặc dù quyền sở
hữu doanh nghiệp của nhà nước đã giảm xuống trong những thập niên gần đây, nhưng các DNNN
và các đơn vị tương tự vẫn tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế doanh nghiệp ở
nhiều quốc gia. Sau những thập niên tư nhân hóa, các DNNN còn lại chú trọng hơn vào một lĩnh vực.
Khoảng một nửa (về mặt giá trị) số DNNN tại các quốc gia OECD hoạt động trong các lĩnh vực mang
tính chất hệ thống/mạng lưới, chủ yếu là lĩnh vực vận chuyển, sản xuất điện và các năng lượng khác.
Trên 1/4 tổng trị giá là từ các định chế tài chính. Trong số các công ty niêm yết một phần thuộc sở
hữu nhà nước, có rất nhiều công ty truyền thông được tư nhân hóa một phần. Nói cách khác, các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước không chỉ vẫn duy trì vai trò quan trọng, mà còn đang ngày
càng được tập trung trong một số lĩnh vực “chiến lược” rất quan trọng để có thể cạnh tranh với các
khu vực/thành phần kinh tế khác .
.... trong báo cáo của các quốc gia OECD có khu vực DNNN bao gồm 2.057 doanh nghiệp, thuê gần
4,3 triệu nhân viên và giá trị ước tính trên 1,3 nghìn tỷ USD. Những con số này chưa kể tới các công
ty hợp pháp của Mexico và Ba Lan (vì chỉ báo cáo một phần của năm 2009). Năm 2008, có 128
doanh nghiệp như vậy, trị giá 130 tỷ USD (Giá trị gần như lớn nhất là công ty sản xuất hydrocacbon
của chính phủ Mexico PEMEX.)
2057 DNNN tại 27 quốc gia OECD trái ngược khá nhiều với số lượng lớn các DNNN tại Việt Nam.
Trong khi có sự sai khác đáng kể về dữ liệu các DNNN tại Việt Nam giữa các nguồn khác nhau.
Theo Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2012 (Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2012 (VDR 2012),
Kinh tế thị trường khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, Báo cáo của các nhà tài
trợ trình bày trong Cuộc họp Nhóm tư vấn Việt Nam, ngày 06/12/2011), có 1200 DNNN tại Việt Nam
sử dụng khái niệm 100% sở hữu nhà nước và 3364 doanh nghiệp sử dụng khái niệm trên 50% sở
hữu nhà nước (trong đó có 1805 doanh nghiệp thuộc quản lý của chính quyền trung ương và 1559
doanh nghiệp thuộc quản lý của chính quyền địa phương). Các DNNN được cho là chiếm tới 40%
vốn và 20% lao động tại Việt Nam. Chính phủ xác định rằng DNNN là một doanh nghiệp 100% thuộc
sở hữu nhà nước; Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê lại sử dụng khái niệm rộng hơn (được thế giới
công nhận) nhằm tính cả các doanh nghiệp trong đó chính phủ có thể nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở
lên. Vào cuối năm 2010, Chính phủ cho biết, có 1200 DNNN tại Việt Nam. Tổng cục Thống kê lại cho
biết con số này là 3364.
III. Tóm tắt cơ cấu sở hữu và quản lý DNNN tại Việt Nam hiện nay
9. Cách tiếp cận với quyền chủ sở hữu và quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN hiện nay được mô
tả chi tiết trong Báo cáo gần đây của JICA “Đánh giá về khung pháp lý và thể chế đối với các DNNN
và Cải cách DNNN tại Việt Nam”.
10. Báo cáo này đề cập đến cả các DNNN và các là Tập đoàn Kinh tế Nhà nước (EG) và các Tổng
Công ty (GC) với tư cách là các “công ty nắm giữ vốn”.
Đồng thời UNICON cũng tóm tắt nội dung báo cáo của JICA nhằm cung cấp nền tảng để xây dựng
Sản phẩm tri thức này. Unicon cũng không sử dụng chương này để mô tả bức tranh hoàn chỉnh
; tuy nhiên, với mục đích tài liệu này thì chỉ cần mô tả tình hình hiện nay ở Việt Nam là đủ.
UNICON (UK) Limited
ADB TA-8016 VIE
Hỗ trợ nâng cao năng lực Chương trình “Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty”
Sản phẩm tri thức số 2 – “Báo cáo so sánh về kinh nghiệm quốc tế trong việc quản lý vốn Nhà nước” 5
11. Tại Việt Nam, một DNNN được quản lý theo Luật Doanh nghiệp (2005) và được định nghĩa là
“doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% số vốn đăng ký và hoạt động theo Luật Doanh
nghiệp”. Định nghĩa này bao gồm 3 loại hình doanh nghiệp hợp pháp: Công ty TNHH một thành viên
(Nhà nước sở hữu), Công ty TNHH hai thành viên trở lên trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% số vốn
đăng ký, Công ty Cổ phần (JSC) với trên 50% cổ phần phần phát hành do Nhà nước nắm giữ.
12. Cơ cấu quản lý của Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước có thể được tổ chức
dưới một trong 3 hình thức sau: Hội đồng Thành viên – Giám đốc (Tổng Giám đốc) – Kiểm soát viên,
hoặc Chủ tịch - Giám đốc (Tổng Giám đốc) – Kiểm soát viên, hoặc HĐQT - Giám đốc (Tổng Giám
đốc) – Ban Kiểm soát. Đối với các DNNN khác, chủ doanh nghiệp có quyền chọn cơ cấu quản lý phù
hợp với quy mô và đặc điểm doanh nghiệp. Điển hình, cơ cấu này có thể bao gồm Hội đồng Cổ đông
– HĐQT – Ban Kiếm soát – Tổng Giám đốc.
13. Tối đa 3 đại diện của Nhà nước có thể tham gia vào Hội đồng cổ đông, do mỗi cổ đông nắm giữ
trên 10% cổ phần có quyền bầu tối đa 3 người tham gia. Số thành viên nhà nước trong HĐQT luôn là
đa số, thường là 3 trong số 5 thành viên hoặc 4 trong số 7 thành viên.
14. Chính phủ đã thành lập 13 Tập đoàn Kinh tế hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế được coi là
chiến lược và/hoặc thiết yếu. Cơ cấu tổ chức của các Tập đoàn Kinh tế bao gồm (1) công ty mẹ (cấp
1), (2) công ty con (cấp 2) và các chi nhánh và doanh nghiệp trực thuộc là các cấp tiếp theo. Cơ cấu
quản lý của Tập đoàn Kinh tế là HĐQT/HĐTV – Tổng Giám đốc – Ban Kiểm soát hoặc HĐQT/HĐTV –
Tổng Giám đốc – Các Kiểm soát viên. Thủ tướng có quyền quyết định tất cả các vấn đề quan trọng
của Tập đoàn Kinh tế, từ mục tiêu kinh doanh, hoạt động và cơ cấu tổ chức nhằm bổ nhiệm nhân sự
cấp cao và không phải hỏi ý kiến các bộ liên quan hoặc các cơ quan nhà nước khác.
15. Công ty Mua bán Nợ và Tài sản tồn đọng doanh nghiệp được thành lập nhằm xử lý nợ xấu của
các DNNN, như một điều kiện cần trong quá trình tiến hành cổ phần hóa. Tổng Công ty Đầu tư và
Kinh doanh vốn Nhà nước được thành lập nhằm giảm sự can thiệp của Nhà nước vào các quyết định
kinh doanh hàng ngày trong quá trình quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa.
16. Thông thường chức năng và nhiệm vụ chủ sở hữu trong các DNNN được thực hiện bởi Thủ
tướng, các bộ ngành và Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh (UBNDCT). Căn cứ vào thẩm quyền của mình, họ
sẽ chỉ định các đại diện phần vốn Nhà nước, những người có quyền đề cử thành viên
Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành công ty, đồng thời cũng trực tiếp tham gia phê duyệt chiến
lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, bổ nhiệm nhân sự, cho vay và đầu tư/thoái vốn. Tại
các Công ty cổ phần và Công ty TNHH hai thành viên trở lên, đại diện sở hữu nhà nước có thể đề cử
các đại diện của Nhà nước vào Hội đồng Cổ đông để thực hiện quyền biểu quyết.
17. Mối qu