Báo cáo Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định

Thực hiện phương châm của Trường Đại học khoa học Huế, để giúp sinh viên nắm chắc về lý thuyết và cũng như vững vàng về tay nghề ở thực tế là một điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Sau khi học xong các môn học tương đối cơ bản như: môn thạch học, khoáng vật, khoáng sàn, cấu tạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình. Được sự đồng ý của phòng Đào tạo, giáo viên bộ môn đã thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp tại chức Địa chất K2008 đang học tại Trường Cao Đẳng công nghiệp Tuy Hòa trở về đơn vị thực tập sản xuất với những vấn đề có liên quan về địa chất. Đợt thực tập này nhằm mục đích cũng cố lại các kiến thức đã được học trên, từ những kiến thúc đó vận dụng vào thực địa làm các công tác địa chất và mục tiêu lớn hơn là giúp cho sinh viên làm quen với cách thu thập mọi công việc tại cơ quan trước khi ra trường trở về lại đơn vị. Để đạt được mục đích của đợt thực tập của trường đã đề ra và có kết quả cao là mỗi sinh viên phải đảm bảo thực tập theo đúng nội dung, quy chế của đợt thực tập. Sau khi hoàn thành các công việc thực tập sản xuất tại cơ quan mỗi sinh viên phải viết báo cáo kết quả của đợt thực tập. Đợt thực tập diễn ra trong 4 tuần từ ngày 4 tháng 4 đến 4 tháng 5 năm 2011 và sau đây là nội dung cơ bản của đợt thực tập. Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Được chia làm hai đợt. Đợt 1: - Giai đoạn khảo sát địa chất như: lộ trình khoanh vẽ bản đồ địa chất, thu thập tài liệu ở các bãi đo đếm đá tảng lăn. - Thu thập tài liệu các công trình như: công trình khoan, công trình hào, tiến hành dọt vét các vết lộ. Đợt 2: Xử lí tài liệu, lập báo cáo tổng kết. Kết quả đợt thực tập, tôi cùng tập thể cán bộ kỹ thuật của Đoàn Thi công công trình Địa chất, đã viết Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định. Sau đây là toàn bộ nội dung báo cáo.

doc43 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2337 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Ngô Văn Hòa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 Chương 1 KHÁI QUÁT KHU VỰC THĂM DÒ 3 1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên - Kinh tế nhân văn 3 1.2 Lịch sử nghiên cứu địa chất 7 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ 8 2.1 Khái quát đặc điểm địa chất vùng 8 2.2 Cấu tạo địa chất khu vực 9 2.3 Đặc điểm khoáng sản 12 Chương 3 CÔNG TÁC THĂM DÒ ĐỊA CHẤT VÀ CÁC VẤN DỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 14 3.1 Công tác trắc địa 14 3.2 Công tác địa chất 17 3.3 Các vấn đề bảo vệ môi trường 24 Chương 4 ĐẶC ĐIỂM CHẤT LƯỢNG VÀ TÍNH CHẤT CÔNG NGHỆ CỦA GRANIT BIOTIT THÔN HY THẾ 26 4.1 Đại cương về chất lượng đá xây dựng 26 4.2 Đặc điểm chất lượng đá granit biotit thôn Hy Thế 26 4.3 Đánh giá chất lượng đá granit boitit thôn Hy Thế 28 Chương 5 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THỦY VĂN – ĐIA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC MỎ 29 5.1 Đặc điểm Địa chất thủy văn 29 5.2 Đặc điểm địa chất công trình 29 5.3 Điều kiện khai thác mỏ 30 Chương 6 TÍNH TRỮ LƯỢNG 33 6.1 Chỉ tiêu tính trữ lượng 33 6.2 Nguyên tắc khoanh nối và phân cấp trữ lượng 33 6.3 Phương pháp tính trữ lượng 34 6.4 Xác định các thông số tính trữ lượng 34 6.5 Tính trữ lượng 35 Chương 7 HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THĂM DÒ 37 7.1 Các chi phí công tác thăm dò 37 7.2 Hiệu quả công tác thăm dò 37 KẾT LUẬN 38 Tài liệu tham khảo 39 Phụ lục kèm theo báo cáo 40 Thống kê số liệu đo đếm đá lăn 41 Bình đồ điểm lộ 48 Thiết đồ hào 50 Thiết đồ lỗ khoan 55 Các bản vẽ kèm theo báo cáo (phi tỷ lệ) 56 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện phương châm của Trường Đại học khoa học Huế, để giúp sinh viên nắm chắc về lý thuyết và cũng như vững vàng về tay nghề ở thực tế là một điều kiện hết sức cần thiết và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi sinh viên. Sau khi học xong các môn học tương đối cơ bản như: môn thạch học, khoáng vật, khoáng sàn, cấu tạo, địa chất thủy văn, địa chất công trình..... Được sự đồng ý của phòng Đào tạo, giáo viên bộ môn đã thực hiện tổ chức cho sinh viên lớp tại chức Địa chất K2008 đang học tại Trường Cao Đẳng công nghiệp Tuy Hòa trở về đơn vị thực tập sản xuất với những vấn đề có liên quan về địa chất. Đợt thực tập này nhằm mục đích cũng cố lại các kiến thức đã được học trên, từ những kiến thúc đó vận dụng vào thực địa làm các công tác địa chất và mục tiêu lớn hơn là giúp cho sinh viên làm quen với cách thu thập mọi công việc tại cơ quan trước khi ra trường trở về lại đơn vị. Để đạt được mục đích của đợt thực tập của trường đã đề ra và có kết quả cao là mỗi sinh viên phải đảm bảo thực tập theo đúng nội dung, quy chế của đợt thực tập. Sau khi hoàn thành các công việc thực tập sản xuất tại cơ quan mỗi sinh viên phải viết báo cáo kết quả của đợt thực tập. Đợt thực tập diễn ra trong 4 tuần từ ngày 4 tháng 4 đến 4 tháng 5 năm 2011 và sau đây là nội dung cơ bản của đợt thực tập. Thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Được chia làm hai đợt. Đợt 1: - Giai đoạn khảo sát địa chất như: lộ trình khoanh vẽ bản đồ địa chất, thu thập tài liệu ở các bãi đo đếm đá tảng lăn. - Thu thập tài liệu các công trình như: công trình khoan, công trình hào, tiến hành dọt vét các vết lộ. Đợt 2: Xử lí tài liệu, lập báo cáo tổng kết. Kết quả đợt thực tập, tôi cùng tập thể cán bộ kỹ thuật của Đoàn Thi công công trình Địa chất, đã viết Báo cáo thăm dò mỏ đá xây dựng thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tình Bình Định. Sau đây là toàn bộ nội dung báo cáo. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ KHU THĂM DÒ 1.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ NHÂN VĂN 1.1.1. Vị trí địa lý Mỏ đá xây dựng thuộc thôn Hy Thế, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Vị trí trung tâm mỏ cách Quốc lộ 1A nơi Đèo Bình Đê khoảng 3 km về phía tây, cách trung tâm huyện Hoài Nhơn 6km về phía bắc và cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 100 km về phía bắc. Diện tích của mỏ là 0,078km2 (7,8ha) và được giới hạn bởi các điểm góc từ 1 - 4 thuộc tờ bản đồ địa chất và khoáng sản tỉnh Bình Định tỷ lệ 1:50.000, hệ tọa độ VN2000 kinh tuyến trục 1110 (bảng 1.1). Bảng 1.1. Thống kê tọa độ các điểm khống chế mỏ đá xây dựng TT Tên điểm Hệ toạ độ VN2000, múi chiếu 3o, kinh tuyến trục 108o15’ SƠ ĐỒ X (m) Y (m) 1 1 584750 1616000 3 1 2 4 2 2 584930 1616060 3 3 585086 1615670 4 4 584917 1615608 1.1.2. Đặc điểm tự nhiên Diện tích thăm dò nằm ở sườn núi phía đông bắc của thôn Hy Thế, sườn núi dốc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, độ cao chênh lệch tương đối lớn từ 50 đến 120m (đỉnh cao 185m cách trung tâm mỏ 550m về phía đông), phần thấp ở phía tây và cao dần về phía đông. Do đặc điểm phần lớn diện tích thăm dò tồn tại dưới dạng lớp vỏ phong hóa trên mặt chủ yếu đá tảng lăn tại chỗ và đá lộ gốc. Thảm thực vật nhìn chung kém phát triển, chủ yếu là rừng cây thấp xen lẫn dây leo, gai bụi rậm rạp. Một số diện tích rừng đã bị người dân địa phương phát đốt làm nương rẫy, trồng bạch đàn, keo... (Ảnh 1.1) Hệ thống sông, suối trong vùng có: sông Ngã Ba, sông Nôm, sông Đập Ông Khéo, suối Đồng Trạch, suối Lỗ Soi và hồ Túy An nằm ở phía tây bắc khu mỏ. Nhìn chung do đặc điểm của địa hình trong vùng các hệ thống sông đều nhỏ, ngắn và dốc. Hướng chảy chính của các hệ thống sông, suối chảy từ tây - bắc sang đông - nam, do đặc điểm của địa hình nên dòng chảy thường uốn lượn trước khi đổ ra biển Đông. Ảnh 1.1. Thảm thực vật tại khu mỏ 1.1.3. Đặc điểm khí hậu Nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới điển hình và chịu sự chi phối của khí hậu miền Trung: nóng, ẩm, mưa nhiều, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. - Mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm. Mùa này thường nóng khô, nhiệt độ trung bình từ 250C đến 300C. Nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ có ngày lên tới 390C đến 400C. Độ ẩm không khí trung bình mùa này là 79,5%. - Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến 12 hàng năm. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào hai tháng (tháng 10 và tháng 11). Nhiệt độ không khí trong mùa này thay đổi từ 230C đến 270C. Lượng mưa từ 142,8mm/tháng đến 518,3mm/tháng. Độ ẩm không khí trung bình trong mùa mưa là 83,5%. 1.1.4. Đặc điểm kinh tế nhân văn Dân cư trong vùng chủ yếu là người kinh, sống tập trung dọc theo 2 bên đường Quốc lộ 1A và các dải đồng bằng ven biển. Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng rừng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa và hoa màu, một số ít sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản và đánh bắt cá xa bờ 1.1.5. Giao thông Khu vực thăm dò có hệ thống giao thông rất thuận tiện, từ thành phố Quy Nhơn theo Quốc lộ 1A về phía bắc khoảng 100 km đến chân Đèo Bình Đê rồi rẽ trái theo đường bê tông về hướng tây - bắc khoảng 3 km là đến diện tích vùng mỏ, khu vực thăm dò có tuyến đường sắt bắc - nam chạy qua. Ngoài ra, hệ thống các đường tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã rất phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc thăm dò, khai thác và vận chuyển sản phẩm (Hình 1.1) 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT 1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975 Trước năm 1975 chủ yếu là những công trình nghiên cứu của các Nhà địa chất Pháp, đáng kể nhất là các công trình nghiên cứu của Fromaget, Hoffet, Saurin E.Jacob (1921 - 1927)……. Năm 1964 Saurin E.Jacob hiệu đính và bổ sung BĐĐC Đông Dương. 1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975 Sau năm 1975 công tác nghiên cứu địa chất đặc biệt được chú trọng, trong các năm 1975 - 1988 có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khu mỏ. Năm 1986 ¸ 1993, Bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 nhóm tờ Kon Tum- Buôn Mê Thuộc được thành lập, do Trần Tính làm chủ biên. Trong những năm 1996 ¸1999, Trần Văn Sinh và tập thể tác giả đã thành lập bản đồ địa chất - khoáng sản nhóm tờ Qui Nhơn tỷ lệ 1/50.000. Trong đó khu vực thôn Hy Thế thuộc phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv1) có thể khai thác làm đá xây dựng. Năm 2000, Cao Xuân Lương, Sở Công nghiệp Bình Định đã có báo cáo Quy hoạch phát triển công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Định. Nhìn chung từ sau năm 1975, trên địa bàn tỉnh công tác điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản mới được quan tâm đúng mức. Đặc biệt đối với nhóm vật liệu xây dựng như đá xâm nhập granitoit, đá phun trào riolit đã được các nhà đầu tư quan tâm khai thác phục vụ chế biến đá ốp lát, đá xây dựng thông thường (đá xay, đá chẻ…); việc khai thác chế biến các loại đá này đã mang lại lợi ích lớn cho phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA CHẤT MỎ 2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÙNG Theo tài liệu địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 vùng nghiên cứu có đặc điểm về địa chất đơn giản. Địa tầng có mặt các đá của Hệ tầng Kim Sơn (APPks) bao gồm: đá phiến thạch anh-biotit-granat-silimanit-graphit, gneis biotit-granat-silimanit xen thấu kính hay lớp mỏng amphibolit có tàn dư piroxen, các tập mỏng quarzit giàu graphit. Chúng phân bố thành chỏm dọc theo đứt gãy và trong vùng có mặt các trầm tích Đệ Tứ tương đối phong phú gồm: aQ23, ambQ22-3, amQ22-3, mQ21-2, mQ13 phân bố ở phía tây và kéo dài mở rộng về phía nam vùng khảo sát. Về magma trong vùng gồm các thành tạo sau: các mạch thạch anh (q) và thạch anh chứa sunfua (qs) phân bố phía tây diện tích thăm dò và một chỏm nhỏ đá granit pha 2 thuộc phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2) xuyên cắt lên nằm ở phía tây - bắc trong vùng, các pha đá mạch phức hệ Hải Vân (Ga/T1-2hv, Gп/T1-2hv) nằm rải rác và một ít đá thuộc pha 2 phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv2) phân bố phía bắc và tây của diện tich. Đặc biệt trong vùng hầu hết chủ yếu là đá thuộc pha 1 phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv1) chúng tạo thành hai khối lớn kéo dài theo hướng bắc - nam, các đá thuộc pha 1 và pha 2 của phức hệ Bến Giằng (GDi/PZ3bg2, Di/PZ3bg1) phân bố chủ yếu ở phía bắc và phía nam diện tích thăm dò, một số ít nằm rải rác phía tây và tây bắc. Về kiến tạo vùng nghiên cứu nằm ở đông - bắc địa khối Kon Tum, trong khu vực có một đứt gãy chính F1 có phương kéo dài đông bắc - tây nam cách diện tích khu mỏ khoảng 4 km về phía nam và hai đứt gãy phụ có phương tây bắc - đông nam, một đứt gãy còn lại trùng với phương đứt gãy chính. 2.2. CẤU TẠO ĐỊA CHẤT KHU VỰC 2.2.1. Địa tầng 2.2.1.1. Hệ tầng Kim Sơn (APPks) Các thành tạo với hệ tầng Kim Sơn phân bố một chỏm nhỏ ở phía tây và tiếp giáp với đứt gãy. Thành phần chủ yếu là: đá phiến thạch anh-biotit-granat-silimanit-graphit, gneis biotit-granat-silimanit xen thấu kính hay lớp mỏng amphibolit có tàn dư piroxen, các tập mỏng quarzit giàu graphit Chiều dày của hệ tầng 230 - 1200m. Các đá của hệ tầng Kim Sơn bị đá phức hệ phức hệ Hải Vân xuyên cắt và phủ lên. 2.2.1.2. Hệ Đệ tứ - Trầm tích sông Holocen muộn (aQ23) Các trầm aluvi Holocen thượng tạo ra các bãi cát, cuội, sỏi ven lòng hoặc các bãi bồi nhỏ hẹp dọc các suối nhánh lớn. Chiều rộng từ 1 - 2m đến vài chục mét. Thành phần gồm: cuội - sỏi và cát - sét, trong đó sạn sỏi cát chiếm hơn 90%. Thành phần cuội sỏi gồm: thạch anh, granit, ryolit, đá biến chất. Trong chúng có chứa sa khoáng vàng, casiterit, saphir … Chiều dày 3 - 4m. - Trầm tích sông - biển - đầm lầy Holocen giữa - muộn (ambQ22-3) Các trầm tích có nguồn gốc sông biển đầm lầy, phân bố ở ven rìa các nhánh sông, khe suối. Thành phần từ dưới lên gồm: cát sạn bột sét màu xám xanh kẹp lớp cuội hoặc thấu kính cuội mỏng. Cát màu xám, xám xanh; sét mịn dẻo màu đen, xám đen chứa mùn và thực vật màu xám đen. Thành phần (%) khoáng vật: thạch anh 55 - 75; felspat 6 - 25; các mảnh vụn đá 1,5 - 7. Khoáng vật nặng có ích: ilmenit, granat, sphen, leucoxen, zircon, graphit, saphir (1 hạt), casiterit. Chiều dày 8-11m. - Trầm tích sông - biển Holocen giữa - muộn (amQ22-3) Các trầm tích sông biển Holocen thành phần gồm: cát, bột, sét màu xám đen, nâu vàng, xám xanh, đôi chỗ có xen lẫn lớp cuội mỏng và phân bố nằm gần như trung tâm khu vực. Chiều dày 5-18m. - Trầm tích biển Holocen sớm - giữa (mQ21-2) Các trầm tích có nguồn gốc biển có diện tích khá rộng phân bố ở trung tâm vùng. Thành phần gồm: cát, sạn, sỏi lẫn ít bột màu xám, xám vàng. Thành phần (%) khoáng vật: thạch anh chíếm chủ yếu 70 - 90, khoáng vật nặng có ích: ilmenit, rutin, sphen, zircon, casiterit. Chiều dày 2,5-15m. - Trầm tích biển Pleistocen muộn (mQ13) Các trầm tích có nguồn gốc biển Pleistocen muộn, phân bố chủ yếu ở phía tây và nam khu vực nghiên cứu. Thành phần gồm: cát lẫn ít bột màu xám trắng, cát sạn dăm lẫn cuội bị laterit hóa mạnh. Chiều dày 9m. 2.2.2. Magma 2.2.2.1. Phức hệ Đèo Cả (G/Kđc2) Đá thuộc pha 2 phức hệ Đèo Cả chúng chiếm một diện tích nhỏ và phân bố phía tây - bắc vùng. Pha 2: bao gồm các đá granosienit biotit, granit biotit (hornblend). Đá màu hồng xám, hạt thô, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình; rất phổ biến kiến trúc dạng porphyr, ban tinh felspat kali màu hồng, kích thước 0,5 - 2,5cm, nền hạt trung đến thô. Thành phần (%) khoáng vật: plagioclas 31 - 33; thạch anh 27 - 32; felspat kali 31 - 36; biotit 4 - 7; hornblend 0 - 3 và sphen, apatit, zircon, orthit, magnetit, ilmenit, rutil, casiterit. Các đá phức hệ Đèo Cả xuyên cắt các đá pha 1 của phức hệ Hải Vân. 2.2.2.2. Phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv) - Đá mạch granit aplit (Ga/T1-2hv) Đá mạch ở đây là granit aplit (Ga/T1-2hv) phát triển khá mạnh, hầu hết trên các khối đều gặp, kích thước nhỏ vài dm đến hàng mét, kéo dài không quá 100 mét theo phương khác nhau. Chúng xuyên trong khối đá mẹ hoặc ở đới ngoại tiếp xúc. Thành phần là granit aplit, granit porphyr, pegmatit turmalin, thạch anh turmalin. Ven rìa mạch thường gây biến đổi greisen hóa - Đá mạch granit pegmatit (Gп/T1-2hv) Đá mạch granit pegmatit (Gп/T1-2hv) chúng có màu trắng xám, cấu tạo khối, kiến trúc pegmatite, xuyên cắt trong đá mẹ theo nhiều phương khác nhau, kích thước mạch nhỏ vài cm kéo dài khoảng 30-50m. Thành phần là pegmatit turmalin, thạch anh, biotit, muscovit, granat. - Pha 2 phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv2) Đá xuyên cắt lên pha 1 phức hệ Hải Vân và phân bố thành hai chỏm nhỏ phía bắc và phía tây trong vùng. Đá có màu xám, xám trắng, cấu tạo khối, hạt nhỏ, sang màu, kiến trúc dạng porphyr. Thành phần gồm granit 2 mica, granit biotit, granit alaskit hạt nhỏ, chúng xuyên qua tất cả các đá có trước nó và gây biến đổi thạch anh hóa, greisen hóa ở đới tiếp xúc. - Pha 1 phức hệ Hải Vân (G/T1-2hv1) Phân bố thành hai khối lớn kéo dài theo hướng bắc - nam và xuyên cắt chỉnh hợp lên pha 1 và pha 2 của phức hệ Bến Giằng, đây cũng là pha chính, chiếm khối lượng chủ yếu của phức hệ (60¸80%). Đá có màu xám, xám trắng, cấu tạo khối, kiến trúc hạt nữa tự hình-khảm, đôi nơi có kiến trúc xi măng.. Đá có thành phần chủ yếu là orthocla (Ort) 45-50%, thạch anh (Q) 25-30%, plagiocla (Pl) 10-15% và các khoáng vật khác chiếm hàm lượng nhỏ bao gồm biotit (Bt) 4-5%, sphen (Sph) và quặng rất ít (theo kết quả phân tích mẫu lát mỏng) 2.2.2.3. Phức hệ Bến Giằng (GDi/PZ3bg) - Pha 2 phức hệ Bến Giằng (GDi/PZ3bg2) Đây là thành phần chính của phức hệ (chiếm 60¸90%), chúng bị các đá granit bioti phức hệ Hải Vân xuyên cắt với ranh giới rõ ràng. Thành phần thạch học gồm granodiorit biotit horblend, ít hơn là granit biotit có horblend, đá có màu xám sáng đốm đen, cấu tạo định hướng, có khi chúng định hướng mạnh có khi đến gneis, kiến trúc hạt trung không đều. Thành phần khoáng vật của đá: plagioclas 30¸39%, felspat kali 20¸36%, thạch anh 20¸36%, biotit 1¸10%, horblend 0¸12%, pyroxen 0¸2%. Khoáng vật phụ gặp ±sphen, apatit, zircon và magnetit, khoáng vật thứ sinh gặp clorit, epydot, ±carbonat. Đá bị kataclazit hóa và rất phổ biến hiện tượng microclin hóa, thạch anh hóa. - Pha 1 phức hệ Bến Giằng (Di/PZ3bg