Báo cáo thí nghiệm công trình

Ngày nay trong lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật,vai trò của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã được khẳng định và ngày càng trở nên không thể thiếu được khi: Giải quyết các vấn đề của công nghệ và của thực tế sản xuất đòi hỏi thực hiện nhanh,có hiệu quả; Giải quyết và hoàn thiện những bài toán mà các phương pháp lý thuyết chưa và không giải quyết được đầy đủ hoặc đang còn nằm trong ý tưởng thăm dò. Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp cảm thụ trực tiếp để nhận được các tín hiệu,thông tin và hình ảnh của một hiện tượng ,một quá trình,một vật thể,được gọi là đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong kỹ thuật xây dựng là vật liêu , kết cấu công trình đã và đang và sẽ được tồn tại .kết cấu công trình được tạo dựng nên để tiến hành nghiên cứu nếu có các đặc trưng hình học vật liệu thực thì gọi là đối tượng nguyên hình còn nếu có các đặc trưng hình học và vật liệu tuân thủ theo một quy luật tương tự vật lý xác đinh gọi là đối tượng mô hình . Bằng phương pháp cảm thụ trực tiếp , có được những số liệu đo đạc và trạng thái thực tế qua quá trình tiến hành khảo sát đối tượng , sau khi xử lý các thông tin đó hoàn toàn có thể đưa đến nhưng kết luận mang đầy đủ tính quy luật cũng như tính tiêu biểu đối với các tham số khảo sát cả về chất lượng lẫn số lượng. Nhưng quy luật và giá trị về sự phân bố ứng suất , biến dạng , trạng thái làm việc và hình thức phá hoại của đối tượng nghiên cứu ,không chỉ hỗ trợ cho các quá trình thiết kế ,tính toán mà còn thay thế được lời giải của các bài toán đặc thù,phức tạp mà việc giải quyết chúng bằng đường lối lý thuyết mất nhiều công sức hoặc chưa có biện pháp giải quyết .

docx36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4605 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thí nghiệm công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA XÂY DỰNG VÀ CƠ HỌC ỨNG DỤNG –-˜-˜-™ BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CÔNG TRÌNH GVHD: TRẦN THANH TÀI NHÓM: 3 CHIỀU THỨ 4 TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2013 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT HỌ VÀ TÊN MSSV NHIỆM VỤ 1 PHÙNG NGUYÊN THỌ 10914094 -Lý thuyết siêu âm, Tính toán cấp phối bê tông. 2 NGUYỄN CHÍ THANH 10914086 - Tổng hợp số liệu, biểu đồ lực cắt, moomen, thiết kế thép cho dầm, hình ảnh, so sánh 3 NGUYỄN VĂN LỰC 11149084 -tính toán số liệu , so sánh ,thiết kế thép cho dầm, so sánh số liệu 01688922835 4 ĐỖ NGUYỄN THÀNH TÍN 10914102 -Lý thuyết siêu âm, hình ảnh, thiết kế thép cho dầm 5 LÊ QUANG LINH 10914061 -Lý thuyết tính toán, thiết kế thép cho dầm, so sánh 6 LÊ HOÀNG PHÚ 11149100 - tính toán số liệu , so sánh ,thiết kế thép cho dầm, so sánh số liệu 01666379905 Thêm trang NỘI DUNG A: LÝ THUYẾT I. Tổng quan, Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thí nghiệm công trình trong kĩ thuật xây dựng. II: Phương pháp siêu âm khảo sát vật liệu bê tông: B.THỰC HÀNH : I .ĐỀ BÀI: II.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU : III. THIẾT KẾ MẪU THÍ NGHIỆM IV.QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM A: LÝ THUYẾT I. Tổng quan, Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ của thí nghiệm công trình trong kĩ thuật xây dựng. Ngày nay trong lĩnh vực khác nhau của khoa học kỹ thuật,vai trò của phương pháp nghiên cứu thực nghiệm đã được khẳng định và ngày càng trở nên không thể thiếu được khi: Giải quyết các vấn đề của công nghệ và của thực tế sản xuất đòi hỏi thực hiện nhanh,có hiệu quả; Giải quyết và hoàn thiện những bài toán mà các phương pháp lý thuyết chưa và không giải quyết được đầy đủ hoặc đang còn nằm trong ý tưởng thăm dò. Nghiên cứu thực nghiệm là phương pháp cảm thụ trực tiếp để nhận được các tín hiệu,thông tin và hình ảnh của một hiện tượng ,một quá trình,một vật thể,được gọi là đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu trong kỹ thuật xây dựng là vật liêu , kết cấu công trình đã và đang và sẽ được tồn tại .kết cấu công trình được tạo dựng nên để tiến hành nghiên cứu nếu có các đặc trưng hình học vật liệu thực thì gọi là đối tượng nguyên hình còn nếu có các đặc trưng hình học và vật liệu tuân thủ theo một quy luật tương tự vật lý xác đinh gọi là đối tượng mô hình . Bằng phương pháp cảm thụ trực tiếp , có được những số liệu đo đạc và trạng thái thực tế qua quá trình tiến hành khảo sát đối tượng , sau khi xử lý các thông tin đó hoàn toàn có thể đưa đến nhưng kết luận mang đầy đủ tính quy luật cũng như tính tiêu biểu đối với các tham số khảo sát cả về chất lượng lẫn số lượng. Nhưng quy luật và giá trị về sự phân bố ứng suất , biến dạng , trạng thái làm việc và hình thức phá hoại của đối tượng nghiên cứu ,không chỉ hỗ trợ cho các quá trình thiết kế ,tính toán mà còn thay thế được lời giải của các bài toán đặc thù,phức tạp mà việc giải quyết chúng bằng đường lối lý thuyết mất nhiều công sức hoặc chưa có biện pháp giải quyết . Từ bản chất hiện thực và khả thi,phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có thể thực hiện được các nhiệm vụ cơ bản sau đây trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng và cơ học công trình : Xác định ,đánh giá khả năng làm việc và tuổi thọ của vật liệu và kết cấu công trình trước khi đưa vào sử dụng và khai thác. Khả năng làm việc thực tế của một kết cấu công trình mới xây dựng xong sẽ được phản ánh trong công việc đánh giá chất lượng chúng qua kết quả kiểm định trực tiếp trên công trình Công tác xác định và đánh giá khả năng chịu lực cũng được tiến hành đối với những kết cấu công trình đã được khai thác lâu năm ,hết niên hạn sử dụng và chất lượng đã bị giảm yếu ,yêu cầu sửa chữa cải tạo. Xác định ,đánh giá trạng thái làm việc và khả năng làm việc và khả năng chịu lực còn lại của các kết cấu công trình bị những sự cố tác động như thiên tai (gió bão,động đất). Nghiên cứu đề xuất và nghiên cứu ứng dụng các hình thức kết cấu mới ,kết cấu đặc biệt vào việc thiết kế xây dựng công trình. Nghiên cứu và phát hiện các vật liệu mới ,đánh giá chất lượng các loại vật liệu xây dựng và tái sử dụng ,các loại vật liệu địa phương. Nghiên cứu phát minh các vấn đề mới trong khoa học kỹ thuật chuyên ngành. Ví dụ cụ thể: Đối tượng nghiên cứu là những cấu kiện như cọc móng,cột,dầm, vì kèo,panen sàn,panen mái… Trong thí nghiệm này chúng ta nghiên cứu về cấu kiện dầm kích thước: (100x150x1200) mm. II: Phương pháp siêu âm khảo sát vật liệu bê tông: Là phương pháp thí nghiệm mà số đo không chỉ thị trực tiếp giá trị của tham số khảo sát, muốn có được kết quả thường phải qua quan hệ chuẩn giữa tham số khảo sát và số đọc trên thiết bị đo. Nhóm này gồm các phương pháp thí nghiệm theo nguyên lý truyền sóng âm thanh qua môi trường nhằm mục đích kích thích các hạt vật chất trong môi trường dao động. Theo các thông số của hiện hiện tượng dao động này và sự lan truyền của dao động trong môi trường có thể đánh giá các đặc trưng cơ-lý và trạng thái của vật liệu khảo sát.tiêu biểu là phương pháp truyền sóng siêu âm qua môi trường vật liệu khảo sát. a. Khái niệm về phương pháp siêu âm : Siêu âm là những dao động cơ học đàn hồi truyền đi trong môi trường vật chất với tần số dao động từ 20kHz trở lên. Do tần số sao động cao,bước sóng ngắn nên siêu âm có hai đặc điểm cơ bản khi được khai thác sử dụng trong kĩ thuật: Sự phát và truyền sóng qua các môi trường vật chất tuân theo các quy luật quang hình học, do đó có thể lợi dụng các hiện tượng phản xạ, khúc xạ nhiễu xạ, …để tập trung năng lượng của sóng siêu âm vào một phạm vi nhỏ hẹp. Do tập trung được năng lượng tối đa, nên có thể tạo ra một hiệu ứng mới là dao động của các hạt trong môi trường có sóng siêu âm truyền qua sẽ có biên độ dao động lớn. Khi việc nghiên cứu tiến hành trên cơ sở số đo của các tham số : Tốc độ (hay thời gian) truyền sóng. Mức khuếch tán năng lượng siêu âm trong môi trường. Độ tập trung sóng khi ra khỏi môt trường. Thì sẽ có được các kết luận về chất lượng và giá trị của cường độ bê tông hoàn toàn chính xác. Nhưng cùng một lúc xác định cả ba ham số trên đây là không thể thực hiện được. Thực tế cho thấy, khi chỉ nghiên cứu một yếu tố cơ bản về tốc độ (thời gian) truyền âm cũng có thể nhận được những kết quả đánh giá đủ độ chính xác cần thiết. b. Sơ đồ cấu tạo máy đo siêu âm qua môi trường bê tông: Nguyên lý cơ bản của máy đo siêu âm bê tông được mô tả trên sơ đồ khối trong hình dưới đây: Sơ đồ nguyên lý của máy siêu âm và kỹ thuật đo: a - Sơ đồ khối máy siêu âm b - Phương pháp đo mặt c - Phương pháp xuyên Chu trình đo được bắt đầu bằng những xung phát ra từ máy dao động tần số 1 Hz (1) Những xung ban đầu này làm hoạt động mạch phát (2) để cung cấp những xung điện áp cao hàng nghìn vôn đến đầu phát xung siêu âm (3). Xung điện áp cao kích thích cac tấm piezo trong đầu phát và tạo ra những sóng dao động đàn hồi (xung siêu âm) có cùng tần số dao động cộng hưởng với các tinh thể trong tấm vật liệu piezo, vì thế, tần số dao động của sóng siêu âm phát ra phụ thuộc tấn số riêng của tinh thể piezo. Các dao động đàn hồi trong đầu phát sẽ qua mặt tiếp xúc và truyền vào môt trường vật liệu bê tông. Mặt khác, một bộ phận xung phát ra từ máy (1) qua bộ phận chờ MF2, ở đây,xung bị làm chậm một thời gian từ 3-12 ms (khoảng thời gian đủ để xung điện truyền từ máy dao động (1) qua mạch phát (2) và đến đầu phát xung siêu âm) để sau đó đến bộ phận đếm (7) và bắt đầu tính thời gian truyền siêu âm phát vào môt trường. Sau khi các dao động đàn hồi qua môt trường và đi vào gặp các tấm piezo trong đầu thu siêu âm (4), năng lượng cơ học của siêu âm được biến thành tín hiệu điện. Bộ khuếh đại (5) sẽ khuếch đại các tín hiệu điện đó, truyền đến báo cho bộ dẫn tính hiêu FF (6). Chỉ số xuất hiện trên bộ đèn 5 số trên máy đếm thời gian (7) chỉ thị thời gian truyền của siêu qua môi trường bê tông khảo sát tính bằng micro-giây. Ngoài ra, bộ phận giữ MF1 dùng để ngăn cản việc tắt máy đếm thời gian trong vòng 20 ms dduuf tiên kể từ lúc mở máy vì đầy là khoảng thời gian có thể xuất hiện các tín hiệu điện trên bộ dẫn FF (6) do hiện tượng nhiễu khi mở máy. c. Kỹ thuật đo : 1/ Chọn đầu phát và đầu thu siêu âm : Để có được hiệu ứng lan truyền sóng siêu âm tốt nhất trong môi trường vật liệu bê tông thì chiều dài của bước sóng cần phải tương đương với kích thước hạt của vật liệu độn. Cho nên, với bê tông có đường kính hạt của vật liệu độn đến 30 mm thì tần số xung tốt nhất là 150 kHz. Điều đó cho phép xác định phạm vi tần số dao dộng riêng của đầu dò khi thí nghiệm vật liệu bê tông là trong giới hạn từ 25 đến 200 kHz. Khi đo với những khoảng cách ngắn (chuẩn đo 100 kHz. Khi đo với những khoảng cách trung bình (chuẩn đo từ 300-2000 mm) nên dùng những laoij đầu dò có tần số 60-100 kHz. Khi thử với những khoảng cách lớn từ 2000-5000 mm hoặc lớn hơn thường dùng loại đầu dò tần số thấp 25 khz. 2/ Cách phân bố đầu đo : Khi thí nghiệm bê tông bằng phương pháp siêu âm, các đầu phát và thu siêu âm có thể phân bố theo hai cách : Phân bố đầu phát và đầu thu siêu âm trên cùng một mặt ngoài vủa môi trường vật liệu, được gọi là phép đo mặt. Phân bố đầu phát và đầu thu siêu âm đối diện nhau trên hai mặt song song của môi trường vật liệu hay kết cấu, được gọi là phép đo xuyên. 3/ Kết quả phép đo : Khi khảo sát đòi hỏi phải thực hiện hai phép đo : Chiều dài chuẩn đo hay khoảng cách truyền âm L (m) Thời gian truyền xung siêu âm qua môi trường vật liệu t (ms) Tốc độ truyền siêu âm qua môi vật liệu V (m/s) : Tốc độ lan truyền siêu âm trong bê tông sử dụng trong công trình thường khoảng từ 4000-4800m/s. d. Xác định cường độ chịu nén của bê tông trên cơ sở tốc độ truyền âm : Xác định cường độ chịu nén của bê tông bằng phương pháp siêu âm được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa cường độ chịu nén R với tốc độ truyền xung siêu âm V(hoặc thời gian truyền âm t) R = f(V) Quan hệ giữa tốc độ truyền sóng siêu âm và cường độ của bê tông chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như : Chủng loại và số lượng xi măng dùng trong cấp phối bê tông. Dạng, thành phần va kích thước lớn nhất của hạt trong cốt liệu, chất phụ gia sử dụng và độ ẩm trong hỗn hợp bê tông… Vì thế, để chuyển từ tố độ truyền âm qua cường độ của bê tông cần thiết phải xây dựng biểu đồ chuẩn (R-V) bằng thực nghiệm hoặc bằng giải thích. e. Phương pháp tìm kiếm và xác định khuyết tật của bê tông trong công trình: 1/ Phát hiện và đo các bọt rỗng tồn tại trong kết cấu bê tông : Để phát hiện các khuyết tật đó, trong khi tiến hành các phép đo siêu âm cần sử dụng loại đầu dò có tần số riêng cao để cho góc mở bé và có độ tập trung năng lượng siêu âm lớn. Việc xác định các bọt rỗng sẽ thuận lợi khi tiến hành trên những phần tử kết cấu có hai mặt tự do, lúc này các phép đo siêu âm đều phải thực hiện trên cả hai mặt của kết cấu. Kích thước ngang tối thiểu của bọt rỗng nằm theo hướng vuông góc với phương truyền sóng và được các định như sau : Trong đó : d – Đường kính bọt rỗng D – Đường kính đầu phát siêu âm L – Chiều dài chuẩn đo tm - Thời gian truyền siêu âm qua vùng bê tông có khuyết tật td – Thời gian truyền siêu âm qua trục bọt rỗng 2/Xác định độ sâu của vết nứt : Để có thể xác định được độ sâu của các vết nứt xuất hiện trong môt trường bê tông bằng phương pháp xung siêu âm, đòi hỏi vết nứt phải thỏa mãn các điều kiện sau : Vết nứt phải mờ và liên tục, không ngắt quãng Đầu đỉnh các vết nứt phải hoàn toàn khô ráo Phương pháp I : Từ kết quả đo thời gian truyền âm của hai phép đo đó có thể tính độ sâu của vết nứt theo quan hệ sâu (a) : Trong đó: L – Chiều dài chuẩn đo (khoảng cách giữa hai đầu dò) tm - Thời gian truyền siêu âm qua vùng bê tông không có khuyết tật tf - Thời gian truyền siêu âm qua vùng có vết nứt Đo chiều sâu vết nứt bằng kiểu đo mặt Phương pháp II: Khi thực hiện phép đo có chiều dài chuẩn là L sẽ nhận được thời gian truyền siêu âm t1 khi thực hiện phép đo thứ hai với chiều dài chuẩn 2L sẽ có thời gian t2. Từ hai số đo đó, xác định độ sâu của vết nứt (b). Phương pháp III: Áp dụng trên những kết cấu bê tông có hai mặt tự do đối diện và nằm song song với chiều dài vết nứt. Tại một tiết diện ngang của kết cấu cất qua vết nứt, trên hai cạnh song song với vết nứt của tiết diện đó, cùng dịch chuyển các đầu dò trên các vị trí tương ứng khác nhau, kết quả nhận được là thời gian truyền siêu âm sẽ như nhau trong vừng không có vết nứt còn những điểm do trong phạm vi vết nứt sẽ cho thời gian truyền lớn dần khi dịch chuyển các đầu dò đến các điểm ở xa dần đỉnh vết nứt. Dựng đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa thời gian truyền siêu âm với tọa độ của các điểm đo sẽ xác định được vị trí đỉnh của vết nứt cần khảo sát. Đo chiều sâu vết nứt theo phương pháp đo xuyên a – vị trí các đầu đo b – đồ thị xác định độ sâu vết nứt B.THỰC HÀNH : I .ĐỀ BÀI: II.MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU : III. THIẾT KẾ MẪU THÍ NGHIỆM Thiết kế thép cho dầm: Sơ đồ tính và nội lực: *Tải trọng tác dụng: Lực tác dụng: P = 17KN Bỏ qua trọng lượng bản thân của dầm Thiết kế thép dọc: Số liệu tính toán: Bê tông: B20 Thép: AI Kích thước dầm: Tính toán thép dọc: Giả sử: a = 20 (mm) => h0 = h – a = 130 (mm) Mmax b h0 a αm As % Chọn Asbt (KNm) (mm) (mm) (mm) (cm2) (cm2) 4.25 100 130 20 0.22 0.252 1.675 1.28 4f8 2.012 Kết quả tính toán: Kiểm tra: Do abt = agt = 20mm nên ta không cần kiểm tra khả năng chịu lực của dầm. c.Thiết kế cốt đai: ® Cần phải tính toán cốt đai Chọn cốt đai f6, số nhánh n = 2, có asw = 28,3 (mm2) Chọn Sct = 50 (mm) Chọn khoảng cách cốt đai bố trí trong đoạn L/4 đầu dầm: Sbt = min (Stt ; Smax ; Sct) = 50 (mm) Khoảng cách cốt đai ở đoạn L/2 giữa dầm: Chọn Sct = 150 (mm) Do lực cắt ở gối và ở nhịp xấp xỉ bằng nhau nên chọn cốt đai bố trí là: f6a150 Số lượng cây cốt đai: 8 đai d.Cấu tạo dầm: sua hình Thiết kế cấp phối bê tông Thông số đề bài: Bê tông B20 => M250 Đá: Dmax= 20 mm , 1650kg/m3 Cát: 1600kg/m3 Xi măng: xi măng pooclang hỗn hợp (PC) Dựa vào cấu kiện loại dầm ta chọn độ sụt theo bảng: Ta chọn độ sụt là : (6-8)cm. Dựa vào độ sụt, Dmax, Mác bêtông ta chọn được cấp phối bêtông theo thực nghiệm cho 1m3 BT theo bảng sau : Theo đề bài Bêtông Mác 250 ta có Xi măng: 344kg Cát: 0.456 m3 => 615.6 kg Đá 0.872m3 => 1220.8 kg Nước: 195 lít Thiết kế cấp phối cho dầm 150x100x1200 mm: V=BxLxH=0,15.0,1.1,2=0,018 m3 Vậy cấp phối chuẩn bị cần cho mẻ trộn : N = 195 x 0,018 = 3.51lít X = 344 x 0,018 = 6.192 Kg Đ = 1220.8 x 0,018 = 21.9744 Kg C = 615.6x 0,018 = 11.1 Kg Vậy cấp phối chuẩn bị cần cho mẻ trộnsaukhihiệuchỉnh : N = 3.51 x1.2 = 4.2 lít X = 6.192 x1.2 = 7.5 Kg Đ =21.9744 x1.2 = 26.4 Kg C = 11.1 x1.2 = 13.3 Kg 3.Thiết kế biện pháp cốt pha - Xác định tải trọng + Trọng lượng bản thân + Xem tổng lực rung động q= 4 (kN/m2), và lực động do đổ bê tông q= 2 (kN/m2) Suy ra -Tính toán cốppha đứng Xét chiều rộng b=1.2m (hết chiều dài dầm) Suy Sơ đồ tính: Xem 2 vị trí 2 đầu là gối ( do được cố định bởi đinh tán và thanh gỗ giằng) Ta có : Với b = 1.2 m ; L = 0.15 m ; [σ] = 9800 kN/m2 ; qtt = 12.6 kN/m Chọn h = 2cm Kiểm tra độ võng Moment quán tính : Độ võng : ( với modun đàn hồi của gỗ : E = 1.2 x 107 kN/m2 ứng suất cho phép của gỗ : [σ] = 9800 kN/m2) độ võng cho phép : ta có ( thỏa mãn độ võng) vậy chọn cốppha dày 2 cm , cao 20 cm , chiều dài 1,2 m Cốppha nằm : vì cốppha nằm lên mặt đất, nên ta xem như ổn định , lấy chiều dày h = 2cm như cốppha đứng. IV.QUÁ TRÌNH THÍ NGHIỆM Chuẩn bị vật liệu Khối lượng vật liệu sử dụng : CỐT LIỆU xi măng 7.5 Kg đá 26.4 Kg cát 13.3 Kg nước 4.2 lít THÉP 2.35m 10, 7.15 m ϕ6 CỐT PHA Vật liệu gỗ ,kích thước(20x150x1200) Cốt liệu : Tiến hành sàn cát đá, dùng cân để lấy đúng khối lượng cát, đá , xi măng, nước cần thiết, sau đó tiến hành rửa cát, đá rửa cho đến khi nước trong,không còn vẩn đục sau khi rửa tiến hành phơi khô cốt liệu . rồi đem để ở vị trí khô ráo. Thép: Chọn thép, tiến hành cắt thép , dũi thẳng thép, uốn cốt đai, đúng số lượng , chiều dài theo yêu cầu trong bản vẽ.để vị trí khô ráo. Cốt pha: Chọn côt pha bề mặt bằng phẳng, cắt theo đúng kích thước, cưa các thanh neo giữ, để ở vị trí khô ráo. 2.Thi công đúc mẫu dầm Chuẩn bị coppha: Vệ sinh coppa : Coppa phải được làm sạch bề mặt trước khi tiến hành đúc mẫu. Do thí nghiệm dùng coppa mới nên bỏ qua giai đoạn này. Cắt khuôn: cắt coppa dầm gồm 2 bản mặt bên, một bản đáy có chiều dài 1,2m và 2 bản nhỏ ở 2 đầu dầm và các thanh găng dài hơn 15cm đóng vào mặt trên tránh tình trạng áp lực do đổ bê tông làm cong vênh 2 vách bên. 2 bản đầu dầm có thể dài trên 20 cm để tiện tháo dỡ. Đóng khuôn: Coppa được đóng theo thứ tự 2 bản thành sẽ nằm trên bản đáy rồi đóng tiếp 2 bản 2 đầu, đặt bản đáy lên trên bản vách và đóng đinh từ bản đáy xuống bản vách rồi đóng bản nhỏ ở 2 đầu dầm. Sau đó lật khuôn lên và đóng các thanh găng trên mặt. Lưu ý thanh găng được đóng sau khi đặt cốt thép sẽ thuận tiện hơn và ko đóng hết chiều dài đinh để tiện tháo dỡ. Đánh dấu chiều cao để đổ bê tông Công tác cốt thép : Thép chủ : đo các kích thước đã tính toán từ trước và cắt thép. Do dầm thí nghiệm chỉ sử dụng thép < 10 nên chỉ dùng kéo cắt thép để cắt sau đó làm sạch bề mặt bị oxi hóa của thép bằng giấy nhám để tăng khả năng bám dính giữa thép và bê tông. Dùng ống tuýp hay càng cua lớn để uốn hai đầu thép như hình vẽ. Hai cây ở trên uốn xuống một đoạn khoảng 15 cm. hai cây dưới không uốn. Thép đai : đo theo kích thước như tính toán và cắt đủ số lượng (8 đai) . Sau đó làm sạch bằng nhám và dùng thanh thép càng cua uốn thành hình chữ nhật có kích thước a x b = 70 x 170 mm. Do uốn đai không thể đai vuông góc nên cốt thép sẽ sai lệch so với tính toán nên uốn thép Sau khi cắt uốn thép ta dùng kẽm buộc liên kết giữa thép đai và thép chủ. Mối liên kết phải đảm bảo chắc chắn để khung cốt thép không bị lệch khi đổ bê tông. Lưu ý mối giáp đầu đai ở đai này không được thẳng với đai kia mà phải chéo nhau. Khoảng cách cốt đai phải đúng như trên tính toán. Sau đó đặt cốt thép vào ván khuôn và đóng các thanh găng. Trước khi đặt vào cần dùng gạch kê cốt thép đảm bảo lớp bê tông bảo vệ.do gạch kê được chọn tương đối nên ao sẽ có sai số so với tính toán < 5mm Trộn bê tông: Lường trước lượng bê tông cho một mẻ trộn. Lưu ý lường dư một lượng 5-10% do bê tông hao hụt khi dính vào dụng cụ. Trộn cát, đá, xi măng cho thật đều trước rồi cho nước vào trộn đều. Sau đó đổ vào khuôn. Trong lúc đổ dùng thanh thép để đầm kết hợp gõ vào thành vách cho bê tông được chặt khít. Đổ đến mực đã đánh dấu thì ngưng vào làm phẳng mặt. Trong quá trình do trộn không đảm bảo đồng đều nên cường độ có
Luận văn liên quan