Báo cáo Thống kê về dự án kinh doanh cửa hàng 24h

* Lý do chọn đề tài: Khu vực Đại học Quốc Gia là nơi tập trung với số lượng lớn sinh viên. Do đó, trong khu vực có nhiều loại hình kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Chúng tôi, những sinh viên Đại học Quốc Gia hiểu rõ nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, những loại hình kinh doanh về hàng tiêu dùng chưa đáp ứng thật tốt nhu cầu của sinh viên. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng 24h xuất phát từ sự mong muốn một cửa hàng đáp ứng tốt về chất lượng và giá cả của sản phẩm cho đối tượng chủ yếu là sinh viên. Chúng tôi tập trung nhiều đến khu vực Đại học Quốc Gia, chọn đây là nơi tiến hành khảo sát để thực hiện kế hoạch mở cửa hàng 24h đầu tiên. Bên cạnh đó, để xác định hướng phát triển tiềm năng cho chuỗi cửa hàng 24h, chúng tôi mở rộng hướng khảo sát cho khu vực Thủ Đức và quận 9. * Việc tiến hành khảo sát cho dự án này nhằm mục tiêu: - Khảo sát về nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên dựa trên những đặc điểm của cửa hàng 24h. - Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên. - Đưa ra quyết định nên hay không nên thực hiện dự án kinh doanh cửa hàng 24h và hướng giải pháp để hoàn thiện cửa hàng. * Ý nghĩa của đề tài thống kê: - Việc sử dụng phương pháp thống kê để điều tra, nghiên cứu thị trường cho ý tưởng kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ chúng tôi đưa ra những quyết định đúng đắn cho dự án cửa hàng 24h.

doc23 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1828 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thống kê về dự án kinh doanh cửa hàng 24h, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỐNG KÊ VỀ DỰ ÁN KINH DOANH CỬA HÀNG 24H Mở đầu * Lý do chọn đề tài: Khu vực Đại học Quốc Gia là nơi tập trung với số lượng lớn sinh viên. Do đó, trong khu vực có nhiều loại hình kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên. Chúng tôi, những sinh viên Đại học Quốc Gia hiểu rõ nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên là rất cần thiết. Nhưng trên thực tế, những loại hình kinh doanh về hàng tiêu dùng chưa đáp ứng thật tốt nhu cầu của sinh viên. Ý tưởng kinh doanh cửa hàng 24h xuất phát từ sự mong muốn một cửa hàng đáp ứng tốt về chất lượng và giá cả của sản phẩm cho đối tượng chủ yếu là sinh viên. Chúng tôi tập trung nhiều đến khu vực Đại học Quốc Gia, chọn đây là nơi tiến hành khảo sát để thực hiện kế hoạch mở cửa hàng 24h đầu tiên. Bên cạnh đó, để xác định hướng phát triển tiềm năng cho chuỗi cửa hàng 24h, chúng tôi mở rộng hướng khảo sát cho khu vực Thủ Đức và quận 9. * Việc tiến hành khảo sát cho dự án này nhằm mục tiêu: - Khảo sát về nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên dựa trên những đặc điểm của cửa hàng 24h. - Sử dụng thống kê mô tả và thống kê suy diễn để phân tích các yếu tố liên quan đến nhu cầu mua hàng tiêu dùng của sinh viên. - Đưa ra quyết định nên hay không nên thực hiện dự án kinh doanh cửa hàng 24h và hướng giải pháp để hoàn thiện cửa hàng. * Ý nghĩa của đề tài thống kê: - Việc sử dụng phương pháp thống kê để điều tra, nghiên cứu thị trường cho ý tưởng kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ chúng tôi đưa ra những quyết định đúng đắn cho dự án cửa hàng 24h. - Chúng tôi hi vọng báo cáo thống kê này sẽ là một tài liệu hữu ích nhằm kêu gọi đầu tư và tài liệu tham khảo cho môn học thống kê của sinh viên. Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1. Thu thập dữ liệu: - Số lượng mẫu: Với mục đích điều tra nghiên cứu về nhu cầu mua sắm hàng tiêu dùng của các bạn sinh viên ở cửa hàng 24h, chúng tôi phát phiếu điều tra diện rộng vào cuối tháng 11 năm 2009. Nội dung nghiên cứu chỉ phản ánh nhu cầu mua hàng tiêu dùng của các bạn sinh viên ở cửa hàng 24h và mức độ ưa thích của sinh viên đối với các nơi mua sắm là đối thủ cạnh tranh của cửa hàng. - Địa bàn lấy mẫu: căn cứ vào nơi mà cửa hàng dự định sẽ mở, chúng tôi tiến hành khảo sát ở khu vực Đại học quốc gia 103 sinh viên. - Khu vực khảo sát mở rộng :quận 9 và thủ Đức 60 sinh viên. - Phương pháp lấy mẫu: Do thời gian và kinh phí hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Chúng tôi tiến hanh điều tra thử 20 bảng câu hỏi nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi và các biến đã xác định bằng phương pháp định tính. Sau đó tiến hành điều tra chính thức để thu thập dữ liệu trên mẫu. 2. Tóm tắt và trình bày dữ liệu - Lập bảng tần số cho dữ liệu định tính: Đối với dữ liệu định tính thu thập từ các tiêu thức thuộc tính như giới tính… hay thu thập từ các tiêu thức số lượng nhưng qua các thang đo định tính như mức thu nhập ( dưới 1 triệu đồng, từ 1-2 triệu đồng…) người ta thường đếm xem có bao nhiêu đơn vị quan sát có cùng một biểu hiện và so với tổng số quan sát thì số đơn vị có cùng biểu hiện này chiếm bao nhiêu phần trăm. Kết quả thường được trình bày dưới dạng bảng tần số. Ở dạng cơ bản nhất thì bảng tần số thường bao gồm hai cột tính toán là tần số và tần suất %. - Lập bảng tần số cho dữ liệu định lượng: Đối với dữ liệu định lượng thu thập từ các thang đo định lượng, khi số quan sát khá nhiều lên đến vài chục, hàng trăm hoặc hơn thì chúng ta cần lập bảng tần số tương tự như trong trường hợp dữ liệu định tính. Trong trường hợp các trị số thu thập được có ít giá trị thì mỗi trị số là một tổ hay nhóm. Trong trường hợp có quá nhiều trị số tức là có quá nhiều nhóm thì các trị số hay nhóm sẽ được sắp xếp lại với nhau để số tổ nhóm ít lại, dễ cho việc quan sát và cảm nhận. Khi phân tổ đối với dữ liệu định lượng thì chúng ta có thể phân tổ có khoảng cách tổ đều tùy theo tính chất của hiện tượng nghiên cứu hay tùy theo mục đích so sánh và phân tích của những người nghiên cứu. Nếu mức độ của các đơn vị phân tán đều thì sử dụng phân tổ có khoảng cách đều. Nếu các đơn vị có mức độ phân tán không đều thì chúng ta có thể phân tổ có khoảng cách không đều chứ không nhất thiết phải phân tổ đều. - Sử dụng đồ thị phân phối tần số: Biểu đồ và đồ thị thống kê là các hình vẽ, đường nét hình học dùng để mô tả có tính quy ước các số liệu thống kê. Bảng thống kê chỉ dùng các con số và cung cấp những thông tin chi tiết, còn biểu đồ và đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để tóm tắt và trình bày các đặc trưng chủ yếu của hiện tượng nghiên cứu, phản ánh một cách khái quát các đặc điểm về cơ cấu, mối liên hệ, quan hệ so sánh, xu hướng biến động … của hiện tượng nghiên cứu. Do dùng hình vẽ, đường nét và màu sắc để biểu hiện mức độ của hiện tượng nên đồ thị thống kê rất sinh động, có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giúp cho người xem nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng, làm cho những người dù ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể nhận ra được nội dung chủ yếu của vấn đề được trình bày trên đồ thị. 3. Phân tích dữ liệu: - Thống kê mô tả: Đối với dữ liệu định lượng, chúng ta có thể tóm tắt tốt hơn khi có khối lượng dữ liệu lớn, đó là dùng các đại lượng thống kê mô tả. Các đại lượng thống kê mô tả thường sử dụng nhất được chia làm hai nhóm: nhóm các đại lượng thể hiện mức độ tập trung của dữ liệu, và nhóm các đại lượng thể hiện độ phân tán của dữ liệu. Chúng ta cần phải tính toán cả hai đại lượng đo lường này vì chúng phản ánh hai khía cạnh của tập hợp dữ liệu đã thu thập. Các đại lượng đo lường mức độ tập trung của dữ liệu thường dùng là trung bình cộng, mode, trung vị. Trong đó trung bình cộng được sử dụng phổ biến nhất. Các đại lượng đo lường độ phân tán của dữ liệu thường dùng là khoảng biến thiên, độ lệch tuyệt đối bình quân, phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. Trong đó độ lệch chuẩn được sử dụng phổ biến nhất. + Số trung bình cộng được tính bằng cách đem chia tổng tất cả các trị số của các đơn vị cho số đơn vị tổng thế. + Mode là biểu hiện của một tiêu thức được gặp nhiều nhất trong tổng thể. Đối với một dãy số lượng biến, mode là lượng biến có tần số lớn nhất. Mode không chịu ảnh hưởng của các lượng biến đột xuất, nhưng cũng chính điều này làm cho mode kém nhạy bén với sự biến thiên của tiêu thức. Trong thực tế mode được sử dụng ít hơn số trung vị và số trung bình. + Trung vị là lượng biến của đơn vị đứng ở vị trí giữa trong dãy số lượng biến đã được sắp xếp theo thứ tự tăng dần. Số trung vị chia dãy số làm hai phần, mỗi phần có số đơn vị tổng thể bằng nhau. Trung vị biểu hiện mức độ đại biểu của hiện tượng mà không san bằng bù trừ chênh lệch giữa các lượng biến. Số trung vị có thể dùng để thay thế số trung bình cộng. Số trung vị cũng là một trong các chỉ tiêu dùng để nêu lên đặc trưng phân phối của dãy số. - Thống kê suy diễn: + Ước lượng: Khi nghiên cứu điều tra chọn mẫu, cái chính không phải nhằm nghiên cứu tổng thể mẫu đại diện được chọn ra từ tổng thể chung, mà chính là qua tổng thể mẫu đó để nghiên cứu được tính quy luật và trạng thái của tổng thể chung chứa nó. Nghĩa là dựa vào sự hiểu biết về tham số của tổng thể mẫu đã tính ra được để suy ra tham số của tổng thể chung chưa biết. Việc làm như vậy gọi chung là ước lượng. Trong ước lượng điểm, giá trị ước lượng các đặc trưng của tổng thể phụ thuộc vào một giá trị cụ thể của biến ngẫu nhiên (ví dụ: trung bình, tỷ lệ và phương sai mẫu). Ứng với các mẫu khác nhau ta sẽ nhận được các giá trị khác nhau. Do đó chúng không thể hiện tính chính xác của ước lượng. Do vậy ta cần thực hiện ước lượng khoảng, nghĩa là dựa vào số liệu của mẫu, với một độ tin cậy cho trước, xác định khoảng giá trị mà các đặc trưng của tổng thể có thể rơi vào. + Kiểm định: Các đặc trưng của mẫu ngoài việc sử dụng để ước lượng các đặc trưng của tổng thể còn được dùng để đánh giá xem một giả thuyết nào đó của tổng thể là đúng hay sai. Việc tìm ra kết luận để bác bỏ hay chấp nhận một giả thuyết gọi là kiểm định giả thuyết. Chương 2: Phân tích dữ liệu 1. Thu thập dữ liệu: 1.1 Mô tả mẫu điều tra: Mẫu điều tra gồm 103 quan sát.Thời gian lấy mẫu là cuối tháng 11 năm 2009. Mẫu điều tra gồm 103 sinh viên thuộc làng đại học quốc gia và điều tra khảo sát mở rộng 60 sinh viên một số trường thuộc khu vực quận 9,Thủ Đức. Trong quá trình thu thập dữ liệu,chúng tôi thực hiện lấy mẫu theo phương pháp thuận tiện. Dữ liệu được thu thập trên từng quan sát theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp với câu hỏi đóng. 1.2 Giới tính: Mẫu điều tra gồm 79 nam(48%) và 84 nữ(52%). 1.3 Thu nhập: Thu nhập  Số người  Tỉ lệ(%)   < 1 triệu  37  23   1 – 1.5 triệu  69  42   1.5 – 2 triệu  47  29   > 2 triệu  10  6   2. Tóm tắt và trình bày dữ liệu: - Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi: Câu hỏi  Biến  Thang đo   1  Sinh viên năm mấy,trường nào  Norminal   2  Giới tính  Norminal   3  Tổng chi tiêu hàng tháng  Ordinal   4  Mua hàng tiêu dùng ở đâu  Norminal   5  Mua ở những nơi đó vì  Norminal   6  Vị trí thường mua những mặt hàng tiêu dùng  Norminal   7  Thường mua hàng tiêu dùng vào thời gian nào  Norminal   8  Những mặt hàng tiêu dùng thường mua  Norminal   9  Có nhu cầu ăn khuya không  Norminal   10  Thích những loại thức ăn nhanh nào  Norminal   11  Đánh giá chất lượng hàng hóa những nơi thường mua.  Scale   12  Đánh giá giá cả hàng hóa những nơi thường mua.  Scale   13  Đánh giá chất lượng phục vụ những nơi thường mua.  Scale   14  Muốn một cửa hàng phục vụ với thời gian 24/24h không?  Scale   15  Hình thức thanh toán tiền  Norminal   16  Đóng góp ý kiến cho cửa hàng.  Norminal   3. Phân tích dữ liệu: A. Tiến hành phân tích trên mẫu 103 sinh viên tại khu vực Đại học quốc gia. 3.1 Vị trí sinh viên thường mua hàng tiêu dùng:  thuong mua hang tieu dung o gan noi o  thuong mua hang tieu dung o gan truong hoc  thuong mua hang tieu dung o tren duong di hoc  thuong mua hang tieu dung o nhung noi khac    Count  %  Count  %  Count  %  Count  %   khong  34  33.0%  83  80.6%  74  71.8%  83  80.6%   co  69  67.0%  20  19.4%  29  28.2%  20  19.4%   Total  103  100.0%  103  100.0%  103  100.0%  103  100.0%    - Đa số sinh viên được khảo sát mua hàng tiêu dùng gần nơi ở: 69 sv (67%) - Số lượng sinh viên mua hàng tiêu dùng gần trường học là khá ít so với số lượng mẫu, có 20 sv (19,4%) Qua việc thống kê ý kiến của 103 sinh viên thể hiện không phải sinh viên hoàn toàn ưa chuộng mua hàng tiêu dùng ở gần trường. Điều đó cho thấy dự án kinh doanh nên chú ý nhiều đến vị trí đặt cửa hàng phù hợp với nhu cầu mua hàng của sinh viên và không nên dựa vào ý kiến phán đoán chủ quan về sinh hoạt của sinh viên. 3.2, Sự quan tâm của sinh viên đối với hàng hóa và mức chi tiêu hàng tháng của họ:  tong so tien chi tieu hang thang cua ban  Total    < 1 trieu  1 - 1.5 trieu  1.5 - 2 trieu  > 2 trieu  Count  Table %    Count  Table %  Count  Table %  Count  Table %  Count  Table %     ban thuong mua hang o nhung noi do vi  quan tam nhieu den chat luong tot, it quan tam den gia ca  2  2.0%  2  2.0%  2  2.0%  1  1.0%  7  6.9%    chat luong va gia ca deu vua phai  20  19.6%  41  40.2%  21  20.6%  5  4.9%  87  85.3%    chi quan tam den gia re  3  2.9%  4  3.9%  1  1.0%    8  7.8%   - Đa số sinh viên đều quan tâm đến cả chất lượng và giá cả của hàng hóa dù ở mức chi tiêu như thế nào. Tuy nhiên, ở mức tổng chi tiêu hàng tháng trên 2 triệu thì ta nhận thấy rằng, họ quan tâm đến chất lượng nhiều hơn là giá cả hàng hóa. Do đó khi thực hiện mở cửa hàng 24h, cần chú trọng đến giá cả và đặc biệt là chất lượng hàng hóa cung cấp cho sinh viên. 3.3, Lý do sinh viên chọn địa điểm mua hàng:  ban thuong mua hang o nhung noi do vi  Total    quan tam nhieu den chat luong tot, it quan tam den gia ca  chat luong va gia ca deu vua phai  chi quan tam den gia re  Count  Table %    Count  Table %  Count  Table %  Count  Table %     ban thuong mua nhung mat hang cho sinh hoat hang ngay o dau  cua hang tap hoa  1  1.0%  24  23.5%  1  1.0%  26  25.5%    o cho    4  3.9%  2  2.0%  6  5.9%    sieu thi  1  1.0%  20  19.6%  1  1.0%  22  21.6%    khong co dinh  5  4.9%  39  38.2%  4  3.9%  48  47.1%   - Sinh viên chọn vị trí thường mua sắm là do họ cho rằng chất lượng và hàng hóa ở những nơi đó là vừa phải và đa số sinh viên không mua sắm cố định ở một nơi nào. 3.4, Đánh giá của sinh viên về chất lượng, giá cả hàng hóa và chất lượng phục vụ nơi họ thường mua hàng tiêu dùng:    - Phần lớn sinh viên đánh giá “bình thường” về chất lượng, giá cả hàng hóa cũng như chất lượng phục vụ ở những nơi họ thường mua sắm. Số lượng sinh viên đánh giá là “rất hài lòng” chiếm tỉ lệ ít nhất (2.9% đối với chất lượng hàng hóa và giá cả hàng hóa, 5.8% đối với chất lượng phục vụ) - Chất lượng hàng hóa được sinh viên đánh giá ở mức độ “hài lòng” cao hơn (24.3%) so với giá cả hàng hóa (15.5%) và chất lượng phục vụ (20.4%). 3.5 Những loại thức ăn nhanh được sinh viên ưa chuộng:  thich cac loai mi, chao an lien  thich cac loai banh ngot  thich cac loai nuoc uong  thich cac loai thuc an nhanh khac    Count  %  Count  %  Count  %  Count  %   khong  72  69.9%  60  58.3%  66  64.1%  78  75.7%   co  31  30.1%  43  41.7%  37  35.9%  25  24.3%   Total  103  100.0%  103  100.0%  103  100.0%  103  100.0%   - Đa số các bạn sinh viên ưa chuộng các loại bánh ngọt (41.7%), các loại đồ ăn nhanh khác cũng được các bạn lựa chọn với tỉ lệ không nhỏ. 3.6 Những mặt hàng tiêu dùng được sinh viên ưa thích:  gioi tinh    nu  nam    thuong mua mat hang van phong pham  thuong mua mat hang do an nhanh  thuong mua mat hang do dung sinh hoat ca nhan  thuong mua mat hang qua luu niem  thuong mua mat hang van phong pham  thuong mua mat hang do an nhanh  thuong mua mat hang do dung sinh hoat ca nhan  thuong mua mat hang qua luu niem    Count  Count  Count  Count  Count  Count  Count  Count   khong  45  42  4  51  32  29  7  40   co  15  18  56  9  11  14  36  3   - Đa số các bạn sinh viên đều lựa chọn mặt hàng đồ dùng sinh hoạt cá nhân là nhiều nhất(nữ: 93.3% , nam: 83.7%). Mặt hàng quà lưu niệm chiếm tỉ lệ thấp nhất (nữ: 15%, nam: 7%). - Nhìn chung không có sự khác biệt lớn trong sự lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng giữa các sinh viên nam và nữ. Đây là điểm thuận lợi cho việc bố trí các mặt hàng tiêu dùng trong cửa hàng. 3.7 Thời gian mua hàng của sinh viên:  Frequency  Percent  Valid Percent  Cumulative Percent   Valid  buoi sang  3  2.9  2.9  2.9    buoi chieu  10  9.7  9.7  12.6    buoi toi  19  18.4  18.4  31.1    khong co dinh  71  68.9  68.9  100.0    Total  103  100.0  100.0     - Có 2.9% sinh viên mua hàng vào buổi sáng, 9.7% sinh viên mua hàng vào buổi chiều, 18.4% sinh viên mua hàng vào buổi tối, 68.9% sinh viên mua hàng vào thời gian không cố định. - Như vậy, hầu hết thời gian mua hàng của sinh viên là không cố định, điều này chính là ưu thế của cửa hàng, có thể đáp ứng mọi nhu cầu về thời gian tiêu dùng của sinh viên. 3.8 Nhu cầu ăn khuya của sinh viên:  Frequency  Percent  Valid Percent  Cumulative Percent   Valid  thuong xuyen  27  26.2  26.2  26.2    thinh thoang  61  59.2  59.2  85.4    khong co nhu cau  15  14.6  14.6  100.0    Total  103  100.0  100.0     - Có 26.2% sinh viên thường xuyên có nhu cầu ăn khuya, 59.2% sinh viên thỉnh thoảng có nhu cầu ăn khuya, 14.6% sinh viên không có nhu cầu ăn khuya. Cho thấy phần lớn sinh viên vẫn thường xuyên hoặc thỉnh thoảng có nhu cầu ăn khuya. 3.9 Hình thức thanh toán được sinh viên ưa thích:  - Có 32% sinh viên thích có nhân viên thu tiền, 41.7% sinh viên thích hình thức thanh toán bằng tiền mặt, 26.2% sinh viên thích hình thức thanh toán bằng thẻ. - Hình thức thanh toán bằng tiền mặt được sinh viên ưa chuộng nhất. Cửa hàng dựa vào nhu cầu của sinh viên để có hình thức thanh toán hợp lý và tiện lợi nhất cho sinh viên. 3.10 Nhu cầu của sinh viên về thời gian phục vụ 24/24h của cửa hàng.  - Với thời gian mua hàng không ổn định của mình nên đa số sinh viên mong muốn có một cửa hàng có thời gian phục vụ 24/24h, cụ thể là có 93.2% đồng ý với thời gian mở của cửa hàng. 3.11 Ước lượng,kiểm định trên mẫu 103 sinh viên về tỉ lệ người có nhu cầu về thời gian phục vụ 24/24h của cửa hàng: * Ước lượng tỉ lệ: muon mot cua hang thoi gian phuc vu la 24/24h  Frequency  Percent  Valid Percent  Cumulative Percent   Valid  khong  7  6.8  6.8  6.8    co  96  93.2  93.2  100.0    Total  103  100.0  100.0    - Tỉ lệ sinh viên có nhu cầu trên mẫu: f = 0.932. - Tỉ lệ sinh viên có nhu cầu trên tổng thể: p - Độ tin cậy suy ra  Ta có: =1.04 - Độ chính xác  => p  ( 0.907 ; 0.957 ) Vậy xét trong tổng thể, tỉ lệ sinh viên có nhu cầu về thời gian phục vụ của cửa hàng 24h nằm trong khoảng từ 90.7% - 95.7% * Kiểm định tỉ lệ: - Giả thiết: H0: p  0.9 ( tỉ lệ sinh viên có nhu cầu nhiều nhất là 90% ) H1: p > 0.9 Với mức ý nghĩa , =1.04 Giá trị kiểm định z0 = = 1.08 Ta thấy: z0 >  => bác bỏ H0 Vậy có thể nói trên tổng thể, tỉ lệ sinh viên có nhu cầu về thời gian phục vụ của cửa hàng là >90% với mức ý nghĩa là 0.15. B. Tiến hành phân tích trên mẫu 60 sinh viên tại khu vực trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật (Thủ Đức) và trường Đại học Giao thông vận tải (Quận 9). 3.1 Các loại hàng tiêu dùng được ưa chuộng:  gioi tinh    nu  nam    thich cac loai mi,chao an lien  thich cac loai banh ngot  thich cac loai nuoc uong  thich cac loai thuc an nhanh khac  thich cac loai mi,chao an lien  thich cac loai banh ngot  thich cac loai nuoc uong  thich cac loai thuc an nhanh khac    Count  Count  Count  Count  Count  Count  Count  Count   khong  17  15  13  16  17  28  28  24   co  7  9  11  8  19  8  8  12   - Đa số các bạn sinh viên nữ thích các loại nước uống (45.8%), còn đa số các bạn nam lại thích các loại mì, cháo ăn liền (52.7%). - Các loại đồ ăn nhanh khác cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ: + Các bạn nữ: 29.2% lựa chọn các loại mì, cháo ăn liền. 37.5% lựa chọn các loại bánh ngọt. 33.3% lựa chọn các loại khác. + Các bạn nam: 22.2% lựa chọn các loại bánh ngọt. 22.2% lựa chọn các loại nước uống. 33.3% lựa chọn các loại khác. 3.2 Hình thức thanh toán tiền được sinh viên ưa thích:  - Trên mẫu khảo sát 60 sinh viên khu vực này, ta nhận thấy không có sự khác biệt quá lớn với trên mẫu 103 sinh viên tại Đại học Quốc Gia, đa số các bạn sinh viên vẫn ưa thích hình thức thanh toán tự động bằng tiền mặt. 3.3 Nhu cầu của sinh viên về thời gian phục vụ 24/24h của cửa hàng:  - Có 86.7% sinh viên đồng ý với thời gian mở cửa của cửa hàng là 24/24h. Dựa trên mẫu khảo sát, ta tiến hành ước lượng và kiểm định để có thể đưa ra quyết định của tổng thể về nhu cầu của sinh viên về thời gian phục vụ 24/24h của cửa hàng. * Ước lượng tỉ lệ:  Frequency  Percent  Valid Percent  Cumulative
Luận văn liên quan