Hiện tượng : Khi cho a.a vào sắc kí giấy đem hơ khô .Sau đó cho Ninhydrin vào hơ khô xuất hiện màu xanh tím.Sau đó,cho Cu2+ vào thì sắc kí giấy chuyển thành màu hồng
-Giải thích:
+Các a.a và các peptid khi phản ứng với Ninhydrin sẽ bị dezamin hóa ,oxy-hóa và decacboxy hóa tạo thành NH3,CO2,và andehit tương ứng
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 58449 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực hành hóa sinh - Bài 1: Protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1: PROTEIN
I) PHẢN ỨNG NINHYDRIN
1,Nguyên tắc :
Aminoacid + Ninhydrin ___to___> phức màu tím xanh ___Cu2+__>phức màu hồng
2,Kết quả thảo luận :
- Hiện tượng : Khi cho a.a vào sắc kí giấy đem hơ khô .Sau đó cho Ninhydrin vào hơ khô xuất hiện màu xanh tím.Sau đó,cho Cu2+ vào thì sắc kí giấy chuyển thành màu hồng
-Giải thích:
+Các a.a và các peptid khi phản ứng với Ninhydrin sẽ bị dezamin hóa ,oxy-hóa và decacboxy hóa tạo thành NH3,CO2,và andehit tương ứng.
+Màu của các hợp chất sẽ bền đẹp hơn,khi có mặt của Ion Cu2+, màu hồng nhạt của phức có cấu tạo chelat.
II)PHẢN ỨNG XANTHOPROTEIN
1,Nguyên tắc :
Aminoacid (nhân thơm) à phức màu vàng à phức màu da cam
2,Kết quả thảo luận :
- Hiện tượng : Khi đun dung dịch có màu vàng của dẫn xuất Nitro.Khi kiềm sản phẩm này chuyển thành muối có màu vàng da cam đặc trưng.
- Giải thích:
+Khi cho HNO3 vào Protein các a.a nhân thơm có chung Protein sẽ bị nitro hóa nhân thơm tạo thành dẫn xuất nitro có màu vàng.
+Sản phẩm nitro hóa tác dụng với kiềm tạo muối có màu vàng da cam đặc trưng.
- Kết luận: Phản ứng Xanto protein là phản ứng đặc trưng để phát hiện a.a nhân thơm
III)PHẢN ỨNG BIURE.
1,Nguyên tắc:
Protein à phức chất màu xanh tím
2,Kết quả thảo luận :
- Hiện tượng: dd có màu xanh tím
- Giải thích:
- Kết luận: +Phản ứng Biure là phản ứng màu đặc trưng để phát hiện liên kết peptid
+Độ tím của phản ứng khác nhau tùy theo độ dài của lien kết peptid và lượng muối CuSO4.
VI)ĐỊNH LƯỢNG PROTEIN BẰNG PHƯƠNG PHÁP BIURE
1,Nguyên tắc :Protein + CuSO4 + NaOH ________> phức chất màu xanh tím
2,Kết quả và thảo luận:
- Kết quả thí nghiệm
KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
STT
Protein 0.1% (ml)
Nước cất (ml)
Biure (ml)
Độ hấp thụ quang học
1
0
1.0
4
0.5584
2
0.2
0.8
4
0.6884
3
0.4
0.6
4
0.6615
4
0.6
0.4
4
0.8065
5
0.8
0.2
4
0.9404
6
1.0
0
4
0.7676
ống nghiệm thứ 7 cho 1(ml) dd Protein chưa biết nồng độ và cho 4 (ml) Biure à độ hấp thụ quang học đo được :0.889
Kết quả thí nghiệm biểu diễn qua đồ thị:
Kết luận : dựa vào đồ thị ta thấy độ hấp thụ quang học của lượng protein ở 540nm là : 0.889 (A) có nồng độ của protein là: 0.625%
Ta thấy số liệu ống 7 sai do quá trình làm thực hành nên ta không vẽ vào đồ thị.
BÀI 2: ĐƯỜNG
I)PHẢN ỨNG TROMMER
1) Nguyên tắc
Đường khử +Cu2+ ___NaOH____> Cu2O
Đỏ gạch
2) Kết quả và thảo luận
a, Hiện tượng
Ống 1: tạo dung dịch xanh thẫm, kết tủa đen xuất hiện.
Ống 2: tạo dung dịch xanh, xuất hiện kết tủa dỏ gạch.
Ống 3: tạo dung dịch xanh, xuất hiện kết tủa đỏ gạch nhưng nhạt hơn ống 2.
b, Giải thích
Ống 1: vì trong phân tử saccarozơ không còn nhóm OH hemiaxetal nên không có dạng mạch hở. Do đó nó không có tính chất của nhóm cacbonyl nên nó không khử được Cu(OH)2 mà chỉ có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh thẫm. Sau khi đun nóng Cu(OH)2 bị nhiệt phân tạo CuO (màu đen).
PƯ: Cu(OH)2 ____to__> CuO +H2O
Ống 2: vì trong phân tử glucozo có nhóm OH hemiaxetal nên luôn có sự chuyển hóa giữa mạch vòng và mạch thắng. Vì vậy luôn có sự tái tạo lại nhóm CHO từ nhóm OH ở C5 của mạch vòng nên nó có tính chất của nhóm CHO. Vì vậy nó có khả năng khử Cu(OH)2 thành Cu2O ( kết tủa đỏ gạch).
PƯ:
HO-CH2-(CHOH)4-CHO + Cu(OH)2 + NaOH __to_> HO-CH2-(CHOH)4-COONa + Cu2O
+ 3 H2O
Ống 3: vì nó được cấu tạo từ 2 gốc α- glucozo liên kết qua liên kết glucozit C1-O-C4 nên gốc α- glucozo thứ 2 vẫn còn nhóm OH hemiaxetal tự do có thể chuyển về mạch hở chứa nhóm CHO nên mantozo khử được Cu(OH)2 tạo kết tủa đỏ gạch nhưng khả năng khử của mantozo kém hơn glucozo nên màu của ống 3 nhạt hơn ống 2.
Kết luận : đường glucozo và đường mantozo là đường khử còn đường saccarozo không phải là đường khử.
II) ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG KHỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP IXEKUTZ.
Nguyên tắc.
Đường khử có thể khử ion Fe3+ trong K3Fe(CN)6 thành ion Fe2+ trong K4Fe(CN)6.
Đường khử + K3Fe(CN)6 ______> SP OXH + K4Fe(CN)6
Dùng ZnSO4 để tạo chất kết tủa với K4Fe(CN)6 .
ZnSO4 + K4Fe(CN)6 ______> phức kết tủa
Lượng K3Fe(CN)6 dư phản ứng với KI để giải phóng I2.
K3Fe(CN)6 dư + KI ______> I2
I2 giải phóng được chuẩn độ bằng Na2S2O3.
Khi dung dịch trong bình đối chứng ( 10 ml nước cất) đổi màu hoàn toàn( từ màu xanh tím sang màu trắng sữa) thì ta đọc được lượng Na2S2O3 0.05 N tiêu tốn trên buret là 10.6 ml .
Ta có: VK3Fe(CN)6 10
_____________ = _______ (1)
VNa2S2O3 10.6
Khi dung dịch trong bình thí nghiệm ( 2ml dịch chiết đường + 8ml nước cất) đổi màu hoàn toàn (từ màu xanh tím sang màu trắng sữa) thì ta đọc được lượng Na2S2O3 0.05 N tiêu tốn trên buret là 7.6ml. vì trong dung dịch ban đầu có chứa dịch chiết đường nên K3Fe(CN)6 phản ứng với đường khử.
Ta có: VK3Fe(CN)6 X
_____________ = _______ (2)
VNa2S2O3 7.6
Từ(1) (2) ta có X=7.2(ml)
Vậy lượng K3Fe(CN)6 phản ứng với đường khử là : 10 – 7.2 = 2.8 (ml)
Kết luận: dựa vào phương pháp này kết quả tính toán được không dựa vào phương trình lý thuyết mà dựa vào công thức thực nghiệm. Độ chính xác của kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng trình tự tiến hành và thao tác là quan trọng nhất.
III) ĐỊNH LƯỢNG ĐƯỜNG TỔNG SỐ
1)Nguyên tắc
Để định lượng dường có trong mẫu cần tiến hành thủy phân đường không khử thành đường khử và định lượng theo phương pháp ixekutz.
Kết quả và thảo luận.
Khi chuẩn độ bằng dung dịch Na2S2O3 0.05 N. Dung dịch đổi màu từ màu xanh tím sang màu trắng sữa. Lúc bắt đầu đổi màu hoàn toàn ta dừng chuẩn độ thể tích Na2S2O3 0.05 N
tiêu tốn trên buret là 9.6 ml.
Ta có VK3Fe(CN)6 X1
_____________ = _______
VNa2S2O3 9.6
Dựa vào kết quả của bình đối chứng thí nghiệm 2 ta có. X1= 9.06 (ml)
Vậy VK3Fe(CN)6 pư =10 – 9.06 = 0.94 (ml)
BÀI 3: VITAMIN VÀ ACID HỮU CƠ
I)ĐỊNH TÍNH VITAMIN C (ASCORBIC ACID)
1) Nguyên tắc
Vitamin c hay ascorbic acid có thể khử I2 từ dạng có màu thành dạng không màu.
Vitamin c (ascorbic acid ) + I2 ______> HI + dehidroascorbic acid
2)Kết quả và thảo luận.
Hiện tượng:
Ống 1: khi cho I2 0.01N vào màu của I2 bị mất màu.
Ống 2: khi cho I2 0.01N vào màu của I2 chỉ bị pha loãng chứ màu không thay đổi.
Giải thích:
Vitamin c trong trường hợp này tồn tại ở dạng khử(ascorbic acid), khi cho I2 vào thì ascorbic acid bị oxi hóa và chuyển thành dehydroascorbic acid còn I0 bị khử xuống thành I- nên dung dịch bị mất màu.
II)ĐỊNH LƯỢNG VITAMIN C THEO PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ BẰNG IÔT
Nguyên tắc.
Dựa vào lượng I2 bị khử để tính hàm lượng vitamin C trong mẫu.
Kết quả và thảo luận.
Hiện tượng: khi cho tinh bột 0.5% vào dịch lọc không có hiện tượng gì. Khi chuẩn độ bằng Iôt dung dịch xuất hiện màu xanh tím.
Kết quả:
Chuẩn độ bằng Iôt đến khi xuất hiện màu xanh thì thể tích Iôt trên buret tiêu tốn là 0.3(ml) I2.
Hàm lượng vitamin C trong mẫu tính theo công thức:
0.00088 . a . V . 1000
X = _____________________________ . 100
v . c
Trong đó: X : số (mg) vitamin C có trong mẫu.
0.00088 : số quang vitamin C tương ứng với 1( ml) I2
a : thể tích I2 chuẩn độ
V: tổng thể tích dung dịch chiết
v: thể tích lấy để chuẩn độ
c: khối lượng mẫu
0.00088 . 0.3 . 50 . 1000
X = _____________________________________ . 100 = 26.4%
10 . 5
III) ĐỊNH LƯỢNG ACID HỮU CƠ TỔNG SỐ
Nguyên tắc.
Acid hữu cơ hòa tan trong nước. Nước chiết rút được chuẩn độ bằng NaOH 0.1 N từ đó tính được hàm lượng acid hữu cơ có trong mẫu.
Kết quả và thảo luận.
Hiện tượng: cho phenolphthalein vào dung dịch không có hiện tượng gì. Khi chuẩn độ bằng NaOH 0.1 N thì dung dịch chuyển thành màu hồng.
Kết quả: khi chuẩn độ bằng NaOH 0,1 N đến khi xuất hiện màu hồng thì thể tích NaOH tiêu tốn trên buret là 0.1(ml).
Hàm lượng acid hữu cơ có trong mẫu tính theo công thức:
0.0067. a. V. 100
X = _____________________
v.c
Với : X: hàm lượng acid hữu cơ có trong mẫu
a: thể tích NaOH cần dùng để chuẩn độ
V: Tổng thế tích dung dịch chiết
v: thể tích lấy để chuẩn độ
c : khối lượng mẫu
Vậy: 0.0067 . 0.1 . 250 . 100
X = _____________________________ = 0.28 %
20 . 3