Báo cáo thực hành xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Khoái Châu - Hưng Yên

Từ xưa đất nước Việt Nam ta đã coi trọng ngành sản xuất nông nghiệp vì nhân dân vẫn còn nghèo đói,thiếu thốn.Ngày nay không phải vì nghèo đói thiếu thốn mà hơn cả nền nông nghiệp Việt Nan còn đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân và cải thiện đời sống của toàn xã hội.Tuy nhiên lợi ích mà nông nghiệp đem lại còn quá ít so với thực tế mà con người có thể đạt được. Lịch sử phát triển nông nghiệp tương ứng với những mốc son về năng suất, giá trị cây trồng đều gắn với những thành tựu KH-CN tiên tiến về giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Chính vì vậy yêu cầu đổi mới cơ cấu luân canh cây trồng phù hợp và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hang đầu trong nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của việc luân canh cây trồng và những vấn đề mà người dân vùng Đồng Bằng Sông Hồng đặc biệt là người dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên gặp phải,hôm nay em thực hiện bài: “ Xây dựng công luân canh cây trồng cho huyện khoái Châu tỉnh Hưng Yên”

doc6 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7358 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực hành xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Khoái Châu - Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực hành xây dựng công thức luân canh cây trồng cho huyện Khoái Châu-Hưng Yên Họ và tên:Tạ Tiến Đạt Lớp MTD Mã sv:553341 I/Mở Đầu Từ xưa đất nước Việt Nam ta đã coi trọng ngành sản xuất nông nghiệp vì nhân dân vẫn còn nghèo đói,thiếu thốn.Ngày nay không phải vì nghèo đói thiếu thốn mà hơn cả nền nông nghiệp Việt Nan còn đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nông dân và cải thiện đời sống của toàn xã hội.Tuy nhiên lợi ích mà nông nghiệp đem lại còn quá ít so với thực tế mà con người có thể đạt được. Lịch sử phát triển nông nghiệp tương ứng với những mốc son về năng suất, giá trị cây trồng đều gắn với những thành tựu KH-CN tiên tiến về giống cây trồng và cơ cấu mùa vụ. Chính vì vậy yêu cầu đổi mới cơ cấu luân canh cây trồng phù hợp và hiệu quả luôn là vấn đề được quan tâm hang đầu trong nông nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của việc luân canh cây trồng và những vấn đề mà người dân vùng Đồng Bằng Sông Hồng đặc biệt là người dân huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên gặp phải,hôm nay em thực hiện bài: “ Xây dựng công luân canh cây trồng cho huyện khoái Châu tỉnh Hưng Yên” II/Nội Dung 1,Thông tin khí tượng ba năm gần đây Tháng Năm Nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (0C) Tổng số giờ nắng trong năm (giờ) Lượng mưa trung bình năm (mm) Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm (%) 2009 23.8 1577.8 107.2 81 2008 39.3 1366 144 82 2007 24 1486 108.6 81.8 Phân tích đặc điểm khí hậu huyện Khoái Châu-Hưng Yên: Khoái Châu có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. ♦Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, đặc trưng là nóng ẩm mưa nhiều. ♦Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau thường lạnh, đầu mùa khí hậu tương đối khô, nửa cuối ẩm ướt và có mưa phùn, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25oC, cao nhất 39 - 40oC, thấp nhất không dưới 5oC. Thời tiết vụ đông xuân chịu ảnh hưởng của 3 luồng khối khí tượng:             + Một khối không khí lạnh, khô thổi từ phương Bắc đến từ cuối tháng 11 đến tháng giêng.             + Một khối không khí lạnh, ẩm, từ biển đông đến từ tháng 1- 3.             + Một khối không khí nóng và ẩm, thổi từ phương Nam tới, từ tháng 4- 5.             Lượng mưa mùa khô dao động từ 330 - 430m/m ở đồng bằng, 400-550m/m vùng đồi  và 530 - 630m/m vùng chân núi.             ▪Vụ xuân: Nhìn chung thời tiết vụ đông xuân ở Khoái Châu, có thể thấy thời tiết biến động khác nhau trong năm.Có năm nhiệt độ trung bình tháng 1-2 xuống dưới mức bình thường tới 30 làm cho mạ, lúa bị chết rét nhiều. Cuối vụ gặp nắng hạn, lúa bị nghẹn đòng nên năng suất, sản lượng thấp.             Có năm mùa đông rất ấm và mưa nhiều, mùa đông đến nuộn và kết thúc muộn làm cho năng suất, sản lượng cây trồng nói chung thấp.             Thời gian rét kéo dài và cường độ các đợt rét có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất vụ đông xuân.             Biến động thời tiết trong vụ đông xuân ảnh hưởng đến thời vụ gieo mạ nhất là mạ xuân, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng chiêm xuân. Chính vì vậy mà xu thế để có một vụ lúa xuân chắc ăn và năng suất cao là chuyển làm lúa xuân muộn và phát triển các kỹ thuật tiến bộ chống rét cho mạ bằng che phủ nilon. ▪Vụ mùa: Tính từ tháng 6 đến hết tháng 10, thời tiết vụ mùa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển.           Số giờ nắng trong mùa mưa tăng hơn mùa khô 45%.             Mùa mưa thường có gió nồm theo hướng đông và đông nam đem theo nhiều hơi nước. Lượng mưa sáu tháng mùa khô trên địa bàn tỉnh Khoái Châu dao động từ 330-630mm trong khi đó sáu tháng mùa mưa bình quân mưa tới 1.101mm gấp 2 - 3 lần lượng mưa mùa khô. Trong đó tháng tám có lượng mưa cao nhất (322mm - số tuyệt đối là 725mm). ▪Vụ đông: Đặc điểm chung của khí hậu vụ đông ở Khoái Châu là vụ rét nhất thường có nhiệt độ thấp nhất và những đợt kéo dài trong năm. Vụ đông cũng là vụ ít mưa, nhiều ngày khô hanh nhất trong năm. Vụ đông có 2 thời kỳ có thời tiết khác nhau.             + Thời kỳ từ tháng 10-11 và 12: Thời tiết tương đối ấm.             Lượng mưa trong các tháng 11 - 12 giảm nhiều so với các tháng 7 - 8 giữa mùa mưa nhưng lượng mưa ở các nơi trong tỉnh vẫn còn đo được trên dưới 100mm ở tháng 10 và gần 50mm ở tháng 11. Số ngày mưa 10-12 ngày một tháng, giảm so với các tháng giữa mùa mưa.             + Thời kỳ tháng 12 và tháng giêng: Các tháng này nằm giữa mùa rét, mùa khô hanh. Nhiệt độ không khí trung bình ngày từ 15-180, trung bình tối thấp 12 - 140, tối thấp tuyệt đối nhiều năm xuống đến 4-60.             Mưa rất ít, lượng mưa tháng trung bình trên dưới 20mm. Có vài năm chỉ mưa 2-3mm. 2,Một số cây có thể trồng và thích hợp nhất với vùng đất Khoái Châu-Hưng Yên. Giống Giống cây trồng được Giống cây trông thích hợp Lúa Lúa xuân,Lúa mùa Lúa xuân giống DT-10 Lúa mùa giống DH 85 Lúa xuân giống ĐV 108 Giống lúa CN2 Lúa xuân giống DT-10 Lúa mùa giống DH 85 Lúa xuân giống ĐV 108 Giống lúa CN2 Ngô Ngô đông Giống ngô đông DT 6 Giống ngô đông DT 6 Khoai tây Khoai tây Khoai tây đông giống I 1039 Khoai tây đông giống I 1039 Đậu tương Đậu tương đông giống AK 06 Đậu tương hè giống ĐT 94 Đậu tương xuân giống ĐV 108 Đậu tương đông giống AK 06 Đậu tương hè giống ĐT 94 Đậu tương xuân giống ĐV 108 ♦Đất đai: Khoái Châu là vùng đất phù sa màu mỡ, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn tạo sự khởi sắc mới trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Địa hình huyện Khoái Châu khá phức tạp, cao thấp xen kẽ nhau. Vùng ngoài bãi có địa hình bán lòng chảo dốc dần từ dải cao ven bối xuồng vùng trũng ven đê. Vùng nội đồng nhìn chung có hướng dốc từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Đất đai chủ yếu là do phù sa bồi đắp, gần hai rìa sông là đất cát rồi đến đất thịt nhẹ, đi sâu vào đồng là vùng đất sét có phủ một lớp đất thịt rất mỏng. Đất trong huyện được hình thành do phù sa sông Hồng bồi đắp. Thành phần cơ giới của đất, từ đất thịt nhẹ đến đất thịt pha nhiễm chua. Có thể chia làm ba loại: +Loại đất phù sa sông Hồng được bồi: Màu nâu thẫm, đất trung tính, ít chua, đây là loại đất tốt. +Loại đất phù sa sông Hồng không được bồi lắng: Loại này có tầng phù sa dày, thành phần cơ giới từ đất thịt trung bình đến đất thịt nặng, đất trung tính, ít chua. +Loại đất phù sa sông Hồng có tầng loang lổ, không được bồi lắng: Đất màu nâu nhạt, tầng phù sa mỏng, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, bị sét hóa mạnh, chất hữu cơ phân hủy chậm, thường bị chua. Diện tích đất tự nhiên của huyện Khoái Châu là 130,86km2, trong đó đất nông nghiệp có 8.779 ha chiếm 67,09% (đất canh tác là 7.280,9 ha chiếm 82,94% đất nông nghiệp), đất chuyên dùng 2.526,3 ha chiếm 19,31% đất ở có 1.046,9 ha chiếm 8%, đất chưa sử dụng 733,83 ha chiếm 5,61%. 3,Công thức luân canh. Căn cứ vào đặc điểm khí hậu và đất đai của huyện Khoái châu-Hưng yên như trên,em đề xuất một số công thức luân canh cho huyện như sau: CT 1 Nội dung CT Lúa xuân sớm – lúa mùa chính vụ – đậu tương đông Áp dụng trên vùng đất lúa do phù sa sông Hồng Giống Lúa xuân giống lúa DT-10 Chính vụ giống lúa DH 85 Đậu tương đông AK 06 Thời vụ Gieo mạ 15/11-28/11. Cấy 20/1-27/1 tuổi mạ 6 lá thật. Nếu thời tiết ấm áp phải hãm mạ (ít bón phân và nước) để mạ cằn chống già ống. Thu hoach:15/5-25/5 Gieo từ 5/6 đến 15/6 cấy tuổi mạ 14 -15 ngày, Thu hoach:15/9-25/9 Gieo từ 5/10-10/10 Thu hoạch: 25/12-5/1 Thời gian ST Từ 175-185 ngày Từ 90 – 100 ngày Từ 80 – 85 ngày Năng suất Trung bình từ 50-55 ta/ha.Trong điều kiện thâm canh tốt có thể cho năng suất 60-70 tạ/ha Trung bình từ 50-60 tạ/ha.Trong điều kiện thâm canh tốt có thể đạt 60-70 tạ/ha Trung bình từ 16-25 ta/ha.Tiềm năng năng suất 25-30 tạ/ha CT 2 Nội dung CT Lúa xuân chính vụ - đậu tương hè - Khoai tây đông. Trên nền đất thịt màu giàu dinh dưỡng Giống Lúa xuân chính vụ Lúa Xuân ĐV 108 Đậu tương hè Giống đậu tương ĐT 94 Khoai tây đông Khoai tây I 1039 Thời vụ Gieo mạ 27/11 – 5/12 Cấy 15/2 – 20/2. Thu hoạch 25/5 – 20/6 10/7 - 15/7 Thu hoạch 5/10 -10/10 Trồng 25/10 Thu hoạch 20/1 -30/1 Thời gian ST Từ 130 – 140 ngày. Từ 85-90 ngày Từ 90– 95ngày. Năng suất Trung bình từ 55– 65 tạ/ha.Trong điều kiện thâm canh tốt từ 70-75 tạ/ha Trung bình từ 20-30tạ/ha Trung bình từ 180-200 tạ/ha CT 3 Nội dung CT Đậu tương Xuân - Mùa chính vụ - Ngô thu Đông-rau bắp cải Áp dụng trên vùng đất lúa do phù sa sông Hồng Giống Đậu tương Xuân Giống VX 9-2 Mùa chính vụ Giống lúa CN2 Ngô thu Đông Giống ngô DT 6 Bắp cải đông Giống TD15 Thời vụ Gieo:15/2-25/2 Thu hoạch: 10/5-20/5 Gieo từ: 10/6 - 15/6 Thu hoạch: 10/9-15/9 Gieo:25/9-5/10 Thu hoach: 25/12-5/1 Cấy: 10/1-20/1 Thu hoạch: 5/2-10/2 Thời gian ST Từ 85-95 ngày Từ 90-95ngày Từ 90-105 ngày Từ 25-30 ngày Năng suất Tiềm năng năng suất từ 25-30 tạ/ha. Trung bình 55-70 tạ/ha Trung bình 50-65 tạ/ha Trung bình:5-7 tạ/ha Lưu ý:CT1 áp dụng trên đất vàn thấp. CT2 áp dụng trên đất vàn CT3 áp dụng trên đất vàn cao NX: Ở CT1: Công thức này đã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nên mức cao hơn và rất phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác của người dân huyện Khoái Châu-Hưng Yên. Giống lúa DT10, DH85 có năng suất tương đối cao, cơm ngon, có giá trị kinh tế.Công thức này giúp tranh thủ được thời vụ, tiết kiệm đáng kể chi phí công lao động, góp phần mở rộng diện tích. Thúc đẩy chăn nuôi nhờ giống cây đậu tương AK 06. Ở CT2:Cây khoai tây I 1039 là giống khoai tây có năng suất cao, kháng bệnh mốc sương,bệnh kéo xanh vi khuẩn tốt. Phẩm chất tốt, ăn ngon, hàm lượng chất khô và tinh bột cao. Lợi thế của công thức này là sử dụng giống khoai tây kháng bệnh rất tốt dẫn đến giảm thiểu thiệt hại. Hơn nữa đất đai được sử dụng hợp lí và được bổ sung thêm chất dinh dưỡng do trồng đậu tương trước đó đã tạo điều kiện cho việc trồng khoai tây. Cây lúa xuân ĐV 108 cho cơm ngon chất lượng tốt rất phù hợp với điều kiện của địa phương. Ở CT3:cây ngô DT 6 cho năng xuất cao,chống chịu tốt với sâu đục thân,chống chịu khá với khá với bệnh bạch tạng,chống chịu trung bình với bệnh đốm là.Khả năng chống đổ,chịu hạn,chịu rét tốt. Cây lúa CN2 có khả năng chống rầy tốt,chống đổ,chống rét ở mức khá. Việc trồng lúa sau đậu tương sẽ tạo điều kiện về dinh dưỡng cho lúa phát triển Lúa trồng vào vụ này có thể tận dụng được khoảng thời gian mưa nên đỡ tốn công sức và tiền của đầu tư nhiều cho thủy lợi. Cây bắp cải giống TD15 cho năng suất cao,chất lượng cao,hơn nữa trồng cây bắp cải này còn tăng được hệ số sử dụng đất. III/kết luận Các công thức luân canh ở trên rất phù hợp với điều kiện của người dân trong vùng. Bước đầu giới thiệu với người dân đã được sự ủng hộ nhiệt tình của mọi người.Tuy nhiên người dân vẫn e ngại trong việc áp dụng và cho rằng công thức luân canh hiện thời của mình là tạm ổn.Trên cơ sớ đó em đã phân tích cho bà con thấy được những mặt còn yếu kém trong công thức luân canh hiện thời như sau: Hiện tại bà con đang thực hiện 2 vụ trên một năm tương ứng với hai công thức luân canh là lúa xuân-lúa mùa-khoai tây và lúa xuân-lúa mùa-ngô đông. Trong CT1: hiệu quả kính tế thấp các cây mà địa phương thường sản xuất là các cây giống lúa thuần năng suất và giá bán không cao. Hơn nữa trong công thức này các cây đều là những cây sử dụng đất không có tác dụng cải tạo đất do vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đất sau này. Trong CT2: Hiệu quả kinh tế của công thức này cũng không cao bởi vì các cây trồng của công thức vẫn là những cây truyền thống, giá bán sản phẩm không cao và cũng là những cây sử dụng đất. Nếu cứ áp dụng hai CT luân canh như trên qua nhiều năm đã làm suy thoái độ phì nhiêu của đất, năng suất và khả năng chống chịu của các cây trong hệ thống ngày càng giảm.Thấy vậy bà con đã bắt đầu áp dụng ba CT luân canh này. Người thực hiện, Sv:Tạ Tiến Đạt
Luận văn liên quan