Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nói riêng ngày càng được Nhà nước quan tâm đúng mức. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đã và đang góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. Do đó việc nâng cao hiệu quả giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo trở thành đòi hỏi khách quan trong các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của công dân. Thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo sẽ góp phần bảo đảm, duy trì kỷ luật trong Nhà nước, là phương thức để bảo đảm quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Từ đó giữ vững lòng tin trong nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, góp phần giữ vững chính trị- xã hội, ổn định kinh tế đất nước.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; có chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Trong đó, việc tổ chức phục vụ Đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo.
Việc tin học hóa quá trình giải quyết đơn thư nói riêng và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh do đó là một chủ trương đúng đắn và đã được tiến hành từ năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đem lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết đơn thư của công dân tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều bất cập.
Với yêu cầu của đợt thực tập: tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính Nhà nước, vận dụng các kiến thức đã học và thực tế, bước đầu rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian hai tháng (15/3 - 15/5/2009); Lựa chọn, tìm hiểu kỹ về một nội dung để thực hiện báo cáo thực tập cuối khóa là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư của công dân nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, thực hiện cải cách hành chính Nhà nước tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, sinh viên quyết định chọn đề tài “Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư của công dân tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh” làm báo cáo thực tập cuối khóa. Nội dung của Báo cáo thực tập gồm hai phần:
Phần I: Tình hình thực tập tại Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM
Phần II: Kết quả khảo sát tại Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM
Phần III: Nội dung đề tài báo cáo
Do bản thân sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về thời gian thực tập, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng báo cáo nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp quý báu của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong cơ quan thực tập.
67 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư của công dân tại văn phòng đoàn đại biểu quốc hội TP.Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nói riêng ngày càng được Nhà nước quan tâm đúng mức. Hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo đã và đang góp phần đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước. Do đó việc nâng cao hiệu quả giải quyết đối với khiếu nại, tố cáo trở thành đòi hỏi khách quan trong các cơ quan Nhà nước nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, lợi ích hợp pháp của công dân. Thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo sẽ góp phần bảo đảm, duy trì kỷ luật trong Nhà nước, là phương thức để bảo đảm quyền tự do và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Từ đó giữ vững lòng tin trong nhân dân đối với các cơ quan Nhà nước, góp phần giữ vững chính trị- xã hội, ổn định kinh tế đất nước.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội là cơ quan giúp việc Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; có chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Trong đó, việc tổ chức phục vụ Đại biểu Quốc hội tiếp công dân; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để giải quyết là nhiệm vụ quan trọng, đảm bảo hiệu quả giải quyết khiếu nại tố cáo.
Việc tin học hóa quá trình giải quyết đơn thư nói riêng và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh do đó là một chủ trương đúng đắn và đã được tiến hành từ năm 2002. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đem lại, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết đơn thư của công dân tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh còn tồn tại nhiều bất cập.
Với yêu cầu của đợt thực tập: tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức tại cơ quan hành chính Nhà nước, vận dụng các kiến thức đã học và thực tế, bước đầu rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước trong thời gian hai tháng (15/3 - 15/5/2009); Lựa chọn, tìm hiểu kỹ về một nội dung để thực hiện báo cáo thực tập cuối khóa là ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư của công dân nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc, thực hiện cải cách hành chính Nhà nước tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh, sinh viên quyết định chọn đề tài “Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư của công dân tại Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh” làm báo cáo thực tập cuối khóa. Nội dung của Báo cáo thực tập gồm hai phần:
Phần I: Tình hình thực tập tại Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM
Phần II: Kết quả khảo sát tại Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM
Phần III: Nội dung đề tài báo cáo
Do bản thân sinh viên còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế về thời gian thực tập, chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng báo cáo nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đánh giá, đóng góp quý báu của quý thầy cô, các cô chú, anh chị trong cơ quan thực tập.
Xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I:
TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI VĂN PHÒNG
ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TP.HỒ CHÍ MINH
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NƠI THỰC TẬP:
Tổng quan về thành phố Hồ Chí Minh:
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.095,239 km2, dân số 6.239.938 người (2005), là địa bàn cư trú của các dân tộc Việt , Hoa, Khơme , Chăm… với 24 quận huyện.
Thành phố Hồ Chí Minh có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa bình quân năm 1.979 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm 27,55 0C, không có mùa đông
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong toạ độ địa lý khoảng 10 0 10’ – 10 0 38 vĩ độ bắc và 106 0 22’ – 106 054 ’ kinh độ đông . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn. Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh .
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố trẻ, với hơn 300 năm hình thành và phát triển, thành phố có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng. Đặc trưng văn hoá của vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với những nét văn hoá phương Bắc, phương Tây, góp phần hình thành lối sống, tính cách con người Sài Gòn. Đó là những con người thẳng thắn, bộc trực, phóng khoáng, có bản lĩnh, năng động, dám nghĩ, dám làm .
Năng động và sáng tạo, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đi đầu cả nước trong các phong trào xã hội, nơi đầu tiên trong cả nước được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học.
Với vai trò đầu tàu trong đa giác chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá - du lịch, giáo dục - khoa học kỹ thuật - y tế lớn của cả nước.
Trong tương lai, thành phố sẽ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, có văn hoá khoa học tiên tiến, một thành phố văn minh hiện đại có tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á.
Vị trí, chức năng, quy chế làm việc của đại biểu Quốc hội và Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh
Đại biểu Quốc hội: là đại biểu của nhân dân, do cử tri ở từng đơn vị bầu cử bầu ra, với nhiệm kì 5 năm. Là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử bầu ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. ĐBQH phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý chí và nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan nhà nước hữu quan; thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; trả lời những yêu cầu và kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyền đó. ĐBQH phổ biến và vận động nhân dân thực hiện Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội. Có quyền chất vấn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội, chánh án Toà án Nhân dân Tối cao, viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp; trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội có thể quyết định cho trả lời trước Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc trả lời bằng văn bản. Có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm; người phụ trách của các cơ quan, tổ chức, đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà ĐBQH yêu cầu trong thời gian nhất định. Không có sự đồng ý của Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì không được bắt giam, truy tố ĐBQH. Nếu vi phạm tội quả tang mà ĐBQH bị tạm giữ, thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định. ĐBQH phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu.
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, các thành viên của Chính phủ và các cơ quan khác của Nhà nước có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết mà ĐBQH yêu cầu và tạo điều kiện để ĐBQH làm nhiệm vụ đại biểu. Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động của ĐBQH.
Đoàn Đại biểu Quốc hội: Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
1. Phối hợp với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương tổ chức để đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri;
2. Tổ chức việc tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; tiếp nhận, chuyển đơn, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết; mời đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ở địa phương tham dự các buổi tiếp công dân của đại biểu Quốc hội; trong trường hợp cần thiết thì mời đại diện cơ quan hữu quan ở địa phương cùng tham dự để tiếp thu, xử lý những vấn đề liên quan;
3. Phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác theo yêu cầu của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
4. Tổ chức để đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
5. Tổ chức để đại biểu Quốc hội giám sát việc thi hành pháp luật, đấu tranh chống tham nhũng; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; khảo sát tình hình thực tế ở địa phương; góp ý với địa phương về việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; khi cần thiết, kết quả giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng;
6. Phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn công tác, Đoàn giám sát của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội;
7. Tham gia ý kiến về việc giới thiệu đại biểu Quốc hội trong Đoàn ứng cử đại biểu Quốc hội khoá sau; phân công đại biểu Quốc hội trong Đoàn tham gia Đoàn giám sát về việc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá sau, bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội ở địa phương;
8. Mỗi năm hai lần vào giữa năm và cuối năm, báo cáo với Uỷ ban thường vụ Quốc hội về tình hình hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, đồng thời thông báo với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh khóa XII hiện nay gồm 22 đại biểu, trong đó gồm 03 đại biểu thường trực Đoàn (Trưởng, Phó Đoàn) và 02 đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách, chia thành 06 tổ đại biểu phụ trách các khu vực bầu cử. Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2002/QH11 do Quốc hội khóa XI thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002.
Văn phòng Ðoàn Ðại biểu Quốc hội và thư ký Ðoàn Ðại biểu Quốc hội là bộ phận giúp việc cho Ðoàn Ðại biểu Quốc hội.
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh:
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh được thành lập trên cơ sở Nghị quyết số 416/NQ-UBTVQH11 ngày 25 tháng 9 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI quy định về chức năng nhiệm vụ, tổ chức biên chế của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội.
Theo Quy chế tổ chức và hoạt động ban hành kèm theo Quyết định số 59/QĐ-UB ngày 16 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh như sau:
Vị trí, chức năng: Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố là cơ quan giúp việc của Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố, có chức năng tham mưu và tổ chức phục vụ mọi hoạt động của Đoàn Đại biểu Quốc hội, Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn và các Đại biểu Quốc hội trong Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố.
Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội giữ mối quan hệ công tác với các Văn phòng:Thành ủy; Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các sở ban ngành, quận huyện, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở TP.Hồ Chí Minh đồng thời giữ mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội để phối hợp phục vụ các hoạt động của Đoàn ĐBQH và các đại biểu Quốc hội.
Cơ cấu tổ chức: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh có Chánh Văn phòng, 01 Phó Văn phòng và 06 cán bộ, công chức cùng một số nhân viên hợp đồng.
Từ tháng 4 năm 2009, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh tiếp nhận bộ phận tham mưu Văn phòng Hội đồng nhân dân Thành phố, trở thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động theo Nghị quyết số 545/NQ-UBTVQH12 ngày 11 tháng 12 năm 2007 về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tuy nhiên, đến thời điểm xây dựng báo cáo, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân Thành phố đang trong quá trình sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy, chưa có Quy chế tổ chức và hoạt động; đồng thời trong thời gian sinh viên thực tập, Văn phòng đại biểu Quốc hội Thành phố vẫn hoạt động độc lập. Do đó trong báo cáo này sinh viên vẫn sử dụng cụm từ “Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh” để chỉ cơ quan sinh viên đến thực tập.
KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP:
Thực hiện Quy chế tổ chức thực tập cho sinh viên Đại học hành chính hệ chính quy ban hành kèm theo Quyết định số 1918/QĐ-HCQG ngày 30 tháng 12 năm 2005 của Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia, Phòng Đào tạo Học viện Hành chính cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên các lớp KS6A, KS6B, KS6C, KS6D (niên khóa 2005 - 2009), cụ thể như sau:
Tổ chức Đoàn thực tập:
Trưởng Đoàn: TS. Hà Quang Thanh - Trưởng Bộ môn Khoa học HC và Văn bản - Công nghệ Hành chính
Giảng viên phụ trách: ThS. Nguyễn Xuân Tiến - Giảng viên Bộ môn KH HC và Văn bản - Công nghệ Hành chính
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Ngọc Tú - Giảng viên Bộ môn Khoa học HC và Văn bản - Công nghệ Hành chính
Thời gian thực tập:
Thực hiện theo Kế hoạch thực tập của Học viện, thời gian thực tập là 02 tháng (từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5 năm 2009).
Địa điểm thực tập:
Được sự giới thiệu của Học viện tại công văn số 582/HVHC-ĐT ngày 15 tháng 02 năm 2009, sinh viên đã liên hệ thực tập tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh theo thời gian như Kế hoạch Học viện đã định. Theo dự kiến nội dung báo cáo, sinh viên đã được cơ quan hướng dẫn và phân công thực tập tại Tổ Tiếp công dân và xử lý đơn thư thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung thực tập:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh;
Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM;
Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế, bước đầu rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước;
Học hỏi các kỹ năng thực tế để bổ sung và nâng cao kiến thức đã học dưới sự giúp đỡ của cán bộ, công chức đang làm việc tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh;
Lựa chọn, tìm hiểu kỹ một nội dung để thực hiện báo cáo thực tập cuối khóa.
Quá trình thực tập:
Lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH thành phố đã giới thiệu hướng dẫn sinh viên đến thực tập tại Tổ Tiếp công dân và xử lý đơn thư thuộc Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố. Sinh viên đã nghiêm túc chấp hành và liên hệ, thực tập theo lịch trình như sau:
TT
Thời gian
Nội dung tiến hành
Phương pháp tiến hành
Ghi chú
11
Tuần thứ nhất
(15/3 – 20/3)
- Gặp gỡ lãnh đạo Văn phòng;
- Tiếp cận công việc tại VP;
- Hoàn thiện đề cương.
- Quan sát;
- Liên hệ tài liệu của địa phương.
- Báo cáo tình hình ban đầu cho lãnh đạo Đoàn thực tập, nơi thực tập.
22
Tuần thứ hai (23/3- 27/3)
- Tiếp cận nghiên cứu cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng và Tổ Tiếp công dân và xử lý đơn
- Thực hiện các công việc được giao: tiếp nhận và xử lý đơn thư; hỗ trợ ĐBQH tiếp công dân.
- Thu thập, nghiên cứu tài liệu.
33
Tuần thứ ba (30/3 – 3/4)
- Nghiên cứu các văn bản QLNN liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc ứng dụng CNTT trong quản lý HCNN
- Tiếp nhận và xử lý đơn thư; hỗ trợ ĐBQH tiếp công dân.
- Tham khảo thêm trên Internet.
44
Tuần thứ tư (6/4 – 10/4)
- Tìm hiểu thực trạng giải quyết đơn thư tại Văn phòng trong các năm 2007, 2008, 2009;
- Thực hiện các công việc được phân công (Tiếp nhận và xử lý đơn thư; hỗ trợ ĐBQH tiếp công dân)
- Quan sát;
- Tổng hợp, phân tích số liệu.
55
Tuần thứ năm
(13/4 – 17/4)
- Tiếp tục Tìm hiểu thực trạng giải quyết đơn thư tại Văn phòng trong các năm 2007, 2008, 2009
- Thực hiện các công việc được phân công (Tiếp nhận và xử lý đơn thư; hỗ trợ ĐBQH tiếp công dân)
- Tổng hợp, nghiên cứu các văn bản liên quan.
66
Tuần thứ sáu (20/4 – 24/4)
- Tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư;
- Thực hiện các công việc được phân công (Tiếp nhận và xử lý đơn thư; hỗ trợ ĐBQH tiếp công dân; dự các buổi tiếp xúc cử tri của ĐBQH)
- Khảo sát thực tế.
77
Tuần thứ bảy (27/4 – 1/5)
- Tiếp tục tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giải quyết đơn thư;
- Thực hiện công việc được giao;
- Viết bản thảo báo cáo thực tập.
- Nghiên cứu qua Internet, báo chí.
88
Tuần thứ tám (4/5 – 8/5)
- Thực hiện công việc được giao;
- Viết báo cáo thực tập;
99
Tuần thứ chín
(11/5 – 15/5)
- Hoàn thiện báo cáo;
- Trình báo cáo thực tập cho lãnh đạo nhận xét;
- Xin ý kiến nhận xét của GVHD.
Cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên của cơ quan.
Trong thời gian thực tập, sinh viên đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tế và cũng đã vận dụng được một số kiến thức vào công việc thực tế, qua đó cũng phát hiện và củng cố kiến thức chuyên môn từ những tình huống thực tiễn. Quá trình thực tập cũng là khoảng thời gian giúp cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, làm quen với công việc, các kỹ năng cơ bản của công tác văn phòng. Qua đó, sinh viên đã học hỏi và đúc kết nhiều kinh nghiệm cho bản thân về các kỹ năng thực tế xử lý, giải quyết các vấn đề cơ bản trong công tác văn phòng, rèn luyện về tác phong làm việc, ý thức kỷ luật của người cán bộ, công chức.
Được sự quan tâm của thầy cô hướng dẫn, cơ quan thực tập cùng với những kiến thức tìm hiểu thực tế tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh và các kiến thức cập nhật mới nhất về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước (Nghị định 64/2007/NĐ – CP ngày 10 tháng 4 năm 2007), sinh viên đã xác định và thực hiện báo cáo thực tập với chủ đề: “CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT ĐƠN THƯ TẠI VĂN PHÒNG ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TP. HỒ CHÍ MINH”.
Nhận xét về công tác tổ chức thực tập của trường, nơi địa phương thực tập, những vấn đề đề xuất:
Về công tác tổ chức thực tập, Học viện đã chuẩn bị chu đáo, đã cử giảng viên nhiệt tình, trách nhiệm hướng dẫn cho sinh viên thực tập nên đã tạo thuận lợi cho sinh viên thực tập. Cơ quan tiếp nhận thực tập – Văn phòng Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh – cũng đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên tham gia thực hiện các công việc của cơ quan để nâng cao kỹ năng thực tế, cung cấp tài liệu để hoàn thành báo cáo thực tập. Quá trình thực tập diễn ra ở cơ quan nghiêm túc, hiệu quả cao.
Thời gian phát hành công văn để sinh viên liên hệ thực tập rất gần với thời gian bắt đầu thực tập nên gây khó khăn cho một số sinh viên khi chủ động