Báo cáo thực tập Công việc kế toán tại tổng công ty cổ phần may Nhà Bè

- Khởi đầu của NBC là hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc Khu chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975. - Tháng 6/1980, do nhu cầu quản lý, Bộ Công Nghiệp đã quyết định sát nhập hai xí nghiệp trên để thành lập xí nghiệp may xuất khẩu Nhà Bè trực thuộc Liên Hiệp SX-XNK May theo quyết định số 225CNN/TCQL ngày 03/06/1980 của Bộ Công Nghiệp. - Để phù hợp với đà phát triển kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập vào kinh tế thị trường, tháng 03/1992, Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 225/CNn/TCLĐ ngày 24/03/1992 cho phép thành lập Công ty may Nhà Bè, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Kể từ đây công ty chính thức là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. - Bước sang thế kỷ 21, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc chuyển Công ty may Nhà Bè thành Công ty cổ phần may Nhà Bè.

doc81 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6378 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Công việc kế toán tại tổng công ty cổ phần may Nhà Bè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG  BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO   TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH   KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN   ((((((   BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CÔNG VIỆC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ Giảng viên hướng dẫn: TS. TRẦN PHƯỚC   Nhóm sinh viên thực hiện:   Mã số SV  Họ và tên  Lớp   05032311  Nguyễn Đăng Hải  ĐHKT1   05112201  Tôn Thất Hoàng  ĐHKT1   05086891  Mai Thị Lệ Huyền  ĐHKT1   05082191  Nguyễn Thị Hồng Mỹ  ĐHKT1   05101861  Nguyễn Hoàng Ninh  ĐHKT1   TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 06 - 2009 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ 1.1. Thành lập: 1.1.1. Lịch sử hình thành: - Khởi đầu của NBC là hai xí nghiệp may Ledgine và Jean Symi thuộc Khu chế xuất Sài Gòn vốn đã hoạt động từ trước năm 1975. - Tháng 6/1980, do nhu cầu quản lý, Bộ Công Nghiệp đã quyết định sát nhập hai xí nghiệp trên để thành lập xí nghiệp may xuất khẩu Nhà Bè trực thuộc Liên Hiệp SX-XNK May theo quyết định số 225CNN/TCQL ngày 03/06/1980 của Bộ Công Nghiệp. - Để phù hợp với đà phát triển kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập vào kinh tế thị trường, tháng 03/1992, Bộ Công Nghiệp đã ra quyết định số 225/CNn/TCLĐ ngày 24/03/1992 cho phép thành lập Công ty may Nhà Bè, là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam. Kể từ đây công ty chính thức là một doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh. - Bước sang thế kỷ 21, tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc chuyển Công ty may Nhà Bè thành Công ty cổ phần may Nhà Bè. - Trong năm 2008, căn cứ theo Giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số 4103003232 do Phòng Đăng ký Kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp.HCM cấp, sửa đổi lần thứ 3 ngày 16/10/2008, kể từ ngày 01/11/2008, Công ty chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè. Đây là bước ngoặt lớn, đánh dấu sự phát triển mới của Công ty, với: Tên gọi: Tổng Công ty cổ phần may Nhà Bè Tên giao dịch quốc tế: Nha Be Garment Corporation Joint – Stock Company Tên viết tắt: NHABECO Trụ sở chính: 04 đường Bến Nghé, P. Tân Thuận Đông, Q.7, Tp.HCM Điện thọai: (84.8) 38720077 Fax: (84.8) 38725107 Mã số thuế: 0300398889 Website: E-mail: info@nhabe.com.vn 1.1.2. Vốn điều lệ: 100.000.000.000 (Một trăm tỷ đồng) 1.1.3. Lĩnh vực hoạt động: Hiện nay NBC đang thực hiện hai mảng hoạt động - thị trường chủ yếu. Thứ nhất là thị trường trong nước. Thứ hai là thị trường xuất khẩu và gia công quốc tế. Thị trường trong nước: NBC trực tiếp thiết kế, tạo mẫu và sản xuất và phân phối các sản phẩm may mặc, thời trang. Sản phẩm sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hệ thống cửa hàng, đại lý của NBC và các siêu thị. Các điểm bán hàng NBC đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh. Các sản phẩm chủ lực mà NBC đang phục vụ khách hàng trong nước gồm có bộ veston, sơ-mi, jacket, quần và các hàng thời trang khác. Mỗi chủng loại đều có nhiều kiểu dáng, chất liệu, màu sắc đa dạng. Ngoài ra, NBC nhận thiết kế và sản xuất đồng phục cho các đơn vị, công ty, trường học... Thị trường xuất khẩu và gia công quốc tế: NBC thực hiện đơn hàng theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế. NBC và đối tác sẽ thỏa thuận các vấn đề liên quan đến đơn hàng như nguồn nguyên phụ liệu, thời hạn, số lượng, điều kiện sản xuất... Các sản phẩm của NBC đều được tạo ra từ những dây chuyền sản xuất hiện đại, bởi những người công nhân lành nghề và dưới cơ chế giám sát chất lượng chặt chẽ. Ngoài lĩnh vực mũi nhọn nêu trên, NBC còn hoạt động trong một số lĩnh vực khác: Mua bán sản phẩm chế biến từ nông, lâm, hải sản; máy móc thiết bị, phụ tùng kim khí điện máy gia dụng và công nghiệp, điện tử, công nghệ thông tin. Xây dựng và kinh doanh nhà. Môi giới bất động sản. Dịch vụ kho bãi. 1.2. Quy mô Tổng công ty: Nhà máy NBC đuợc thiết kế xây dựng và lắp đặt thiết bị đạt tiêu chuẩn sản xuất công nghiệp hiện đại nhà xưởng khang trang thoáng mát, có trạm y tế, khu nhà ăn phục vụ cho chục ngàn công nhân. Những thiết bị lắp đặt mới theo dây chuyền hiện đại, đồng bộ và có tính tự động hóa cao. NBC được đánh giá là một trong những công ty may lớn nhất và uy tín nhất tại Việt Nam. Việc đầu tư và mở rộng sản xuất hiệu quả, năm 1994 từ chổ chỉ có 7 xí nghiệp thành viên với trên và 2155 công nhân. Đến nay công ty có 33 đơn vị và xí nghiệp thành viên bao gồm 14 xí nghiệp trực thuộc, 11 đơn vị hạch toán độc lập, 8 công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ khác. Tổng số nhà máy trực thuộc: 14   Tổng diện tích sản xuất:  88.000 m2   Nhân viên:  12.000 người   Năng lực sản xuất:  Sơmi: 300.000 chiếc/tháng    Jacket: 350.000 chiếc/tháng    Veston Nam Nữ: 450.000 bộ/tháng    Quần: 500.000 chiếc/tháng   Tổng số công ty liên doanh: 11   Tổng diện tích sản xuất:  23.300 m2   Nhân viên:  4.085 người   Năng lực sản xuất:  Jean: 90.000 chiếc/tháng    Knitted: 350.000 chiếc/tháng    Veston Nam : 20.000 bộ/tháng    Jacket: 65.000 chiếc/tháng    Quần: 390.000 chiếc/tháng   Tổng số đơn vị hợp tác: 4   Tổng diện tích sản xuất:  13.800 m2   Nhân viên:  1.740 người   Năng lực sản xuất:  Jacket: 115.000 chiếc/tháng    Quần: 270.000 chiếc/tháng   (Danh sách chi tiết các đơn vị xin xem tại Phụ lục 1)   1.3. Tình hình tổ chức: 1.3.1. Cơ cấu chung:  Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực quyết định cao nhất. Công ty hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, bổ sung, bãi miễn thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị cao nhất ở Công ty, có trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông cùng kỳ, có toàn quyền nhân danh Công ty trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc và các bộ phận quản lý thuộc phạm vi quản lý của Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát: là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh quản trị điều hành Công ty. Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và chịu trách nhiệm trước cổ đông và pháp luật về những kết quả công việc của Ban giám đốc Công ty. Tổng giám đốc điều hành: do Hội đồng quản trị bầu ra thông qua Đại hội đồng cổ đông. Chịu trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty theo mục tiều, định hướng mà Đại hội đồng, Hội đồn quản trị đã thông qua. Phó tổng giám đốc: do Hội đồng quản trị bầu ra, điều hành những cộng việc đã được Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc giao. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc điều hành về lĩnh vực được phân công. Các phòng ban: có chức năng giúp việc cho ban lãnh đạo, trực tiếp quản lý các đơn vị trực thuộc. Các XN thành viên: đứng đầu là Giám đốc các xí nghiệp. Chịu trách nhiệm tổ chức và đôn đốc các hoạt động theo kế hoạch từ Ban giám đốc. 1.3.2. Cơ cấu phòng Kế toán  Kế toán trưởng : có nhiệm tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu cho tổng giám đốc về các hoạt động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty .Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định. Phó phòng kế toán: phụ trách kế toán các đơn vị nội bộ. Phó phòng: thay thế kế toán trưởng kí duyệt các chứng từ trước khi thanh toán, kết chuyển các khoản doanh thu, chi phí để tính kết quả kinh doanh, lập báo cáo quyết toán. Kế toán TSCĐ, XDCB, tính Z: có nhiệm vụ phản ánh với giám đốc việc mua sắm trang thiết bị, bảo quản và sử dụng TSCĐ. Tính đúng khấu hao, phân bổ khấu hao vào các đối tượng chịu chi phí. Tính chi phí sửa chữa TSCĐ. Hạch toán chính xác chi phí thanh lí, nhượng bán TSCĐ. Phản ánh các chi phí XDCB, tổng hợp các chi phí liên quan để tính giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ viết phiếu thu, chi theo đúng chứng từ đã được duyệt, lập các chứng từ thanh toán bằng chuyển khoản. Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số hiện có và tình hình luân chuyển vốn của công ty. Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản phải trả trong nước. Ghi chép, phản ánh đầy đủ kịp thời, chính xác và rỏ ràng các nghiệp vụ thanh toán theo đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán (dựa theo Hợp đồng). Kế toán công cụ dụng cụ: kế toán có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh các số liệu thu mua, vận chuyển, xuất nhập và tồn kho công cụ, dụng cụ, phụ tùng, bao bì, nhiên liệu... Thủ quỹ : quản lí tiền mặt của công ty, thu và chi tiền mặt khi có lệnh. Hàng tháng phải kiểm kê số tiền thu hiện thu và chi đối chiếu với sổ sách các bộ phận có liên quan. Kế toán tiêu thụ: theo dõi tình hình nhập,xuất thành phẩm, xác định doanh thu tiêu thụ trong nước, doanh thu hàng xuất khẩu… Kế toán báo cáo thuế: tập hợp các khoản thuế trong kỳ (tháng, quý, năm). Nhân viên kế toán báo cáo thuế kiêm nhiệm phần kế toán nọ khách hàng ngoại: theo dõi hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Kế toán tiền lương và các khoản phải thu: theo dõi các khoản phải thu khách hàng; hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập, xuất nguyên liệu, phụ liệu của công ty. 1.4. Chính sách kế toán áp dụng tại Tổng Công ty: 1.4.1. Hình thức kế toán áp dụng tại Tổng Công ty: Nhật ký chứng từ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 1.3 – Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ 1.4.2. Quy trình luân chuyển chứng từ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận đề xuất Ban lãnh đạo duyệt mua nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ dùng để sản xuất sản phẩm , khi được duyệt sẽ tiến hành mua. Khi nhận hàng về sẽ đưa vào nhập kho (viết phiếu nhập kho) sau đó xuất sử dụng theo yêu cầu sản xuất, hóa đơn chuyển bộ phận kế toán kiểm tra. Nếu là công cụ dụng cụ thì sẽ làm phiếu xuất kho ngay phục vụ cho nhu cầu của công ty. Kế toán thanh toán kiểm tra bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, sau đó tiến hành lập phiếu chi chuyển thủ quỹ chi tiền. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì lập ủy nhiệm chi. Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ vào bảng kê chi tiết từng tài khoản cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ cái các tài khoản. Đồng thời vào cuối tháng, từ bảng kê chi tiết sẽ lên bảng tổng hợp chi tiết. Cuối kỳ kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái các tài khoản có liên quan. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính. Mối quan hệ giữa các bộ phận & phòng ban trong công ty được thể hiện chi tiết ở Phụ lục 2. 1.4.3. Các chính sách khác: Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01/xxxx đến 31/12/xxxx Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam (Thực tế số dư quy đổi vào ngày cuối mỗi quý theo tỷ giá NH Ngoại Thương TP.HCM) Phương pháp nộp thuế GTGT: phương pháp khấu trừ Phương pháp kế toán TSCĐ: Nguyên tắc xác định nguyên giá tài sản: Hạch toán theo giá mua. Phương pháp khấu hao áp dụng: phương pháp đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao: Áp dụng theo QĐ 206/2003/QT-BTC ngày 12/12/2003. Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Nguyên tắc đánh giá: tính theo giá thành sản xuất Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo giá mua Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Phương pháp tính toán các khoản dự phòng, tình hình trích lập dự phòng: dựa vào tình hình thực tế, giá cả thị trường có thể tiêu thụ được để lập dự phòng. Phương pháp tính giá thành: phương pháp trực tiếp (giản đơn). 1.5. Quy trình công nghệ Quy trình công nghệ là một trong các yếu tố quan trọng để duy trì sản xuất, nó có tình chất quyết định chất lượng sản phẩm và gía thành. Chính vì vậy, ở Công ty dây chuyền sản xuất được bố trí như sau: Sơ đồ 1.4 – Quy trình công nghệ Qua sơ đồ khép kín trên ta thấy có tất cả 12 khâu Hợp đồng: ta có thể xem hợp đồng là khâu xuất phát vì Công ty khi có lý hợp đồng thì mới tiến hàng sản xuất. Sau khi ký kết các hợp đồng, Công ty sẽ huy động, phân bổ nguyên phụ liệu, giao chỉ tiêu cho các xí nghiệp sản xuất để cung cấp đúng số lượng, chất lượng và chủng loại hàng theo hợp đồng đã ký. Giác sơ đồ: sau khi lên kế hoạch sản xuất, phân bổ nguồn nhân lực, Công ty sẽ giao cho phòng kỹ thuật công nghệ thiết kế các kiểu mẫu sản phẩm theo hợp đồng, tính toán mức hao phí nguyên phụ liệu, công cụ lao động và các chi phí khác. Xí nghiệp nhận vải: khi xí nghiệp nhận được kế hoạch sản xuất, sơ đồ thiết kế thì kho nguyên phụ liệu sẽ giao nguyên phụ liệu với số lượng và chất liệu đúng theo kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp đảm nhiệm sản xuất. Khâu cắt: sau khi nhận được vải, XN sẽ giao cho tổ cắt số vải được giao theo mẫu thiết kế được gửi xuống và vải được cắt sẽ được chuyển sang các khâu tiếp theo. Bán TP: là những sản phẩm đã qua khâu cắt và sẽ được tiếp tực chuyển qua khâu may. Khâu may: đay là khâu hoàn thiện bán TP bao gồm: ráp, mổ túi, đơm khuy… Kiểm phẩm: ở công đoạn này, bộ phận KCS của Công ty sẽ kiểm tra các sản phẩm đã qua khâu may nếu sản phẩm nào bị lỗi sẽ loại ra. Thành phẩm: TP được xem là những sản phẩm gần như hoàn hảo. Ủi TP: các TP đã qua khâu kiểm tra sẽ được chuyển qua tổ ủi ủi lại bằng hơi nhiệt để sản phẩm thẳng hơn. Kiểm ủi: khâu này sẽ phát hiện ra các sản phẩm ủi chưa đúng kỹ thuật và cho ủi lại, sa đó sẽ được chuyển qua khâu đóng gói. Đóng gói: sản phẩm hoàn thành được đóng vào các hộp nhỏ có lót carton và được đóng vào hộp lớn đem nhập kho TP. Giao kho TP: đây là khâu cuối cùng của quy trình SX sản phẩm. Mỗi khâu đều đóng vai trò quan trọng riêng vì sản phẩm tao ra được kết tinh tù các khâu trên. Do vậy, XN không được xem nhẹ bất kỳ khâu nào để từ đó nâng cao tối đa tỷ lệ TP và giảm tối thiểu tỷ lệ phế phẩm. CHƯƠNG 2 THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ 2.1. Kế toán tiền mặt: 2.1.1. Chứng từ sử dụng: Chứng từ gốc: Hóa đơn GTGT hoặc Hóa Đơn Bán Hàng Giấy đề nghị tạm ứng Bảng thanh toán tiền lương Biên lai thu tiền Chứng từ dùng để ghi số: Phiếu thu Phiếu chi 2.1.2. Tài khoản sử dụng: Số hiệu  Tên Tài khoản   111  Tiền mặt tại quỹ   1111  Tiền mặt VND   1112  Tiền mặt- ngoại tệ   1113  Tiền mặt - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý   2.1.3. Sổ kế toán: Sổ quỹ tiền mặt hay Báo cáo quỹ tiền mặt 2.1.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền mặt: Thủ tục chi tiền: Bộ phận có nhu cầu thanh toán sẽ lập Giấy đề nghị và sau đó trình Tổng giám đốc ký duyệt. Căn cứ vào Giấy đề nghị đã được sự đồng ý của Tổng giám đốc, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi lập Phiếu Chi và chuyển cho kế toán trưởng hay giám đốc ký duyệt. Khi Phiếu Chi đã được ký duyệt sẽ chuyển đến cho thủ quỹ để thủ quỹ làm thủ tục chi tiền. Sau đó kế toán thanh toán lưu Phiếu Chi này.  Sơ đồ 2.1 – Kế toán chi tiền mặt Thủ tuc thu tiền: Dựa vào Hóa đơn bán hàng. Khi nhận tiền từ khách hàng, kế toán tiền mặt lập Phiếu Thu (2 liên) hợp lệ, kiểm tra, sau đó chuyển cho thủ quỹ để thủ quỹ nhận đủ số tiền. Phiếu Thu sẽ được trình kế toán trưởng ký rồi được lưu ở kế toán tiền mặt 1 liên và khách hàng sẽ giữ 1 liên.  Sơ đồ 2.2 – Kế toán thu tiền mặt Hằng ngày, căn cứ vào Phiếu Thu, Phiếu Chi đã lập trong ngày Báo Cáo quỹ tiền mặt, thủ quỹ kiểm tra số tiền mặt thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ kế toán và báo quỹ. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và xử lý. Cuối ngày thủ quỹ chuyển toàn bộ Phiếu Thu, Phiếu Chi kèm theo Báo Cáo quỹ tiên mặt cho kế toán tiền mặt. Kế toán kiểm tra lại và ký vào báo cáo quỹ, sau đó chuyển cho kế toán trưởng và tổng giám đốc ký. Căn cứ vào đó hàng quý sẽ lập bảng kê chi tiết. Báo cáo quỹ được chuyển lại cho thủ quỹ ký. 2.1.5. Ví dụ minh họa: Ngày 03/10/2008, thu tiền hàng của công ty CP Việt Hưng theo HĐ 900133, số tiền 25.753.200 Nợ TK 1111: 25.753.200 Có TK 1311: 25.753.200 Ngày 05/10/2008, thu tạm ứng của Ngô Thị Nga theo chứng từ số 0004/05 số tiền: 820.000 Nợ TK 1111: 820.000 Có TK 141: 820.000 Ngày 13/10/2008, nhận được tiền mặt của Ngân hàng ACB về khoản tiền đang chuyển 9.000.000 Nợ TK 1111: 9.000.000 Có TK 1131: 9.000.000 2.2. Kế toán tiền gửi Ngân hàng: 2.2.1. Chứng từ sử dụng: Giấy Báo Nợ Giấy Báo Có Phiếu tính lãi Ủy Nhiệm Thu Ủy Nhiêm Chi Séc 2.2.2. Tài khoản sử dụng: Số hiệu  Tên Tài khoản   112  Tiền gửi Ngân hàng   1121  Tiền gửi Ngân hàng- Tiền Việt Nam   112111  NH Ngoại Thương TP.HCM   112121  NH Công Thương TP.HCM   112131  NH TECHCOMBANK TP.HCM   112141  NH đầu tư phát triển   112151  NH Hong Kong Bank   112161  Ngân hàng VIB   112171  Tiền gửi NH TMVP Phương Nam CN Lý Thái Tổ   112181  Tiền gửi NH TMCP Á Châu   112191  Tài khoản TGNH Far East   1122  Tiền gửi NH ngoại tệ   112211  Tiền gửi NH Ngoại Thương TP.HCM   112212  Tiền giữ hộ NH Ngoại Thương   112213  Ngoại Thương EUR   112221  Tiền gửi NH Công Thương TP. HCM   112222  Tiền giữ hộ NH Công Thương   112231  NH ANZ   112241  NH Đầu tư phát triển   112251  NH Hong Kong Bank   112252  Giữ hộ NH Hong Kong Bank   112253  Hong Kong và Thượng Hải EUR   112261  Tiền gửi NH VIB   112262  Tiền giữ hộ NH VIB   112271  Tiền gửi NH TMCP Phương Nam CN Lý Thái Tổ   112281  Tiền gửi NH TMCP Á Châu   112283  Á Châu EUR   112291  Tài khoản TGNH Far East   1123  Tiền gửi NH Vàng bạc- Đá quý   2.2.3. Sổ kế toán: Sổ chi tiết TGNH 2.2.4. Tóm tắt quy trình kế toán tiền gửi Ngân hàng: Căn cứ vào Phiếu Nhập Kho, vật tư, tài sản, Biên Bản nghiệm thu, Biên Bản thanh lý hợp đồng đã có đầy đủ chữ ký của cấp trên, kế toán TGNH sẽ lập Ủy Nhiệm Chi gồm 4 liên chuyển lên cho Tổng Giám Đốc hoặc Kế toán trưởng duyệt. Sau đó kế toán TGNH sẽ gửi Ủy Nhiệm Chi này cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán tiền cho người bán, sau đó Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Nợ về cho công ty. Căn cứ vào Giấy Báo Nợ, kế toán sẽ hạch toán vào sổ chi tiết TK 112.  Sơ đồ 2.3 – Kế toán chi TGNH Khách hàng thanh toán tiền nợ cho công ty, Ngân hàng sẽ gửi Giấy Báo Có, kế toán sẽ hạch toán ghi vào sổ chi tiết TK 112 Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng, kế toán TGNH phải kiểm tra đối chiếu với các chứng từ gốc kèm theo. Trường hợp có chênh lệch với sổ sách kế toán của công ty, giữa số liệu trên chứng từ gốc với chứng từ của Ngân hàng thì kế toán phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu và giải quyết kịp thời.  Sơ đồ 2.4 – Kế toán thu TGNH 2.2.5. Ví dụ minh họa: 1.Ngày 10/11/2008, Nhận được Giấy Báo Có của Ngân hàng về khoản tiền mà khách hàng Đỗ Văn Dương gửi trả, số tiền 62.512,49 USD. Tỷ giá thực tế (TGTT) 17.481, tỷ giá ghi sổ (TGGS): 17.471 Nợ TK 1122: 62.512,49*17.481= 1.092.780.838 Có TK 131: 62.512,49*17.471= 1.092.155.713 Có TK 515: 625.125 2. Ngày 24/11/2008, thu tiền của khách hàng nước ngoài bằng chuyển khoản theo chứng từ số 00001/11, số tiền 1.545.777.546 Nợ TK 112: 1.545.777.546 Có TK 131: 1.545.777.546 2.3. Kế toán tiền đang chuyển: 2.3.1. Chứng từ sử dụng: Phiếu Chi Giấy Nộp Tiền Biên lai thu tiền Phiếu Chuyển Tiền 2.3.2. Tài khoản sử dụng: Số hiệu  Tên Tài khoản   113  Tiền đang chuyển   1131  Tiền đang chuyển- Tiền VN   1132  Tiền đang chuyển- Ngoại tệ   2.3.3. Ví dụ minh họa: 1. Ngày 15/10/2008, thu tiền hoàn trả do chứng từ không khớp của công ty VIKOGLOWIN, chưa nhận được Giấy Báo Có của Ngân hàng theo chứng từ số 0001/10,
Luận văn liên quan