Luận văn Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng

Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể một cách lâu bền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với các phần nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) cho các lợi ích đó. Đối với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc định hướng chiến lược và điều chỉnh chỉnh chiến lược kịp thời, có cơ sở thường đem lại những lợi ích to lớn. Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, công nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng ác liệt, hơn bao giờ hết chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng. Cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược.

pdf47 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10752 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................. 1 LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................ 4 1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................... 4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 5 3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 CHƯƠNG I: Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng ............................................................................ 6 1.1. Tổng quan về công ty Nghĩa Hùng. ............................................................. 6 1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty ................................................................ 6 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty. ............................................................. 6 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ. ........................................................................... 7 1.1.4. Tổ chức nhân sự công ty ........................................................................... 8 1.1.5. Tình hình kinh doanh công ty ................................................................ 10 1.1.6. Tầm nhìn – sứ mạng ............................................................................... 11 1.1.7. Những tồn tại: ......................................................................................... 12 1.2. Môi trường bên ngoài .................................................................................... 12 1.2.1 Môi trường vĩ mô ..................................................................................... 12 1.2.2. Môi trường vi mô .................................................................................... 20 1.2.3. Ma trận đáng giá các yếu tố ngoại vi EFE ( External Factor Evaluation ) .......................................................................................................................... 24 1.2.4. Môi trường bên trong. ............................................................................ 25 1.2.5. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE - Internal Factor Evaluation ) ....................................................................................................... 31 Tóm tắc chương I ................................................................................................... 32 CHƯƠNG II: Chiến lược phát triển kinh doanh Công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng đến năm 2020 .................................................. 33 2.1 Xác định sứ mạng và mục tiêu ....................................................................... 34 2.1.2 Sứ mạng .................................................................................................... 34 2.1.3 Mục tiêu .................................................................................................... 34 2.2 Xây dựng chiến lược ....................................................................................... 35 2.2.1 Ma trận SWOT ....................................................................................... 35 2.2.2 Ma trận SPACE ....................................................................................... 36 2.2.3 Ma trận QSPM ......................................................................................... 37 2.4. Đề xuất chiến lược ......................................................................................... 39 2.4.1. Chiến lược phát triển thị trường ............................................................ 39 2.4.2. Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao ............................. 41 2.4.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm ........................................................ 44 Tóm tắt chương II ............................................................................................... 45 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 47 LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường. Mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường là đạt được hiệu quả cao nhất có thể một cách lâu bền. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với các phần nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) cho các lợi ích đó. Đối với doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, việc định hướng chiến lược và điều chỉnh chỉnh chiến lược kịp thời, có cơ sở thường đem lại những lợi ích to lớn. Trong khung cảnh toàn cầu hoá thị trường, công nghệ luôn luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng ác liệt, hơn bao giờ hết chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng. Cùng với sự khan hiếm các nguồn lực ngày càng gia tăng, nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của xã hội luôn biến đổi làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lược. Chiến lược là một loại kế hoạch đặc biệt, mọi tổ chức đều lập kế hoạch hoạt động. Đối với doanh nghiệp, hoạch định là chức năng đầu tiên trong hệ thống các chức năng quản lý nhằm đạt được mục đích đề ra của tổ chức. Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phải tính đến nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và chủ quan bên trong doanh nghiệp, phân tích có hệ thống thông tin để làm căn cứ hoạch định hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn, tập trung nỗ lực và các nguồn lực vào các mục tiêu chính sao cho có hiệu quả nhất, ứng phó với những tình huống bất định, thích nghi với sự thay đổi. Công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương Mại Nghĩa Hùng là một trong những đơn vị trong ngành xây dựng trong việc tìm kiếm con đường đi thích ứng với nền kinh tế thị trường. Công ty đã trải qua nhiều cuộc thử nghiệm, có cả những thành công và cả những thăng trầm để có được kết quả như ngày hôm nay. Đây cũng là một minh chứng cho vai trò của chiến lược kinh doanh. Thực tế đã chứng minh, nếu không xác định được một chiến lược phát triển đúng, doanh nghiệp rất có thể tự mình lao vào những cạm bẫy không thể rút ra được, dẫn đến tình trạng kinh doanh sa sút và thậm chí phá sản. Vì vậy để tiếp tục đứng vững trên thị trường và thích ứng được với những biến đổi không ngừng đang diễn ra trong môi trường kinh doanh đòi hỏi công ty phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Vận dụng những lý luận và phương pháp luận về chiến lược của doanh nghiệp, bài luận văn đã đưa ra các luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng. - Đối tượng nghiên cứu: đi sâu phân tích, đánh giá và đưa ra định hướng xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên những lý luận chung về xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu: Dựa vào những số liệu cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng năm 2009, 2010, 2011. 3. Phương pháp nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với những kiến thức đã học đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: thống kê, phân tích, mô hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá và đưa ra các chiến lược kinh doanh của Công ty. CHƯƠNG I: Phân tích môi trường kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng 1.1. Tổng quan về công ty Nghĩa Hùng. 1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty Công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng được thành lập và hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và thương mại.  Tên công ty : Công ty CP Thiết Kế Xây Dựng và Thương Mại Nghĩa Hùng  Tên giao dịch : Nghia Hung Co ., LTD  Trụ sở chính : 79 đường 29/4 Kp 5, thị trấn Trảng Bom, Trảng Bom, Đồng Nai .  Mã số thuế : 3602849852  Điện thoại : (061) 3866932 Fax : (061) 3866932.  Người đại diện pháp luật : Ông Huỳnh Hoàng Sinh  Emai : nghiahungco@ gmail.com  Mạng xã hội: www.facebook.com/nghiahungco; www.me.zing.vn/nghiahungco Với phương châm: Sáng tạo – Phong cách – Thỏa mãn Creative – Lifestyle – Satisfies Nghĩa Hùng luôn luôn mang phương châm này đến tất cả các dự án đã và đang thực hiện. Nghĩa Hùng tự hào gửi đến các Nhà đầu tư thương hiệu của sự Sáng tạo - Bền vững- Kinh tế - Hữu dụng đối với tất cả các loại công trình. 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty. Trong những năm đầu mới thành lập công ty còn là một công ty non trẻ nên trong quá trình hoạt động của mình còn nhiều hạn. Sau 4 năm hoạt động công ty đã có những bước phát triển rõ rệt từ 15 công nhân, 1 kỹ sư nay công ty đã có 49 công nhân và có 3 kỹ sư và 1 kiến trúc sư gồm các chuyên viên, cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm ở nhiều lĩnh vực. Nghĩa Hùng đã khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát, xây dựng trên 17 công trình thuộc đủ ngành kinh tế xã hội khác nhau ở Đồng Nai, Bình Dương, Tp HCM, từ công trình xây dựng dân dụng, biệt thự, chung cư, văn phòng, trường học, nhà triển lãm, trung tâm thương mại, nhà máy sản xuất hóa chất, cơ khí, … Ngoài ra công ty còn kinh doanh bán buôn và cho thuê các các thiết bị, nguyên vật liệu trong xây dựng, công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, lâm nghiệp… Công ty hoạt động nhiều lĩnh vực tuy nhiên công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn, xây dựng dân dụng. 1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ. Chức năng - Công ty được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả trong việc phát triển sản xuất kinh doanh các loại sản phẩm về tư vấn, thiết kế xây dựng công trình và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. - Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động sản xuất kinh doanh và Điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật, thức hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của công ty. - Công ty có thể tiến hành những hoạt động sản xuất kinh doanh khác được pháp luật cho phép mà Hội đồng quản trị xét thấy có lợi nhất cho công ty. Nhiệm vụ - Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị và các công trình dân dụng, góp phần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng, làm đẹp mỹ quan đô thị. - Đảm bảo tính an toàn khi xây dựng nhà ở, khu dân cư, các trung tâm thương mại, thi công hệ thống cấp thoát nước, các công trình thủy lợi cho người ân sử dụng,.. - Là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của Pháp luật, đóng góp nghĩa vụ tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước. STT Tên thành viên Giới tính Quốc tịch Dân tộc Chỗ ở hiện tại đối với thành viên là cá nhân Chứng minh nhân dân số Vốn góp Giá trị phần vốn góp (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Huỳnh Hoàng Sinh Nam Việt Nam Kinh KP 3, TT. Trảng Bom, H. Trảng Bom, T. Đồng Nai 272531559 4.000 40, 0 2 Lê Đại Nam Việt Kinh 25/500B Lê Đức 205173849 3.600 36, 0 Hùng Nam Thọ, Phường 16, Q. Gò Vấp, Tp. HCM Phạm Thanh Hà Nam Việt Nam Kinh TT. Trảng Bom, H. Trảng Bom, T. Đồng Nai 271620449 1.850 18, 5 Nguyễn Thị Mai Phương Nữ Việt Nam Kinh TT. Trảng Bom, H. Trảng Bom, T. Đồng Nai 271710787 550 5, 5 Danh sách thành viên và tỷ lệ đóng góp cổ phần Sơ đồ tổ chức Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Nghĩa Hùng 1.1.4. Tổ chức nhân sự công ty 1.1.4.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty (trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ: quyết định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm, bổ nhiệm và bãi nhiệm các cán bộ quản lý Công ty theo đề nghị của Giám đốc và quyết định mức lương của họ, quyết định cơ cấu tổ chức của công ty… (theo mục 3 điều 20 của Điều lệ tổ chức và hoạt động công ty). Hội đồng quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên của mình để bầu ra chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập và chủ tọa họp Đại hội đồng cổ đông và các cuộc họp của Hội đồng, phải gửi báo cáo tài chính thường Giám đốc Hội đồng quản trị Phòng Tài chính Tổng hợp Phòng Tư vấn – kỹ thuật Xây dựng Giám sát Tư vấn Thiết kế niên, báo cáo về tình hình chung của công ty, báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên và báo cáo kiểm tra của Hội đồng quản trị cho các cổ đông tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. 1.1.4.2. Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông thường niên được tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại công ty và tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu đều được tham dự. Đại hội đồng cổ đông có quyền và nhiệm vụ sau: Thảo luận và thông qua các vấn đề như báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo của ban kiểm soát về tình hình của công ty; báo cáo của Hội đồng quản trị; báo cáo của các Kiểm toán viên và kế hoạch phát triển ngắn hạn dài hạn của công ty. Có quyền ra các quyết định bằng cách thông qua nghị quyết về các vấn đề như: phê chuẩn các báo cáo tài chính năm, số lượng thành viên của Hội đồng quản trị, lựa chọn tổ chức kiểm toán. (tại mục 2 điều 13 của Điều lệ tổ chức hoạt động công ty). 2.1.4.3. Giám đốc: Là người điều hành cao nhất của công ty, có quyền và nhiệm vụ: thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị về số lượng công nhân, mức lương…, thực hiện kế hoạch kinh doanh hàng năm do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua. 2.1.4.4. Các phòng chức năng công ty Phòng tài chính- tổng hợp: Thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty theo quy định của pháp luật; tập hợp, phân tích, tổng hợp và lưu trữ các thông tin kế toán của công ty theo chế độ kế toán hiện hành; cung cấp các thông tin, số liệu kế toán của công ty theo quy định của pháp luật, yêu cầu của Hội đồng quản trị và Giám đốc; đề xuất với Giám đốc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định quản lý tài chính; thực hiện công tác thu hồi vốn, quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả của công ty; phân tích các thông tin kế toán, đề xuất các giải pháp kinh tế - tài chính phục vụ việc gia quyết định của công ty; tham gia ký kết, thanh lý Hợp đồng kinh tế, Hợp đồng giao thầu. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý các hoạt động: Tổ chức nhân sự - hành chính, kế hoạch, hợp đồng kinh tế, tin học và dịch vụ tiếp thị. Phòng tư vấn- kỹ thuật: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về quản lý chất lượng, tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn kỹ thuật bao gồm: Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế xây dựng công trình, thẩm tra hồ sơ thiết kế. Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý chất lượng các hoạt động quản lý điều hành dự án và thi công xây lắp của công ty bao gồm: các hợp đồng tư vấn giám sát, các hợp đồng tư vấn quản lý dự án, các hợp đồng thi công xây lắp, các hợp đồng thiết kế, khảo sát. Tham mưu cho Giám đốc triển khai phân phối các nguồn lực thực hiện các dự án tiết kiệm, hiệu quả và đúng tiến độ. STT Chức danh Trên đại học Đại học CĐ/TC Khác 1 Chủ tịch HĐQT 0 1 2 Giám đốc 0 1 3 Trưởng Phòng TC-TH 0 1 4 Trưởng Phòng TV-KT 0 1 5 Nhân viên 0 3 6 Công nhân 0 0 5 30 Danh sách nguồn lực nhân sự tại công ty Hầu hết, các vị trí quản lý và các chức vụ quan trọng về chuyên môn đề có trình độ học vấn đại học. Có thề nói, nhân lực của công ty là nguồn nhân lực có chất, đủ khả năng cạnh tranh và phát triển trong môi trường kinh tế hiện nay. 1.1.5. Tình hình kinh doanh công ty (Đơn vị tính: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu từ thiết kế dự án 50.000 45.000 32.000 Lợi nhuận từ thiết kế dự án 30.000 20.000 -12.000 Doanh thu từ tư vấn, giám sát dự án 22.578 13.785 13.684 Lợi nhuận từ tư vấn, giám sát dự án 13.578 5.785 0 Doanh thu từ xây dựng dự án 4.748.500 6.349.200 4.378.460 Lợi nhuận từ xây dựng dự án 88.500 126.800 2.098 Doanh thu từ bán, thuê nguyên vật liệu 10.000 5.000 6.000 Lợi nhuận từ bán, thuê nguyên vật liệu 3.000 1.000 3.000 Doanh thu từ các hoạt động khác 18.000 27.000 0 Lợi nhuận từ các hoạt động khác 11.000 18.000 0 Tổng Doanh thu 4.849.078 6.439.985 4.430.144 Tổng Lợi nhuận 146.078 171.585 -6.902 Tổng Lợi nhuận sau thuế 98.603 115.820 -6.902 Doanh thu 4.849.078 6.439.985 4.430.144 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu Các chỉ số kinh doanh của công ty năm 2009, 2010, 2012 Lợi nhuận 98.603 115.820 00 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Lợi nhuận Biểu đồ tổng hợp doanh thu và lợi nhuận 2009,2010, 2011 của công ty 1.1.6. Tầm nhìn – sứ mạng Mặc dù chưa có tầm nhìn, sứ mạng, các chiến lược dài hạn, công tác hoạch định của công ty chỉ ở mức chuẩn bị kế hoạch và mục tiêu cho năm tiếp theo, nhưng công ty vẫn có định hướng phát triển cho tương lai là sẽ trở thành đơn vị thiết kế dẫn đầu tại thị trường Đông Nam Bộ, người bạn đồng hành quen thuộc của các chủ đầu tư trong và ngoài tỉnh. 1.1.7. Những tồn tại: - Việc giám sát hỗ trợ các hoạt động của hội đồng quản trị và ban giám đốc chưa sát sao kịp thời cùng tháo gỡ. - Một số bộ phận, tổ đội xây dựng hoạt động không hiệu quả, một số dự án thực hiện không đạt yêu cầu của chủ đầu tư làm ảnh hưởng đến thương hiệu uy tín của công ty. - Công tác nhân sự tại các tổ thiết kế xây dựng chưa được ổn định, có sự thay đổi liên tục, bộ máy chưa tinh gọn, nhân viên chưa phát huy hết năng lực, dẫn đến việc nợ lương, các nguồn vốn chưa đáp ứng được cho đầu tư và sản xuất kinh doanh nên ảnh hưởng không ít đến kết quả hoạt động của công ty. - Chưa có bộ phận Marketing để nghiên cứu và xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu của công ty đến mọi người. - Năm 2011 công ty đầu tư thêm thiết bị xây dựng nên tình hình kinh doanh không được khả quan lợi nhuận chưa đạt so với kế hoạch năm 2011. 1.2. Môi trường bên ngoài 1.2.1 Môi trường vĩ mô Trong môi trường vĩ mô, môi trường kinh tế là cái được nói đến đầu tiên. Điều này nói lên tầm quan trọng của nó. Môi trường kinh tế là một trong các yếu tố khách quan mà công ty không kiểm soát được nhưng có tác động mạnh đến hiệu quả hoạt động của công ty. Em phân tích môi trường kinh tế qua các nội dung sau: 1.2.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Qua 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những thành công nhất định. Hiện nay, Việt Nam được một số chuyên gia đánh giá là một trongànhững nền kinh tế năng động nhất thế giới. GDP bình quân thời kì 1986-2005 tăng trung bình 6,76%. Từ năm 2008, mặc dù kinh tế thế giới khủng hoảng, tới nay tuy đã thoát khỏi đáy, nhưng vẫn để lại nhiều hậu quả nặng nề. Dù vậy năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn tăng 6,23% và con số này của năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89% Tăng trưởng kinh tế Việt Nam tụt dốc năm 2008 nhưng nay đã tăng kh
Luận văn liên quan