Báo cáo thực tập Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Trong thời đại mới - thời đại hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền công nghiệp với nền công nghiệp hóa. Vì vậy, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành trên khắp mọi miền của đất nước. Với sự phát triển này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, làm cho đất nước ngày một phát triển mạnh, đời sống người lao động ngày một cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà quá trình phát triển công nghiệp mang lại thì cũng chính quá trình ấy gây ra những hậu quả không nhỏ tới môi trường sinh thái. Đó chính là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Các hoạt động xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ông thoát nước của thành phố và lượng rác thải sinh hoạt hằng năm đã thải ra với nồng độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Vì vậy, cùng với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp để phòng ngừa, khống chế và xử lý các yếu tố gây nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nghiêm trọng hơn là làm thay đổi sinh thái. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, được sự đồng ý của nhà trường, tôi quyết định tìm hiểu quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi. Qua đó, giúp tôi nắm vững về kiến thức đã được học ở trường, giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong thực tế, từ đó tìm ra những phương pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường.

doc26 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5371 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Đợt thực tập “ Đánh giá hiện trạng quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” đã đáp ứng tốt mục tiêu và phương pháp đề ra. Được sự đồng ý của nhà trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghiệp Quảng Ngãi em được phân công về thực tập tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi. Có được những thành công đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Nhà trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Công Nghiệp Quảng Ngãi đã tạo điều kiện để em có cơ hội làm quen với công việc mà một sinh viên môi trường phải làm sau này. Em xin gởi lời cảm ơn đến toàn thể lãnh đạo và các nhân viên tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để em có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TRỊNH THỊ BÍCH HÀ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, cung cấp cho em những kiến thức môn học cơ bản nhất. Vì thời gian thực tập quá ngắn nên chắc chắn phải có những thiếu sót và khó khăn trong khi thực tập cũng như viết báo cáo. Vì vậy, em rất mong sự góp ý và hướng dẫn để em hoàn thành tốt bài báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn ! LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại mới - thời đại hội nhập công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay, nước ta đang chuyển sang nền công nghiệp với nền công nghiệp hóa. Vì vậy, hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành trên khắp mọi miền của đất nước. Với sự phát triển này sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn, làm cho đất nước ngày một phát triển mạnh, đời sống người lao động ngày một cải thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà quá trình phát triển công nghiệp mang lại thì cũng chính quá trình ấy gây ra những hậu quả không nhỏ tới môi trường sinh thái. Đó chính là nguồn gây ra ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Các hoạt động xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường ông thoát nước của thành phố và lượng rác thải sinh hoạt hằng năm đã thải ra với nồng độ ô nhiễm nguồn tiếp nhận. Vì vậy, cùng với việc phát triển sản xuất thì các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra nhiều phương pháp để phòng ngừa, khống chế và xử lý các yếu tố gây nguy hiểm làm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nghiêm trọng hơn là làm thay đổi sinh thái. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, được sự đồng ý của nhà trường, tôi quyết định tìm hiểu quá trình quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tại Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi. Qua đó, giúp tôi nắm vững về kiến thức đã được học ở trường, giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với thực tế và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong thực tế, từ đó tìm ra những phương pháp tốt nhất để bảo vệ môi trường. PHẦN I SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY Giới thiệu về công ty Tổ chức kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước. Mang tên: Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi. Địa điểm trụ sở chính: Đường Tô Hiến Thành – Tổ 18 – Phường Trần Phú – Thành phố Quảng Ngãi. Cơ quan chủ quản: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: Gần 16 tỷ đồng. trong đó 49% cổ phần hóa và nhà nước giữ 51% Điện thoại: (055)38160962 Quá trình hình thành và phát triển Sản xuất ra cơ sở vật chất là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Xã hội loài người càng phát triển thì mức độ quan tâm của con người đến hoạt động sản xuất kinh doanh càng tăng. Trong xu thế nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đa dạng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường. Công ty Môi Trường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Công trình Đô thị Thị xã Quảng Ngãi, đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND Thị xã Quảng Ngãi được thành lập theo quyết định số 868/QĐ-UB ngày 18/09/1989 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi. Công ty đi vào hoạt động ngày 01/04/1990, là đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật. Năm 1988, UBND Tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định số 56/QĐ-UB ngày 01/01/1998 về việc thành lập Công ty Môi Trường Quảng Ngãi trực thuộc UBND Thị xã Quảng Ngãi. Đến năm 2003, Công ty Môi Trường Quảng Ngãi đổi tên thành Công ty Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi theo quyết định số 148/2003/QĐ-UB ngày 27/08/2003 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi và được chuyển giao chức năng quản lý nhà nước đối với Công ty từ UBND Thị xã Quảng Ngãi sang Sở Xây dựng Quảng Ngãi. Từ khi thành lập Công ty Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi hoạt động ngày càng có hiệu quả, chất lượng phục vụ ngày càng tốt hơn, đời sống Cán bộ- Công nhân viên được cải thiện. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp mở rộng phát triển nhiều ngành nghề kinh doanh đóng góp xây dựng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi theo quyết định số 2958/QĐ-UB ngày 11/12/2006 của UBND Tỉnh Quảng Ngãi và do UBND Tỉnh Quảng Ngãi là chủ sở hữu. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Đội MT 1 Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên Kiêm Giám đốc Công ty Phòng Kế toán Phòng KT và QLN Phó Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty Đội Xe Tổ Cơ Khí Đội MT 2 Đội MT 3 Đội Thoát Nước Đội Cây Xanh Phòng Kinh Doanh Phòng TC-HC Đội Chiếu sáng công cộng Ban QL nghĩa địa và bãi xử lý chất rắn Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý Giám đốc Là người lãnh đạo cao nhất đồng thời là người đại diện theo pháp nhân của Công ty, trực tiếp chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trực tiếp chỉ đạo các phòng chức năng, quyết định các vấn đề tổ chức nhân sự, bố trí cán bộ, điều hành nhân lực, xe máy, vật tư,…và chịu trách nhiệm trước cơ quan thành lập doanh nghiệp và trước pháp luật. Phó Giám đốc Là người giúp việc cho Giám đốc, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công trực tiếp của Giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về công việc của mình. Các phòng chức năng Phòng tổ chức – hành chính Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức bố trí, sắp xếp đội ngũ CB-CNV như: Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB-CNV kỹ thuật, xây dựng kế hoạch đơn giản tiền lương, nâng lương, bảo quản hồ sơ CB-CNV tuyển dụng, giải quyết các công việc hành chính, quản trị. Phòng kế toán- tài vụ Có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc toàn bộ hoạt động tài chính của công ty, tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả tài chính, thực hiện các nhiệm vụ thu chi quản lý các khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất của công ty. Có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán. Phòng kỹ thuật và quản lý nhà Chịu trách nhiệm tổ chức thi công các công trình theo kế hoạch, đúng qui trình, thực hiện đúng cơ chế được giao. Lập hồ sơ hoàn công, quyết toán vật tư, tiền với công ty và chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình. Quản lý , theo dõi việc ký các hợp đồng cho thuê nhà, thu tiền thuê, bán nhà thuộc sở hữu nhà nước. Phòng kinh doanh Tham mưu cho Giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất, cùng với giám đốc ký các hợp đồng trong và ngoài Công ty, xây dựng các định mức về nhiên liệu, vật tư, xe máy, kỹ thuật…nghiệm thu tổng hợp khối lượng công việc thực hiện từng tháng để làm biên bản xác nhận khối lượng thực hiện các đơn cị liên quan. Tổ cơ khí- đội xe Sửa chữa các trang thiết bị, máy móc vận chuyển chất thải rắn cho Công ty. Đội môi trường I, II, III Quét dọn, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn hoạt động của Công ty. Đội cây xanh Trồng, chăm sóc và phát triển cây xanh công cộng. Đội thoát nước Duy tu bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố. Đội điện Duy tu bảo dưỡng và lắp đặt hệ thống CSCC và đèn TNGT. Ban quản lý nghĩa địa và bãi xử lý chất rắn Quản lý nghĩa địa và bãi rác của thành phố. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Quy trình sản xuất kinh doanh Đối với sản phẩm của Công ty là các công trình vệ sinh công cộng như: thu gom, vận chuyển chất thải rắn, làm vệ sinh nạo vét hệ thống thoát nước, duy tu bảo dưỡng hệ thông điện chiếu sáng công cộng, chăm sóc cây xanh đường phố, cây xanh các công trình… Mỗi công việc đều có quy trình công nghệ và khối lượng công việc khác nhau, vì vậy phương pháp thực hiện tiến độ công việc cũng khác nhau. Ở mỗi công việc đều có một hoặc nhiều công nhân và máy móc thiết bị trực tiếp tham gia. Mỗi công việc thực hiện theo đúng kế hoạch về thời gian đã quy định. Tổ chức cơ cấu sản xuất Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt chất lượng cao, Công ty đã thực hiện dây chuyền có quan hệ chặt chẽ giữa các đội với nhau, nhằm tạo thuận lợi cho việc đáp ứng các nhu cầu cần thiết trong công việc. - Công ty có cơ cấu tổ chức sản xuất như sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Công ty Đội cơ giới ( xe vận chuyển rác) Bãi xử lý (chôn lấp) Đội MT I, II, III + Quan hệ trực tuyến: + Quan hệ chức năng giữa các đội: - Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận Đội môi trường I, II, III : Gồm có 129 người, mỗi đội đều có một lực lượng để làm các công việc được Công ty giao như luôn đảm bảo chất lượng vệ sinh đường phố theo yêu cầu, mở rộng địa bàn phục vụ... Đội cơ giới: Gồm 21 người, 32 xe ô tô và 02 máy ủi có nhiệm vụ chính là thu gom chất thải rắn, vận chuyển rác từ bãi trung chuyển đến bãi xử lý rác Nghĩa Kỳ, tưới cây xanh đường phố, tưới nước chống bụi, phục vụ mai táng, phục vụ cho Đội điện, Đội cây xanh và Đội thoát nước. Xu hướng phát triển và mục tiêu của Công ty đề ra Chức năng Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo phương thức hoạch toán kinh tế độc lập và được mở tài khoản tại Ngân hàng. Công ty chuyên làm nhiệm vụ công ích phục vụ cộng đồng và đầu tư kinh doanh các công trình công ích trong toàn tỉnh. Dịch vụ phục vụ công ích: Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Dịch vụ tang lễ. Quản lý duy tu, bảo dưỡng hệ thống chiếu sáng công cộng. Quản lý công viên, trồng và chăm sóc cây xanh. Nạo vét, sửa chữa hệ thống thoát nước công cộng. Quản lý, phát triển và kinh doanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước. Hoạt động kinh doanh: Xây dựng mồ mả, xử lý hầm cầu. Xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống chiếu sáng công cộng và xây dựng vỉa hè. Thu gom và vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Dịch vụ cây cảnh. Duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật đô thị. Kinh doanh cây cảnh… Phương hướng hoạt động của Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi Để đạt được các mục tiêu của Công ty đề ra, lãnh đạo công ty có kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới như sau: Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực công ích Đây là mục tiêu chiến lược, nhiệm vụ kế hoạch lâu dài và trọng tâm. Do đó, phải tiếp tục củng cố và nâng cao số lượng, chất lượng dịch vụ công cộng trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Trên cơ sở mô hình doanh nghiệp mới được xác lập, tiếp tục phát triển mạng lưới dịch vụ công cộng ra các khu vực thị trấn, thị tứ thuộc địa bàn của tỉnh. Phương châm hoạt động: Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô dịch vụ phát triển chiều rộng, gắn với phát triển chiều sâu. Không ngừng tăng cường phương tiện kỹ thuật, cải tiến thiết bị và hình thức phục vụ để nâng cao hiệu quả kinh tế trong kinh doanh. Trong các hoạt động của Công ty, phải xem lĩnh vực này là lĩnh vực then chốt lâu dài, có tính chất quyết định đến yếu tố thành công, phát triển hoặc thất bại của Công ty. Kiên quyết không xem nhẹ hoạt động này và phải đưa ra nhiều giải pháp để phát triển, phù hợp với điều kiện phát triển địa phương và mức sống của cộng đồng dân cư. Kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh Ngoài lĩnh vực công ích, Công ty tiếp tục củng cố và phát triển các hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực sau: Kinh doanh hoạt động xây dựng cơ bản: Đây là lĩnh vực hoạt động trong những năm qua đã đem lại thuận lợi cho Công ty. Công ty sẽ tiếp tục phát triển thế mạnh, kinh nghiệm trong thi công xây lắp các công trình hạ tầng chuyên ngành. Các công trình do Công ty thiết kế, xây dựng phải có chất lượng cao và đem lại hiệu quả kinh tế. Tiếp tục củng cố, phát triển mở rộng địa bàn các dịch vụ vệ sinh đang có tỷ suất lợi nhuận cao và mức độ cạnh tranh thấp như hoạt động dịch vụ vệ sinh công sở, gia đình…nhằm đến số đông các đối tượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ này trong cộng đồng. Tiếp tục mở rộng ngành nghề kinh doanh giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, tạo việc làm cho công nhân viên. Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, chế độ cho người lao động. Từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng. PHẦN II NGUỒN RÁC CỦA CÔNG TY Nguồn gôc tạo thành chất thải rắn đô thị bao gồm Từ các khu dân cư ( chất thải sinh hoạt ). Từ các trung tâm thương mại ( siêu thị, chợ ). Từ các công sở, trường học, công trình công cộng. * Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách: Theo vị trí hình thành Người ta phân biệt rác hay chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, các khu chợ… Theo thành phần hóa học, vật lý Người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, chất dẻo… Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các loại Chất thải rắn sinh hoạt Là những chất thải có liên quan đến hoạt động con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm: Kim loại, sành sứ, gạch ngói vỡ, đất, đá, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, tre, gỗ, lông gia cầm, giấy, rơm, rạ, vỏ rau quả… Chất thải thực phẩm Bao gồm các thức ăn dư thừa, rau quả…những loại này thải ra mang bản chất dễ phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các mùi khó chịu, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm thì làm cho các vi sinh vật dễ dàng phát triển như ruồi, muỗi…Ngoài ra, bên cạnh các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ, các quán ăn… Chất thải trực tiếp Chủ yếu là phân, bao gồm phân người và các loại động vật khác... Chất thải lỏng Chủ yếu là bùn, ga, cống…là các chất thải ra từ các khu sinh hoạt của dân cư. Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác Bao gồm các loại vật liệu sau khi đốt, các sản phẩm khi đun nấu từ than, củi… Các chất thải từ đường phố Các chất này có thành phần chủ yếu là lá cây, que, nillon, vỏ bao gói… Chất thải xây dựng Là các phế thải như đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình… Chất thải xây dựng bao gồm: Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng. Đất đá do việc đào móng trong quá trình xây dựng. Các vật như kim loại, chất dẻo. Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn, cặn từ các cống thoát nước thành phố. Các chất thải nông nghiệp Là những chất thải và mẫu dư thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp. Ví dụ như: trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, các lò giết mổ…Hiện tại việc quản lý các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương. Lượng chất thải rắn đô thị phát sinh Việt Nam với chính sách đổi mới nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và nâng cao mức sống của người dân đã đạt được nhiều thành tựu rất lớn. Tốc dộ tăng GDP theo thống kê hàng năm khoảng 7- 8 %. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên phạm vi cả nước với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm. Sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ và quá trình đô thị hóa tại các đo thị diễn ra rất nhanh đã tạo ra nhiều sức ép đối với công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải đô thị nói riêng. Lượng chất thải đô thị phát sinh ngày một lớn. Tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị trên địa bàn Tỉnh do Công ty thu gom trong một ngày là 122,84 tấn/ngày, lượng chất thải thu gom trong một năm là 44.836 tấn/năm. Tỉ lệ thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi: 85%. Tỉ lệ phủ dịch vụ quản lý chất thải rắn: 90%. Khối lượng, thành phần và tỉ lệ % các loại chất thải rắn : TT Thành phần chất thải rắn Khối lượng (kg/ngày) Tỷ lệ (%) 1 Rác thải hữu cơ 77.364 63 2 Rác thải bệnh viện 8.768 7,14 3 Rác thải công nghiệp 14.736 12 4 Từ các nguồn khác 21.932 17,86 Số liệu trên lấy theo báo cáo thu thập số liệu, điều tra khảo sát hiện trạng chất thải rắn và đề xuất phương án lựa chọn khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh cho đô thị Quảng Ngãi. Rác thải sau quá trình thu gom thì được xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp đơn giản, hợp vệ sinh và chưa có hệ thống tận dụng các loại chất thải để sử dụng lại. PHẦN III TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP RÁC XÃ NGHĨA KỲ VÀ HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Hiện trạng quản lý chất thải rắn của Công ty Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn Hiện Công ty thành lập 03 đội môi trường: Chuyên trách công tác thu gom rác thải; 01 đội xe thực hiện vận chuyển chất thải; 01 Ban quản lý bãi xử lý với nguồn nhân lực khoảng 150 người. Công ty có 12 xe cuốn ép rác ( 04 xe loại 2,5 tấn; 01 xe loại 5 tấn; 01 xe loại 12 tấn; 06 xe loại 7 tấn ) và 03 xe tải ben. Ngoài ra, Công ty có 110 xe rác đẩy tay có thể tích 0,67 m3/xe và đặt 1536 thùng rác các loại tại một số tuyến đường để thu gom rác. Hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị Rác thải đô thị phát sinh chủ yếu từ các nguồn sau: hoạt động dân sinh và từ các cơ quan, trường học, các hộ sản xuất kinh doanh… Theo báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ năm 2008, Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô Thị Quảng Ngãi đã thực hiện thu gom rác thải cho gần 20.500 hộ gia đình và 333 cơ quan, đơn vị, trường học. Công ty thực hiện thu gom rác thải bằng hai hình thức: Thu gom bằng xe đẩy tại các khu dân cư tập trung, tuyến đường phố nhỏ, đường hẻm 22 ngày/lần. Sau đó, rác được chuyển đến các diểm tập trung quy định rồi chuyển sang xe cuốn ép lớn ( 5 tấn và 12 tấn ) vận chuyển về bãi chôn lấp. Thu gom bằng xe ép loại 2,5 tấn; 5 tấn; 7 tấn và 12 tấn được thực hiện hàng ngày trên các tuyến đường lớn, các điểm tập trung và tại các thùng rác đặt trên các tuyến đường của Thành phố và vận chuyển về bãi chôn lấp có diện tích 10ha tại xá Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cách Thành phố 13 km về phía Tây. * Sơ đồ chu trình thu gom và vận chuyển rác đô thị được trình bày theo sơ đồ sau: Rác thải đường phố Rác thải từ các hộ gia đình và cơ quan Bãi chôn lấp Xe cuốn rác Xe đẩy tay Thùng đựng rác Tổng quan về bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố Quảng Ngãi Tên bãi rác chôn lấp: Bãi rác Thành phố Quảng Ngãi. Địa điểm: Xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thời gian chính thức hoạt động: Bắt đầu từ năm 1996 do Công ty Cổ Phần Môi Trường Đô thị Quảng Ngãi quản lý. Quy mô bãi chôn lấp: Diện tích sử dụng để chôn lấp: 10 ha. Diện tích chôn lấp đã sử dụng: 08 ha. Số lượng các ô chôn lấp rác thải sinh hoạt: 22 ô chôn lấp. Tổng lượng rác đã được chôn lấp tại bãi chôn lấp từ năm 1996 đến 5 tháng đầu năm 2010 khoảng 335.000 tấn rác; Công ty chỉ thực hiện thu gom đối với rác thải sinh hoạt, không thu gom đối với rác thải công nghiệp và rác thải y tế. Tình trạng hiện nay của bãi chôn lấp đang tiếp tục hoạt động. Lượng rác được chuyển đến bãi để chôn lấp là 122,84 tấn rác/ngày đêm. Các loại hóa chất, nhiên liệu sử dụng: Vôi bột, thuốc diệt ruồi 50 EC và Echoice Solution khử mùi. Dự báo đến năm 2011 bãi rác Thành phố sẽ đóng cửa. Hiện trạng xử lý chất thải rắn Hiện nay, các phương pháp xử lý chất thải rắn đô thị của thành phố Quảng Ngãi chôn lấp thủ công chung đối với tất cả các loại rác được thu gom. Các xe cuốn ép rác chở chất thải đến bãi chôn lấp chất thải rắn của thành phố tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa cách thành phố 13 km về hướng Tây. Bãi chôn lấp chất thải rắn Nghĩa Kỳ được xây dựng và đưa vào vận hành từ năm 1986 với diện tích 10 ha. Cho đến nay khoảng 8 ha đã được sử dụng kín. Xung
Luận văn liên quan