Báo cáo Thực tập địa chất Lạng Sơn

Địa chất là môn khoa học chuyên nghiên cứu về trái đất, các vật liệu hình thành trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó và các quá trình hoạt động của chúng, nó bao gồm các nghiên cứu về nguồn gốc sinh vật trên trái đất, địa chất học là môn nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc của quá trình, cấu trúc của trái đất thay đổi theo thời gian. Để không ngừng củng cố thêm kiến thức đá được học là làm quen với công việc địa chất sau này. Nhằm mục đích đào tạo chuyên môn Địa chất cho sinh viên. Theo quyết định số: 3968/QD.MĐC - ĐH. SDH của Bộ GD&ĐT Trường Đại học Mỏ Địa chất: ngày 14/11/2007 đã cho phép sinh viên lớp Địa Chất B - K50 đi thực tập môn học Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ Địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn từ ngày 31/12/2007 đến ngày 16/02/2008. Thị xã Lạng Sơn là một vùng thực tập rất điển hình và đa dạng cho sinh viên địa chất, đặc biệt là sv ngành địa chất TKTDKS đi thực tập. Với cấu trúc địa chất phong phú, các hiện tượng địa chất nội ngoại sinh rất rõ ràng, nên đi Lạng Sơn là rất phù hợp với mục đích của nhà trường và khoa địa chất đề ra. Đợt thực tập ngoài thực địa nhằm mục đích củng cố các kiến thức đã học từ giáo trình môn học; Địa chất Đại cương, Địa chất cấu tạo, Thạch Học, Lịch sử địa chất Qua việc vận dụng lý luận thực tế, tìm tòi sáng tạo trong thực tập và làm tổng kết lý luận. Đợt thực tập giúp sinh viên làm quen với những công việc sau này, giúp sinh viên hình dung và định hướng được công việc sẽ làm trong tương lai. Để đạt được mục đích và kết quả cao trong đợt thực tập sinh viên phải tuân thủ những yêu cầu đặt ra trong đợt thực tập, phải đảm bảo thực tập đúng nội dung, đúng quy chế thực tập do nhà trường đề ra như: Đảm bảo lộ trình, tuân thủ quy định lao động, đảm bảo việc thu thập mẫu, ghi chép đầy đủ cá nhân, bảo quản tài liệu thực tập và các nhu cầu sinh hoạt.

docx50 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6573 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập địa chất Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I Lời mở đầu Địa chất là môn khoa học chuyên nghiên cứu về trái đất, các vật liệu hình thành trái đất, cấu trúc của những vật liệu đó và các quá trình hoạt động của chúng, nó bao gồm các nghiên cứu về nguồn gốc sinh vật trên trái đất, địa chất học là môn nghiên cứu về thành phần, nguồn gốc của quá trình, cấu trúc của trái đất thay đổi theo thời gian. Để không ngừng củng cố thêm kiến thức đá được học là làm quen với công việc địa chất sau này. Nhằm mục đích đào tạo chuyên môn Địa chất cho sinh viên. Theo quyết định số: 3968/QD.MĐC - ĐH. SDH của Bộ GD&ĐT Trường Đại học Mỏ Địa chất: ngày 14/11/2007 đã cho phép sinh viên lớp Địa Chất B - K50 đi thực tập môn học Địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ Địa chất tại khu vực thành phố Lạng Sơn từ ngày 31/12/2007 đến ngày 16/02/2008. Thị xã Lạng Sơn là một vùng thực tập rất điển hình và đa dạng cho sinh viên địa chất, đặc biệt là sv ngành địa chất TKTDKS đi thực tập. Với cấu trúc địa chất phong phú, các hiện tượng địa chất nội ngoại sinh rất rõ ràng, nên đi Lạng Sơn là rất phù hợp với mục đích của nhà trường và khoa địa chất đề ra. Đợt thực tập ngoài thực địa nhằm mục đích củng cố các kiến thức đã học từ giáo trình môn học; Địa chất Đại cương, Địa chất cấu tạo, Thạch Học, Lịch sử địa chất… Qua việc vận dụng lý luận thực tế, tìm tòi sáng tạo trong thực tập và làm tổng kết lý luận. Đợt thực tập giúp sinh viên làm quen với những công việc sau này, giúp sinh viên hình dung và định hướng được công việc sẽ làm trong tương lai. Để đạt được mục đích và kết quả cao trong đợt thực tập sinh viên phải tuân thủ những yêu cầu đặt ra trong đợt thực tập, phải đảm bảo thực tập đúng nội dung, đúng quy chế thực tập do nhà trường đề ra như: Đảm bảo lộ trình, tuân thủ quy định lao động, đảm bảo việc thu thập mẫu, ghi chép đầy đủ cá nhân, bảo quản tài liệu thực tập và các nhu cầu sinh hoạt. Yêu cầu chuyên môn có 3 phần lớn: + Phải nhận biết, nghiên cứu và xác định các cấu tạo địa chất theo các tuyến lộ trình cũng như trong vùng nghiên cứu. + Bước đầu làm quen với công việc đo vẽ bản đồ địa chất. + Tăng khả năng nhận biết đất đá, sử dụng bản đồ địa hình, địa bàn địa chất, búa và các dụng cụ khác trong khi thực tập. Trong đợt thực tập chúng tôi đã vận dụng các phương pháp phân tích cấu trúc địa chất như; các phương pháp địa mạo, viễn thám, môi trường… Nhằm phát hiện và làm rõ các cấu trúc nằm dưới sâu hoặc bị che khuất bởi đất phong hóa và trầm tích Đệ Tứ. Đợt thực tập này gồm 2 phần lớn : phần thực địa và phần trong phòng, diễn ra trong 6 tuần từ tuần 21 đến tuần 27 tức là từ 31/12/2007 đến 16/02/2008 và được chia làm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Từ ngày 30/12/2007 đến ngày 03/01/2008. Đây là thời gian chuẩn bị dụng cụ học tập, tư trang, tài liệu địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất và các điều kiện về vật chất để tiến hành thực tập. Giai đoạn này được thực hiện ở nhà và một phần ở Lạng Sơn. - Giai đoạn 2: Sau giai đoạn chuẩn bị đó là giai đoạn thực địa. Giai đoạn này chúng tôI thực hiện tại khu vực TP Lạng Sơn gồm những lộ trình có sự hướng dẫn của thầy giáo và những lộ trình độc lập. Lộ trình 1: Đông Kinh – Nà Pàn Lộ trình 2: Đông Kinh –Lộc Bình Lộ trình 3: Đông Kinh – Bản Lỏng Lộ trình 4: Đông Kinh – Cao Lộc Lộ trình 5: Đông Kinh – Hữu Nghị - Tân Thanh  Hai lộ trình do các nhóm độc lập tiến hành là: Lộ trình 6: Đông Kinh – Pò Lèo Lộ trình 7: Pò Tàng – Khôn Cuông - Giai đoạn 3: Giai đọan trong phòng, giai đọan này chúng tôI làm một phần ở Lạng Sơn và phần lớn tại Hà Nội. Đâyy là giai đọan làm báo cáo tổng kết, sơ đồ địa chất, địa mạo, kiến tạo, vẽ mặt cắt địa chất và bảo vệ kết quả thực tập. Lớp Địa Chất Thuỷ Văn K54 gồm 55 thành viên được chia ra làm 7 nhóm, mỗi nhóm có 7 thành viên, trong đó chúng tôI thuộc nhóm 2 đội II và bao gồm các thành viên sau: 1. NGUYỄN VĂN SÁNG (Nhóm trưởng) 2. NGUYỄN TIẾN VINH 3. HOÀNG VĂN TIỆP 4. BÙI SỸ HOÀNG 5. THÁI KHẮC VIỆT 6. BÙI THẾ QUANG 7. ĐẶNG HỮU SÁNG Dưới sự hướng dẫn tận tình của các thầy trong bộ môn địa chất đá giúp chúng tôi trong đợt thực tập này. PHẠM NGUYÊN PHƯƠNG PGS-TS HẠ VĂN HẢI Ths NGUYỄN QUỐC HƯNG Ts TRẦN MỸ DŨNG Với sự nỗ lực của từng thành viên trong nhóm, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, chúng tôi đá hoàn thành báo cáo thực tập địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất vùng thánh phố Lạng Sơn. Báo cáo gồm 10 chương: Chương 1: Mở đầu: Giới thiệu mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đợt thực tập, cơ cấu đoàn thực tập, quá trình thực tập và những điểm chúng nhất về báo cáo của đợt thực tập này. Chương 2: Đặc điểm địa lý - kinh tế - nhân văn vùng thành phố Lạng Sơn. Giới thiệu khái quát về địa lý, kinh tế - nhân văn và các hoạt động khác của vùng thực tập. Chương 3: Lịch sử nghiên cứu địa chất vùng thành phố Lạng Sơn: Giới thiệu sơ lược quá trình nghiên cứu địa chất của vùng. Chương 4: Địa tầng. Giới thiệu và mô tả địa tầng trong vùng nghiên cứu. Chương 5: Kiến tạo. Chương này trình bày những điểm vấn về cơ bản nhất về phân vùng kiến tạo, mô tả các nếp uốn, các đứt gãy và khe nứt trong vùng nghiên cứu. Chương 6: Địa mạo. Trình bày những điểm chung nhất về địa mạo thực tập và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất, với khoáng sản, với địa chất công trình - địa chất thuỷ văn – TKTD khoáng sản và môi trường. Chương 7: Địa chất thuỷ văn và Địa chất công trình. Giới thiệu các phức hệ, các tầng nước dưới đất, đồng thời giới thiệu một số vấn đề chính về địa chất công trình của vùng nghiên cứu. Chương 8: Khoáng sản: Trình bày các khoáng sản chính và khả năng sử dụng chúng trong kinh tế và đời sống ở vùng đã thực tập. Chương 9: Lịch sử phát triển địa chất vùng thành phố Lạng Sơn. Căn cứ vào các thành tạo địa chất, hiện tượng địa chất để đánh giá và phân tích lịch sử phát triển địa chất của vùng. Chương 10: Kết luận: Trình bày các kết quả thu được sau đợt thực tập, nêu tóm tắt các vấn đề cần khắc phục và phương hướng phát triển. Báo cáo được hoàn thành là kết quả của sự đoàn kết và cố gắng của các thành viên trong nhóm, dưới sự hướng dẫn của các thầy giáo trong đoàn thực tập. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, khoa Địa chất, bộ mộ Địa chất, các thầy giáo hướng dẫn thực tập và chính quyền, nhân dân thành phố Lạng Sơn, những cá nhân tập thể đã tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành đợt thực tập này. Xin chân thành cảm ơn ! CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - KINH TẾ - NHÂN VĂN VÙNG THÀNH PHỐ LẠNG SƠN Đặc điểm địa lý tự nhiên Vị trí Vùng thực tập là thành phố Lạng Sơn, ở phía Đông Bắc nước ta. Trung tâm thành phố cách Hà Nội khoảng 150 km theo đường thẳng. Khu vực thực tập có diện tích 81km2, phía Bắc giáp với khu vực thị trấn Đồng Đăng, phía Tây giáp với huyện Cao Lộc, phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Lộ Bình. Vùng thực tập có toạ độ: - Từ 10604320 đến 10604718 kinh độ Đông - Từ 2104300 đến 2104944 kinh độ Bắc. Địa hình Vùng thành phố Lạng Sơn thuộc địa hình miền núi có độ cao trung bình thấp và ít phân cắt, độ cao tuyệt đối từ 250m đến 600m. Thành phố Lạng Sơn nằm gọn trong một thung lũng có dạng hình thoi, kéo dài theo phương Tây Bắc- Đông Nam. Với chiều dài khoảng 6km. Trung tâm thung lũng là khu vực Kỳ Lừa được mở rộng 3 – 3,5 km, còn hai đầu thi hẹp lại chỉ còn 100 – 200m. Bề mặt thung lũng tương đối bằng phẳng và hơi nghiêng về phía Đông Nam. Trong thung lũng có các núi sót đá vôi phân bố phía Tây Kỳ Lừa như: Tam Thanh, Nhị Thanh và nằm rải rác như : núi Chùa Tiên , Đông Kinh, Phai Vệ với độ cao tuyệt đối thường trên 300m, vách dốc đứng, bề mặt phân cách hiểm trở. Trong các núi đá vôi phát triển nhiều hang động karst với những kích thước khác nhau tạo nên những danh lam thắng cảnh như Tam Thanh. Nhị Thanh, Chùa Tiên. a, địa hinh núi thấp Đồi núi chiếm một phần lớn trong địa hình nghiên cứu, phân bố xung quanh khu vực thành phố Lặng Sơn. Đặc điểm địa hình ở đây là không có núi cao, hầu hết là đồi núi thấp phân bố thành từng dải liên tục hoặc ở dạng các đồi núi riêng biệt. Xa trung tâm thành phố là các dãy đồi núi thấp có độ cao từ 280 đến 450m, kéo dài theo phương gần Bắc Nam, đỉnh núi có độ cao lớn nhất là 578m. Các đồi thường có đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc từ 5 đến 15 độ với độ cao từ 280m tới 310m. Các núi thấp thường có đỉnh nhọn, sường dốc từ 30- 350 có nơi đến 450 với độ cao thay đổi từ 300 – 400m. Đỉnh cao nhất nằm ở phía Tây Bắc thành phố, đạt độ cao 587m. Cấu tạo nên địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên và magme phun trào. Phần lớn bề mặt các đá bị phong hoá mạnh và đang tiếp tục bị phong hoá. Chính nhờ vào các đặc điểm này mà vỏ phong hoá khá dày, dễ gây các tai biến địa chất ở các sườn dốc của địa hình. b, địa hình núi đá vôi Một trong những đặc trung của địa hình khu vực Lạng Sơn là địa hình núi đá vôi. Núi đá vôi ở đây là những núi không cao hoặc nằm đơn lẻ dạng núi sót. Về độ cao tuyệt đối, phần lớn các núi này đều có độ cao trên 290m, phổ biến trên 300m. Mức độ phân cắt hay độ chênh cáo giữa các đỉnh núi và địa hình xung quanh không quá 200m. Vì vậy, theo phân loại thì địa hình này chưa đặt tiêu chuẩn, tuy nhiên nếu dùng thuật ngữ “đồi” thì không phù hợp. Về mặt bản chất và hình thái các núi có mức độ tập trung lớn ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh. Các núi đá vôi ở đây có dạng thấp, sườn thoải, đỉnh tai mèo lởm chởm. Một số khác có dạng nón như: Đông Kinh, Phai Lây.Trong khối đá vôi phát triển nhiều hang động, một số nơi có phong cảnh đẹp như các động Tam Thanh, Nhị Thanh, Chùa Tiên. c, địa hình đồng bằng, thung lũng Địa hình đồng bằng và thung lũng phân bố ở phía Nam và một số nơi xung quanh thành phố Lạng Sơn. Về nguồn địa hình này được tạo thành do các quá trình ngoại sinh như: quá trình hoà tan, bóc mòn và tích tụ. Thung lũng lớn nhất là thung lũng thành phố Lạng Sơn, ngoài ra còn xuất hiện thung lũng ở khu vực Mai Pha, dọc suối Na Sa, suối Ki Ket và thung lũng Nà Chuông. Do địa hình bằng phẳng nên ở trung tâm thành phố giao thông khá thuận tiện, là nơi tập trung dân cư, kinh tế phát triển. d, sông suối Các sông suối phân bố ở phần phía Nam thành phố Lạng Sơn và một số nơi khác trong vùng. Sông Kỳ Cùng chảy qua thành phố theo hướng từ Đông sang Tây. Sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ dãy núi Mẫu Sơn ở phía Đông, chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc đến vùng nghiên cứu sông uốn lượn rồi chảy theo các phương khác nhau đến Thất Khê, sông chảy vào sông Bằng Giang (Trung Quốc). Trong phạm vi vùng nghiên cứu Sông Kỳ Cùng có chiều dài khoảng 15 km, chảy qua các đất đá và các địa tầng khác nhau, chịu ảnh hưởng của các cấu trúc khe nứt, đứt gãy, nên hướng dòng chảy thay đổi, chiều rộng và chiều sâu lòng sông khác nhau. Đoạn chảy qua thành phố Lạng Sơn với địa hình tương đối bằng phẳng, phân bố đá hoà tan nên dòng được mở rộng khoảng 60-80m, có nơi đến gần 100m. Dòng sông uốn khúc, nước chảy chậm, bờ sông là nơi tích tụ phù sa của sông Kỳ Cùng, có nơi là đá vôi hoặc đá trầm tích lục nguyên. Lưu lượng của sông thay đổi từ 4,48m3/s về mùa khô, đến 7396m3/s về mùa mưa. Trong vùng nghiên cứu có ba con suối là các suối Na Sa, suối Lau Li và suối Ki Ket. Các suối có chiều rộng từ 1m đến 20m. Suối có nhiều nước vào mùa mưa và ít nước và mùa khô. Khí hậu Vùng thành phố Lạng Sơn nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa. Một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa trung bình thay đổi từ 1700 mm đến 1800mm. Trong mùa mưa xuất hiện những trận lũ bất thương làm cho nhân dân thành phố và công tác nghiên cứu địa chất gặp không ít khó khăn. Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít từ 100mm đến 200mm. Nhiệt độ trung bình từ 10-200C, cá biệt có ngày đến dưới 00C, có hiện tượng tuyết rơi trên đỉnh nùi Mẫu Sơn. Trong mùa khô có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa phùn. Tuy nhiên về mùa này cơ bản về thời tiết khô ráo phù hợp với công tác nghiên cứu khảo sát địa chất. II. Đặc điểm kinh tế Giao thông Nhìn chung điều kiện giao thông của thành phố Lạng Sơn khá phát triển bao gồm các tuyết đường sắt, đường bộ và đường không. Tuyến đường sắt chặt từ Hà Nội qua Bắc Ninh, Bắc Giang lên Lạng Sơn và nối với đường sắt Trung Quốc. Đường bộ - Quốc lộ 1A: Hà Nội - Lạng Sơn - Quốc lộ 1B: Lạng Sơn -Thái Nguyên - Quốc lộ 4A: Lạng Sơn - Cao Bằng - Quốc lộ 4B: Lạng Sơn - Quảng Ninh Đặc biệt là tuyến đường Hà Nội - Lạng Sơn đã được nâng cấp, mở rộng rút ngắn thời gian đi lại giữa hai thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông giữa các khu vực nói trên. Ngoài đường quốc lộ, trong vùng còn có các tuyến đường liên huyện từ thành phố đi các nơi trong tỉnh. Công nghiệp Nhìn chung công nghiệp trong vùng chưa phát triển không có nhiều công trường và các công sở công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại. Khu cực thành phố chưa thu hút được nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất tại nơi đây. Các cơ sở lớn nhất là Công ty Vật liệu Xây dựng Lạng Sơn. Đáng chú ý là nhà máy xi mang Lạng Sơn với công suất 6 vạn tấn/ năm nhưng hiện nay đá ngừng hoạt động và công ty gạch ngói Hợp Thành. Nông nghiệp Nông nghiệp của vùng phát triển chưa cao, một phần do điều kiện địa hình khí hậu không thuận lợi cho khai trồn các loại cây công nghiệp và phần cơ bản khác là phương thức canh tác còn lạc hậu. Tuy nhiên, địa hình khí hậu thuận lợi cho việc trồng cây hoa màu và rau có chất lượng cao. Sản phẩm rau quả ở đây được ưa chuộng tại địa phương và các vùng xung quanh. Trong những năm gần đây nông nghiệp và lâm nghiệp đã được chú ý hơn nên diện tích đồi núi trọc đã giảm đáng kể đồng thời nạn phá rừng đã cơ bản được hạn chế. Thương nghiệp Trong những năm gần đây chính sách mở cửa Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương nghiệp. Giao lưu hàng hóa giữa Lạng Sơn với Trung Quốc lưu thông hàng hóa tập trung tại các khu vực Kỳ Lừa, Đông Kinh, Tân Thanh, Đồng Đăng. Hàng năm lưu lượng hàng hóa qua biên giới là rất lớn. Tuy nhiên, ở khu vực này buôn lậu hàng hóa qua biên giới rất khó khăn được giải quyết gây không ít khó khăn cho đời sống, kinh tế ở nơi này. Dân số Thành phố Lạng Sơn là trung tâm kinh tế, văn hoá giáo dục của tỉnh Lạng Sơn. Hiện tại thành phố có hơn 5 vạn dân, chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó là người Tày, người Dao, người Nùng. Tuy có nhiều dân tộc khác nhau cư trú trên cùng địa bàn, nhưng hầu hết đồng bào có tính đoàn kết xây dựng. Điều này đã được chứng minh qua những năm chiến tranh và xây dựng đất nước. Văn hoá Phần lớn trình độ văn hóa của người dân thành phố Lạng Sơn và vùng lân cận ở mức trung bình. Tuy nhiên trong vùng có khá nhiều trẻ em thất học đặc biệt là con em dân tộc ít người. Vùng nghiên cứu là một trong những khu vực có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thành Nhà Mạc - Động Tam Thanh, Nhị Thanh, chù Tam Thanh, cửa Nhị Thanh, Chùa Tiên. Hàng năm lượng khách du lịch đến Lạng Sơn là khá đông. Trên cơ sở đặc điểm địa lý - kinh tế - nhân văn, chúng tôi thấy rằng vùng thành phố Lạng Sơn rất thuận lợi cho việc thực tập nghiên cứu địa chất. Nơi này có nhiều đồi núi thấp cây cao và thưa dễ dàng phát hiện các đất đá và đặc điểm địa chất. CHƯƠNG III LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THÀNH PHỐ LẶNG SƠN Lịch sử nghiên cứu vùng thành phố Lạng Sơn liên quan trực tiếp đến lịch sử nghiên cứu địa chất vùng Đông Bắc Việt Nam, được chia làm 3 giai đoạn. I.Giai đoạn trước năm 1945 Từ cuối thế kỷ 19, Việt Nam dưới sự cai trị của thực dân Pháp cho đến trước năm 1945. Do vậy công việc nghiên cứu vùng này đều do các nhà địa chất tiến hành với mục đích riêng của họ Năm 1942 Baurret đã có công trình nghiên cứu vùng Đông Bắc Việt Nam. Ông gọi các đá trầm tích sét kết, bột kết có hoá đá chân rùi ở Lạng Sơn là đá phiến Sông Hiến. Năm 1926, Patte đã nghiên cứu đá phun trào ở Bắc bộ và Lạng Sơn ông đá xếp chúng vào tuổi Trias. II.Giai đoạn 1945 đến 1954 Trong thời kỳ này do điều kiện chiến tranh, công việc nghiên cứu địa chất ở nước ta nói chung và ở vùng Lạng Sơn nói riêng hầu như chưa được tiến hành là bao nhiêu. III.Giai đoạn từ năm 1954 đến nay Trong giai đoạn này miền Bắc Việt Nam đã trở lại hoà bình và bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Việc thăm dò khoáng sản là một trong những nhu cầu quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt nam đã thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam với tỷ lệ 1:500.000. Năm 1965 A.E.Dopjicop cùng các nhà Địa chất Việt Nam đã phân chia các đá vùng thành phố Lạng Sơn thành các phân vị địa tầng sau: - Điệp Lạng Sơn (Tiils) - Điệp Sông Hiến (T2ash) - Hệ tầng Mẫu Sơn (T3cms). Năm 1962, Bùi Phú Mỹ, Gazenco và một số nhà Địa chất đã xếp Bauxit vùng Đồng Đăng vào tuổi Trias. Trong công trình nghiên cứu trùng lỗ Paleozoi thượng của Nguyễn Văn Liêm năm 1966, ông đã xếp Bauxit ở khu vực này vào Điệp Đồng Đăng (P3 đđ) và xếp đá vôi khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh vào hệ tầng Bắc Sơn (C-P2 bs). Năm 1972 Trần Văn Trị và một số nhà Địa chất khác đã thành lập bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam với tỷ lệ 1: 1.000.000. Trong đó đá phun trào ryolit ở khu vực thành phố Lạng Sơn được xếp vào bậc Anizi, trầm tích có hóa đá chân rìu, chân đầu nằm trên đá phun trào xếp vào bậc Lađini. Từ đầu năm 1969 đến nay các thầy giáo và sinh viên Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã khảo sát khu vực này với mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ đời sống kinh tế quốc phòng đã làm rõ cấu trúc địa chất khu vực cùng những vấn đề liên quan, trong đó có địa chất được phân chia từ trẻ đến già như sau: Giới Kainozoi (KZ) - Đệ Tứ (Q) - Hệ Neogen hệ tầng Na Dương (N1c-ms) Giới Mzozoi (MZ) - Hệ Trias + Thống trên, hệ tầng Mẫu Sơn (T3 c-ms) + Thống giữa, hệ tầng Nà Khuất (T2l nk); hệ tầng Sông Hiến (T2a sh) + Thống dưới, hệ tầng Kỳ Cùng (T1o kc); hệ tầng Lạng Sơn (T1i ls) Giới Paleozoi (PZ) - Hệ Pecmi + Thống trên, hệ tầng Đồng Đăng (P3 đđ) - Hệ Cacbonm, hệ Pecmi thống giữa, hệ tầng Bắc Sơn (C-P2 bs) Các công việc này đã góp phần đào tạo đội ngũ kỹ sư địa chất phục vục cho các ngành kinh tế của nước ta. CHƯƠNG IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT VÀ ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA CHẤT Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đo vẽ bản đồ địa chất là công việc nhìn thấy toàn diện chính của địa chất cấu tạo và đo vẽ bản đồ địa chất cấu tạo giúp cho sinh viên có cái nhìn khái quát về cấu trúc địa chất, kiến tạo, khoáng sản và các vấn đề khác, và từ đó thực hiện công việc một cách chi tiết hơn. Do những mục đích trên các phương pháp tiến hành thực hiện theo quy trình khoa học kỹ thuật nhằm đặt hiệu quả tốt nhất. Tổng hợp các tài liệu I.Chuẩn bị các tài liệu có trước Đây là bước công tác quan trọng để thu nhập tài liệu địa hình, địa chất, môi trường có trước với vùng công tác. II.Chuẩn bị tài liệu mới Như tài liệu ảnh chụp vệ tinh, từ máy bay, từ xa, các tài liệu địa chất vật lý, khoan thăm dò, phân tích mẫu. III.Xây dựng tài liệu tổng hợp Trên cơ sở các tài liệu nói trên tổng hợp như: tài liệu địa hình, địa chất môi trường, kiến tạo, khoáng sản, địa chất công trình , địa chất thuỷ văn. Triển khai thực địa Trình trình bao quát vùng Tiến hành lộ trình nhằm bao quát toàn vùng, nhằm tạo cơ sở dữ liệu lập các lộ trình thực địa. Vạch các hành trình thực địa Từ các tài liệu tổng hợp, tài liệu lộ trình bao quát, tài liệu điều kiện địa lý tự nhiên vạch các lộ trình thực địa theo các chuyên môn Lộ trình mặt cắt, lộ trình toả tia. Lộ trình diện tích. Lộ trình xác định ranh giới địa chất. Lộ trình chuyên đề. Lộ trình tổng hợp. Lộ trình thực địa Tr ên cơ như đã nêu tiến hành các lộ trình mặt cắt và diện tích tiến hành với các nhóm chuyên sâu cụ thể để giải quyết toàn diện đầy đủ chuyên môn. Tổng kết công tác nghiên cứu cấu trúc và đo vẽ địa chất. Tổng hợp các tài liệu có trước với các tài liệu thực địa thành lập bản đồ tài liệu thực tế, bản đồ địa chất, địa mạo, địa chất khoáng sản, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất môi trường và các tài liệu khác. Chi tiết hoá tài liệu viễn thám kết hợp các tài liệu địa lý, khoan khai đào, phân tích mẫu. Phân tích các diện tích, các khu vực, các đơn nguyên địa chất đến địa chất công trình trên cơ sở các tài liệu địa chất. Trong khi tiến hành các công tác nói trên, vận dụng hiệu
Luận văn liên quan