Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán.
Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lực trong quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian học tập tại trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, em đã được trang bị những nền tảng lý luận cơ bản, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học. Thời gian thực tập tốt nghiệp cuối khóa học, chính là dịp để em cũng như các bạn sinh viên làm quen với công việc thực tế để củng cố và nâng cao kiến thức đã được nghiên cứu tại trường.
Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hưng Hà, em đã có cơ hội tiếp xúc với công tác kế toán trong thực tế tại công ty, được nghiên cứu tổng quan công việc hạch toán của từng phần hành kế toán. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty và Thầy hướng dẫn ThS. Mai Ngọc Miên, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình với nội dung chính sau:
Phần 1: Khái quát về công ty TNHH Sản xuất – Thương Mại Hưng Hà.
Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hưng Hà.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.
27 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5840 | Lượt tải: 9
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập kế toán tại công ty TNHH sản xuất – thương mại Hưng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN TẠI Công ty
TNHH Sản xuất – Thương mại Hưng Hà
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HƯNG HÀ... 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 1
1.1.1. Khái quát chung về công ty... 1
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển . 2
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh .. 8
Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.. 11
PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & SẢN XUẤT HƯNG HÀ .... 6
2.1.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ....... 6
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty ...... 8
Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu .... 8
Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán .. 8
Kế toán Nguyên vật liệu ..10
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ... 11
Kế toán tài sản cố định 12
2.3.5 Kế toán thuế GTGT .. 15
PHẦN III: THU HOẠCH VÀ NHẬN XÉT ... 17
Thu hoạch ... 17
Nhận xét chung về công tác kế toán tại công ty . 17
Ưu điểm ... 17
Những tồn tại ... 18
KẾT LUẬN ... 19
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. NVL Nguyên vật liệu
2. GTGT Giá trị gia tăng
3. KKTX Kê khai thường xuyên
4. KKĐK Kiểm kê định kì
5. GVHB Giá vốn hàng bán
6. BHYT Bảo hiểm y tế
7. BHXH Bảo hiểm xã hội
8. TSCĐ Tài sản cố định
9. SXKD Sản xuất kinh doanh
10. TK Tài khoản
11. TSDH Tài sản dài hạn
12. LĐ Lao động
14. TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15. CKTM Chiết khấu thương mại
16. DN Doanh ngiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý một cách có hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay sản xuất dịch vụ của một doanh nghiệp nói riêng, một nền kinh tế quốc dân của một nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ quản lý khác nhau và một trong những công cụ quản lý không thể thiếu được đó là kế toán.
Xuất phát từ nhu cầu trên, kế toán trở thành công cụ quan trọng, đắc lực trong quản lý, điều hành các hoạt động, tính toán và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo tài chính cũng như chủ động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thời gian học tập tại trường Đại học Kinh doanh & Công nghệ Hà Nội, em đã được trang bị những nền tảng lý luận cơ bản, phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề khoa học. Thời gian thực tập tốt nghiệp cuối khóa học, chính là dịp để em cũng như các bạn sinh viên làm quen với công việc thực tế để củng cố và nâng cao kiến thức đã được nghiên cứu tại trường.
Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hưng Hà, em đã có cơ hội tiếp xúc với công tác kế toán trong thực tế tại công ty, được nghiên cứu tổng quan công việc hạch toán của từng phần hành kế toán. Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong phòng kế toán của công ty và Thầy hướng dẫn ThS. Mai Ngọc Miên, em đã hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của mình với nội dung chính sau:
Phần 1: Khái quát về công ty TNHH Sản xuất – Thương Mại Hưng Hà.
Phần 2: Tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Hưng Hà.
Phần 3: Thu hoạch và nhận xét.
Tuy có nhiều cố gắng nhưng do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, trình độ còn hạn chế nên bài báo cáo của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được góp ý, bổ sung của giáo viên hướng dẫn và các anh chị phòng kế toán công ty.
PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT- THƯƠNG MẠI HƯNG HÀ
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Khái quát chung về công ty:
Tên công ty : CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI HƯNG HÀ
Tên giao dịch quốc tế : HUNG HA TRADING - PRODUCTION COMPANY LIMITED
Tên viết tắt : HUNG HA TP CO .,LTD
Ngày thành lập : được thành lập ngày 02 tháng 08 năm 2005 theo giấy phép số 0101742167 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Trụ sở chính : Số 9, TT Điện tử Sao Mai, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh:
In và các dịch vụ liên quan in. (ngành nghề chính)
Kinh doanh vật liệu xây dựng.
Sản xuất kinh doanh hàng sinh vật cảnh, trang trí nội, ngoại thất.
Quảng cáo và xúc tiến thương mại.
- Vốn điều lệ: 5.000.000.000VNĐ
Số lượng nhân viên: 40 nhân viên
Mã số thuế: 0101742167
Số điện thoại: 043.767.2189
Số fax: 043.767.2386
Là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ của Công ty TNHH và Luật doanh nghiệp.
Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty TNHH SX-TM Hưng Hà được thành lập vào ngày 02 tháng 08 năm 2005, ban đầu là một doanh nghiệp được thành lập kinh doanh đa ngành nghề như kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất kinh doanh trang trí nội ngoại thất, quảng cáo và xúc tiến thương mại.
Khởi đầu kinh doanh, Công ty đứng trước bộn bề khó khăn, áp lực. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của Công ty còn non trẻ, cơ sở vật chất còn hạn chế. Trong kinh doanh, tập thể Ban lãnh đạo Công ty luôn trăn trở xác định: Đối với một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đa ngành nghề yếu tố hàng đầu tạo nên sự sống còn và để phát triển đó là: “Chất lượng và uy tín trong quan hệ với các khách hàng, ngân hàng, mạng lưới các đối tác thương mại thường xuyên”.
Hiện nay, Công ty TNHH SX-TM Hưng Hà đã chú trọng vào hoạt động ngành nghề In và các dịch vụ liên quan tới In, có một xưởng sản xuất và một xưởng gia công hoàn thiện sản phẩm. Với 40 cán bộ công nhân viên cùng với một dây chuyền máy móc hiện đại của Nhật, Đức, Trung Quốc,gồm có 2 máy in 2 mầu, 2 máy in 4 mầu, máy sén giấy, máy bế, máy phơi bản.., và một số máy móc chuyên dùng hiện đại của Nhật, Trung Quốc,...
Cùng với sự mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, Công ty TNHH SX-TM Hưng Hà cũng không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới máy móc, trang thiết bị, mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm khai thác và mở rộng thị trường.
Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh (PL: 1):
Công ty TNHH SX- TM Hưng Hà là đơn vị sản xuất kinh doanh, độc lập được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý trong doanh nghiệp mình.
Để phù hợp với đặc điểm riêng của doanh nghiệp mình và hoạt động có hiệu quả nhất Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình phân cấp từ trên xuống dưới. Theo mô hình này thì mọi hoạt động của toàn công ty đều chịu sự hoạt động thống nhất của ban Giám đốc.
1.2.1 Ban Giám đốc - Giám đốc
Giám đốc là người đại diện pháp lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.2.2 Phòng Kế hoạch - kỹ thuật sản xuất: (PL:2)
Phòng kế hoạch có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh tế thương mại trong nước có trách nhiệm lập các hợp đồng, xây dựng quy trình sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, quản lý việc cung ứng vật tư. Đồng thời xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, điều chỉnh hoạt động kế hoạnh sản xuất kinh doanh.
1.2.3 Phòng kế toán:
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc đồng thời quản lý đồng thời huy động và sử dụng các nguồn vốn của công ty sao cho đúng mục đích và hiệu quả cao nhất, hạch toán bằng tiền mọi hoạt động của công ty.
Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo dõi, giám sát việc thực hiện các hợp đồng kinh tế về mặt tài chính. Chịu trách nhiệm đòi nợ thu hồi vốn. Đồng thời là lập các báo cáo như: Báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng kết tài sản,v.v...
Ngoài ra còn phải phân tích hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhằm mục đích cung cấp các thông tin cho người quản lý để họ đưa ra những phương án có lợi nhất cho công ty.
1.2.4. Phòng Quản lý chất lượng sản phẩm
Nhiệm vụ: Phòng có nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng quản lý các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng của sản phẩm. Tiến hành kiểm tra sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá, quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công ty.
1.2.5. Phòng nhận hàng vật tư:
Phòng có nhiệm vụ nhận vật tư được giao trước khi chuẩn bị vào quá trình sản xuất.. Có trách nhiệm bảo vệ vật tư đúng và đủ trước khi tiến hành sản xuất.
1.2.6. Phòng chế bản:
Có nhiệm vụ ra phim, mẫu bản kẽm cho tổ máy in
1.2.7 Tổ máy in:
Có nhiệm vụ trong toàn bộ quá trình in của công ty, về máy móc thiết bị và các công đoạn trong việc in ấn.
1.2.8. Tổ gia công:
Có nhiệm vụ nhận các sản phẩm sau in để gia công hoàn thiện sản phẩm đúng chất lượng cũng như mẫu mã, chủng loại.
1.2.9 Tổ đóng gói hàng:
Là khâu cuối cùng trong công đoạn của quá trình sản xuất nhưng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng. Đó là đóng gói hàng đúng kiện theo yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như yêu cầu của khách hàng.
1.3 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Những thuận lợi:
- Với loại hình là công ty TNHH, công ty có điều kiện đẩy mạnh cải cách về nhân sự, phương thức sản xuất trong nền kinh tế thị trường, được chủ động hơn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh;
* Khó khăn
- Là hình thức công ty TNHH nên bị hạn chế về cách thức huy động vốn,. Công ty phải huy động vốn theo cách thông thường là vay ngân hàng, và bị phụ thuộc một phần vào nguồn vốn này. Chi phí vay vốn tăng cao do lãi suất vay ngân hàng ngày một tăng lên.
- Giá vật nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng gia tăng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất của Công ty.
* Kết quả hoạt động kinh doanh (PL: 3)
Theo số liệu PL:3 ta rút ra những nhận xét sau đây:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 19% cụ thể là tăng 2.523.660.517đ, năm nay cao hơn năm trước. Doanh thu thuần về Bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 19%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là 207.010.217đ tăng 23%, Các hoạt động doanh thu tài chính còn ít, Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 là: 624.012.180đ , năm 2012 là: 523.614.133đ tăng 20 %; Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 12 % cụ thể là tăng: 75.298.535đ.
Trong năm 2013 trước những tình hình diễn biến phức tạp của suy thoái kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, năng lực kinh doanh yếu kém, đầu tư dàn trải vào những ngành nghề mới, chưa có kinh nghiệm dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản. Để đạt kinh doanh có lãi trong năm 2013 cũng là do công ty tập chung vào ngành nghề mình có thể mạnh chủ đạo như In và các dịch vụ gia công sau in, không đầu tư dàn trải ra nhiều ngành, phát triển và mở rộng cơ sở sản xuất cũng như lượng khách hàng tiềm năng. Công ty cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm trong nỗ lực đầu tư đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ.
PHẦN II:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI HƯNG HÀ
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
Bộ máy tài chính kế toán của công ty TNHH SX – TM Hưung Hà được tổ chức như sau :
Công ty TNHH SX – TM Hưng Hà là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động độc lập tự hạch toán. Xuất phát từ đặc điểm trên để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, Công ty TNHH SX – TM Hưng Hà đã áp dụng hình thức tổ chức kế toán tập trung toàn công ty. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện tại phòng tài chính kế toán của công ty từ khâu tập hợp số liệu ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, phân tích kiểm tra kế toán...
Về mặt nhân sự bộ máy kế toán gồm có: kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán thực hiện các phần hành kế toán khác như: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán doanh thu...
Bộ máy kế toán của công ty có nhiệm vụ sau: (PL: 4 )
+ Hướng dẫn, kiểm tra, thu thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán
+ Giúp giám đốc hướng dẫn các bộ phận trong Công ty ghi chép đầy đủ, phục vụ cho việc điều hành hàng ngày mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cũng như mọi lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực tài chính kế toán toàn Công ty.
+ Tham gia công tác kiểm kê tài sản, tổ chức bảo quản, lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán theo quy định
Phòng kế toán đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc, có nhiệm vụ thực hiện tổ chức công tác kế toán, giúp Giám đốc thực hiện công tác thông tin kinh tế. Công ty đã ứng công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính kế toán bằng phần mềm “Fast” để đảm bảo việc kiểm tra, đối chiếu cũng như in ấn các báo cáo tài chính một cách chính xác và nhanh chóng. Phần mềm “Fast” được xây dựng và áp dụng dựa trên hình thức kế toán Nhật ký chung
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến tham mưu:
Kế toán trưởng là người điều hành trực tiếp các nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức kế toán, kiểm soát toàn bộ quy trình lưu thông tiền tệ, đảm bảo đủ nguồn vốn phục vụ sản xuất.Ngoài ra, kế toán trưởng còn làm công việc của kế toán tổng hợp: lập báo cáo tài chính, theo dõi nguồn vốn, TSCĐ.
Dưới kế toán trưởng là các kế toán viên có chức năng và quyền hạn riêng về công tác kế toán được giao. Cụ thể như sau:
Kế toán ngân hàng kiêm kế toán thanh toán công nợ : Theo dõi các khoản thu chi bằng TGNH, các khoản phải thu người mua, phải trả người bán, đi giao dịch với ngân hàng.
Kế toán NVL kiêm kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, kịp thời tình hình sử dụng NVL của đơn vị, số tiền lương, các khoản phải trích theo lương và các khoản thu nhập khác của người lao động, tình sử dụng quỹ tiền lương, tình hình phân phối thu nhập.
Kế toán giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ tập hợp các khoản chi phí trong quá trình sản xuất để tính được giá thành sản phẩm.
Kế toán thành phẩm và tiền mặt: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu chi bằng tiền mặt, lập phiếu thu và phiếu chi tiền, đồng thời có nhiệm vụ hạch toán thành phẩm.
Thủ quỹ : phân bổ chi phí, phải thu khác, doanh thu: Có nhiệm vụ bảo quản số tiền mặt tại quỹ của công ty,thực hiện thu chi và quản lý tiền mặt căn cứ vào các phiếu thu và phiếu chi tiền.
Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:
Hình thức kế toán: sử dụng hình thức nhật ký chung (PL:5 )
Chế độ kế toán: công ty áp dụng chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam của Bộ tài chính ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14/09/2006.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch.
Kỳ kế toán: tháng, quý, năm
Đơn vị tiền tệ: đồng Việt Nam (VND). Quy đổi ngoại tệ ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch bình quân lien ngân hàng NN công bố tại thời điểm nghiệp vụ phát sinh để ghi sổ kế toán.
Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp xác định giá vật tư HH nhập kho: phản ánh theo giá gốc
Phương pháp tính giá vật tư HH xuất kho: bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Phương pháp kế toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng
Tổ chức công tác và phương pháp kế toán một số phần hành chủ yếu:
Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán
Nội dung của kế toán vốn bằng tiền bao gồm kế toán tiền mặt tồn quỹ và kế toán tiền gửi ngân hàng.
2.3.1.1 Kế toán tiền mặt:
Chứng từ kế toán sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, giấy nộp tiền, giấy thanh toán, sổ quỹ tiền mặt, các sổ kế toán tổng hợp.
Tài khoản kế toán sử dụng: để phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động của tiền mặt, kế toán sử dụng tài khoản tiền mặt: TK111. Gồm có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 111(1): “Tiền mặt Việt Nam”
+ TK 111(2): “Tiền mặt ngoại tệ”
Phương pháp kế toán:
Kế toán giảm tiền mặt: căn cứ phiếu chi và các chứng từ liên quan, kế toán xác định nội dung chi và hạch toán.
Ví dụ: Ngày 06/06/2013, thanh toán tiền mua cồn của Doanh Nghiệp Tư nhân Nguyễn Xuân Hương với số tiền là 8.100.000 đ, phiếu chi số PC28 (PL: 6).
Nợ TK 64216 (Xuân Hương) : 8.100.000 đ
Có TK 1111(1) : 8.100.000 đ
Kế toán tăng tiền mặt: căn cứ phiếu thu và các chứng từ liên quan để hạch toán:
Ví dụ: Ngày 20/06/2013, thu tiền hàng của Công ty Cổ phần in Đại Khôi với số tiền là 15.000.000 đ, phiếu thu số PT36 (PL: 7)
Nợ TK 1111(2):15.000.000 đ
Có TK 131 (Đại Khôi) : 15.000.000 đ
2.3.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng:
Chứng từ kế toán sử dụng: Giấy báo nợ, giấy báo có, bản sao kê của Ngân hàng, các chứng từ gốc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi,
Tài khoản kế toán sử dụng: để phản ánh số tiền hiện có và tình hình biến động của tiền gửi tại các ngân hang, kế toán sử dụng tài khoản tiền gửi:
TK 112. Sử dụng 2 TK cấp 2:
+ TK 112(1): “Tiền Việt Nam”
+ TK 112(2): “Ngoại tệ”
Phương pháp kế toán:
Kế toán tăng tiền gửi ngân hàng: Kế toán dựa vào giấy báo Có hoặc bản sao kê của ngân hàng và các chứng từ liên quan để xác định nội dung thu và hạch toán.
Ví dụ: Công ty nhận được giấy báo Có ngày 11/06/2013, Công ty TNHH XUK và Bao Bì An Hưng thanh toán tiền in các tác phẩm văn hóa theo hợp đồng số 26/HĐKT số tiền 548.000.000 đ (PL: 8)
Nợ TK 112(1) : 548.000.000 đ
Có TK 131 (An Hưng) : 548.000.000 đ
Kế toán giảm tiền gửi ngân hàng: kế toán dựa vào giấy báo Nợ hoặc bản sao kê của ngân hàng, các chứng từ liên quan để xác định nội dung chi và hạch toán.
Ví dụ: Công ty nhận được ủy nhiệm chi và giấy báo nợ ngày 10/06/2013, thanh toán mua nguyên vật liệu của theo HĐ số 748 ngày 15/04/2013 cho Công ty CP Giấy và DV thương mại Nhật Minh, số tiền 95.327.000 đ (PL:9)
Nợ TK 331 (Nhật Minh) : 95.327.000 đ
Có TK 112(1) : 95.327.000 đ
.2 Kế toán nguyên vật liệu
Căn cứ vào vai trò, tác dụng yêu cầu quả lý NVL được chia thành:
Nguyên vật liệu chính: Giấy in, Mực in, Bìa cứng
Nguyên vật liệu phụ: Giấy bóng mờ, bông gòn, kẽm in, nước tẩy bản in
Phế liệu: các loại giấy phế liệu
* Khi mua nguyên liệu, vật liệu về nhập kho đơn vị, căn cứ hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu nhập kho:
- Đối với nguyên liệu, vật liệu mua vào dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có các TK 111, 112, 141, 331,... (Tổng giá thanh toán).
Ví dụ: Ngày 23/06/2013 mua giấy in BB58 khổ (42x60) Công ty TNHH Thương Mại Duy Tấn Thành số lượng 1.200kg, đơn giá 19.000đ/1kg ( chưa bao gồm thuế GTGT 10%) về nhập kho.
Nợ TK 1521. 22.800.000 đ
Nợ TK 133.1: 2.280.000 đ
Có TK 331 (Duy Tấn Thành): 25.080.000 đ
* Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu sử dụng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,...
Có TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu.
Ví dụ: Ngày 25/06/2013 Xuất kho 9.50kg giấy Bãi Bằng 58 khổ (42x60) đơn giá 19.000đ/1kg để sản xuất in sách theo PXK số 42.
Nợ TK 621: 18.050.000
Nợ TK 623: 1.200.000
Nợ TK 627: 5.000.000
Có TK 152: 24.250.000
2.3.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
Chứng từ sử dụng: bảng thanh toán tiền lương, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, phiếu chi
Tài khoản sử dụng: để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên, kế toán sử dụng TK 334 “Phải trả công nhân viên” và TK 338 “Các khoản phải trả, phải nộp khác”
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Tháng 06/2013 căn cứ bảng tính lương (PL:14 ), tính lương phải trả cho nhân viên công ty, tổng số tiền là 153.390.000 đ, kế toán định khoản:
Nợ TK 642 : 103.390.000 đ
TK 154 : 50.000.000 đ
Có TK 334 : 153.390.000 đ
2.3.3.1 Kế toán các khoản trích theo lương:
Tỷ lệ trích lập: việc trích lập các khoản trích theo lương được tính theo quy định hiện hành, cụ thể:
+ BHXH: 24% trên lương cơ bản (17% tính vào CPDN, 7% trừ vào lương NLĐ)
+ BHYT: 4.5% trên lương cơ bản (3% tính vào CPDN, 1.5% trừ vào lương NLĐ)
+ BHTN: 2% trên lương cơ bản (1% tính vào CPDN, 1% trừ vào lương NLĐ)
+ KPCĐ trích 2% trên lương cơ bản (DN chịu hết 2%)
Lương cơ bản: 2.520.000 đ
Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ lương và BHXH, bảng thanh toán lương
Tk sử dụng: TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”. Gồm 4 TK cấp 2
+ TK 3382 “Kinh phí công đoàn”
+ TK 3383 “Bảo hiểm xã hội”
+ TK 3384 “Bảo hiểm y tế”
+ TK 3389 “Bảo hiểm thất nghiệp”
Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Căn cứ vào