Luận án Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam

Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) là yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững, an toàn của nền tài chính quốc gia. Điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách nhằm duy trì nguồn thu bền vững có tác động không nhỏ trong việc giữ gìn an toàn vĩ mô của nền kinh tế trước những cú sốc trong và ngoài nước. Sự ổn định, hợp lý của cơ cấu thu ngân sách vừa phản ánh sự ổn định và phát triển của thu NSNN, vừa là yếu tố tác động đến sự ổn định kinh tế xã hội. Bởi vậy, cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững là vấn đề lý luận quan trọng luôn cần được nghiên cứu hoàn thiện cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Diễn biến những năm gần đây cho thấy, rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với một số rủi ro tài khóa nhất định, đặc biệt là khi xét từ tầm nhìn trung và dài hạn. Đó là tình trạng thu ngân sách phụ thuộc vào những nguồn thu không ổn định, bội chi ngân sách kéo dài và sự gia tăng liên tục của nợ công. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sự chậm trễ trong việc nghiên cứu và đưa ra chính sách đúng đắn nhằm thực hiện củng cố tài khóa, đảm bảo sự bền vững của cơ cấu ngân sách nhà nước có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. Để có thể xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, điều quan trọng trước hết là phải ổn định tài khóa, đảm bảo thu ngân sách bền vững, dựa vào một cơ cấu thu mà ở đó nguồn thu từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng trong nước là nền tảng. Các nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và khai thác tài nguyên khoáng sản cần từng bước giảm dần cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong thu nội địa phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thu thường xuyên và thu không thường xuyên, giữa thu từ thuế và các khoản thu ngoài thuế, giữa thuế gián thu và thuế trực thu Cơ cấu thu ngân sách là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự bền vững của thu NSNN.

pdf206 trang | Chia sẻ: thuylinhk2 | Ngày: 28/12/2022 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VŨ THỊ TÂM THU CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------------- VŨ THỊ TÂM THU CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VƯƠNG THỊ THU HIỀN 2. TS. NGUYỄN CẢNH HIỆP Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ----------------- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. NGHIÊN CỨU SINH Vũ Thị Tâm Thu MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUCÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN..................................................................................................... 7 1.1. TỔNG QUAN NHỮNG NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................................................... 7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................................... 7 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 15 1.2. NHẬN XÉT CHUNG VỀ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU 23 1.2.1. Những kết quả đạt được mà luận án sẽ kế thừa ................................................. 23 1.2.2. Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu ................................................... 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG ...................................... 27 2.1. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCBỀN VỮNG ....................................................................................................................... 27 2.1.1. Thu ngân sách nhà nước ................................................................................... 27 2.1.2. Thu ngân sách nhà nước bền vững ................................................................... 33 2.2. CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG ......................................................................................... 36 2.2.1. Khái niệm cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững .................................................................................................................... 36 2.2.2. Nội dung cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững .................................................................................................................... 37 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ............................................................................................. 39 2.2.4. Các tiêu chí đánh giá cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững .................................................................................................... 47 2.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THIẾT LẬP CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ............................................................................................................... 56 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về thiết lập cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững .................................................................................................... 56 2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................................. 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 68 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ............................. 69 3.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM................................................................................................ 69 3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020 ............................... 69 3.1.2. Tình hình thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam ................................................. 72 3.2. THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 ............... 79 3.2.1. Thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo nguồn hình thành ................... 79 3.2.2. Thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo khu vực kinh tế ...................... 86 3.2.3. Thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo nội dung kinh tế ..................... 93 3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ........................................ 108 3.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................. 108 3.3.2. Những hạn chế ............................................................................................... 111 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................... 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 119 CHƯƠNG 4: HOÀN THIỆN CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỚNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM............ 120 4.1. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 ...................... 120 4.1.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội ................................................................................ 120 4.1.2. Những cơ hội, thách thức đối với cơ cấu thu ngân sách ở Việt Nam ............... 125 4.2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030 ......................................................... 130 4.2.1. Mục tiêu hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 .... 130 4.2.2. Quan điểm hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2030 . 132 4.2.3. Định hướng hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách nhà nước ở Việt Nam ............... 134 4.3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CẤU THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO HƯỜNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030............ 135 4.3.1. Các giải pháp theo phân loại cơ cấu thu ngân sách nhà nước .......................... 135 4.3.2. Các giải pháp về quản lý thu ngân sách nhà nước ........................................... 158 4.3.3. Các giải pháp điều kiện .................................................................................. 162 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 166 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... i PHỤ LỤC 1: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI CƠ CẤU THU NỘI ĐỊA................................................................................................................... viii PHỤ LỤC 2: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ XÃ HỘI ĐẾN THU NGÂN SÁCH TỪ CÁC KHU VỰC KINH TẾ ................................................ xiii PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤC VỤ CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (1), (2), (3) ...................................................................................................................... xvi PHỤ LỤC 4: TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỤC VỤ CHO MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (4)xvii PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH (1) .......................................... xviii PHỤ LỤC 6: CÁC KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (1) ................................... xix PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH (2) ............................................. xx PHỤ LỤC 8: CÁC KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (2) ................................... xxi PHỤ LỤC 9: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH (3) ........................................... xxii PHỤ LỤC 10: CÁC KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (3) ............................... xxiii PHỤ LỤC 11: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH (4) ........................................ xxiv PHỤ LỤC 12: CÁC KIỂM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH (4) ................................ xxv PHỤ LỤC 13: THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THEO NỘI DUNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 – 2020 ................................................................................................ xxvi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á BVMT Bảo vệ môi trường CQT Cơ quan thu DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước FDI Foreign Direct Investment Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm trong nước GFS Government Financial Statistics System Hệ thống Thống kê tài chính chính phủ GTGT Giá trị gia tăng ICOR Increment Capital – Output Ratio Hệ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ILO International Labour Conference Tổ chức Lao động Quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế NK Nhập khẩu NSNN Ngân sách nhà nước NCS Nghiên cứu sinh OECD The Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTHC Thủ tục hành chính TTĐB Tiêu thụ đặc biệt XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 2.1. Tỷ trọng thu thuế GTGT so với GDP ở một số nước EU (%) .................. 57 Bảng 3.1. Các Luật thuế, phí và lệ phí hiện hành .................................................... 74 Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng kinh tế và GDP bình quân đầu người của Việt Nam ........ 69 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP của Việt Nam ............................ 70 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội theo khu vực kinh tế trong GDP .......... 71 Biểu đồ 3.4. Quy mô thu, chi ngân sách nhà nước................................................... 75 Biểu đồ 3.5. Tốc độ tăng thu, chi NSNN và GDP.................................................... 76 Biểu đồ 3.6. Quy mô thu, chi ngân sách so với GDP ở Việt Nam ............................ 77 Biểu đồ 3.7. Quy mô thu/GDP của Việt Nam và các nước ASEAN-9 ..................... 78 Biểu đồ 3.8. Cơ cấu thu ngân sách theo nguồn hình thành....................................... 80 Biểu đồ 3.9. Thu NSNN theo nguồn hình thành ...................................................... 82 Biểu đồ 3.10. Thu thường xuyên, thu không thường xuyên và tỷ trọng ................... 84 Biểu đồ 3.11. Chênh lệch giữa quyết toán thu NSNN và dự toán ............................ 85 Biểu đồ 3.12. Thu NSNN từ ba khu vực kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 .................. 86 Biểu đồ 3.13. Cơ cấu thu cân đối NSNN theo khu vực kinh tế ................................ 87 Biểu đồ 3.14. Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế ..................................................... 88 Biểu đồ 3.15. Cơ cấu thu thuế GTGT hàng sản xuất trong nước theo khu vực kinh tế.. 89 Biểu đồ 3.16. Cơ cấu thu thuế tiêu thụ đặc biệt theo khu vực kinh tế ...................... 90 Biểu đồ 3.17. Cơ cấu thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo khu vực kinh tế ............ 91 Biểu đồ 3.18. Quy mô và tốc độ tăng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí ............... 94 Biểu đồ 3.19. Tỷ trọng thu thuế, phí và lệ phí trong tổng thu NSNN và GDP .......... 94 Biểu đồ 3.20. Cơ cấu thuế trực thu, thuế gián thu trong tổng thu NSNN ................. 96 Biểu đồ 3.21. Tốc độ tăng thuế trực thu, thuế gián thu giai đoạn 2011 – 2020......... 96 Biểu đồ 3.22. Tỷ trọng một số sắc thuế trực thu và thuế gián thu chủ yếu ............... 97 trong tổng thu NSNN .............................................................................................. 97 Biểu đồ 3.23. Quy mô và tốc độ tăng thu ngân sách từ thuế TNDN ........................ 98 Biểu đồ 3.24. Tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu NSNN và GDP ......................... 99 Biểu đồ 3.25. Quy mô và tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân ...................................... 100 Biểu đồ 3.26. Quy mô và tỷ trọng thuế GTGT ...................................................... 101 Biểu đồ 3.27. Quy mô và tỷ trọng thuế TTĐB ...................................................... 102 Biểu đồ 3.28. Quy mô và tỷ trọng thuế XNK, TTĐB và BVMT hàng nhập khẩu .. 103 Biểu đồ 3.29. Quy mô và tỷ trọng thuế bảo vệ môi trường .................................... 104 Biểu đồ 3.30. Quy mô và tỷ trọng thuế tài nguyên ................................................ 105 Biểu đồ 3.31. Quy mô và tỷ trọng một số khoản thu về tài sản trong tổng thu NSNN ............................................................................................................................. 107 Biểu đồ 3.32. Thu thường xuyên và chi thường xuyên giai đoạn 2011 – 2020 ...... 109 Biểu đồ 3.33. Chi thường xuyên và Thu thường xuyên (không bao gồm thu từ dầu thô và thu khác) giai đoạn 2011 - 2020 ................................................................. 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Cơ cấu thu ngân sách nhà nước (NSNN) là yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững, an toàn của nền tài chính quốc gia. Điều chỉnh cơ cấu thu ngân sách nhằm duy trì nguồn thu bền vững có tác động không nhỏ trong việc giữ gìn an toàn vĩ mô của nền kinh tế trước những cú sốc trong và ngoài nước. Sự ổn định, hợp lý của cơ cấu thu ngân sách vừa phản ánh sự ổn định và phát triển của thu NSNN, vừa là yếu tố tác động đến sự ổn định kinh tế xã hội. Bởi vậy, cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững là vấn đề lý luận quan trọng luôn cần được nghiên cứu hoàn thiện cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Diễn biến những năm gần đây cho thấy, rất nhiều quốc gia đang phải đối mặt với một số rủi ro tài khóa nhất định, đặc biệt là khi xét từ tầm nhìn trung và dài hạn. Đó là tình trạng thu ngân sách phụ thuộc vào những nguồn thu không ổn định, bội chi ngân sách kéo dài và sự gia tăng liên tục của nợ công. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới đã cho thấy sự chậm trễ trong việc nghiên cứu và đưa ra chính sách đúng đắn nhằm thực hiện củng cố tài khóa, đảm bảo sự bền vững của cơ cấu ngân sách nhà nước có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với nền kinh tế. Để có thể xây dựng nền tài chính quốc gia phát triển bền vững, điều quan trọng trước hết là phải ổn định tài khóa, đảm bảo thu ngân sách bền vững, dựa vào một cơ cấu thu mà ở đó nguồn thu từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh và tiêu dùng trong nước là nền tảng. Các nguồn thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và khai thác tài nguyên khoáng sản cần từng bước giảm dần cùng với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Trong thu nội địa phải đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa thu thường xuyên và thu không thường xuyên, giữa thu từ thuế và các khoản thu ngoài thuế, giữa thuế gián thu và thuế trực thu Cơ cấu thu ngân sách là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự bền vững của thu NSNN. Tại Việt Nam, Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị đã nêu rõ mục tiêu của điều hành ngân sách nhà nước là: “Cơ cấu lại NSNN và quản lý nợ công theo hướng bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ 2 phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trong khu vực và trên thế giới”. Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 21/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược tài chính đến năm 2030 cũng chỉ rõ mục tiêu đảm bảo nguồn lực tài chính ngân sáchgóp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng, trong đó, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước đến năm 2025 khoảng 85 - 86%, đến năm 2030 khoảng 86 - 87%. Một trong những giải pháp quan trọng được đưa ra để thực hiện mục tiêu này là “tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thu ngân sách nhà nước đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, góp phần tạo lập môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập và phát triển kinh tế.” Trong giai đoạn 2011 – 2020, cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam chưa thật hợp lý và bền vững. Tỷ trọng thu từ thuế và các khoản thu quan trọng như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng đều đang trong xu hướng giảm, ngân sách còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn thu không thường xuyên. Trong khi đó, nhu cầu chi tiêu ngân sách không ngừng tăng, vượt khả năng cân đối nguồn lực, thâm hụt ngân sách cao và kéo dài trong suốt hai thập kỷ. Trong khi những khó khăn tiềm ẩn của nền kinh tế còn chưa được giải quyết,Việt Nam lại tiếp tục chịu những cú sốc lớn từ đại dịch Covid-19, cân đối ngân sách nhà nước gặp rất nhiều thách thức. Diễn biến phức tạp của đại dịch gây ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế, nguồn thu NSNN sụt giảm kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất đã làm cho thu NSNN năm 2020 có tốc độ tăng trưởng âm. Bởi vậy, vấn đề cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững, huy động nguồn lực quốc gia, đảm bảo cân đối ngân sách và phục hồi kinh tế là một thách thức lớn đối với Chính phủ Việt Nam. Từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn, việc nghiên cứu cơ cấu thu NSNN nhằm đưa ra những giải pháp cơ cấu lại và quản lý tốt nguồn thu, đảm bảo thuNSNN bền vững ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Cơ cấu thu ngân sách nhà nước theo hướng thu ngân sách nhà nước bền vững ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án: xây dựng quan điểm, định hướng và các giải pháp hoàn thiện cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam đến năm 2030. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn những vấn đề lý luận về thu NSNN, thu NSNN bền vững, cơ cấu thu NSNN, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu thu NSNN và các tiêu chí đánh giá cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững. - Hai là, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về thiết lập cơ cấu thu ngân sách theo hướng thu NSNN bền vững và rút ra bài học cho Việt Nam. - Ba là, phân tích thực trạng cơ cấu thu ngân sách nhà nước và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của cơ cấu thu NSNN ở Việt Nam theo hướng thu NSNN bền vững, lý giải nguyên nhân của những hạn chế đó. - Bốn là, trên cơ sở hệ thống lý luận và cơ sở thực tiễn, kết hợp với phân tích, dự báo bối cảnh kinh tế - xã hội và những cơ hội, thách thức đối với cơ cấu thu ngân sách ở Việt Nam đến năm 2030, luận án đề xuất các mục tiêu, quan điểm, định hướng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu thu NSNN theo hướng thu NSNN bền vững ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để có thể giải quyết thấu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_co_cau_thu_ngan_sach_nha_nuoc_theo_huong_thu_ngan_sa.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI_TTHU_TIẾNG ANH.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI_TTHU_TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfqd bO MON.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA_TTHU_TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA_TTHU_TIẾNG VIỆT.pdf
Luận văn liên quan