Báo cáo Thực tập nhận thức công ty FPT-Software

Mục đích của đợt thực tập nhận thức là giúp sinh viên chúng em tìm hiểu thực tế hoạt động của các công ty trong lĩnh vực điện tử viễn thông, tìm hiểu các vị trí công việc sẽ làm trong tương lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để có thể đáp ứng được các vị trí công việc đó. Qua đợt thực tập nhận thức, sinh viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học tập tốt hơn và có đam mê trong học tập.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8116 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập nhận thức công ty FPT-Software, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội Khoa Điện Tử Viễn Thông ======o0o====== BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC CÔNG TY FPT- SOFTWARE Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Phan Kiên Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hương Lớp : Đt 11-K54 SHSV : 20091397 Hà Nội, 01/2011 BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC SVTH : Nguyễn Thị Hương LỚP : ĐT11-K54 MSSV : 20091397 Đề tài được thực tập tại: Công ty FPT-software, tòa nhà FPT- đường Phạm Hùng –quận cầu giấy . Mục lục A. Mở đầu………………………………………………………………… 3 Lời mở đầu………………………………………………………………. 3 Mục đích của đợt thực tập……………………………………………….. 3 B. Nội dung của đợt thực tập……………………………………… 4 Tổng quan về công ty FPT…………………………………………….. 4 II.Thực tập tại công ty FPT-software……………………………………… 9 Tổng quan vể công ty FPT- software……………………………9 Lịch sử phát triển………………………………………….. 10 Tổ chức và nhân lực………………………………………. 12 Các lĩnh vực hoạt động chính của công ty………………………15 Lĩnh vực văn hóa………………………………………………...15 Các vị trí công việc sinh viên có thể đảm nhận………………….16 C. Cảm nhận chung của đợt thực tập…………………………...20 A / MỞ ĐẦU 1 / LỜI NÓI ĐẦU Là sinh viên năm thứ 2 của khoa Điện tử- viễn thông trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, bước đầu làm quen với điện tử, chúng em còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có được sự am hiểu một cách đầy đủ về ngành nghề mà mình đam mê. Những buổi thí nghiệm, thực hành và đặc biệt là những đợt thực tập luôn là những chủ đề hấp dẫn đối với mỗi sinh viên nói chung, và với sinh viên khoa điện tử nói riêng. Đó là một cơ hội rất thiết thực và bổ ích để chúng em có thể cọ xát với thực tế, làm quen với môi trường làm việc. Từ đó có những mục tiêu, kế hoạch rõ ràng động cơ học tập đúng đắn. Trong thời gian qua, sinh viên khoa ĐTVT K54 chúng em được sự quan tâm của nhà trường, khoa ĐTVT đã tổ chức đi thực tập nhận thức ở công ty FPT software. Nhờ vậy, chúng em có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học tập tốt hơn và có đam mê trong học tập.Với sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô khoa ĐTVT cũng như sự chỉ bảo tận tình của các anh chị nhân viên trong các công ty, chúng em đã thu được nhiều kinh nghiệm quý giá, những hiểu biết về nghề nghiệp, công việc của mình sau khi ra trường, cũng như những kĩ năng cần trang bị trong thời gian tích lũy kiến thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Qua đợt thực tập em đã thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn, nhiều hơn nữa trong việc học tập trên lớp, giao lưu học hỏi cũng như hoàn thiện thêm những kỹ năng cần thiết cho bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong đợt thực tập cùng công ty FPT đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia đợt thực tập bổ ích này. 2 /MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP Mục đích của đợt thực tập nhận thức là giúp sinh viên chúng em tìm hiểu thực tế hoạt động của các công ty trong lĩnh vực điện tử viễn thông, tìm hiểu các vị trí công việc sẽ làm trong tương lai và các yêu cầu về kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm để có thể đáp ứng được các vị trí công việc đó. Qua đợt thực tập nhận thức, sinh viên sẽ có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp, có động cơ học tập tốt hơn và có đam mê trong học tập. B / NỘI DUNG CỦA ĐỢT THỰC TẬP I/ Tổng quan về công ty FPT Công ty Cổ phần FPT (FPT Corporation), thành lập ngày 13/09/1988, đã liên tục phát triển và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin và viễn thông hàng đầu Việt Nam. Ban đầu, FPT là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu các lương thực thực phẩm, chế biến lương thực thực phẩm (chữ gốc FPT ban đầu có nghĩa là Food Processing Technology - Chế biến Thực phẩm, sau này (năm 1990) được đổi thành Financing Promoting Technology - Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghệ). Công ty có quan hệ xuất nhập khẩu chuối khô, khoai, sắn, ... cho khối Đông Âu - Liên Xô. Ngày 8 tháng 9 năm 2006, Chính phủ Việt Nam ký quyết định thành lập trường Đại học FPT trực thuộc Tập đoàn FPT. Hiệu trưởng của trường là Tiến sỹ Lê Trường Tùng, còn Chủ tịch Hội đồng Quản trị là Phó giáo sư, Tiến sỹ Trương Gia Bình. Ngày 24 tháng 10 năm 2006, FPT đã công bố quyết định phát hành thêm cổ phiếu cho hai nhà đầu tư chiến lược là Quỹ đầu tư Texas Pacific Group (TPG) và Intel Capital. FPT nhận được một khoản đầu tư là 36,5 triệu USD thông qua quỹ đầu tư TPG Ventures và Intel Capital. Ngày 18 tháng 11 năm 2006, Tập đoàn Microsoft và tập đoàn FPT ký thoả thuận liên minh chiến lược. Ngày 19 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố được chấp thuận đổi tên từ "Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT" thành "Công ty Cổ phần FPT" viết tắt là "FPT Corporation". Ngày 24 tháng 12 năm 2008, Tập đoàn FPT công bố quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới là ông Nguyễn Thành Nam thay ông Trương Gia Bình. Ông Nam là thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, hiện là Chủ tịch HĐQT của Công ty Phần mềm FPT (FSOFT). Về kinh doanh: Kết thúc năm tài chính 2009, với những nỗ lực trong kinh doanh, quản trị, doanh số toàn tập đoàn đạt mức 18.751 tỷ đồng (tương đương trên 1 tỷ USD), đạt 109,8% kế hoạch đề ra, tăng 11,6% so với năm 2008. Lãi trước thuế đạt trên 1.702,2 tỷ VND, vượt 12,3% so với kế hoạch năm và tăng 37,3 % so với cùng kỳ năm 2008. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt gần 1.061,8 tỷ VND, so với năm 2007 đã tăng 17,3%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân là 7.486,5 đồng trên một cổ phiếu, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2008. Năm 2009, mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các lĩnh vực kinh doanh truyền thống của FPT như: Tích hợp hệ thống; Xuất khẩu phần mềm; Viễn thông; Đào tạo và Phân phối sản phẩm công nghệ viễn thông vẫn đạt được kết quả tích cực. Các lĩnh vực này đã hoàn thành kế hoạch đề ra về lợi nhuận trong năm 2009 lần lượt là 108%; 87,5%; 101,9%; 102,8% và 105,1%. Kết quả kinh doanh ba năm gần nhất của Tập đoàn FPT Kết thúc 6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận Tập đoàn đạt gần 1.087 tỷ VND, tăng ấn tượng so với cùng kỳ năm 2009 là 38,1% và đạt trên 131% kế hoạch đề ra. Nối tiếp đà tăng trưởng trong 5 tháng đầu năm 2010, FPT đã kinh doanh tốt trong nhiều lĩnh vực trong tháng 6 để tạo nên kết quả kinh doanh ấn tượng trong 06 tháng đầu năm 2010. Doanh thu Tập đoàn đạt gần 9.978 tỷ VND, tăng 21,3% so với cùng kỳ và đạt 104% kế hoạch đề ra. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 50,2%, đạt mức 678,2 tỷ VND. Lãi cơ bản trên cổ phiếu bình quân đạt gần 3.544 VND/CP, tăng 48,2% so với cùng kỳ năm 2009. Trong mảng viễn thông, doanh thu của FPT Telecom đạt trên 1.152 tỷ VND, hoàn thành 106% kế hoạch, tăng trưởng 31,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của công ty này đạt 308 tỷ, hoàn thành 107,2% kế hoạch đề ra. Trong lĩnh vực tích hợp hệ thống, sau 6 tháng đầu năm, FIS đạt doanh số gần 1.391 tỷ VND, tăng trưởng 14,7% so với cùng kỳ năm 2009; lợi nhuận trước thuế đạt trên 210,5 tỷ, hoàn thành 108% kế hoạch, tăng 32,3% so với cùng kỳ. Ở lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, FPT Software sau 6 tháng đạt mức doanh thu 457 tỷ VND, hoàn thành 101% kế hoạch, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ 2009; lợi nhuận đạt trên 129 tỷ, vượt 4,6% so với kế hoạch đề ra. Trong lĩnh vực phân phối, FTG đạt mức doanh thu ấn tượng gần 6.785 tỷ, tăng 25,4% so với cùng kỳ, hoàn thành 106% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế của FTG đạt 209% kế hoach đề ra, đạt 257 tỷ VND, tăng trưởng 97,7%. Trong lĩnh vực Đào tạo, Trường Đại học đạt doanh thu trên 106 tỷ, tăng 31% so với cùng kỳ 2009. Về cơ cấu tổ chức: FPT hiện có: - 11 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Hệ thống Thông tin FPT (FPT Information System); Công ty Cổ phần Thương mại FPT(FPT Trading Group); Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom Corporation); Công ty Cổ phần Phần mềm FPT (FPT Software); Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ Tin học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Truyền thông Giải trí FPT; Công ty Cổ phần Quảng cáo FPT; Đại học FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghệ cao Hoà Lạc FPT; Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bất động sản FPT (FPT Land); Công ty Cổ phần FPT Visky. - 3 Công ty liên kết: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPT Securities), Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPT Capital), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong, - Các chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Các lĩnh vực hoạt động chính của FPT: - Xuất khẩu phần mềm - Tích hợp hệ thống - Giải pháp phần mềm - Dịch vụ nội dung số - Dịch vụ dữ liệu trực tuyến - Dịch vụ Internet băng thông rộng - Dịch vụ kênh thuê riêng - Điện thoại cố định - Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông - Sản xuất và lắp ráp máy tính - Dịch vụ tin học - Giải trí truyền hình - Lĩnh vực giáo dục-đào tạo - Đào tạo công nghệ - Dịch vụ tài chính-ngân hàng - Đầu tư phát triển hạ tầng và bất động sản - Nghiên cứu và phát triển FPT đang làm chủ công nghệ trên tất cả các hướng phát triển của mình với các chứng chỉ ISO cho tất cả các lĩnh vực hoạt động, CMMI cho phát triển phần mềm. Bên cạnh đó, FPT cũng đang sở hữu trên 1,000 chứng chỉ công nghệ cấp quốc tế của các đối tác công nghệ hàng đầu thế giới. Các dịch vụ giá trị gia tăng của FPT luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và đối tác. Đến nay, FPT đã giành được niềm tin của hàng nghìn doanh nghiệp và hàng triệu người tiêu dùng. Trong suốt những năm qua, FPT liên tục được bạn đọc tạp chí PC World Việt Nam bình chọn là Tập đoàn tin học uy tín nhất Việt Nam. Nhiều năm nhận giải thưởng “Đối tác doanh nghiệp xuất sắc nhất năm” của Cisco, IBM, HP… và đạt được các giải thưởng: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt cho thương hiệu FPT; Giải thưởng Sao Khuê; Các giải thưởng, cúp, huy chương tại các triển lãm, cuộc thi như Vietnam Computer World Expo, IT Week, Vietgames… Sản phẩm và dịch vụ của FPT luôn giành được những giải thưởng cao nhất của Hội Tin học Việt Nam, Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp hội Doanh nghiệp Phần mềm Việt Nam. Với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của ngành tin học và viễn thông nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung, FPT đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất năm 2003. Về nhân sự: Tính tới 31/12/2009, số lượng cán bộ nhân viên làm việc tại FPT đã đạt tới con số 10.163 Nhân sự Tập đoàn FPT Tầm nhìn FPT "FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần". Chiến lược “Vì công dân điện tử” FPT phấn đấu trở thành tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT. Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống. Những tổ chức và những người tiêu dùng này được FPT đặt tên là những Công dân điện tử (E-citizen). Và chiến lược của FPT là tạo ra hệ thống giá trị gia tăng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của các Công dân điện tử. Tinh thần FPT Tinh thần FPT là những giá trị cốt lõi làm nên thành công và quy định tính chất nổi trội của thương hiệu FPT, được hình thành qua những ngày tháng gian khổ đầu tiên của công ty, được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự học hỏi, được tôi luyện qua những thử thách trong suốt quá trình phát triển. Người FPT tôn trọng cá nhân, đổi mới và đồng đội. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần vô địch đem đến cho FPT thành công nối tiếp thành công. Tinh thần này là hồn của FPT, mất nó đi FPT không còn là FPT nữa. Mỗi người FPT có trách nhiệm bảo vệ đến cùng tinh thần FPT. Lãnh đạo các cấp – người giữ lửa cho tinh thần này cần chí công, gương mẫu và sáng suốt. Có như vậy FPT sẽ phát triển và trường tồn cùng thời gian. II/ Thực tập tại công ty FPT-software, tòa nhà FPT- đường Phạm Hùng –quận cầu giấy . Tổng quan về công ty FPT- software FSOFT ( tên ngắn gọn của công ty cổ phần phần mềm FPT ) là công ty dẫn đầu Việt Nam về xuất khẩu phần mềm. FPT Software là một thành viên thuộc Tập đoàn FPT thành lập ngày 13/1/1999, hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu phần mềm của Việt nam. Với các quy trình chuẩn của thế giới về sản xuất phần mềm, quản lý chất lượng và bảo mật thông tin như CMMI-5, ISO 9001:2000, ISO 27001:2005, FPT Software là một Công ty phần mềm có các quy trình chuẩn thế giới hàng đầu tại Việt nam. Hiện tại, FPT Software có 7 công ty thành viên tại Nhật bản, Singapore, Pháp, Mỹ, Malaysia, Úc, Việt nam và 3 chi nhánh tại Hà nội, Tp. HCM và Đà nẵng . Trong quá trình 10 năm phát triển, Công ty Phần mềm FPT là một trong những công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực gia công phần mềm (100%/năm), với doanh thu đạt 42 triệu USD năm 2009. Tên tiếng Anh: FPT Software Chủ tịch Hội đồng quản trị: Nguyễn Thành Nam Tổng Giám đốc: Bùi Thị Hồng Liên Nhân sự: 2.506 người (tính đến tháng 31/12/2009) Vốn điều lệ: 367,172,760,000 VND (đăng ký thay đổi ngày 15/12/2009) Vốn sở hữu của FPT: 253,929,790,000 VND (67.52%) Địa chỉ website công ty: http:// www.fpt-software.com Các giá trị cơ bản là tài sản vô cùng quý báu mà mỗi người FSOFT đều trân trọng giữ gìn. Làm khách hàng hài lòng: tận tụy với khách hàng và luôn phấn đấu để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu, vượt trên mọi mong đợi của họ. Con người là cốt lõi: tôn trọng con người, tạo điều kiện cho các thành viên phát triển tối đa tài năng, đóng góp cho tổ chức và được đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất và tinh thần. Chất lượng tốt nhất: Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi việc làm. Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của công ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất, luôn hợp tác, cởi mở và thân thiện với đồng nghiệp, đóng góp cho cộng đồng xã hội. Là động lực cho sự phát triển của công ty. 1.1 Lịch sử phát triển FSOFT được thành lập năm 1988 bởi một nhóm các nhà khoa học trẻ trong các lĩnh vực Vật lý, Toán, Cơ, Tin học ít nhiều đã làm quen với lập trình, chỉ sau một năm, FPT đã thành lập một bộ phận tin học mang tên ISC (Informatic Service Center). Một trong những dự án phần mềm đầu tiên mà ISC tham gia là dự án Typo4 xuất khẩu sang Pháp do một Việt kiều ở Pháp về chủ trì. Tiếp theo là hàng loạt giải pháp phần mềm cho các mảng ngân hàng, kế toán, phòng vé máy bay song song với phân phối thiết bị và dự án phần cứng. Đến tháng 12 năm 1994, khi đã đủ lớn, ISC được tách thành các bộ phận chuyên sâu về dự án, phân phối, phần mềm… Bộ phận phần mềm lúc đó có tên là FSS (FPT Software Solutions - tên tiếng Việt là Xí nghiệp Giải pháp Phần mềm FPT). Từ 1994 đến 1998, FSS tiếp tục phát triển và cung cấp các giải pháp phần mềm cho các lĩnh vực Ngân hàng, Kế toán, Thuế, Hải quan, Công an. Một trong những thành tích nổi bật của FSS là xây dựng TTVN - mạng WAN đầu tiên tại Việt nam, tạo tiền đề phát triển cho Công ty Viễn thông FPT sau này (FPT Telecom). Trong những năm này, FPT liên tiếp được PC World Việt nam bình chọn là Công ty Tin học số một. Cuối năm 1998 đầu 1999, sau khi chiến lược xuất khẩu phần mềm được định hình, một nhóm chuyên gia được tách ra từ FSS để thành lập FSU1 (FPT Strategic Unit #1) như bộ phận chịu trách nhiệm mũi nhọn trong sứ mệnh Toàn Cầu Hoá. FSU1 chính là tiền thân của FSOFT ngày nay. Trong năm 1999, FSOFT đã thực hiện thành công dự án đầu tiên với khách hàng Winsoft, Canada, bước đầu xác định cơ cấu tổ chức, lên các chương trình chuẩn bị nhân lực cho xuất khẩu.  Năm 2000, FSOFT chuyển trụ sở sang toà nhà HITC. Ảnh hưởng bởi vụ dotcom, thị trường xuất khẩu phần mềm gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, FSOFT đã vượt qua được thử thách và đạt được kết quả quan trọng - ký hợp đồng OSDC (Offshore Software Development Center) đầu tiên với Harvey Nash. Đến nay, Harvey Nash vẫn là một trong những khách hàng lớn nhất của FSOFT. Năm 2001 được đánh dấu bằng các hợp đồng OSDC với Mỹ và đặc biệt là OSDC với NTT-IT - khách hàng Nhật bản đầu tiên của FSOFT. Năm 2001 cũng là năm FSOFT bắt đầu dự án CMM-4, với mục tiêu đạt chứng chỉ CMM mức 4 trong vòng một năm. FSOFT đạt CMM mức 4 vào tháng 3/2002, trở thành công ty đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đạt chứng chỉ này. Năm 2002 cũng là năm FSOFT củng cố lại sơ đồ tổ chức, bằng việc thành lập các Trung tâm sản xuất và các Phòng chức năng. Cuối 2002, lần đầu tiên doanh số FSOFT vượt ngưỡng 1 triệu USD. Năm 2003 đem về cho FSOFT nhiều khách hàng mới, đặc biệt là các khách hàng lớn của Nhật như Hitachi, Sanyo, Nissen, IBM Japan. FSOFT thành lập Văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh. Để chuẩn bị cho thị trường Nhật, một chương trình lớn được triển khai bao gồm thành lập Trung tâm Đông Du đào tạo tiếng Nhật CNTT, tuyển sinh viên các Khoa tiếng Nhật và hỗ trợ học bổng cho họ học Aptech, tuyển sinh viên tốt nghiệp các trường CNTT và đào tạo tập trung tiếng Nhật 6 tháng. Năm 2003 cũng là năm dự án CMM-5 khởi động. Đầu năm 2004, FSOFT trở thành Công ty cổ phần phần mềm FPT. Trụ sở tại Tp. Hồ Chí Minh được chuyển về toà nhà e-town. FSOFT đạt CMM mức 5 (mức cao nhất) vào tháng 3. Để phục vụ tốt hơn các khách hàng Nhật, Văn phòng đại diện của FSOFT được mở tại Tokyo. Năm 2004 cũng là năm gặt hái nhiều thành công của Công ty Phần mềm FPT, với doanh số xuất khẩu năm 2004 tăng trưởng hơn 200% so với năm 2003. Năm 2005 là năm đánh dấu bước phát triển của công ty về mọi mặt, giúp FSOFT khẳng định vị trí công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam. Tháng 8/2005 thành lập Chi nhánh Đà Nẵng, tháng 11 thành lập Công ty FSOFT JAPAN tại Tokyo, tháng 12 khai trương Trung tâm Tuyển dụng và Đào tạo tại toà nhà Simco, Hà nội. Hết năm 2005, FSOFT tăng trưởng 114% doanh số, trở thành công ty phần mềm đầu tiên của Việt Nam có 1000 nhân viên.  Tháng 10, năm 2007, các Trung tâm sản xuất phần mềm được chuyển đến làm việc tập trung tại Tòa nhà FPT tại Phạm Hùng (Hà nội). Cuối năm 2007, doanh số của Fsoft đạt 29,6 triệu USD, tăng 79% so với doanh thu năm 2006; số nhân viên chính thức là 2,287 người. Năm 2008 diễn ra với việc thành lập 4 Công ty chi nhánh tại Pháp, Malaysia, Mỹ, Australia; doanh số đạt 42 triệu USD với 2600 nhân viên. FPT Software sau 6 tháng đạt mức doanh thu 457 tỷ VND, hoàn thành 101% kế hoạch, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ 2009; lợi nhuận đạt trên 129 tỷ, vượt 4,6% so với kế hoạch đề ra. FSOFT có hệ thống khách hàng rộng lớn trên toàn thế giới ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, và các nước Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia, Singapore, Australia). Trong chiến lược gia nhập hàng ngũ những nhà cung cấp dịch vụ phần mềm hàng đầu thế giới, Công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao – giá trị cốt lõi đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Với 80% nhân viên FSOFT thuần thục về tiếng Anh và hơn 200 người sử dụng tiếng Nhật, FPT Sofware không ngừng tìm kiếm và tạo cơ hội cho những tài năng trẻ. Hiện tại, FPT Software có 6 công ty con tại nước ngoài (Nhật bản, Singapore, Pháp, Mỹ, Malaysia, Úc), 5 công ty con trong nước và 3 chi nhánh tại Hà nội, Tp. HCM và Đà nẵng với số nhân viên 2700 người. 1.2 Tổ chức và nhân lực Nguyên tắc tổ chức FSOFT được tổ chức theo mô hình 5 lớp Công ty - Chi nhánh - Trung tâm – Phòng Sản xuất - Dự án theo nguyên tắc sau: Công ty là cơ quan cao nhất, điều hành chung. Chức danh điều hành cao nhất là Tổng Giám đốc. Chi nhánh là các Công ty con, thường có trụ sở riêng về địa lý. Chức danh: Giám đốc.  Trung tâm (Group): Các Trung tâm Kinh doanh. Chức danh: Giám đốc Trung tâm.  Phòng Sản xuất (Division): Các đơn vị trực tiếp sản xuất trong mỗi Trung tâm. C