Công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng thành lập ngày 5/11/2006. Trụ sở ban đầu được đặt tại số 5B Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm – Hà Nội với 4 cổ đông chính. Các sản phẩm đầu tiên cung cấp gồm cáp dự ứng lự, neo dự ứng lực, gối cầu, khe co giãn.
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2475 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG VĨNH HƯNG
Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
1.1. Thành lập.
Công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng thành lập ngày 5/11/2006. Trụ sở ban đầu được đặt tại số 5B Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm – Hà Nội với 4 cổ đông chính. Các sản phẩm đầu tiên cung cấp gồm cáp dự ứng lự, neo dự ứng lực, gối cầu, khe co giãn.
1.2. Các mốc phát triển.
2006
Thành lập công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
Tham gia cung cấp hàng cáp dự ứng lực cho dự án cầu Sài Gòn – Trung Lương.
Tham gia cung cấp hàng cho dự án đường Nam Sông Hậu.
2007
Thành lập văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tham gia cung cấp hàng cho dự án tiêu biểu: Đường Nuyễn Văn Cừ - Thành phố Hồ Chí Minh.
2009
Tham gia cung cấp hàng cho dự án tiêu biểu: dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng – Hòa Lạc, cầu Thanh Trì, dự án sửa chữa cầu Thăng Long.
2010
Tham gia cung cấp hàng cho dự án tiêu biểu: đường vành đai 3…
Doanh thu đạt 200 tỷ/năm.
2011
Tham gia cung cấp hàng cho các dự án tiêu biểu: đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, cầu Bến Thủy II, đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên…
Phát triển một số sản phẩm mới.
Doanh thu đạt 250 tỷ/năm.
2012
Tham gia cung cấp hàng cho các dự án tiêu biểu như: dự án nâng cao an toàn đường sắt tuyến Hà Nội - Hồ Chí Minh, cầu Đồng Nai…
Triển khai thi công lắp đặt một số sản phẩm đã cung cấp.
Phát triển một số sản phẩm mới.
Doanh thu đạt mức 300 tỷ/năm.
Xây dựng trụ sở công ty tại lô 49, BT2, Bắc Linh Đàm, Hà Nội.
Kế hoạch triển khai liên doanh thành lập nhà máy sản xuất cáp, neo, gối, khe tại Việt Nam với nhà cung cấp Hàn Quốc.
Bao phủ 90% thị phần miền Bắc.
2013
Đẩy mạnh mảng thi công công trình, đưa dự án của mảng thi công vào thành mục tiêu trong kế hoạch số năm.
Mục tiêu bao phủ thị phần miền trung và miền nam Việt Nam.
Triển khai sản phẩm mới mang tính chất kỹ thuật cao, mở rộng nguồn hàng từ các nước các nền công nghệ kỹ thuật cao như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức.
Mục tiêu doanh số: 350 tỷ/ năm.
Kế hoạch trong tương lai.
Hướng đến chiếm lĩnh thị phần miền trung và miền nam Việt Nam, trở thành nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm cho ngành xây dựng cầu.
Phát triển một số sản phảm mới.
Đầu tư trong một số lĩnh vực mới như: thi công, sản xuất.
1.4. Cơ cấu bộ máy công ty.
Đại hội cổ dông
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng mua hàng
Phòng tài chính – kế toán
Phòng kỹ thuật dự án
Phòng hành chính nhân sự
Văn phòng đại diện
Giải thích:
- Quan hệ cấp trên chỉ đạo trực tiếp: →- Quan hệ ngang hàng, phối hợp hỗ trợ: ↔
1.5. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
1.5.1. Phòng kinh doanh.
Chức năng:
Có chức năng tham mưu giúp cho Ban giám đốc công ty trong phát triển thị trường gia tăng thị phần cung cấp sản phẩm trên thị trường, nâng cao doanh số và hiệu quả kinh doanh của công ty.
Tư vấn cho ban giám đốc về chiến lược bán hàng và thị trường, các vấn đề liên quan đến đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Cùng các phòng ban khác xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trong công ty.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu thị trường thực hiện công tác Marketing.
Quản trị khách hàng.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng.
Tổ chức thực hiện việc đặt hàng cho phòng mua hàng.
Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
1.5.2. Phòng mua hàng
Chức năng:
Có chức năng tham mưu giúp việc cho ban giám đốc công ty trong công tác xây dựng kế hoạch mua hàng, dịch vụ đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Cùng các phòng ban khác xây dựng một hệ thống chất lượng trong công ty.
Nhiệm vụ:
Lập công tác kế hoạch mua hàng.
Thực hiện nhập khẩu, mua hàng.
Quản lý hàng hóa và giao hàng cho khách hàng.
Xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng.
1.5.3. Phòng Tài chính - Kế toán.
Chức năng:
Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc công ty trong hoạt động tài chính, kế toán tổ chức thực hiện công tác kế toán đảm bảo đúng chế độ và nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước và Công ty, lập các báo báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính kế toán.
Nhiệm vụ:
Kế toán:
+ Xây dựng hướng dẫn và thực hiện các quy chế, chính sách, quy trình trong hoạt động kế toán.
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán đảm bảo yêu cầu chính xác kịp thời.
+ Quản lý tài sản, chi phí, theo dõi công nợ và lập các báo cáo kế toán.
Tài chính:
+ Xây dựng, triển khai và giám sát thực hiện quy chế tài chính trong công ty.
+ Lập kế hoạch tài chính và tổ chức thực hiện.
+ Phân tích tài chính.
+ Kiểm soát nội bộ.
+ Tư vấn chính sách nội bộ.
1.5.4. Phòng kỹ thuật dự án.
Chức năng:
- Có chức năng tham mưu giúp cho ban giám đốc công ty các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sản phẩm và phát triển snar phẩm mà công ty kinh doanh, tổ chức quản lý thi công công trình.
- Cùng các phòng ban khác xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng trong công ty.
Nhiệm vụ:
Hỗ trợ kỹ thuật sản phẩm.
Kiểm tra kỹ thuật chất lượng hàng hóa.
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Tiếp cận dự án, quảng bá thương hiệu sản phẩm.
Công tác triển khai, quản lý các dự án do công ty trực tiếp đầu tư.
Công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng xây lắp công trình.
1.5.5. Phòng hành chính nhân sự.
Chức năng:
- Có chức năng tham mưu giúp cho hội đồngquản trị , ban giám đốc trong công tác tổ chức hành chính văn phòng – nhân sự - pháp chế.
Nhiệm vụ:
Quản lý công tác lễ tân.
quản lý tài sản, quản lý văn phòng phẩm.
Quản lý con dấu…
Chịu trách nhiệm trong công tác tuyển dụng, đào tạo.
1.5.6. Văn phòng đại diện.
* Chức năng:
- Phát triển thị trường gia tăng thị phần, nâng cao doanh số và hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Giúp cho ban giám đốc trong việc quản lý kho hàng miền nam.
- Giúp ban giám đốc trong quản lý và tổ chức các hoạt động hành chính văn phòng.
* Nhiệm vụ:
- Nghiên cức thị trường thực hiện công tác Marketing.
- Chăm sóc phục vụ khách hàng.
- Xây dựng các kế hoạch bán hàng…….
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
2.1. Vị trí và vai trò của công ty trong lĩnh vực ngành.
Công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng là một trong những nhà cung cấp hàng đầu Việt Nam các sản phẩm cáp thép dự ứng lực khe co giãn, gối, neo các vật tư thiết bị bị khác phục vụ cho thi công xây dựng giao thông, nhà cao tầng và các công trình công nghệp.
2.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong nhưng năm gần đây hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty có bước phát triển mạnh mẽ doanh thu trong các năm tăng .
Bảng 2.1: Doanh thu công ty qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
2010
2011
2012
Doanh thu
200
250
300
( Nguồn: phòng kinh doanh )
Bình quân mỗi năm doanh thu đều tăng đều là 50 tỷ/năm.
2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
2.3.1. Cơ cấu lao động.
Bảng 2.2: Tình hình lao động tại Công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
Năm
2010
2011
2012
So sánh
So sánh
2010
2011
2010
2012
Theo giới tính
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Nam
Nữ
Người
%
Người
%
Số lượng lao động
18
12
22
15
30
17
7
18,92
17
36,17
(Nguồn: Phòng nhân sự)
Tổng số công nhân viên tính đến 30/12/2012 là 47 người. Trong đó có 30 nam và 17 nữ, năm 2011 có 22 nam và 15 nữ năm 2010 c0 18 nam, 12 nữ. Trong giai đoạn 2010 – 2012 ta thấy được tình hình biến động về quy mô cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty như sau:
Về cơ cấu lao động qua các năm có biến động nhưng không nhiều chủ yếu biến động ở lao động nam từ 2010-2011 và 2012 tăng: 18,92% và 36,17% tương ứng là 7 và 17 lao động. Trong khi đó liên tục trong 3 năm lực lượng lao động nữ tương đối ổn định. Nguyên nhân của sự biến động và chênh lệch giữa nam và nữ trong công ty là do 2012 công ty tiến hành cơ cấu lại bộ máy chức, mở rộng quy mô và tính chất của công việc nên có sự biến động.
2.3.2. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Xác định nhu cầu đào tạo
Xác định mục tiêu đào tạo
Xác định đối tượng đào tạo
Lựa chọn phương pháp đào tạo
Xác định chi phí đào tạo
Lựa chọn và đào tạo giáo viên
Đánh giá đào tạo
2.3.3. Những thuận lợi, khó khăn cơ hội và thách thưc strong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần thương mại tư vấn và xây dựng Vĩnh Hưng.
2.3.3.1 Thuận lợi.
Từ năm 2010 đến 2012 công ty đào tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đạt được một số kết quả sau:
Công ty đã quan tâm nhiều tới công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho công ty, với sựu quan tâm đó công ty đã đạt được hiệu quả rõ rệt là doanh thu lợi nhuận được tăng lên trong 3 năm qua, thu nhập của người lao động cũng tăng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của công nhân viên.
Công ty có một đội ngũ nhân viên giỏi giang có ý thức học hỏi nâng cao kiến thức.
Công tác xác định đối tượng đào tạo trong mỗi chương trình đào tạo đã có những tiêu chuẩn tương đối cụ thể.
Chi phí đào tạo cũng tăng lên hàng năm thể hiện sự quan tâm đầu tư của công ty đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
2.3.3.2. Khó khăn và nguyên nhân.
Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng vẫn còn tội tại những hạn chế sau:
Trong đánh giá nhu cầu công ty còn sủ dụng hạn chế các phương pháp khác như phỏng vấn trực tiếp công nhân viên.
Công ty chưa thực hiện tốt hoạt động phân tích công việc, phân tích nhu cầu nhân viên.
2.3.3.3. Cơ hội.
- Nguồn lao động dồi dào trẻ.
- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách thông thoáng cho các doanh nghiệp vào đầu tư và rất quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
- Nhiều rường đại học, trung tâm đào tạo mở ra quy mô lớn, chất lượng cao.
- Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế lực lượng lao động trong nước có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm với lao động nước ngoài.
2.3.3.4. Thách thức.
- Khan hiếm nhân sự quản lý cấp cao.
- Hiện tượng chảy máu chất xám ra nước ngoài.
- Đối thủ cạnh tranh đưa ra nhều chính sách tốt phục vụ cho công tác đào tạo.
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1. Đánh giá.
* Ưu điểm:
Công ty đã phân định trách nhiệm rõ ràng cho các cán bộ để thực hiện chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân sự.
Nhìn chung trong những năm vừa qua với sự quan tâm của lãnh đạo công ty thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã mang hiệu quả tương đối tốt.
Lực lượng lao động của công ty tương đối trẻ và ham học hỏi
* Hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm thì công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở công ty còn có những hận chế như:
Do quy mô của công ty còn chưa lớn, chưa thể xây dựng một bộn phận chuyên phụ trách đào tào và phát triển. Vì vậy công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa thực sự mang lại hiệu quả tối đa.
Công tác đánh giá tổng kết chương trình đào tạo chỉ thực hiện theo năm mà không thực hiện ngay sau mỗi khóa học. Do đó không khắc phục được sai sót một cách kịp thời. Đồng thời việc đánh giá công tác đào tạo còn mang tính chất chung chung.
3.2. Một số kiến nghị.
* Đối với nhà nước
Nhà nước cần phải xây dựng một cơ chế thích hợp để người lao động Việt Nam có thể giao lưu và học hỏi các phương pháp đào tạo của các nước tiên tiến, trao đổi kinh nghiệm làm việc. Để làm được điều đó nhà nước trước hết phải tạo ra sự hợp tác về kinh tế, chính trị và với các nước trên thế giới. Qua đó, người Việt Nam sẽ được đào tạo thông qua công việc và tính hội nhập ngày càng cao.
Đối với hệ thống giáo dục đào tạo cho phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Tăng cường dạy thực hành cho sinh viên trong quá trình học để khi ra trường có thể áp dụng được những kiến thức một cách thành thạo.
* Đối với doanh nghiệp.
Tăng cường cơ sở vật chất – kỹ thuật cho các phòng đào tạo. Cụ thể cần trang bị các phương tiện học tập hiện đại như: máy chiếu, lớp học đủ rộng, có máy tính hiện đại các loại sách báo và tài liệu đào tạo mới , các phần mềm. Nhằm tạo ra một đội ngủ lao động có đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết khi hoàn thành khóa học.
Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ theo hướng những người đào tạo, làm việc phải tốt hơn những người chưa hoặc không chịu đi đào tạo, những nguwoif làm việc không hiệu quả.