Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Injae Vina

Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn nhân loại, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang từng ngày, từng giờ khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế Việt Nam sớm hoà nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực tê sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay, bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay thì ngành kế toán cũng cần hoàn thiện hơn vì trong kinh tế, kế toán là một ngành rất quan trọng. Bất kì một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều phải cần kế toán vì kế toán cung cấp thông tin quan trọng cho nhiêu đối tượng quan trọng như: các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế của nhà nước,.

doc18 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 2198 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo thực tập tại công ty TNHH Injae Vina, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU...3 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH INJAE VINA4 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH INJAE VINA..4 1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh4 1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý...5 1.4. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm .7 II: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN,TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH INJAE VINA 7 2.1 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH INJAE VINA...7 2.1.2. Tổ chức hệ thống thông tin kế toán...9 2.1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán..10 2.1.2.2: Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.10 2.1.2.3:Tổ chức hệ thống Sổ kế toán.11 2.1.2.4: Tổ chức Hệ thống Báo cáo tài chính...12 2.2. Tổ chức công tác Phân tích kinh tế.12 2.2.1: Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác Phân tích kinh tế12 2.2.2: Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại đơn vị...13 2.2.3: Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh dựa trên số liêu của Báo cáo tài chính13 2.3. Tổ chức công tác tài chính...15 2.3.1. Công tác kế hoạch hóa tài chính...15 2.3.2. Công tác huy động vốn..16 2.3.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn – tài sản\..16 2.3.4. Công tác quản lý doanh thu, chi phí, lợi nhuân và phân phối lợi nhuận17 2.3.5. Xác định các chỉ tiêu nộp NSNN và quản lý công nợ18 III. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN, PHÂN TÍCH KINH TÉ VÀ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH INJAE VINA...18 3.1 Đánh giá khái quát về công tác kế toán..18 3.1.1. Ưu điểm..18 3.1.2.Hạn chế....19 3.2. Đánh giá khái quát về công tác phân tích kinh tế tại đơn vị19 3.2.1. Ưu điểm..19 3.2.2. Hạn chế...19 3.3. Đánh giá khái quát về công tác tài chính...19 3.3.1. Ưu điểm..19 3.3.2. Hạn chế..19 IV. ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN.19 KẾT LUẬN..20 PHỤ LỤC.21 Phụ lục 01: Bảng cân đối kế toán năm 2010.. Phụ lục 02. Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010.. Phụ lục 03: Một số bảng biểu phân tích. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm qua cùng với sự phát triển của toàn nhân loại, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đang từng ngày, từng giờ khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước nhằm nhanh chóng phát triển nền kinh tế Việt Nam sớm hoà nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Thực tê sau nhiều năm thực hiện sự chuyển dịch từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đến nay, bộ mặt của nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của nền kinh tế hiện nay thì ngành kế toán cũng cần hoàn thiện hơn vì trong kinh tế, kế toán là một ngành rất quan trọng. Bất kì một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ, dù là doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân đều phải cần kế toán vì kế toán cung cấp thông tin quan trọng cho nhiêu đối tượng quan trọng như: các nhà đầu tư, các nhà quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế của nhà nước,... Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế công tác kế toán tổng hợp tại công ty TNHH INJAE VINA với sự giúp đỡ của anh chị trong phòng kế toán tại công ty và sự hướng dẫn thường xuyên của Thạc sĩ Phan Hương Thảo em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập kế toán tổng hợp để làm cơ sở cho em làm khóa luận tốt nghiệp và tích luỹ kinh nghiệm kế toán sau này. Em xin trân thành cám ơn các thầy cô giáo Phan Hương Thảo và các anh chị trong phòng kế toán của công ty TNHH INJAE VINA đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH INJAE VINA Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên tiếng Việt : CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN INJAE VINA Tên giao dịch quốc tế : INJAE VINA CO.,LTD Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên Giấy chứng nhận đầu tư số:041043000058 Số điện thoại : +84 (320) 3721588 Fax : +84 (320) 3722288 Vốn điều lệ : 10.720.000.000 đồng (tương đương 670.000 USD) Công ty TNHH INJAE VINA là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 041043000058 do UBND tỉnh Hải Dương cấp ngày 25 tháng 02 năm 2008. Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 15 tháng 5 năm 2009.( Giấy phép đầu tư gốc số 31/GP-HD do UBND tỉnh Hải Dương cấp ngày 21 tháng 02 năm 2003). Giấy phép này đồng thời là Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng kí Điều lệ doanh nghiệp của Công ty TNHH INJAE VINA, có hiệu lực kể từ ngày kí. Công ty có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Thời gian hoạt động là 50 năm kể từ ngày 21 tháng 02 năm 2003 với tổng số vốn đầu tư là 64.800.000.000 VNĐ (tương đương 3.600.000 USD), trong đó vốn góp là 10.720.000.000 VNĐ. Công ty luôn tuân thủ pháp luật Việt Nam, quy định của Giấy phép đầu tư, Điều lệ công ty, thực hiện đầy đủ các biện pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, bảo vệ an toàn lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất hàng may mặc bằng len xuất khẩu. Nhập khẩu, phân phối: Thiết bị máy móc và linh kiện ngành dệt may; các loại hóa chất giặt tẩy dùng trong ngành dệt may. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Công ty TNHH INJAE VINA được thành lập vào năm 2003, là một công ty đầu tư nước ngoài với năng lực sản xuất của hơn một triệu sản phẩm dệt kim. Sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, Mexico, Canada, Châu Âu ... Công ty được trang bị với hơn 150 bộ máy tự động hoàn toàn trên máy vi tính đan và có hơn 1000 bộ máy dệt kim của đồng hồ đo khác nhau.  Mục tiêu và quy mô của công ty: Sản xuất hàng may mặc bằng len xuất khẩu với năng lực sản xuất 1.500.000 sản phẩm/ năm. Nhập khẩu, phân phối: Thiết bị máy móc và linh kiện ngành dệt may ( quy mô nhập khẩu 6.000 chiếc/ năm); các loại hóa chất giặt tẩy dùng trong ngành dệt may (quy mô nhập khẩu 50 tấn/ năm) Đặc điểm tổ chức quản lý của đơn vị Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty đã được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Với mô hình này, các hệ thống chức năng không có quyền ra lệnh cho cấp dưới mà chỉ giúp lãnh đạo ra quyết định trong phạm vi chuyên môn của mình. Sơ đồ 1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH INJAE VINA Trợ lý Giám đốc Phòng kế hoạch PhòngTài chính- Kế toán Phòng xuất nhập khẩu Phòng kĩ thuật KCS Phòng tổ chức hành chính Phân xưởng sản xuất Giám đốc Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm cá nhân trước hội đồng thành viên và trước pháp luật về hoạt động điều hành của công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong nội bộ công ty, có quyền triệu tập và chủ trì các cuộc họp thường xuyên hoặc đột xuất cũng như có quyền thông qua những chủ trương, phương hướng của công ty. Trợ lý giám đốc: là người hỗ trợ ban giám đốc trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của công ty được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước ban giám đốc. Phòng tài chính - kế toán: đứng đầu là kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức hạch toán hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tài sản vật tư, tiền vốn của công ty theo nguyên tắc quản lý kinh tế của Nhà nước trên cơ sở các quy chế đã đề ra. Làm công tác tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính, giúp giám đốc quản lý vốn và chi tiêu đúng chế độ của quản lý tài chính của Nhà Nước quy định. Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành sản xuất kinh doanh kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế phục vụ cho việc lập và theo dõi việc thực hiện kế hoạch, thực hiện nghĩa vụ đối với công ty và ngân sách Nhà Nước. Phòng kế hoạch: Có nhiệm vụ tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng các kế hoạch điều hành sản xuất đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như chủng loại. Thống kê tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng nhằm cung cấp cập nhật đầy đủ các thông tin về thị trường, phân bổ kế hoạch cho từng phòng và theo dõi thực hiện điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Phòng xuất nhập khẩu: là bộ phận tham mưu cho giám đốc xác định phương hướng mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu, trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động về kinh doanh xuất nhập khẩu theo kế hoạch công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo điều độ tiến độ sản xuất, sắp xếp hoạt động trong Công ty, điều hoà bố trí tuyển dụng lao động và giải quyết vấn đề tiền lương, quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên. Phòng kỹ thuật + KCS: Có nhiệm vụ xây dựng, quản lý và theo dõi các quy trình về phạm vi kỹ thuật trong quá trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩn. Khi có kế hoạch thì kiểm tra các mẫu thử thông qua khách hàng duyệt sau đó mới đem sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đóng gói cho các phân xưởng đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm và chất lượng của nguyên phụ liệu xuất từ kho cho các phân xưởng. 1.4. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH INJAE VINA Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí làm cho lợi nhuận tăng đáng kể. Cụ thể là: Tổng doanh thu năm 2010 tăng 16.986.025 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 59%. Tổng chi phí năm 2010 tăng 2.177.664.329 đồng so với năm 2009, tương ứng tỷ lệ tăng là 7%. Lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng đáng kể, cụ thể tăng 14.808.361.034 đồng so với năm 2009, tương ứng với tỷ lệ tăng là 227%. II. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN, TÀI CHÍNH, PHÂN TÍCH KINH TẾ TẠI CÔNG TY TNHH INJAE VINA. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán và Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.1.1.1 Bộ máy kế toán tại công ty TNHH INJAE VINA Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH INJAE VINA KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tiền và thanh toán công nợ Kế toán TSCĐ và vật tư Kế toán CP tính giá thành và doanh thu Kế toán tổng hợp và kiểm tra Thủ quỹ Công ty tổ chức theo hình thức tập trung, phòng kế toán đặt tại công ty và áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính với chức năng của từng bộ phận kế toán như sau: Trưởng phòng kế toán: do kế toán trưởng đảm nhiệm, chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật, Nhà nước về toàn bộ công việc được Giám đốc giao cho, thực hiện chức năng quyền hạn của mình theo pháp lệnh thống kê được Nhà nước ban hành. Kê toán vốn bằng tiền và thanh toán công nợ: theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, theo dõi tình hình công nợ giữa công ty với khách hàng, các đơn vị sản xuất. Kế toán NVL, TSCĐ, vật tư: theo dõi tình hình nhập NVL, tăng giảm TSCĐ, thực hiện tính và trích khấu hao TSCĐ của công ty theo phương pháp đã đăng kí với cơ quan thuế (tính và trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng) Kế toán chi phí tính giá thành và doanh thu: tổng hợp chi phí trực tiếp, phân bổ các chi phí khác có liên quan và tính giá thành cho từng sản phẩm. Kế toán tổng hợp và kiểm tra: Theo dõi tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty, theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải nộp của công ty với NSNN, tình hình khấu trừ và hoàn thuế GTGT, hàng tháng tính toán tiền lương phải trả, theo dõi tiền lương, phân bổ tiền lương cho cán bộ công nhân viên, trích lập quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ. Thủ quỹ: quản lý tiền mặt và các chứng từ hợp lệ, đối chiếu tiền mặt thực tế với sổ kế toán tiền mặt. Ngoài những công việc được phân công cụ thể, căn cứ khối lượng công việc của phòng kế toán, kế toán viên còn phải hoàn thiện một số công việc khác khi được phân công để hoàn thành kế hoạch chung của cả phòng. 2.1.1.2 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và thông tư số 55//2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 của Bộ tài chính. Niên độ kế toán là một năm: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị sử dụng tiền tệ: VNĐ. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: đánh giá theo Nguyên giá và giá trị còn lại , phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính Phương pháp tính khấu hao: thực hiện phương pháp tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Phù hợp với Quyết định số 206/203/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi ngoại tệ ra tiền VNĐ: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỉ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố vào ngày kết thúc niên độ kế toán. 2.1.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán 2.1.2.1 Hệ thống chứng từ kế toán Chứng từ mà công ty sử dụng thực hiện theo đúng nội dung, quy định của Luật kế toán và Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính, các văn bản khác liên quan đến chứng từ. Một số chứng từ sử dụng: Chứng từ tiền tệ: Chứng từ nguồn tiền (Hóa đơn GTGT, Cam kết góp vốn, Giấy báo nợ của ngân hàng, Hợp đồng cho vay); Phiếu thu; Phiếu chi, Giấy báo có, Giấy đề nghị tạm ứng; Giấy thanh toán tiền tạm ứng; Biên lai thu tiền. Chứng từ hàng tồn kho: Hóa đơn mua hàng; Biên bản kiểm nghiệm; Phiếu nhập kho; Chứng từ xin xuất; Chứng từ duyệt xuất; Phiếu xuất kho; Thẻ kho. Chứng từ lao động và tiền lương: Quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi nhiệm, ; Bảng chấm công; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Chứng từ TSCĐ: Biên bản giao nhận TSCĐ; Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản đánh giá lại TSCĐ; Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.. Trình tự luân chuyển chứng từ trong công ty: Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh tất cả các chứng từ kế toán do doanh nghiệp lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán. Cuối cùng sẽ được lưu trữ, bảo quản theo quy định. 2.1.2.2 Hệ thống tài khoản kế toán Công ty sử dụng hệ thống tài khoản được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ phát sinh tại đơn vị mình, kế toán Công ty đã xây dựng danh mục tài khoản cụ thể và có chi tiết các tài khoản thành các tiểu khoản theo đôi tượng hạch toán để đáp ứng nhu cầu thông tin và quản lý tài chính. Hệ thống tài khoản của Công ty bao gồm: TK loại 1 và 2 để phản ánh tình hình Tài sản, TK loại 3 và 4 để phản ánh tình hình Nguồn vốn, TK loại 5, 6, 7, 8 để phản ánh doanh thu, chi phí và thu nhập, TK loại 9 để xác định kết quả kinh doanh. Vận dụng hệ thống tài khoản vào một số nghiệp vụ (đơn vị: VNĐ) Ngày 15/10/2011, Công ty nhận được Giấy báo Có của Ngân hàng Vid Public Chi nhánh Hải Phòng thông báo Công ty TNHH Dệt kim Fenix VN thanh toán hàng ngày 20/08/2011 số tiền 177.795.300 đồng. Hạch toán: Nợ TK 1121: 177.795.300 Có TK 131-DT: 177.795.300 Ngày 16/10/2011, Nhập khẩu 1 lô hàng vải để sản xuất áo len xuất khẩu, trị giá trên tờ khai hải quan của lô hàng là 10.000USD thanh toán qua LC (tỷ giá trên tờ khai là 20.633 VNĐ/USD. Công ty đã vay ngân hàng số tiền 10.000 USD để thanh toán cho khách hàng. Thuế nhập khẩu 60%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá ghi sổ 20.630 VNĐ/USD. Hạch toán: Nợ TK 152 : 206.330.000 Có TK 331 : 206.330.000 Nợ TK 152 123.798.000 Có TK 3333 123.798.000 Nợ TK 331 206.300.000 Nợ TK 635 30.000 Có TK 112 206.330.000 Ngày 20/10/2011, ký hợp đồng với công ty Kukrim (HK) Liaison nhập khẩu 1 lô hàng trị giá 25.000USD theo giá CIF trị giá 25.000 USD, đã kí quỹ 15.000 bằng TGNH (TGGS 20.630, TGBQLNH: 20.673 VNĐ/USD) Hạch toán: Nợ TK 144 310.095.000 Có TK 515 645.000 Có TK 112 309.450.000 Có TK 007 15.000 (USD) 2.1.2.3 Hệ thống sổ kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính nên trình tự ghi sổ tại công ty như sau: (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. (2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.2.4 Hệ thống báo cáo tài chính Hệ thống Báo cáo tài chính mà công ty sử dụng: - Bảng cân đối kế toán - (Mẫu số B01 – DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - (Mẫu số B02 – DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - (Mẫu số B03 – DN) - Thuyết minh báo cáo tài chính - (Mẫu số B09 – DN) Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Tại công ty TNHH INJAE VINA, Báo cáo tài chính do Ban giám đốc chịu trách nhiệm lập và được kiểm toán vào cuối năm tài chính. Các BCTC của công ty được lập căn cứ vào các số liệu sau khi đã khóa sổ kế toán và được trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực về chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. 2.2 Tổ chức công tác phân tích kinh tế 2.2.1 Bộ phận thực hiện và thời điểm tiến hành công tác phân tích tài chính tại công ty Tại công ty, công tác phân tích các hoạt động kinh tế do Phòng Kế hoạch thực hiện vào cuối mỗi năm tài chính. Số liệu dùng để phân tích là các số liệu lấy từ Báo cáo tài chính và một số báo cáo khác của công ty. Mục đích nhằm nhận thức, đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh qua đó thấy được những thành tích đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại từ đó xác định được nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tăng giảm lợi nhuận để có biện pháp khai thác khả năng của doanh nghiệp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Nội dung và các chỉ tiêu phân tích kinh tế tại công ty Phân tích doanh thu Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu: nhằm thấy được mức độ thực hiện doanh thu của công ty, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh Phân tích chi phí sản xuất theo yếu tố: Nhằm mục đích phân tích khái quát sự biến động của các khoản mục chi phí sản xuất. Các yếu tố chi phí sản xuất của công ty là chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác bằng tiền. Phân tích lợi nhuận Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận: Nhằm thấy được mức độ thực hiện kế hoạch lợi nhuận của công ty, từ đó xây dựng kế hoạch lợi nhuận phù hợp hơn trong những năm tiếp theo. Phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích khái quát cấu trúc tài chính bao gồm các chỉ tiêu: Hệ số nợ, hệ số VCSH, Tỷ trọng TSNH, Tỷ trọng TSDH. Phân tích tình hình thanh toán bao gồm các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nhanh, Hệ số thanh toán hiện hành. Tính toán và phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được tính toán, phân tích thông qua một số chỉ tiêu: Hệ số doanh thu trên VKD và hệ số lợi nhuận trên VKD. Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh = Tổng doanh thu Tổng vốn kinh doanh bình quân Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận Tổng vốn kinh doanh bình quân Trong đó: Tổng vốn kinh doanh bình quân = VKD đầu kỳ +
Luận văn liên quan