Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam

Bước sang năm 2010 cũng là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) tròn ba năm. Với tư cách là thành viên của WTO tham gia bình đẳng vào phân công lao động và hợp tác quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Như một tất yếu của xu thế khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư. Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt sau những biến động của khủng hoảng kinh tế thế giới thì hoạt động ngân hàng càng có vai trò lớn quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế . Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, em đã chọn Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam làm nơi thực tập với mục đích tìm hiểu về lĩnh vực trên cũng như họat động kinh doanh của ngành ngân hàng. Từ đó, một mặt đề xuất một số giải pháp bước đầu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng nhằm hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch kinh doanh đã đặt ra; mặt khác là một trong những căn cứ để em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tại Sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bước sang năm 2010 cũng là năm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới ( WTO) tròn ba năm. Với tư cách là thành viên của WTO tham gia bình đẳng vào phân công lao động và hợp tác quốc tế trong một thế giới toàn cầu hóa đã đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội cũng như thách thức mới. Như một tất yếu của xu thế khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi ngày càng nhiều các dự án đầu tư, với nguồn vốn trong và ngoài nước, thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. Với tư cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành các hoạt động cho vay và đầu tư. Ngân hàng thương mại đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội như là người mở đường, người tham gia, người quyết định đối với mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt sau những biến động của khủng hoảng kinh tế thế giới thì hoạt động ngân hàng càng có vai trò lớn quyết định tới sự phát triển của nền kinh tế . Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề nêu trên, em đã chọn Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt làm nơi thực tập với mục đích tìm hiểu về lĩnh vực trên cũng như họat động kinh doanh của ngành ngân hàng. Từ đó, một mặt đề xuất một số giải pháp bước đầu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung và Sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải nói riêng nhằm hoàn thành tốt hơn nữa kế hoạch kinh doanh đã đặt ra; mặt khác là một trong những căn cứ để em lựa chọn đề tài chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Lê Công Hoa và các cô chú, các anh chị trong Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập tổng hợp này. Do kiến thức và trình độ của bản thân có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bài thực tập của em không tránh khỏi nhầm lẫn và sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy giáo để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 2 năm 2010 Sinh viên Phùng Hồng Vân NỘI DUNG I. Tổng quan về sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải Việt Nam Maritime bank 1.1. Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam - Tên công ty: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Tên tiếng Anh: Vietnam Maritime Commercial Stock Bank - Tên viết tắt: MSB - Tên giao dịch: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam VietNam Maritime Commercial Stock Bank - Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 12/07/1991 Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng Thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực - Các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam… - Địa chỉ Hội sở : tầng 7,8,9 tòa nhà VIT Tower ,519 Kim Mã, Ba Ðình, Hà Nội - Nhân lực: 2120 CBNV ( tính đến tháng 01/2010) - Người đại diện theo pháp luật: Bà Lê Thị Liên – Chủ tịch Hội đồng Quản trị - Vốn điều lệ: 2.240.000.000.000 VND (2.240 tỷ đồng) - Mã số thuế : 02.001.24891.007. - Giấy phép thành lập: Số 45/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hải Phòng cấp ngày 24/12/1991. - Giấy phép hoạt động: Số 0001/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 08/6/1991. - Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 055501 do Trọng tài kinh tế TP. Hải Phòng cấp ngày 10/3/1992 đã được thay thế bằng Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103008429 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 01/07/2005 - Điện thoại : 04.3771.8989 04.37713427 - Fax: 04.37718899 - Email: msb@msb.com.vn - Website: www.msb.com.vn - Logo: 1.2. Tổng quan về Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam. - Ngày thành lập sở giao dịch: 01/07/2005 - Nhân lực (tính đến tháng 01/2010 ) : 77 người, trong đó 22 nam và 55 nữ - Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội - Điện thoại: 043. 9433245 - Fax :043. 9420520 - Email: msb@msb.com.vn - Website: www.msb.com.vn 1.3. Quá trình hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime bank) , tên giao dịch VietNam Maritime Commercial Stock Bank được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0113008430 do Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày 17/06/2008 chuyển từ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203010090 do phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày 15/10/2002.Quá trình hình thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải đươc chia làm các giai đoạn sau: Từ năm 2005 trở về trước: trụ sở chính ( gồm trung tâm điều hành và sở giao dịch) có địa điểm tại số nhà 5A Nguyễn Tri Phương, Quận Hồng Bàng, Thành Phố Hải Phòng Từ năm 2005 tới nay địa điểm trụ sở đặt tại số nhà 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội. Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này là: Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ được tăng cường. Sản phẩm và dịch vụ ngân hàng phong phú và đa dạng, nhờ đó nguồn vốn huy động của sở đã tăng đáng kể. Kinh doanh ngoại hối phát triển. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao. Đưa văn hóa bán hàng vào môi trường kinh doanh, thúc đẩy các phòng tín dụng của Sở chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng mới, song song với việc chăm sóc khách hàng hiện có. Số lượng phòng giao dịch tăng, tính đến nay, trừ trụ sở của Sở đặt tại số nhà 44 Nguyễn Du, thì số phòng giao dịch của sở đã tăng lên là 5 phòng , được phân bố tại Quận Đống Đa, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hoàn Kiếm, và Quận Hai Bà Trưng, nhằm phát triển hoạt động thanh toán đồng thời cung cấp các tiện ích ngân hàng cho người dân trên địa bàn các quận, đồng thời nhằm phục vụ tốt hơn những khách hàng sẵn có của SGD. Quy mô hoạt động tăng mạnh: Nguồn vốn huy động năm 2009 đạt 34.693.326.804 VND Dư nợ cho vay khách hàng năm 2009 là: 545.369.887.901 VND. 1.4. Nguyên tắc hoạt động Sở giao dịch Ngân Hàng Hàng Hải là một đơn vị nằm trong toàn hệ thống Ngân Hàng Hàng Hải, hạch toán độc lập với Hội Sở Ngân Hàng Hàng Hải. Tuy nhiên mọi hoạt động của SGD vẫn phải dưới sự chỉ đạo giám sát của Hội Sở. Trong hoạt động tín dụng: SGD và ban giám đốc Sở chỉ có quyền thẩm định, định giá tài sản, ký kết hợp đồng giải ngân với những hợp đồng vay có giá trị dưới 800 triệu VND, còn những hợp đồng vay có giá trị trên 800 triệu VND SGD phải chuyển hồ sơ lên Hội Sở, Hội Sở sẽ tiến hành thẩm định và đưa ra quyết định cho vay hay không. Hoạt động thu nợ: SGD có quyền gửi đơn yêu cầu thu hồi nợ với những khách hàng vay tiền tại SGD đã quá thời hạn cho vay, trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán, SGD sẽ gửi hồ sơ khách hàng lên Ban thu hồi nợ của Hội Sở. Vấn đề nhân sự: toàn bộ vấn đề tuyển dụng và thay đổi cơ cấu nhân sự của SGD do Hội Sở quyết định, các trưởng phòng và Ban giám đốc của SGD chỉ có quyền đề đạt và cho thi tuyển. 1.5. Các hoạt động cơ bản của SGD. - Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn - Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển - Cho vay ngắn, trung và dài hạn - Chiết khấu chứng từ có giá - Hùn vốn tham gia đầu tư vào các tổ chức kinh tế - Cung cấp dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước - Kinh doanh ngoại hối - Tài trợ thương mại - Các dịch vụ ngân hàng khác 1.6. Bộ máy quản trị Sở Giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự như sau: Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Bảng 1. Các thành viên của Ban giám đốc TT  Họ và tên  Chức vụ   1  Ông Lê Thanh Tùng  Giám đốc   2  Ông Vũ Đức Thực  Phó giám đốc   3  Bà Lê Thị Phương Đông  Phó giám đốc   Cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí như sau: Giám đốc( Ông Lê Thanh Tùng): là người chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước cấp trên cơ quan chủ quản là Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải về mọi hoạt động kinh doanh của sở theo luật doanh nghiệp mà nhà nước đã ban hành. Đồng thời giám đốc sở giao dịch cũng là người được giao trách nhiệm quản trị sở giao dịch, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh, kỹ thuật của SGD, đồng thời trực tiếp quản lý hoạt động của các phòng tín dụng: phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, và 4 phòng giao dịch ( trừ phòng giao dịch Phố Huế) Phó giám đốc : là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình quản lý sở, giúp cho giám đốc sở có thể tập trung vào các vấn đề lớn, có tính chất chiến lược. Bên cạnh đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm về mảng sản xuất kinh doanh hàng ngày và về mảng đối ngoại của doanh nghiệp. Ngoài ra phó giám đốc còn có nhiệm vụ làm thay công việc của Giám đốc trong trường hợp được ủy quyền. Hiện tại ở Sở giao dịch đang có 2 phó giám đốc Phó giám đốc (Bà Lê Thị Phương Đông): Ngoài các công việc trên Bà Đông còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng kế toán và phòng dịch vụ khách hàng. Phó giám đốc (Ông Vũ Đức Thực): ngoài việc giúp việc, hỗ trợ cho giám đốc Sở, Ông Thực còn trực tiếp quản lý hoạt động của phòng giao dịch Phố Huế. Các phòng nghiệp vụ: Hiện nay Sở giao dịch Maritime Bank gồm có 4 phòng nghiệp vụ. - Phòng tín dụng: được chia làm 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng khách hàng cá nhân. Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên nghiệp vụ. + Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng, 7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển dụng. + Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 chuyên viên tín dụng và hỗ trợ tín dụng. - Phòng kế toán- tài chính: gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4 nhân viên nghiệp vụ. - Phòng nguồn vốn và thanh toán: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 4 các nhân viên nghiệp vụ. - Phòng dịch vụ khách hàng: gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên nghiệp vụ. Trong đó, quyền hạn của mỗi vị trí trong ban giám đốc và các phòng ban trong sở giao dịch được quy định cụ thể như sau: Giám đốc ( Ông Lê Thanh Tùng) được quyền thay mặt trung tâm kí kết các hợp đồng, tham gia các giao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu VND…được quyền tổ chức và quản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền trả lương hoặc cho thôi việc đối với cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD… Phó giám đốc được quyền kí kết các văn bản theo sự ủy quyền của giám đốc; được quyền giám sát và đôn đốc hoạt động của các phòng ban; được quyền yêu cầu các bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết… Phòng tín dụng : Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham gia các cuộc họp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tín dụng đối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, và được yêu cầu các phòng ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp các thông tin cần thiết cho việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phòng nguồn vốn và Thanh toán : Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệt đối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong kho quỹ tại Sở; Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặt cho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; Tổ chức việc kiểm tra chấp hành chế độ an toàn kho, quỹ của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạt động ngân hàng. Phòng kế toán- tài chính: Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánh tình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Sở; Lập và tổ chức chấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Sở; Thực hiện việc mở tài khoản, giao dịch thanh toán cho Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Phòng giao dịch khách hàng: thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch với khách hàng. Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:  Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải. II. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật Mặc dù là đơn vị hạch toán độc lập với Hội sở Ngân Hàng TMCP Hàng Hải, nhưng Sở giao dịch vẫn nằm trong một thể thống nhất với toàn Ngân hàng Hàng Hải. Vì vậy sản phẩm & dịch vụ kinh doanh và các đối tượng khách hàng của Sở giao dịch cũng là sản phẩm, dịch vụ kinh doanh và khách hàng của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Hàng Hải nói chung. 2.1. Các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh . Khách hàng cá nhân: - Tiền gửi thanh toán. - Tiền gửi tiết kiệm. - Sản phẩm thẻ. - Dịch vụ chuyển tiền. - Sản phẩm cho vay. - Sản phẩm và dịch vụ khác. Khách hàng doanh nghiệp: - Dịch vụ tài khoản. - Sản phẩm bao thanh toán. - Thanh toán quốc tế. - Bảo lãnh ngân hàng. - Sản phẩm cho vay. - Sản phẩm- dịch vụ khác. Ngân hàng điện tử: - Internet Banking. - Mobile Banking. Các sản phẩm khác của sản phẩm & dịch vụ: - Chứng chỉ gửi tiền ngắn hạn USD. - Tài trợ vốn kinh doanh cá thể. - Sản phẩm “ Quà tặng vàng”. - Tiết kiệm “ Lãi suất cao nhất”. - Bộ sản phẩm cho vay mua bất động sản. - Tiết kiệm kỳ hạn duy nhất (Kỳ hạn 13 tháng, rút gốc linh hoạt). - Bộ sản phẩm cho vay Cuộc sống mới. - Tiết kiệm “ Định kỳ sinh lời”. - Cho vay ngắn hạn dành cho doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ vay VND với lãi suất USD. - Tiết kiệm “ Gửi tiền trả lãi ngay”. - Bao thanh toán trong nước. - Bao thanh toán quốc tế. - Thư tín dụng xuất khẩu. - Thư tín dụng nhập khẩu. - Nhờ thu nhập khẩu. - Nhờ thu xuất khẩu. - Nhận chuyển tiền đến. - Chuyển tiền ra nước ngoài. 2.2. Khách hàng. Khách hàng cá nhân. Khách hàng doanh nghiệp. Ngân hàng điện tử. Trong đó mỗi một nhóm khách hàng lại được phân chia thành: - Khách hàng Việt Nam vay vốn tại MSB - Khách hàng nước ngoài vay vốn tại MSB - Nhóm khách hàng có liên quan vay vốn tại MSB 2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. Tình hình mua sắm máy móc thiết bị của SGD trong năm 2009 được thể hiện trong bảng sau: đơn vị VND Tên máy móc thiết bị  Số lượng (cái)  Nguyên giá  Tổng giá trị   1.Máy tính chủ  01  43.048.350  43.048.350    01  24.303.333  24.303.333    01  23.800.000  23.800.000    01  21.710.000  21.710.000   2. Máy tính trạm  10  11.205.975  112.059.750    09  11.499.025     03  10.384.000     02  10.958.000  21.916.000    05  11.150.000    3.Máy tính xách tay  01  24.547.600  24.547.600    01  11.090.000  11.090.000    01  15.000.000  15.000.000    01  12.000.000  12.000.000    01  16.185.750  16.185.750   4. Máy in  01  57.150.000  57.150.000    03  19.050.000  57.150.000    13  17.486.952  227.330.376   5. Thiết bị mạng truyền thông tin học   96.709.270  96.709.270   6. Máy móc điện lực lớn   885.809.828  885.809.828   7. Điều hòa không khí  37  11.859.097  438.786.589   8. Thiết bị phòng cháy chữa cháy và bảo vệ   103.292.765  103.292.765   9. Thiết bị, máy móc văn phòng   49.058.343  49.058.343   ( Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của Sở giao dịch Ngân hàng Hàng Hải năm 2009) 2.4. Nguồn nhân lực Mặc dù tới nay Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam mới chính thức được thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm ( Từ 01/07/2005), và là một đơn vị hạch toán độc lập với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Nhưng tới nay Sở đã có một đội ngũ lao động trẻ có trình độ, có năng lực và đầy nhiệt huyết, chỉ từ 30 người năm 2005, đến nay toàn sở hiện có 77 cán bộ nhân viên ( Bao gồm cả giám đốc và 2 phó giám đốc), trong đó có 22 nam và 55 nữ, với độ tuổi trung bình là 29 tuổi. Trình độ của cán bộ công nhân viên của sở được thể hiện trong bảng sau: Bảng 1: Trình độ công nhân viên của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tính đến 31/01/ 2010 TT  Trình độ  Số lượng ( người)  Tỷ trọng ( %)   1  Trên đại học  01  1.3   2  Đại học  54  70.1   3  Cao đẳng  6  7.8   4  Trung cấp  12  15.6   5  Trình độ khác  4  5.2   Tổng  77  100   Bảng 2. Cơ cấu nguồn lao động của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam tháng 01-2010. TT  Trình độ học vấn  Giới tính  Độ tuổi  Công việc đảm nhận     Nam  Nữ  <30  30-50  >50  Quản lý  Công việc khác     SL  TL  SL  TL  SL  TL  SL  TL  SL  TL  SL  TL  SL  TL   1  Trên đại học  1  2,3  -  -  -  -  01  10  -  -  1  7,7  -  -   2  Đại học  34  77,3  20  60,6  44  78,6  07  70  03  60  12  92,3  42  65,6   3  Cao đẳng  -  -  06  18,2  06  10,7  -  -  -  -  -  -  06  9,4   4  Trung cấp  05  11,4  07  21,2  05  8,9  01  10  -  -  -  -  12  18,7   5  Trình độ khác  04  9  -  -  01  1,8  01  10  02  20  -  -  04  6,3   Tổng  44  33  56  10  05  13  64   Chú thích: SL: Số lượng (Đơn vị: người) TL: Tỉ lệ (%) Nguồn: Danh sách phân công công việc của Sở giao dịch Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Maritime Bank luôn chú trọng tới việc xây dựng hệ thống lương, thưởng, phúc lợi, đãi ngộ cho người lao động phù hợp với từng thời kỳ và từng giai đoạn phát triển, bảo đảm tính linh hoạt, công bằng, tương xứng mức độ công hiến và cạnh tranh trên thị trường lao động. Với hình thức trả lương như vậy, một mặt cán bộ và nhân viên trong ngân hàng có thể an tâm làm việc do mức lương tối thiểu được trả theo cấp bậc luôn được đảm bảo; mặt khác Maritime Bank còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích Cán bộ Nhân viên toàn hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí công tác để xây dựng Maritime Bank ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích suất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng và công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất (Giấy khen, tiền mặt, hiện kim, tham quan du lịch trong hoặc ngoài nước). Đời sống của toàn thể cán bộ công nhân viên của sở luôn được ban lãnh đạo quan tâm, tất cả CBNV chính thức của MSB được đài thọ tiền ăn trưa theo giá cả thị trường, được quan tâm chúc mừng và có quà tặng nhân ngày sinh nhật, được quyền mua Cổ phần ưu đãi theo quy định của HĐQT Maritime Bank…. 2.5. Tài sản và nguồn vốn Nguồn vốn Trong vài năm trở lại đây, nguồn vốn của SGD liên tục giảm, năm 2007 vốn và các quỹ là 115.323.741.825 VND, năm 2008 là 41.533.718.676 VND, và năm 2009 chỉ còn 34.693.326.804VND, trong đó chủ yếu là lợi nhuận chưa phân phối Tài sản Do tính đặc thù của toàn ngành ngân hàng là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nên tài sản cố định của toàn sở giao dịch không chiếm giá trị lớn, đa số tài sản của sở là các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác quản lý và giao dịch. Tình hình biến động của nguồn tài sản cố định của sở trong vài năm trở lại đây được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Tình hình biến động tài sản cố định của sở giao dịch ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam từ 2007-2009 ( đv: đồng) TT  Danh mục tài sản  Năm 2007 31/12/2007  Năm 2008 31/12/2009  Năm 2009 31/12/2009   1  Tài sản cố định hữu hình  10,387,906,083  10,164,412,268  10,113,349,402   1.1  Nguyên giá tài sản cố định  13,928,765,248  14,437,705,198  15,232,365,316   1.2  (-) Hao mòn tài sản cố định  -3,540,859,165  -4,273,292,930  -5,119,015,914   2  Tài sản cố định thuê tài chính.  -  -  -   2.1  Nguyên giá tài sản cố định  -  -  -   2.2  (-) Hao mòn tài sản cố định  -  -  -   3  Tài sản cố định vô hình  6,790,188,583  6,732,692,455  6,684,779,027
Luận văn liên quan