Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp cơ giới thi công thuộc xí nghiệp công trình thủy III - Hải Phòng

1. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỢT THỰC TẬP Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tham gia đợt thực tập là nhằm tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, thông qua đó tìm hiểu, làm quen với nhân viên và hoạt động của nhân viên trong công ty. Trong quá trình tìm hiểu ta có thể biết được hệ thống làm việc của công ty với sự phân công rõ ràng của từng phòng ban và từng chức vụ. Đồng thời qua tiếp xúc và tìm hiểu ta có thể nắm bắt được thực tế của việc áp dụng công nghệ thông tin trong công ty. Đối với đề tài thực tập của bản thân em đã tìm hiểu được trình tự thực hiện của công việc, đặc biệt là đối với các hồ sơ dữ liệu. Thông qua những tìm hiểu đã đạt được em có thể phân tích hệ thống đăng kiểm của công ty và từ đó xây dựng hệ thống quản lí thông tin đăng kiểm các phương tiện thủy của xí nghiệp cơ giới thi công. 2. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, lĩnh vực hoạt động ) 2.1 Chức năng: Trong 50 năm qua công ty đã thi công hầu hết cảng Biển, cảng Sông các công trình thủy công bao gồm: Cầu cảng, triền tàu, ụ tàu, đà tàu, đường bãi trong cảng. Cầu đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, chỉnh trị luồng tàu, các công trình công nghiệp và dân dụng trong phạm vi cả nước. 2.2 Nhiệm vụ: Các công trình hoàn thành đều đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả kinh tế cao trong quá trình khai thác. Nhiều công trình được tặng huy chương vàng chất lượng cao. Công ty đã được Bộ xây dựng tặng cờ Đơn vị đạt chất lượng cao Ngành xây dựng Việt Nam, Hiệp hội hướng nghiệp kinh doanh thế giới(BID) trao tặng Công ty giải thưởng ngôi sao chất lượng Quốc tế hạng vàng.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2143 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập tại xí nghiệp cơ giới thi công thuộc xí nghiệp công trình thủy III - Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISO 9001:2008 TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Địa điểm thực tập: Xí nghiệp cơ giới thi công (thuộc) Xí nghiệp công trình thủy III Địa chỉ: 102 - Ngô Quyền - Hải Phòng Họ và tên: Cao Thị Nhung Ngày sinh: 01/05/1988 Lớp: CT1101 NỘI DUNG BÁO CÁO Mục đích, ý nghĩa của đợt thực tập Giới thiệu về địa điểm thực tập 2.1 Chức năng 2.2 Nhiệm vụ 2.3 Cơ cấu 2.4 Lĩnh vực hoạt động Nhiệm vụ được giao Nội dung và kết quả đạt được 4.1 Tìm hiểu trình tự hoạt động đăng kiểm: 4.2 Bảng phân tích các chức năng, tác nhân và hồ sơ 4.3 Biểu đồ ngữ cảnh 4.4 Sơ đồ phân rã chức năng 4.5 Danh sách các hồ sơ dữ liệu 4.6 Ma trận thực thể chức năng 5. Những thu hoạch từ tìm hiểu thực tế và thực tập 5.1 Những thu hoạch từ tìm hiểu thực tế tại cơ sở thực tập 5.2 Những kiến thức và kỹ năng đã vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ 5.3 Những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung, cần học hỏi thêm để đáp ứng được nhu cầu thực tế........................................................................................................ 5.4 Bài học có ý nghĩa nhất trong đợt đi thực tế và thực tập 5.5 Những góp ý cho cơ sở thực tập và cho việc tổ chức đi thực tập Lời cảm ơn NỘI DUNG BÁO CÁO MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA CỦA ĐỢT THỰC TẬP Nhà trường tạo điều kiện cho sinh viên tham gia đợt thực tập là nhằm tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế, thông qua đó tìm hiểu, làm quen với nhân viên và hoạt động của nhân viên trong công ty. Trong quá trình tìm hiểu ta có thể biết được hệ thống làm việc của công ty với sự phân công rõ ràng của từng phòng ban và từng chức vụ. Đồng thời qua tiếp xúc và tìm hiểu ta có thể nắm bắt được thực tế của việc áp dụng công nghệ thông tin trong công ty. Đối với đề tài thực tập của bản thân em đã tìm hiểu được trình tự thực hiện của công việc, đặc biệt là đối với các hồ sơ dữ liệu. Thông qua những tìm hiểu đã đạt được em có thể phân tích hệ thống đăng kiểm của công ty và từ đó xây dựng hệ thống quản lí thông tin đăng kiểm các phương tiện thủy của xí nghiệp cơ giới thi công. GIỚI THIỆU ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP (chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu, lĩnh vực hoạt động…) 2.1 Chức năng: Trong 50 năm qua công ty đã thi công hầu hết cảng Biển, cảng Sông các công trình thủy công bao gồm: Cầu cảng, triền tàu, ụ tàu, đà tàu, đường bãi trong cảng. Cầu đường bộ, đường sắt, công trình thủy lợi, chỉnh trị luồng tàu, các công trình công nghiệp và dân dụng trong phạm vi cả nước. 2.2 Nhiệm vụ: Các công trình hoàn thành đều đảm bảo chất lượng và phát huy hiệu quả kinh tế cao trong quá trình khai thác. Nhiều công trình được tặng huy chương vàng chất lượng cao. Công ty đã được Bộ xây dựng tặng cờ Đơn vị đạt chất lượng cao Ngành xây dựng Việt Nam, Hiệp hội hướng nghiệp kinh doanh thế giới(BID) trao tặng Công ty giải thưởng ngôi sao chất lượng Quốc tế hạng vàng. 2.3 Cơ cấu: Công ty cổ phần và xây dựng công trình thủy CIENCO 1 trước đây là Tổng Công ty xây dựng công trình thủy – Bộ giao thông vận tải. Thành lập tháng 5-1959 được chuyển đổi cổ phần hóa theo quyết định số 436/QĐ-BGTVT ngày 23-02-2006 của Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải, và được sở kế hoạch đầu tư thành phố Hải Phòng cấp giấy chứng nhận ĐKKD số 0203002876 ngày 01-03-2007. - Trong công ty cơ cấu được tổ chức như sau: Chủ tịch HĐQT Giám đốc Phó giám đốc 2 phụ trách kĩ thuật Phó giám đốc 1 phụ trách kĩ thuật Phó giám đốc 3 phụ trách tài chính & tổ chức VP kinh tế kĩ thuật VP quản lí thiết bị VP Đảng ủy – công đoàn VP Tài chính kế toán Tổ chức lao động VP công ty đối nội đối ngoại Xí nghiệp công trình thủy 3 Xí nghiệp công trình thủy 3 Xí nghiệp kiến trúc Chi nhánh công ty tại TP HCM Xí nghiệp cơ giới thi công 2.4 Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động, xây dựng chuyên dụng công trình thủy. Xây dựng nhà các loại. Xây dựng công trình kĩ thuật dân dụng. Sản xuất bê tông, các sản phẩm từ xi măng và thạch cao. Đóng tàu và cấu kiện nổi. Sản xuất sản phẩm bằng kim loại, các dịch vụ xử lý gia công kim loại. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị. Bán, sửa chữa ô tô, mô tô, máy và xe có động cơ. Vận tải đường bộ khác. Vận tải đường thủy và các công việc khác theo giấy phép ĐKKD. NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO Tìm hiểu hệ thống đăng kiểm của công ty và từ đó xây dựng hệ thống quản lí thông tin đăng kiểm các phương tiện thủy của xí nghiệp cơ giới thi công. NỘI DUNG CÔNG VIỆC VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 4.1 Tìm hiểu trình tự hoạt động đăng kiểm: Khi công ty đóng mới một con tàu, công ty muốn xuất xưởng thì phải mời cục đăng kiểm Việt Nam đến kiểm tra thông qua Đơn đề nghị kiểm tra . Khi đó cục đăng kiểm VN sẽ lập biên bản kiểm tra với sự hiện diện của: phương tiện, chủ phương tiện, đơn vị kiểm tra, đơn vị quản lý, cục Đăng kiểm. Công ty sẽ giao các giấy tờ đã được cấp phép cũng như là giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm công nghiệp được duyệt, Giấy chứng nhận khả năng đi biển,Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, Giấy chứng nhận mạn khô, Giấy chứng nhận cấp tàu, Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa. Cục ĐK sẽ kiểm tra toàn bộ các thiết bị tàu, mỗi bộ phận(phần vỏ, phần máy, hệ thống phát thanh, bơm cứu hỏa,...) sẽ có những Biên bản nghiệm thu kĩ thuật. Nếu tất cả đều đạt chất lượng sẽ được lưu tại bộ Hồ sơ chứng nhận. Khi hoàn thành kiểm tra xong, công ty sẽ phải thanh toán tiền đăng kiểm. Nếu không đóng ngay thì cục đăng kiểm VN sẽ gửi giấy nợ cho công ty và yêu cầu công ty thanh toán. - Đối với tàu đã và đang hoạt động thì việc đăng kiểm cũng tương tự. Đăng kiểm đối với tàu sông và tàu biển có phần khác nhau: Tàu sông chỉ có những đăng kiểm sau: Lần đầu, hàng năm, định kì, trung gian, trên đà, bất thường. Còn với tàu biển: Định kì, hàng năm, trung gian, trên đà; kiểm tra 4 năm/lần: mạn khô, an toàn trang thiết bị tàu hàng, khả năng đi biển. 4.2 Bảng phân tích các chức năng, tác nhân và hồ sơ Động từ + Bổ ngữ Danh từ Nhận dạng Gửi đơn đề nghị kiểm tra Tiếp nhận Biên bản kiểm tra Giao Hồ sơ chứng nhận: Giấy chứng nhận kiểm định , Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm công nghiệp được duyệt, Giấy chứng nhận khả năng đi biển, Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị, Giấy chứng nhận mạn khô, Giấy chứng nhận cấp tàu, Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa, Biên bản đo chiều dài kết cấu thân tàu Lập Biên bản nghiệm thu kĩ thuật Lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng. Lập Biên bản khảo sát sửa chữa Lưu vào Sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa Cục đăng kiểm Việt Nam Biên bản đo chiều dài kết cấu mạn khô Giấy chứng nhận cấp tàu thân tàu Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm công nghiệp được duyệt Giấy chứng nhận khả năng đi biển Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị Giấy chứng nhận Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa Biên bản khảo sát sửa chữa Biên bản nghiệm thu xuất xưởng Giấy chứng nhận kiểm định Biên bản nghiệm thu kĩ thuật Sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa Đơn đề nghị kiểm tra Biên bản kiểm tra Tác nhân Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu Hồ sơ dữ liệu 4.3 Biểu đồ ngữ cảnh Giám đốc 0 Hệ thống quản lý phương tiện thủy đăng kiểm Cục đăng kiểm Việt Nam Cục đăng kiểm Việt Nam Đề nghị kểm tra Báo cáo Lập biên bản kiểm tra Yêu cầu b/cáo Hồ sơ giấy chứng nhận Lập Lập Lập Giao Biên bảnBB BB Sổ nghiệm thunghiệm khảo kiểm tra kĩ thuật thu sát sửa kĩ thuật xuất chữa phương tiện xưởng thủy nội địa 4.4 Sơ đồ phân rã chức năng 2.2 Tiếp nhận biên bản kiểm tra 2.3 Đưa ra hồ sơ giấy chứng nhận 2.4 Lập biên bản kiểm tra kĩ thuật 2.5 Lập biên bản kiểm tra trên đà 2.1 Lập đơn đề nghị kiểm tra Quản lý đăng kiểm phương tiện thủy 4. Báo cáo 3. Đăng kiểm đường biển 3.1 Lập đơn đề nghị kiểm tra 3.2 Tiếp nhận biên bản kiểm tra 3.3 Đưa ra hồ sơ giấy chứng nhận 3.4 Lập biên bản khảo sát sửa chữa 3.5 Lập biên bản nghiệm thu kĩ thuật 3.6 Lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng 4.1 Yêu cầu báo cáo 4.2. Báo cáo 2. Đăng kiểm đường sông 2.7 Nhận sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa 1. Hệ thống thông tin 1.1 Nhập thông tin phương tiện 1.2 Xóa thông tin phương tiện 1.3 Sửa thông tin phương tiện 1.4 Thêm thông tin phương tiện 1.5 In thông tin phương tiện Hệ thống: Hệ thống này xây dựng nhầm lưu trữ thông tin phương tiện một cách dễ dàng cho nhà quản lí và chủ phương tiện. Nhập phương tiện: Khi công ty mua, tạo ra, nhập mới 1 con tàu thì thông tin của tàu này sẽ được nhập vào hệ thống lưu trữ thông tin. Xóa thông tin phương tiện: Khi phương tiện bị hao mòn và hỏng hoàn toàn không thể sử dụng được nữa thì thông tin về phương tiện đó sẽ bị hủy(xóa) khỏi hệ thống thông tin phương tiện thủy. Sửa thông tin phương tiện: Mỗi khi đăng kiểm xong hoặc sửa chữa xong thông tin của phương tiện sẽ bị thay đổi chính vì thế mà ta sẽ sửa đổi thông tin trong hệ thống cũ. Thêm thông tin phương tiện: Khi gặp sự cố về thao tác với dữ liệu có thể bị xóa nhầm thì thông tin đó sẽ được lưu lại bằng cách thêm thông tin. In thông tin phương tiện: Việc này rất cần thiết tùy vào mục đích khác nhau cần đến giấy tờ như lấy thông tin họp, báo cáo,... Đăng kiểm đường sông: Lập đơn đề nghị kiểm tra: Phương tiện mới xuất xưởng hay đến kì đăng kiểm công ty sẽ lập đơn đề nghị kiểm tra và gửi cho cục Đăng kiểm yêu cầu kiểm tra phương tiện nào đó. Tiếp nhận biên bản kiểm tra: Cục sẽ tiến hành kiểm tra và lưu thông tin tại biên bản kiểm tra. Đưa ra hồ sơ giấy chứng nhận: Công ty sẽ giao tất cả hồ sơ và giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa Lập biên bản kiểm tra kĩ thuật: Dựa vào hồ sơ và giấy chúng nhận Cục sẽ tiến hành kiểm tra kĩ thuật Lập biên bản kiểm tra trên đà:Từ năm đầu tiên thì cứ 2 năm 1 lần phương tiện cần kiểm tra trên đà. Nhận sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa: Sổ kiểm tra này sẽ lưu lại thông tin đăng kiểm gần nhất và thời gian đăng kiểm sắp tới của phương tiện. Đăng kiểm đường biển: Lập đơn đề nghị kiểm tra: Như tàu thủy. Tiếp nhận biên bản kiểm tra: Như tàu thủy. Đưa ra hồ sơ giấy chứng nhận: Như tàu thủy. Lập biên bản khảo sát sửa chữa: Sau khi đưa hồ sơ và giấy chứng nhận thì đăng kiểm viên sẽ tiến hành khảo sát và tiến hành kiểm tra với những bộ phận thân tàu. Lập biên bản nghiệm thu kĩ thuật: Sau khi kiểm tra và sửa chữa xong những bộ phận tàu sẽ được xác định đủ điều kiện kỹ thuật hạ thủy. Lập biên bản nghiệm thu xuất xưởng: Khi hoàn tất Biên bản nghiệm thu kĩ thuật Cục đăng kiểm sẽ cho phép thiết bị được đưa vào sử dụng và cho xuất xưởng. Báo cáo: Yêu cầu báo cáo: Mỗi 1 tháng giám đốc lại có yêu cầu báo cáo với công việc được giao và báo cáo kết quả vào cuối tháng cho giám đốc. Báo cáo: Nhân viên trong công ty sẽ thống kê và thực hiện nghiệp vụ cũng như trách nhiệm của công việc và báo cáo tình hình đăng kiểm của công ty, nhưng kết quả đạt được cũng như những khó khăn còn vướng mắc. 4.5 Danh sách các hồ sơ dữ liệu: Ký hiệu Tên hồ sơ dữ liệu D1 Đơn đề nghị kiểm tra D2 Biên bản kiểm tra D3 Giấy chứng nhận kiểm định D4 Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm công nghiệp được duyệt D5 Giấy chứng nhận khả năng đi biển D6 Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị D7 Giấy chứng nhận mạn khô D8 Giấy chứng nhận cấp tàu D9 Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa D10 Biên bản đo chiều dài kết cấu thân tàu D11 Biên bản khảo sát sửa chữa D12 Biên bản nghiệm thu kĩ thuật D13 Lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng D14 Sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa D15 Báo cáo 4.6 Ma trận thực thể chức năng: Các thực thể D1 Đơn đề nghị kiểm tra D2 Biên bản kiểm tra D3 Giấy chứng nhận kiểm định D4 Giấy chứng nhận thiết kế sản phẩm công nghiệp được duyệt D5 Giấy chứng nhận khả năng đi biển D6 Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị D7 Giấy chứng nhận mạn khô D8 Giấy chứng nhận cấp tàu D9 Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa D10 Biên bản đo chiều dài kết cấu thân tàu D11 Biên bản khảo sát sửa chữa D12 Biên bản nghiệm thu kĩ thuật D13 Lập Biên bản nghiệm thu xuất xưởng D14 Sổ kiểm tra kĩ thuật phương tiện thủy nội địa D15 Báo cáo Chức năng nghiệp vụ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 1. Hệ thống thông tin U R U R U 2. Đăng kiểm đường sông C U R R R U R U C C U C U 3. Đăng kiểm đường biển C U R R R U R C C U C 4. Báo cáo C NHỮNG THU HOẠCH TỪ TÌM HIỂU THỰC TẾ VÀ THỰC TẬP 5.1. Những điều thu hoạch được từ tìm hiểu thực tế ở cơ sở thực tập: Qua quá trình thực tập thì em có thể hiểu được tình hình làm CNTT và ứng dụng CNTT ở cơ sở thực tập cũng như ngoài xã hội. Vấn đề CNTT là vấn đề cấp thiết hiện nay nó có nhiều ứng dụng cũng như liên quan đến mọi vấn đề của xã hội hiện nay. Qua đó ta cũng thấy được sự cần thiết của một kỹ sư CNTT, đòi hỏi những người kỹ sư CNTT phải có kiến thức thật rộng, đa dạng và vững chắc mới có thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng đa dạng, khó khăn. 5.2. Những kiến thức và kỹ năng đã vận dụng để hoàn thành nhiệm vụ: Qua đợt thực tập thì hầu hết những kiến thức học được ở trường như môn Phân tích thiết kế hệ thống, mạng máy tính, an toàn bảo mật thông tin . . . đều được áp dụng vào trong quá trình sửa chữa máy cho khách. Những điều học được ở trong quá trình thực tập cũng có tác dụng hết sức quan trọng trong quá trình tìm hiểu và tiếp cận công việc cũng như thông tin xã hội cần thiết. 5.3. Những kiến thức và kỹ năng cần bổ sung, cần học hỏi thêm để đáp ứng được nhu cầu thực tế: Môi trường đại học giúp cho sinh viên chúng ta có được những kiến thức cơ bản về lý thuyết cũng như thực hành. Tuy nhiên, với lượng kiến thức này thì chúng ta không thể làm việc và hoàn thành tốt công việc khi được giao phó. Vì thế chúng ta phải cần bổ sung thêm những kiến thức và kỹ năng mới bằng cách học hỏi thêm ở nơi làm việc, ở ngoài xã hội . . .Việc đi thực tập cũng góp phần không nhỏ cho việc bổ xung những kiến thức, kỹ năng đó. Chúng ta cũng lên chú trọng vào nền tảng, khi nên tảng này đã vững chắc rồi thì có thể phát triển thêm việc học hỏi các vấn đề khác. 5.4. Ba bài học có ý nghĩa nhất trong đợt đi thực tế và thực tập: - Phải luôn luôn học hỏi, trau dồi kiến thức CNTT ở khắp mọi nơi, từ bạn bè, đồng nghiệp và có sự say mê trong công việc. - Qua đợt thực tế với việc áp dụng những kiến thức đã học ở trong trường vào trong thực tế đã làm cho kiến thức và kỹ năng về CNTT được nâng lên cao, điều này sẽ giúp đỡ rất nhiều cho em sau khi ra trường. - Phải cố gắng hoàn thành công việc được giao một cách nhanh chóng, đúng yêu cầu. Không được làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty. 5.5. Những góp ý cho cơ sở thực tập và cho việc tổ chức đi thực tập: - Góp ý cho cơ sở thực tập: Cần ứng dụng nhiều công nghệ thông tin cho việc ứng dụng đạt kết quả nhanh chóng và thuận tiện hơn. - Góp ý cho việc đi thực tập: Việc đi thực tập rất là một việc rất thiết thực đối với sinh viên vì vậy cần tăng thêm thời gian đi thực tập và tạo nhiều cơ hội hơn cho sinh viên năm 3 và năm 4 để tăng thêm kỹ năng cũng kiến thức xã hội cho sinh viên. ........., ngày ….. tháng ….. năm 2011 Người viết báo cáo Cao Thị Nhung LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin chân thành cảm ơn cô giáo Hồ Thị Hương Thơm, cô đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và báo cáo thực tập. Em xin chân thành cảm ơn sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa công nghệ thông tin trường Đại học Dân Lập Hải Phòng trong quá trình học tập tại trường, cũng như trong thời gian thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám đốc cùng toàn thể nhân viên công ty và đặc biệt là anh Đinh Bá Phương đã tạo điều kiện nhiệt tình cho em trong thời gian thực tập tại xí nghiệp. Cuối cùng em xin cảm ơn sự chăm sóc của gia đình, sự động viên, giúp đỡ của bạn bè đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu thực tập này. Em đã cố gắng để báo cáo thực tập này đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên với khả năng và trình độ có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự chỉ bảo của các thầy cô và ý kiến đóng góp của các bạn để báo cáo thực tập này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh Viên Cao Thị Nhung