Báo cáo thực tập Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Tân Châu là một thị xã đầu nguồn sông Tiền, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương và có truyền thống thương mại lâu đời, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2010 là 12,80% cao hơn so với năm 2009 là 1,30% (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) thị xã Tân Châu năm 2009 cho thấy Tân Châu ưu tiên phát triển Thương mại – Dịch vụ (TM – DV) với tỷ trọng 55,86% và trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020 thì TM – DV chiếm 68,60% (UBND thị xã Tân Châu, 2010). Cùng với sự phát triển KTXH ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Đó là kết quả tất yếu của quá trình sinh hoạt và sản xuất, rác thải tác động cùng lúc lên cả ba môi trường đất, nước, không khí, là một hiểm họa chung của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, nguồn rác thải sinh hoạt (RTSH) ở An Giang tập trung tại các chợ chiếm 49,02%, kế đến là cụm tuyến dân cư 38,20%, tại các hộ gia đình nông thôn là 11,30%, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ là 1,48%, còn lại là từ các nguồn khác (Dinh Thi Viet Huynh, 2009). Ở Tân Châu hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Là một thị xã cù lao được bao bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nên sự phát tán RTSH của Tân Châu đến các vùng khác qua các tuyến sông, kênh là vấn đề không thể tránh khỏi. Phần lớn các chợ xã ở thị xã Tân Châu đều nằm dọc theo các tuyến kênh, đặc biệt là ở chợ xã Long An và Châu Phong đều nằm dọc theo kênh Xáng, với mật độ dân cư cao nhất vùng nông thôn thị xã Tân Châu là xã Châu Phong là 1.110 người.km-2 (Phòng Thống kê thị xã Tân Châu, 2009). Do ý thức của người dân xã Long An và Châu Phong về việc quản lý RTSH, bảo vệ môi trường còn kém nên có nhiều người theo thói quen thường vứt RTSH xuống kênh Xáng dẫn đến sự lưu chuyển rác trên sông theo dòng chảy, khi thủy triều lên thì rác di chuyển qua sông Tiền và khi thủy triều xuống thì rác thải di chuyển qua sông Hậu gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Việc rác lưu chuyển trên sông như vậy đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe những hộ dân sử dụng nước sông để sinh hoạt. Theo Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009) thì những hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt chiếm 35,75%, số còn lại là những hộ sử dụng nước giếng và nước sông để sinh hoạt, nên dễ gây ra các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Do đó việc tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm nắm được hiện trạng quản lý RTSH, từ đó có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đưa thị xã Tân Châu phát triển đúng hướng trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc xây dựng nông thôn mới.

doc36 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1 Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Tân Châu là một thị xã đầu nguồn sông Tiền, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương và có truyền thống thương mại lâu đời, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2010 là 12,80% cao hơn so với năm 2009 là 1,30% (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) thị xã Tân Châu năm 2009 cho thấy Tân Châu ưu tiên phát triển Thương mại – Dịch vụ (TM – DV) với tỷ trọng 55,86% và trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020 thì TM – DV chiếm 68,60% (UBND thị xã Tân Châu, 2010). Cùng với sự phát triển KTXH ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Đó là kết quả tất yếu của quá trình sinh hoạt và sản xuất, rác thải tác động cùng lúc lên cả ba môi trường đất, nước, không khí, là một hiểm họa chung của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, nguồn rác thải sinh hoạt (RTSH) ở An Giang tập trung tại các chợ chiếm 49,02%, kế đến là cụm tuyến dân cư 38,20%, tại các hộ gia đình nông thôn là 11,30%, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ là 1,48%, còn lại là từ các nguồn khác (Dinh Thi Viet Huynh, 2009). Ở Tân Châu hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Là một thị xã cù lao được bao bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nên sự phát tán RTSH của Tân Châu đến các vùng khác qua các tuyến sông, kênh là vấn đề không thể tránh khỏi. Phần lớn các chợ xã ở thị xã Tân Châu đều nằm dọc theo các tuyến kênh, đặc biệt là ở chợ xã Long An và Châu Phong đều nằm dọc theo kênh Xáng, với mật độ dân cư cao nhất vùng nông thôn thị xã Tân Châu là xã Châu Phong là 1.110 người.km-2 (Phòng Thống kê thị xã Tân Châu, 2009). Do ý thức của người dân xã Long An và Châu Phong về việc quản lý RTSH, bảo vệ môi trường còn kém nên có nhiều người theo thói quen thường vứt RTSH xuống kênh Xáng dẫn đến sự lưu chuyển rác trên sông theo dòng chảy, khi thủy triều lên thì rác di chuyển qua sông Tiền và khi thủy triều xuống thì rác thải di chuyển qua sông Hậu gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận. Việc rác lưu chuyển trên sông như vậy đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe những hộ dân sử dụng nước sông để sinh hoạt. Theo Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009) thì những hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt chiếm 35,75%, số còn lại là những hộ sử dụng nước giếng và nước sông để sinh hoạt, nên dễ gây ra các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Do đó việc tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm nắm được hiện trạng quản lý RTSH, từ đó có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đưa thị xã Tân Châu phát triển đúng hướng trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc xây dựng nông thôn mới. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại các khu vực chợ nông thôn ở thị xã Tân Châu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp điều kiện của địa phương để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại địa phương Tìm hiểu ý thức của người dân trong việc quản lý RTSH tại khu vực chợ nông thôn Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn RTSH một cách hiệu quả 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây? RTSH tác động như thế nào đến cuộc sống người dân trong vùng? Giải pháp nào là bền vững để quản lý RTSH tại địa phương? 1.4. Giới hạn nghiên cứu 1.4.1. Giới hạn nội dung Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của RTSH đến môi trường và cuộc sống cộng đồng nông thôn vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả nguồn RTSH. 1.4.2. Giới hạn không gian Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực chợ chính xã Long An (thuộc ấp Long Hiệp) và xã Châu Phong (thuộc ấp Vĩnh Tường I), thị xã Tân Châu. 1.4.3. Giới hạn thời gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 18/10/2010 đến 31/12/2010. Chương 2 Lược khảo tài liệu 2.1. Khái niệm chợ Theo Vũ Xuân Bình (2009), chợ là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn. Có 2 loại chợ là chợ nông thôn và chợ trung tâm xã. Chợ nông thôn bao gồm: chợ trong nhà, diện tích mua bán ngoài trời, đường đi, nơi để xe và nơi thu gom rác. Chợ trung tâm xã (chợ chính): Chợ loại III bao gồm chợ dân sinh xã, cụm xã, liên xã, thị tứ, có dưới 200 điểm kinh doanh. Vị trí chợ phải thỏa mãn các khoảng cách về an toàn phòng cháy chữa cháy và điệu kiện an toàn vệ sinh môi trường. Không bố trí chợ gần trường học, bệnh viện, những công trình có yêu cầu cách ly tiếng ồn. Đặt ở khu vực dân cư thuộc xã, cụm xã, liên xã, thị tứ. Kinh doanh các loại hàng hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức dịch vụ giữ xe. Bán kính phục vụ 1.200m, phục vụ từ 15.000 – 20.000 dân. Diện tích đất xây dựng: ≥3.000m2, riêng đối với khu vực miền núi ≥1.500m2, có dưới 200 hộ kinh doanh. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ được quy định như sau: Diện tích xây dựng trong nhà chợ chính: <40%. Diện tích mua bán ngoài trời: >25%. Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi xe: >25%. Diện tích cây xanh: ≥10%. 2.2. Tổng quan về rác thải sinh hoạt 2.2.1. Khái niệm Theo Trần Kiên và Mai Sỹ Tuấn (2007), RTSH là chất thải do con người thải ra sau khi sử dụng những sản phẩm trực tiếp từ thiên nhiên hoặc qua chế biến xử lý của con người từ các khu dân cư và nó được xuất phát từ sinh hoạt hằng ngày của con người. Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH (hay chất thải rắn sinh hoạt) được định nghĩa: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cở sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò… 2.2.2. Phân loại Theo Lê Văn Khoa (2000), RTSH được chia làm 2 loại chính: chất hữu cơ dễ bị phân hủy và các chất còn lại tạm gọi là rác tái sinh bao gồm có chất thải rắn. Rác hữu cơ dễ bị phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp. Rác tái sinh là rác khó phân hủy và có khả năng tái sử dụng như các chất thải rắn, bọc nilon. Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH được chia làm 3 loại: Rác khô (rác vô cơ): gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng… Rác ướt (rác hữu cơ): gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật và phân động vật. Chất thải nguy hại: là những phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế và rác thải điện tử. 2.2.3. Tác động của rác thải sinh hoạt 2.2.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 (Lê Văn Khoa, 2010). 2.2.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước Theo thói quen, nhiều người thường đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng (Lê Văn Khoa, 2010). 2.2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc. Do đó, khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất, nilon cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút (Lê Văn Khoa, 2010). 2.2.3.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Trong thành phần RTSH, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn tại trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa. Hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan đến rác thải, đặc biệt là những xác động vật bị thối rửa, trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết (Lê Văn Khoa, 2010). 2.2.3.5. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường sông ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thành, 2008). Hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố, công viên, những nơi công cộng nhất là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người. 2.2.4. Một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải hiện nay 2.2.4.1. Nhà máy xử lý rác thải Theo Nguyễn Thương (2007), nhà máy xử lý RTSH công suất 400 tấn.ngày-1 chính thức đi vào hoạt động tại khu phố 3, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà. Ưu điểm của dây chuyền công nghệ này là có thể xử lý rác tươi trực tiếp mà không qua phân loại và chôn lấp. Rác được xử lý theo quy trình công nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ thổi khí, nhiệt độ, độ ẩm nên khả năng phân giải của vi sinh vật ổn định, nhanh chóng. Ngoài ra do trực tiếp nhập rác từ xe ép rác thu gom từ trong dàn vào thẳng hệ thống xử lý rác của nhà máy nên hạn chế được nước rỉ từ bãi rác xuống tầng nước ngầm, thu hồi các thành phần hữu cơ trong rác tái chế thành phân hữu cơ vi sinh (compost), giảm thiểu tối đa chất thải rắn phần chôn lấp và thu hồi các thành phần vô cơ có trong rác. Đặc biệt công nghệ này có thể tái chế nilon, nhựa, kim loại, thủy tinh… Do vận hành khép kín nên giải quyết được vấn đề mùi hôi và rác thải, đồng thời giảm thiểu nước rỉ rác, cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. RTSH sau khi xử lý sẽ cho ra loại rác sạch không có vi sinh vật gây bệnh, thân thiện với môi trường và có thể dùng làm phân bón vi sinh hữu cơ để cải tạo đất nông nghiệp. Dự tính trong 3 tháng đầu nhà máy sẽ hoạt động với công suất 300 tấn rác tươi mỗi ngày. Với công suất này thì toàn bộ nguồn RTSH tại thành phố Biên Hoà sẽ được thu gom về bải rác và đưa vào nhà máy để xử lý. 2.2.4.2. Sử dụng chế phẩm E.M Theo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang (2005), Chế phẩm sinh học E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa người Nhật phát minh vào năm 1980. Vi sinh vật hữu hiệu gồm có 5 nhóm cơ bản. Nhóm vi khuẩn quang hợp (Rodopseudomonas), nhóm vi khuẩn Lactobacillus, nhóm nấm men (Saccharomyces), nhóm nấm sợi (Aspergillus & Penicillium). Vai trò thể hiện rõ nhất ở “khả năng tiêu thụ” các chất hữu cơ có trong môi trường. Hiện nay chế phẩm sinh học E.M được ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL, việc sử dụng chế phẩm này rất có hiệu quả trong việc cải tạo môi trường nước (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước); tăng sức đề kháng cho vật nuôi và cây trồng, đồng thời góp phần cải thiện môi trường khử mùi hôi chuồng trại, thải rác sinh hoạt... Do nhóm vi sinh vật hữu hiệu E.M sống cộng sinh trong cùng một môi trường tạo ra một môi trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển nên hiệu quả của hoạt động tổng hợp của chế phẩm E.M tăng lên rất nhiều như: Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học E.M vào trong chăn nuôi: E.M ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại; làm giảm quầng thể ruồi và côn trùng có hại khác; tăng chất lượng các sản phẩm của động vật; làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc thú y, kháng sinh trong chăn nuôi. Hiệu quả trong xử lý nước ao nuôi thủy sản: E.M làm gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định mức dao động pH; làm giảm khối lượng bùn tạo ra trong ao nuôi; hạn chế các loại khí sản sinh ra trong ao nuôi (NH3, H2S, CH4, NO2…); làm giảm mức sử dụng thuốc thú y, kháng sinh; cải thiện môi trường ao nuôi. Sử dụng vào xử lý mùi hôi RTSH (hộ gia đình 5 người): trung bình lượng RTSH (hộ 5 người), sau khi phân loại đã tách loại bỏ riêng kim loại, bọc nilon, miễng sành, nhựa... chỉ còn rác thải từ thực vật, động vật, giấy vụn, rơm rạ, phân chuồng, rác độn chuồng, vỏ trái cây... Theo tính toán lượng RTSH trung bình hộ gia đình có từ: 5 người thì lượng rác thải ra trung bình mỗi ngày từ 1,5 – 2kg rác. Rác thải sau 5 ngày.10kg-1 rác thải. Vậy lượng E.M cần dùng để xử lý: Pha 0,6 – 1ml E.M.100ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng liên tục trong 30 ngày tương đương khoảng 60kg rác thải cần lượng 6ml E.M.60ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng trong thời gian 60 ngày tương đương khoảng 120kg rác thải cần lượng 12ml E.M.120ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng trong thời gian 90 ngày tương đương khoảng 180kg rác thải cần lượng 20ml E.M.2000ml-1 nước tưới trên hố rác. Sử dụng vào xử lý mùi hôi và ủ RTSH thành phần hữu cơ: (cụm dân cư từ 5 – 10 hộ gia đình): Cụm dân cư có 5 – 10 hộ gia đình có khoảng từ 25 – 60 người tương đương lượng rác thải từ 50 – 120kg.ngày-1. Rác thải sau khi đã tiến hành phân loại, sau đó tập trung cho vào hố chứa rác cứ một lớp khoảng 30cm tưới lên một lớp dung dịch E.M pha (tỷ lệ 1:100). Rác mới ngày nào phun ngày đó. Sau đó dùng bao nilon hoặc tấm bạc đậy lên bề mặt hố rác để tạo điều kiện kỵ khí. Nếu lượng RTSH mỗi ngày khoảng 50kg rác thì lượng E.M cần dùng 5ml E.M pha với 500ml nước, sau đó tưới đều lên mặt rác. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian 30 ngày tương đương lượng rác thải ở 5 – 10 hộ gia đình có khoảng 1.500 – 3.600kg rác thì lượng E.M cần dùng từ 150 – 360ml pha với 15.000 – 36.000ml nước tưới đều lên mặt rác. Rác mới ngày nào phun ngày đó. 2.2.4.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Seraphin Theo Lê Thanh Hiếu (2010), Công nghệ xử lý RTSH Seraphin là công nghệ do Công ty Công nghệ Môi trường xanh Seraphin nghiên cứu phát triển từ năm 2002, được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế số 4631. Công nghệ Saraphin đã được đầu tư áp dụng tại thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ). Công nghệ Seraphin là sự kết hợp của đa hợp phần công nghệ bao gồm: phân loại rác thải, xử lý cơ học – sinh học – nhiệt và tái chế các vật liệu khác nhau, nhằm đạt được hiệu quả xử lý và thu hồi cao nhất từ chất thải, giảm thiểu tối đa các phần chất thải phải chôn lấp. Nhà máy xử lý RTSH đô thị theo công nghệ Seraphin gồm 5 hợp phần công nghệ: chất thải rắn đô thị được phân loại và xử lý sơ bộ bằng các phương pháp thủ công và cơ học thành 4 loại chính, phù hợp với các quá trình công nghệ tiếp theo: Hợp phần công nghệ ủ phân compost: xử lý rác thải hữu cơ dễ phân hủy Hợp phần công nghệ đốt thu hồi nhiệt: xử lý hỗn hợp hữu cơ khó phân hủy Hợp phần công nghệ tái chế nhựa: xử lý phế thải dẻo Hợp phần công nghệ đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng: xử lý hỗn hợp vô cơ trơ Tuy nhiên, qua 4 năm thực hiện (2005 – 2009) hợp phần xử lý rác bằng công nghệ vi sinh và tái chế nhựa đã phát sinh nhiều điểm hạn chế như: giá bán phân compost, nhựa tái sinh quá thấp, thành phần rác đầu vào có sự thay đổi so với thời điểm khảo sát năm 2004 làm hạn chế khả năng xử lý của nhà máy. Vì vậy, tháng 02/2010 thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Seraphin được chuyển đổi công nghệ tại khu xử lý rác Sơn Tây từ công nghệ xử lý rác tái chế nhựa và sản xuất compost sang công nghệ đối với công suất 300 tấn.ngày-1. 2.2.4.4. Quản lý rác thải theo phương thức 3R Theo Đoàn Thị Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), trong quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất là phương thức quản lý đồng bộ chất thải rắn 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế) để giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp. Phương thức 3R được coi là giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm thiểu quỹ đất cần cho chôn lấp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 3R ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn như sau: Reduce – Giảm thiểu: giảm thiểu là công việc khó khăn nhất vì lý do công nghệ, tổ chức sản xuất và nhân lực… còn chưa phù hợp, việc giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng đến nay vẫn chưa được chú trọng. Reuse – Tái sử dụng: mới bắt đầu áp dụng, đang tiếp tục nghiên cứu để định ra hướng đi có hiệu quả. Recycle – Tái chế: còn mang tính tự phát, chưa có định hướng. Hoạt động tái chế hiện nay vẫn chưa xem chất thải rắn là nguồn nguyên liệu nên thiếu cách tiếp cận đúng mực. Hơn nữa, vấn đề môi trường trong quá trình tái chế, sản phẩm của tái chế như thế nào trong quan hệ với tài nguyên, môi trường cũng chưa được nghiên cứu. Đối với vần đề chất thải nói chung trong quá trình sản xuất thì định luật Bảo toàn vật chất của Newton hoàn toàn đúng, tất cả nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cuối cùng đều thải vào môi trường, khác nhau ở chỗ thời gian thải vào đó nhanh hay chậm, như các phế phẩm của sản xuất, nước thải, khí thải, chất thải rắn. Chất thải được thải vào môi trường ngay trong quá trình sản xuất, còn sản phẩm cuối cùng sẽ được thải vào môi trường sau khi đã qua sử dụng, mặc dù có tái sử dụng, tái chế như thế nào đi nữa thì cuối cùng chúng cũng đi vào môi trường và trở thành rác thải. Đôi khi chính việc tái chế có thể làm tăng thêm độc tính của sản phẩm hay tạo ra các chất ô nhiễm môi trường hơn thông qua việc tái chế tự do, không có khoa học. Do đó việc giảm thiểu và phân loại chất thải rắn ở đây cần được quan tâm nhiều hơn, nhìn nhận trong phạm vi rộng hơn, không chỉ là kêu gọi mọi người giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng mà còn phải đưa ra chiến lược giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, sau đó đạt được mục đích cuối cùng là giảm việc phát thải và xả thải vào môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường từ chất phải rắn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnoi dung day du.doc
  • docBìa.doc
  • docDS Bảng Hình_da sua.doc
Luận văn liên quan