Silverlight là một dạng plug-in dựa trên công nghệ của Microsoft .Net,nó cho
phép phát triển các ứng dụng đa phương tiện đặc biệt là các ứng dụng trên web. cho
phép xây dựng các ứng dụng chạy trên đa trình duyệt như Internet Explorer,
Firefox,Safari. và cung cấp nhiều tính năng tương tự Flash(Adobe) , HTML5.
Silverlight có khả năng truyền tải nhanh chóng dữ liệu, âm thanh và hình ảnh chất
lượng cao.
Silverlight cung cấp nhiều lựa chọn cho viêc thêm các tính năng trưc quan
thú vị cho ứng dụng . Bạn có thể sử dụng vẽ , Shape, Path, và những hình học phức
tạp . Những khu vực được xác định b i dạng hình thái có thể tô hiệu ứng , như là
ảnh, d ải màu, hoặc là đoạn video , thông qua viêc sử dụng Brush.
Silverlight kế thừa một thư viện đồ họa khá đầy đủ từ WPF(Windows
Presentation Foundation).Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt làm quen với các đối tượng
đồ họa như Ellipse, Line, Path, Polygon, Geometries, Brushes
Em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Võ Đức Hoàng đã hướng dẫn em hoàn
thành đồ án thực tập nhận thức này.
14 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
ĐỀ TÀI :
TÌM HIỂU VỀ XỬ LÝ ĐỒ HỌA TRONG SILVERLIGHT
SINH VIÊN : Lã Xuân Tâm
LỚP : 11TLT
GVHD : ThS. Võ Đức Hoàng
Đà Nẵng, 11/2011
LỜI MỞ ĐẦU
Silverlight là một dạng plug-in dựa trên công nghệ của Microsoft .Net,nó cho
phép phát triển các ứng dụng đa phương tiện đặc biệt là các ứng dụng trên web. cho
phép xây dựng các ứng dụng chạy trên đa trình duyệt như Internet Explorer,
Firefox,Safari... và cung cấp nhiều tính năng tương tự Flash(Adobe) , HTML5.
Silverlight có khả năng truyền tải nhanh chóng dữ liệu, âm thanh và hình ảnh chất
lượng cao.
Silverlight cung cấp nhiều lựa chọn cho viêc thêm các tính năng trưc quan
thú vị cho ứng dụng . Bạn có thể sử dụng vẽ , Shape, Path, và những hình học phức
tạp . Những khu vực được xác định b i dạng hình thái có thể tô hiệu ứng , như là
ảnh, d ải màu, hoặc là đoạn video , thông qua viêc sử dụng Brush.
Silverlight kế thừa một thư viện đồ họa khá đầy đủ từ WPF(Windows
Presentation Foundation).Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt làm quen với các đối tượng
đồ họa như Ellipse, Line, Path, Polygon, Geometries, Brushes…
Em xin chân thành cảm ơn thầy Th.S Võ Đức Hoàng đã hướng dẫn em hoàn
thành đồ án thực tập nhận thức này.
Sinh viên thực hiện
Lã Xuân Tâm
MỤC LỤC
Phần I : .................................................................................................................................. 1
Phần II: Nội Dung Đề Tài ................................................................................................... 2
Chương 1 : Giới thiệu về đề tài ...................................................................................... 2
Chương 2 : Xử Lý Đồ Họa Trên Silverlight .................................................................. 2
I. Các Hình Họa Cơ Bản (Shapes): ........................................................................ 2
I.1 Ellipse : ......................................................................................................... 2
I.2 Line: .............................................................................................................. 3
II. Đối Tượng Hình Họa Khác ............................................................................. 3
II.1 Polygon(đa giác) : ......................................................................................... 3
II.2 Polyline: ........................................................................................................ 4
II.3 Path: .............................................................................................................. 4
III. Brushes: ............................................................................................................ 4
III.1 Solid Color Brush: ....................................................................................... 4
III.2 Gradient Brush: ........................................................................................... 5
III.2.1 LinearGradientBrush : ........................................................................ 5
III.2.2 RadialGradientBrush. ......................................................................... 5
III.2.3 ImagesBrush ......................................................................................... 6
IV. Các Thuộc tính đồ họa chung: ........................................................................ 7
IV.1 Thuộc Tính Opacity: ................................................................................... 7
IV.2 Thuộc tính Opacity Mask: .......................................................................... 7
IV.3 Thuộc Tính Clip ........................................................................................... 8
IV.4 Thuộc Tính RenderTransform ................................................................... 8
Chương 3 : Kết Luận .................................................................................................... 10
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1: Ellipse .................................................................................................................. 2
Hình 2. 2: Line ...................................................................................................................... 3
Hình 2. 3 :polygon ................................................................................................................ 3
Hình 2. 4 : Polyline ............................................................................................................... 4
Hình 2. 5 :Path ..................................................................................................................... 4
Hình 2. 6 : Solidcolor Brush ................................................................................................ 5
Hình 2. 7: LinearGradientBrush ........................................................................................ 5
Hình 2. 8: RadialGradientBrush ........................................................................................ 6
Hình 2. 9:Image Brush ........................................................................................................ 7
Hình 2. 10:Opacity ............................................................................................................... 7
Hình 2. 11: Opacity Mask ................................................................................................... 8
Hình 2. 12: Clip .................................................................................................................... 8
Hình 2. 13: RenderTransform ............................................................................................ 9
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 1
Phần I :
Trình bày cảm nhận của nhóm về việc tham quan,tiếp cận môi trường
doanh nghiệp.
Trong đợt thực tập nhận thức vừa rồi nhóm chúng em được phân công về
thực tập tại công ty FSOFT (FPT sowfware) tại Đà Nẵng dưới sự hướng dẫn của
thầy Nguyễn Văn Nguyên .Trong quá trình thực tập chúng em đã nhận được sự giúp
đỡ rất nhiệt tình của các anh chị hướng dẫn công ty .Trước khi thực tập, chúng em
đã có tìm hiểu qua về FSOFT,nhưng quả thực khi đến công ty mới thấy được sự
hiện đại và phát triển và quy mô của công ty với các điều kiện về cơ s vật chất
,ngoài ra còn có các sân chơi thể thao,giải trí rất hiện đại,và nhất là sự nghiêm túc
làm việc của các nhân viên công ty. Chúng em được tham quan qua công ty,qua các
phòng ban,và được các anh giới thiệu về công ty FSOFT Đà Nẵng.
Hàng năm công ty luôn có nhiều đợt thực tập cho hàng trăm sinh viên ngành
CNTT đến thực tập và thực tập tốt nghiệp hay tham gia làm việc cho công ty,để có
thể tr thành nhân viên thì các ứng viên phải trải qua các kỳ sát hạch của công
ty,nên hầu hết các ứng viên trúng tuyển đều là những ứng viên có năng lực và được
đào tạo bài bản,nếu không công ty sẽ đào tạo thêm các khóa bổ trợ cho họ . Và
FSOFT đã thực sự là nơi làm việc mơ ước của các bạn đam mê lập trình ,và thực sự
là một nơi để chúng ta có thể áp dụng những kiến thức được giảng dạy trên giảng
đường , là nơi để các bạn có thể thể hiện năng lực của mình .
Chúng em đã có buổi trò chuyện trao đổi với giám đốc FPT Software Đà
Nẵng về định hướng nghề nghiệp và tương lai của ngành Công nghệ thông tin tại
Đà Nẵng,qua cuộc trao đổi các anh cũng đã nêu ra những khó khăn,những thứ mà
sinh viên còn thiếu ,những bỡ ngỡ khi ra đời ,những va vấp khi đi làm, và cách xử
lý cũng như kinh nghiệm được rút ra từ bản thân các anh , quả thật đó là những điều
hết sức quý giá đối với chúng em,ngoài những kiến thức về chuyên môn chúng em
còn được học thêm những kỹ năng làm việc ,nhưng kinh nghiệm những bài học về
cuộc sống ,công việc …Qua đó chúng em đã rút ra được nhiều bài học cho bản
thân.
Và cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn các anh ,các chị FSOFT đã
tạo điều kiện cho chúng em được thực tập và tham quan công ty.Và cảm ơn thầy
Nguyễn Văn Nguyên đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập
này .!
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 2
Phần II: Nội Dung Đề Tài
Chương 1 : Giới thiệu về đề tài
Silverlight là một dạng plug-in dựa trên công nghệ của Microsoft .Net,nó cho
phép phát triển các ứng dụng đa phương tiện đặc biệt là các ứng dụng trên web. cho
phép xây dựng các ứng dụng chạy trên đa trình duyệt như Internet Explorer,
Firefox,Safari... và cung cấp nhiều tính năng tương tự Flash(Adobe) , HTML5.
Silverlight có khả năng truyền tải nhanh chóng dữ liệu, âm thanh và hình ảnh chất
lượng cao.
Silverlight cung cấp một mô hình lập trình lập trình mềm dẻo và đồng nhất,
nó hỗ trợ Ajax, Python, Ruby và các ngôn ngữ lập trình .Net như Visual basic, C#.
Với việc sử dụng Expression Bend và Visual Studio, các nhà thiết kế và
phát triển có thể hợp tác một cách hiệu quả hơn bằng cách sử dụng chính kỹ năng
của họ có hiện nay để làm phát triển các sản phẩm web tương lai “Light up the
web”.
Silverlight cung cấp nhiều lựa chọn cho việc thêm các tính năng trực quản lý
thú vị cho các ứng dụng.Chúng ta có thể sử dụng vẽ , Shape, Path, và những hình
học phức tạp . Silverlight thừa kế một thư viện đồ họa khá đầy đủ của từ
WPF(Windows Presentation Foundation) có trong Microsoft .NET.
Chương 2 : Xử Lý Đồ Họa Trên Silverlight
I. Các Hình Họa Cơ Bản (Shapes):
Silverlight hỗ trợ đồ họa cơ bản cho phép bạn có thể vẽ được hình ellipse,chữ
nhật,đường thẳng,đa giác và các đường cong..Các thành phần này gọi chung là các
hình họa(Shape).
I.1 Ellipse : bạn có thể tạo một ellipse bằng cách xác định hai thuộc tính cơ bản
là rộng (width) và cao(height):
Hình 2. 1: Ellipse
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 3
I.2 Line: cho phép vẽ 1 đoạn thẳng giữa hai điểm
Hình 2. 2: Line
II. Đối Tượng Hình Họa Khác
Ngoài các đối tượng Ellipse,line,và Rectangle,Silverlight còn cung cấp 3 đối
tượng hình họa khác:Polygon,Polyline và Path.Một Polygon(đa giác) là một hình
đóng với 1 số cạnh,trong khi Polyline là một chuỗi các đoạn thẳng nối với nhau,các
đoạn thẳng này có thể tạo thành một hình đóng(đa giác) hoặc không.
II.1 Polygon(đa giác) :
Dùng để vẽ đa giác bạn cần cung cấp các điểm và tô màu cho nó qua đặc tính
Fill.ví dụ bên dưới vẽ một đa giác với viền đỏ tía,bên trong tô màu xanh.
Hình 2. 3 :polygon
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 4
II.2 Polyline: tương tự ví dụ dưới vẽ 1 polyline
Hình 2. 4 : Polyline
II.3 Path:
Có thể dùng để biểu diễn một hình dạng phức tạp bao gồm cả cung và đường
cong.để dùng Path bạn phải dùng một cú pháp đặc biệt để đặt thuộc tính data của
nó.ví dụ vẽ 3 đối tượng Path.
Hình 2. 5 :Path
III.Brushes:
Dùng để tô màu các đối tượng trong silverlight với màu đơn,dải nghiêng,bán
kính nghiêng và ảnh.
III.1 Solid Color Brush:
Dùng để vẽ một vùng với một màu nào đó.có 3 cách khác nhau để tô màu
với solid color brush:
Dùng cú pháp để chỉ tên một màu.ví dụ như: black,green,blue
Dùng bảng mã màu 32bits với định dạng #rrggbb với rr,gg,bb lần lượt là 2
chữ số thập lục phân mô tả mã màu đỏ,xanh lá,xanh lơ,ví dụ
#0033FF.Ngoài ra bạn có thể xét với định dạng m rộng #aarrggbb ,aa
mô tả giá trị anpha,chỉ ra độ trong suốt.ví dụ #990033FF.
Ngoài ra cũng có thể tạo một đối tượng solidcolorbrush riêng và đặt thuộc
tính color cho nó,dùng 1 trong những định dạng màu phía trên.
Ví dụ dưới đây dùng các cách vẽ trên để vẽ đối tượng bằng 4 cách.
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 5
Hình 2. 6 : Solidcolor Brush
III.2 Gradient Brush:
Vẽ một khu vực với nhiều màu sắc pha trộn vào nhau dọc theo một trục.bạn có
thể sử dụng chúng để tạo ra hiệu ứng ánh sang và bóng.Mang lại cho thành phần đồ
họa của bạn cảm giác 3 chiều.bạn cũng có thể sử dụng chúng để mô tả kinh,nước,và
các bề mặt mịn.Silverlight cung cấp 2 loại gradient brush là: LinearGradientBrush
và RadialGradientBrush.
III.2.1 : LinearGradientBrush :
Dùng để vẽ một khu vực với một dải nghiêng.Bạn chỉ ra màu sắc cho dải
nghiêng và vị trí dọc theo trục nghiêng thông qua việc sử dụng đối tượng
Gradientstop.
Ví dụ sử dụng dải nghiêng 4 màu và sử dụng nó để vẽ hình chữ nhật.
Hình 2. 7: LinearGradientBrush
III.2.2 RadialGradientBrush.
Vẽ một gradient dọc theo một đường tròn,mặc nhiên tâm đường tròn này sẽ
nằm giữa vùng được vẽ. màu sắc của nó tia ra ngoài từ gốc ra.
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 6
Hình 2. 8: RadialGradientBrush
III.2.3 ImagesBrush
Images Brush cho phép sử dụng hình ảnh để fill,để xét làm background,và viền
ngoài.Images brush sử dụng các hình ảnh định dạng JPEG hoặc PNG và được dùng
qua thuộc tính images source(đường dẫn ảnh).bạn có thể dùng thuộc tính Stretch
với những thuộc tính:None,Uniform,Uniform To fill để kiểm soát bút vẽ.dưới đây là
ví dụ dùng 2 đối tượng imagesbrush với các giá trị khác nhau để vẽ hai đối tượng
Rectangle.
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 7
Hình 2. 9:Image Brush
IV. Các Thuộc tính đồ họa chung:
Có 1 số thuộc tính đồ họa được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng
Silverlight(UIElement):Canvas,các hình họa,MediaElement và TextBlock.
IV.1 Thuộc Tính Opacity:
Cho phép kiểm soát độ trong suốt của một đối tượng UIElement.Bạn có thể
đặt giá trị cho thuộc tính từ 0 đến 1.Đối tượng càng trong suốt nếu giá trị càng gần
về 0,nếu đặt 0 thì đối tượng hoàn toàn trong suốt,giá trị mặc định của thuộc tính này
là 1.0.
Ví dụ 2 hình họa với 1 thuộc tính Opacity lần lượt là 1.0 và 0.6 như sau:
Hình 2. 10:Opacity
IV.2 Thuộc tính Opacity Mask:
Cho phép kiểm soát độ trong suốt các thành phần khác nhau của một đối
tượng UIElement.Bạn có thể dùng OpacityMask để làm cho đối tượng mờ dần từ
trái qua phải hoặc ngược lại.Thuộc tính OpacityMask nhận vào 1 đối tượng
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 8
Brush.Bạn có thể dùng bất kỳ kiểu bút vẽ nào để dùng OpacityMask,tuy nhiên
thường dùng nhất là LinearGradientBrush,RadialGradientBrush và
ImagesBrush.
Ví dụ dùng LinearGradientBrush trong suốt để vẽ vào 1 đối tượng Rectangle.
Hình 2. 11: Opacity Mask
IV.3 Thuộc Tính Clip
Cho phép vẽ các phần của một đối tượng một cách chọn lọc.Để dùng thuộc
tính Clip,bạn phải cung cấp 1 đối tượng Geometry(đối tượng hình học) để mô tả
phần bạn muốn vẽ.Tất cả những phần nằm bên ngoài hình này sẽ bị ẩn(bị xén) đi.
Ví dụ dùng RectangleGeometry để mô tả vùng bị xén cho một đối tượng
Ellipse.Những phần nào bên trong vùng được định nghĩa b i RectangleGeometry
được hiển thị,phần còn lại bị xén.
Hình 2. 12: Clip
IV.4 Thuộc Tính RenderTransform
Cho phép dùng đối tượng Transform để quay(rotate),làm xiên(skew),đổi tỷ
lệ(scale) hoặc dịch chuyển(Transform) 1 đối tượng.Có các loại đối tượng Transform
như sau:
RotateTransform: Quay đối tượng theo 1 góc nào đó
SkewTransform : Làm xiên đối tượng b i 1 khoảng theo chiều X
hoặc Y.
ScaleTransform :Phóng to thu nhỏ đối tượng theo chiều cao chiều
rộng.
TransleTransform: Dịch chuyển đối tượng theo chiều dọc hoặc
chiều ngang.
TransformGroup: áp dụng nhiều phép biến hình lên 1 đối tượng..
Ví dụ biểu diễn các đối tượng Transform khác nhau bằng cách áp dụng chúng lên
các đối tượng Rectangle khác nhau.
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 9
Hình 2. 13: RenderTransform
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 10
Chương 3 : Kết Luận
Silverlight là sản phẩm của Microsoft hỗ trợ đa nền tảng có thể chạy trên
windows,Linux,MacOS.
Silverlight có thể hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau như
Web,Desktop,và cả thiết bị di động.
Tính bảo mật và độ tin cậy được nâng cao
Khả năng hỗ trợ phương tiện và video được nâng cao, bao gồm hỗ trợ video.
Khả năng chạy các ứng dụng Silverlight bên ngoài trình duyệt
Đồ hoạ, hiệu năng đồ hoạ và các hiệu ứng sáng tạo được cải tiến đáng kể,
bao gồm hỗ trợ đồ hoạ Phối cảnh 3D
Năng suất phát triển được nâng cao cho các ứng dụng Internet đa phương
tiện (RIA)
Silverlight phiên bản sau tương thích ngược với các ứng dụng Web được cài
sẵn các phiên bản Silverlight trước.
Tuy vậy nó vẫn phải đang cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ như Flash và
HTML5.Silverlight vẫn là một công nghệ hứa hẹn và đầy hấp dẫn.
Bào cáo của em nghiên cứu về xử lý đồ họa trong Silverlight,nó chỉ là một
phần nhỏ trong gói công cụ silverlight,do đó để nghiên cứu sâu hơn chúng ta còn
phải tìm hiểu thêm nhiều khía cạnh nữa.
.
Đề tài:Tìm hiểu về xử lý đồ họa trong Silverlight GVHD:Th.S:Võ Đức Hoàng
SVTH:Lã Xuân Tâm,Lớp 11TLT 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Microsoft Vietnam LLC – DPE team.Công nghệ silverlight và ứng dụng.
[2].Trang web :
[3].Trang web :
[4].Trang web :
[5].Trang web :