Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ty giày Ngọc Hà

Trong xu thế hội nhập hợp tác kinh tế toàn cầu mở rộng với những cơ hội và thách thức, thị trường luôn luôn biến động; việc tồn tại, ổn định và sản xuất kinh doanh và có lãi rất khó khăn đòi hỏi các đơn vị kinh tế luôn luôn phải sáng tạo, năng động, chủ động với các tình huống trên thương trường, huy động mọi nguồn lực thế mạnh của mình khai thác các điểm yếu của các đối thủ, tranh thủ các điều kiện thuận lợi chớp thời cơ kinh doanh. Cùng với xu thế đó các Công ty dệt may, giày da nói chung, Công ty Giày Ngọc Hà nói riêng đã có những chủ động trong việc hội nhập này bằng chứng là hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty các năm gần đây không ngừng tăng trưởng. Tuy vậy trong môi trường mới mẻ không thể tránh khỏi những khó khăn, nhưng đó chỉ là những chắc chở ban đầu để có được sự phát triển và ổn định lâu dài. Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Giày Ngọc Hà em đã có điều kiện tiếp xúc với các công việc sản xuất kinh doanh thực tế và tích luỹ được một số thông tin kinh nghiệm nhất định được phản ánh trong báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Khái quát sự hình thành và phát triển Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Phần III: Đánh giá nhận xét chung về Công ty Giày Ngọc Hà và hướng đề tài tốt nghiệp.

doc30 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5188 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại ty giày Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong xu thế hội nhập hợp tác kinh tế toàn cầu mở rộng với những cơ hội và thách thức, thị trường luôn luôn biến động; việc tồn tại, ổn định và sản xuất kinh doanh và có lãi rất khó khăn đòi hỏi các đơn vị kinh tế luôn luôn phải sáng tạo, năng động, chủ động với các tình huống trên thương trường, huy động mọi nguồn lực thế mạnh của mình khai thác các điểm yếu của các đối thủ, tranh thủ các điều kiện thuận lợi chớp thời cơ kinh doanh. Cùng với xu thế đó các Công ty dệt may, giày da nói chung, Công ty Giày Ngọc Hà nói riêng đã có những chủ động trong việc hội nhập này bằng chứng là hoạt động sản xuất kinh doanh cuả Công ty các năm gần đây không ngừng tăng trưởng. Tuy vậy trong môi trường mới mẻ không thể tránh khỏi những khó khăn, nhưng đó chỉ là những chắc chở ban đầu để có được sự phát triển và ổn định lâu dài. Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Giày Ngọc Hà em đã có điều kiện tiếp xúc với các công việc sản xuất kinh doanh thực tế và tích luỹ được một số thông tin kinh nghiệm nhất định được phản ánh trong báo cáo thực tập tổng hợp dưới đây. Báo cáo gồm 3 phần: Phần I: Khái quát sự hình thành và phát triển Phần II: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Phần III: Đánh giá nhận xét chung về Công ty Giày Ngọc Hà và hướng đề tài tốt nghiệp. Trong quá trình viết bản báo cáo không thể tránh được những sai sót, em được sự quan tâm chỉ dẫn thêm của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy Nghiêm Sỹ Thương. Qua đây em cũng xin được cảm ơn các cán bộ, nhân viên phòng Kế hoạch Công ty Giày Ngọc Hà về sự giúp đỡ tận tình để em hoàn thành bản báo cáo này. Phần I KHÁI QUÁT VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG: Công ty Giày Ngọc Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, do Nhà nước cấp vốn đầu tư ban đầu. Công ty có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tiền gửi tại các ngân hàng và có con dấu riêng để giao dịch mang tên "Công ty Giày Ngọc Hà" vì thế Công ty hoàn toàn chủ động trong việc liên hệ, ký kết hợp đồng kinh tế với các bạn hàng trong và ngoài nước. Công ty Giày Ngọc Hà trước đây là cơ sở II của xí nghiệp Giày da Hà Nội, đặt tại Đội Nhân - Cống Vị - Ba Đình - Hà Nội. Ngày 12 tháng 4 năm 1991 theo Quyết định số 618/QĐ-UBND thành phố Hà Nội, đơn vị được chính thức tách ra thành một xí nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập dưới sự quản lý của Sở Công nghiệp Hà Nội. Khi mới thành lập Công ty có tổng mặt bằng rộng 9.800m2, trong đó 4.397m2 là nhà xưởng sản xuất, kho tàng và 1.067m2 là nhà làm việc thuộc khu vực gián tiếp phục vụ sản xuất. Máy móc trang bị gồm 250 đầu máy, chủ yếu là máy công nghiệp và một số máy chuyên dụng khác như: máy định hình, máy cắt vòng... Tổng vốn kinh doanh được bàn giao từ Xí nghiệp Giày da Hà Nội là: 1.733.000.000 đ. Trong đó: - Vốn cố định: 1.072.000.000 đồng - Vốn lưu động: 169.000.000 đồng - Vốn khác: 492.000.000 đồng Số công nhân ban đầu của Công ty là 400 công nhân, trong đó nữ công nhân chiếm 85%, tay nghề sản xuất của phần lớn công nhân là yếu vì trong tổng số công nhân thì có gần 90% là học sinh mới vào làm ở Công ty từ năm 1988, số cán bộ có bằng cấp hạn chế dẫn đến sự tiếp cận với công nghệ hiện đại và thị trường gặp nhiều khó khăn. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty và sự đoàn kết nhất trí của cán bộ công nhân viên, Công ty vừa thực hiện công tác bàn giao, vừa tìm kiếm việc làm và nâng cao tay nghề cho công nhân. Năm 1991, Công ty đã trang bị máy móc và sản xuất được một số sản phẩm có chất lượng cao và đã xuất khẩu sang các thị trường Cộng hoà Liên bang Đức, Angiêri như găng tay da, giày dép da phụ nữ, trẻ em. Công ty cũng liên kết với nhà máy bạn ở Hải Phòng sản xuất mẫu giày thể thao gửi đi chào hàng ở các nước Đông Âu và Angiêri. Sang năm 1992 sản xuất của Công ty đã dần đi vào ổn định, cơ sở vật chất được cải tạo hình thành nên những phân xưởng phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất thêm vào đó là sự đầu tư sửa chữa lớn một số công trình bảo vệ, vệ sinh môi trường, bảo đảm an toàn sức khỏe và vệ sinh cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Công ty tiếp tục cải tiến công nghệ, tay nghề của công nhân, nâng cao trình độ quản lý và bắt đầu nhận làm gia công các hàng da, vải, giày, mũ... cho các đối tác Đài Loan, Hàn Quốc. 1.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÔNG TY GIÀY NGỌC HÀ. Trong tình hình chung của đất nước có sự chuyển đổi về cơ chế hạch toán khiến Công ty gặp không ít khó khăn nhưng cũng là cơ hội để Công ty tự khẳng định mình thông qua những thành tích mà Công ty đạt được trong những năm vừa qua. Công ty đã tìm và ký kết một số hợp đồng lâu dài với các đối tác nước ngoài thông qua việc thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng da công chủ yếu là giày dép các loại, mũ đội và một số nguyên vật liệu và phụ liệu. Sau khi hoàn tất các công đoạn sản xuất để tạo ra những sản phẩm hoàn chỉnh, Công ty sẽ thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu theo thị trường chỉ định của đối tác hoặc thông qua đối tác ký kết hợp đồng với bên thứ 3 để sản xuất và xuất bán hàng hóa. 1.3. VỀ TÌNH HÌNH BỐ TRÍ LẮP ĐẶT DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT. Hầu hết các máy móc, thiết bị, các cụm chi tiết trong dây chuyền công nghệ của Công ty đều được nhập từ Đài Loan và Hàn Quốc, một số các bộ phận còn lại được nhập từ Nhật Bản và Cộng hoà Liên bang Đức. Dây chuyền công nghệ của Công ty đều được nhập từ các quốc gia có nền khoa học kỹ thuật phát triển cao và đều là các công nghệ tương đối mới mẻ tiên tiến, bên cạnh đó Công ty còn có bộ phận chuyên nghiên cứu dự báo công nghệ, kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật bảo đảm thường xuyên kiểm tra thay thế sửa chữa theo nhu cầu kinh tế kỹ thuật của Công ty vì thế sản lượng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo. Qua được tiếp xúc làm việc với các máy móc thiết bị tiên tiến trình độ tay nghề của công nhân viên đều được nâng cao tạo thành một đội ngũ lao động đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện tại và các yêu cầu cao hơn trong tương lai. Sơ đồ bố trí mặt bằng bộ phận giày vải và các vùng phụ cận Hiện nay Công ty có 786 đầu máy các loại trong đó máy chuyên dụng là 177 đầu máy còn lại là các loại máy phục vụ khác. Qua đặc điểm, tính chất công nghệ và các bước công việc cụ thể của bộ phận sản xuất giày và mũ thì ở một số bước công việc của hai bộ phận này được ghép với nhau khá hợp lý giúp giảm thời gian sản xuất qua đó tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu tư tài sản cố định, đầu tư nhân lực đồng thời tiết kiệm được không gian sản xuất. Kết hợp hài hoà những điểm tương đồng trong công nghệ sản xuất giày và mũ thể hiện ở hai mặt chuyên môn hoá kết hợp đa dạng hoá ở các khâu như: Bôi keo, cắt chặt, bồi vải, tẩy.... Mặc dù vậy cách bố trí các khu vực sản xuất còn một số bất cập như khu vực nguyên liệu chuẩn bị sản xuất và khu vực thành phẩm, bao gói nên bố trí ở hai đầu của khu vực sản xuất để tạo thành hai đầu dây chuyền công nghệ với một đầu vào, đầu ra hay dây chuyền công nghệ hình chữ "U" để rút ngắn thời gian thực hiện công việc. Tuy nhiên, với một mặt bằng không phải là lớn với tổng diện tích khu vực sản xuất là 4.397m2 thì việc bố trí hai dây chuyền công nghệ như sơ đồ trên là hợp lý và khoa học. Sắp tới Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô Công ty và diện tích sản xuất thì vấn đề trên sẽ được giải quyết một cách thoả đáng. Công ty có 3 phân xưởng: Phân xưởng giày, phân xưởng may 1 và phân xưởng may 2 gồm 26 tổ sản xuất trong đó phân xưởng giày gồm 11 tổ sản xuất phân xưởng mũ có 15 tổ sản xuất bao gồm cả một số tổ sản xuất của các sản phẩm khác như ủng da, va ni, túi sách... Sau đây là sơ đồ khối dây chuyền công nghệ sản xuất giày dép dán và dây chuyền công nghệ sản xuất mũ vải. Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất giày ép gián Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất mũ đội Dây chuyền công nghệ sản xuất giày ép gián gồm 3 công đoạn: - Công đoạn 1 gồm 4 bước công việc: Bồi nguyên liệu, cắt chặt, dây da và kiểm tra bán thành phẩm cắt. Ở công đoạn này chủ yếu là xử lý nguyên liệu chuẩn bị cho công đoạn 2. - Công đoạn 2 là công đoạn may, định hình thô sơ phan giày bằng việc dập và gập da vải, gián các miếng vải. Công đoạn này gồm ba bước công việc: Thủ công, may, kiểm tra bán thành phẩm may. - Công đoạn 3 là công đoạn kế tiếp các công đoạn trên để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh gồm 14 bước công việc từ việc sản xuất chính đến các bước công việc xử lý công nghệ bảo quản vệ sinh và kiểm tra chất lượng đến công việc cuối cùng là đóng thùng nhập kho thành phẩm. Dây chuyền công nghệ sản xuất mũ đội gồm 3 công đoạn. - Công đoạn 1 là các công đoạn chuẩn bị sản xuất, nguyên liệu thô được cắt chặt theo đúng kích cỡ và các định mức chỉ tiêu kỹ thuật về nguyên liệu. Công đoạn này gồm 2 bước công việc: Cắt chặt và là mếch. - Công đoạn 2 là các công đoạn sản xuất chính gồm 3 bước công việc: Nguyên liệu từ công đoạn 1 được may, thêu tán, tán chóp mũ. Công đoạn 3 gồm 4 bước công việc là các khâu sau cùng chuẩn bị nhập kho thành phẩm bao gồm: Vệ sinh, là và kiểm tra sai sót, kiểm tra sản phẩm hỏng, sau cùng là đóng hộp. Như vậy cả hai dây chuyền sản xuất mũ đội và giày da đều là các dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu đaàu tiên là nguyên liệu cho đến khâu cuối cùng là nhập kho, thể hiện sự chuyên môn hoá cao trong các bước công việc, tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt. 1.4. ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU TỔ CHỨC. 1.4.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức chung của Công ty. Công ty Giày Ngọc Hà có mô hình quản lý rất gọn nhẹ được tổ chức bố trí khoa học phù hợp yêu cầu quản lý của Công ty trong tình hình chung. Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty và chỉ đạo đến từng phân xươngr, tổ sản xuất. Giám đốc là người đại diện Công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, sở chủ quản về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao, thay mặt giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng. Công ty gồm 6 phòng ban được tổ chức như sau: - Phòng tổ chức hành chính: Theo dõi tình hình tăng, giảm số lượng công nhân viên trong toàn Công ty, quản lý hồ sơ nhân sự, cùng với ban Giám đốc quyết định xét duyệt, tuyển chọn công nhân, quản lý con dấu của Công ty, chịu trách nhiệm về văn thư, lưu trữ hồ sơ của toàn Công ty và tiếp nhận công văn giấy tờ khác. - Phòng kỹ thuật cơ điện: Theo dõi hệ thống điện phục vụ sản xuất, kiểm tra kỹ thuật, các thông số trên máy móc thiết bị bảo đảm sản xuất đúng mẫu mã; phòng kỹ thuật có nhiệm vụ cùng Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật sáng chế và cải tiến mẫu mã xây dựng và kiểm tra định mức vật tư, định mức lao động. - Phòng Kế hoạch và Kho vận: Lập kế hoạch sản xuất, khai thác nguồn và thu mua vật tư cho sản xuất, xây dựng kế hoạch sản xuất từng ngày, tháng, quý, năm, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho Công ty, giúp Giám đốc theo dõi quá trình sản xuất, quản lý kho tàng, vận tải, phụ trách công tác hoạt động giữa Công ty và các đơn vị khác, thực hiện các nghiệp vụ xuất - nhập khẩu. - Phòng Tài vụ: Quản lý toàn bộ tài sản, vốn của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chế độ hạch toán kinh tế của Nhà nước, thường xuyên kiểm tra việc chi tiêu của Công ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng vốn có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn cho kinh doanh. Phòng Tài vụ giúp cho Giám đốc nắm được toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, phân tích các hoạt động hàng tháng để chủ động sản xuất kinh doanh. - Phòng bảo vệ: Chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản, trật tự an ninh và tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy cho toàn Công ty. - Phòng đời sống: Theo dõi các vấn đề về đời sống của cán bộ công nhân viên toàn Công ty, phối hợp với các phòng khác trực tiếp lắng nghe ý kiến của cán bộ công nhân viên để đề xuất ý kiến tổ chức phù hợp giữa công tác sản xuất và đời sống người lao động. Mỗi phòng ban có chức năng khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ để cùng thực hiện tốt công việc của Công ty. 1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy sản xuất. Công ty Giày Ngọc Hà có ba phân xưởng sản xuất chính hoạt động theo dây chuyền liên tục từ khâu đưa nguyên liệu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm, ở mỗi phân xưởng đều có một quản đốc để chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, số lượng chất lượng theo đúng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy định. Các phân xưởng được tổ chức dưới dạng nhiều tổ sản xuất tuỳ theo các bước chế tạo sản phẩm, phụ trách tổ sản xuất là tổ trưởng tổ sản xuất. - Phân xưởng giày: Chuyên sản xuất các loại giày vải, giày thể thao, giày da nữ gia công cho Đài Loan và tiêu dùng trong nước. Nguyên liệu sử dụng là vải, cao su, da hoá chất... chủ yếu nhập từ Đài Loan phân xưởng giày gồm 11 tổ sản xuất. - Phân xưởng may I: Gồm 9 tổ sản xuất với các máy móc thiết bị nguyên vật liệu và quy trình công nghệ do Hàn Quốc cung cấp, chuyên sản xuất các loại cặp, túi sách va li xuất khẩu sang Hàn Quốc. - Phân xưởng may II: Chuyên sản xuất các loại mũ lưỡi chai, găng tay phân xưởng gồm 6 tổ sản xuất. 1.4.3. Cơ cấu tổ chức công tác kế hoạch và kho vận. Phòng kế hoạch và kho vận có 7 người. - Trưởng phòng kế hoạch và kho vận: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các nhân viên trong phòng thực hiện công việc đồng thời là người lên kế hoạch cho hoạt động của phòng, trực tiếp tham gia đề xuất ý kiến lên Giám đốc các vấn đề về kế hoạch sản xuất tiêu thụ, phát triển thị trường... - Nhân viên thống kê tổng hợp: Thống kê toàn bộ các số liệu liên quan đến các kế hoạch đã thực hiện và đang thực hiện, cung cấp thông tin chủ yếu cho Trưởng phòng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Nhân viên thư ký - văn thư: Ghi chép và tiếp nhận các thông tin giúp trưởng phòng lên kế hoạch sản xuất, làm và kiểm tra các thủ tục, giấy tờ liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu. - Nhân viên thủ quỹ phòng: Quản lý tiền mặt, căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ tiến hành xuất quỹ, nhập quỹ và ghi sổ quỹ. - Nhân viên xuất - nhập khẩu: Nhận và làm các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, tiếp nhận và giải quyết các đơn hàng. - Nhân viên kho vận: Quản lý kho hàng, nguyên vật liệu, làm thủ tục xuất nhập - kho và tham gia công tác vận tải. Cơ cấu tổ chức phòng kế hoạch và kho vận Phần II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIẦY NGỌC HÀ Trong môi trường kinh tế cạnh tranh gay gắt, với nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên ban giám đốc Công ty Giầy Ngọc Hà đã có bước đi rất đúng đắn tìm cách đi riêng độc lập cho mình đã chủ động sáng tạo huy động mọi nguồn lực phục vụ sản xuất. Điều này chứng tỏ số lượng đơn hàng mà Công ty ký kết với các đối tác, sản lượng hàng hóa không ngừng tăng trong các năm gần đây. Với sự quan tâm đầu tư đúng đắn của Ban Giám đốc, để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu Công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, đổi mới dây chuyền công nghệ. Trong năm 1999 Công ty đã đầu tư mới 2 dây chuyền sản xuất giày da nữ xuất khẩu với tổng vốn đầu tư là: 5.868.737.386 đồng tính hết năm 1999 Công ty có tổng giá trị tài sản cố định nguyên giá là 20.568.380.760 đồng và không ngừng được cải tiến hoàn thiện để nâng cao hiệu suất. Với uy tín và chất lượng Công ty đã ký kết được một số hợp đồng lâu dài với các đối tác nước ngoài chủ yếu là Hàn Quốc và Nhật Bản, đưa sản lượng Công ty không ngừng tăng, tạo vị thế cạnh tranh và đà phát triển của Công ty trong các năm tới. 2.1. XUẤT KHẨU VÀ TIÊU THỤ: 2.1.1. Xuất khẩu theo mặt hàng: Khoản mục  Giá trị xuất khẩu  So sánh (%)    Năm 2001  Năm 2002  Năm 2003  2002/2001  2003/2002   Giầy da  1491781,11  1928102,41  2716176,88  129,24  140,8   Giầy giả da  677045,15  875107,92  1068776,08  129,25  122,13   Giẩy vải  1394734,39  1802356,608  1741998,54  129,22  122,44   Dép   1080  1391   128,71   Mũ lưỡi trai  2419887,45  719722,86  1618046,55  29,74  210,21   Mũ phớt  5849,84  1731,49  16178,83  29,59  934,38   Qua biểu ta thấy giá trị sản lượng xuất khẩu của các loại giày đều tăng ở mức cao năm 2002 so với năm 2001 và đều đạt trên 129% so với năm trước sản lượng giày da tăng 436.321 USD sản lượng giày vải tăng 407.622 USD sản lượng giày giả da tăng 198.062 USD và sản lượng xuất khẩu này vẫn tăng trong năm 2003 so với năm 2002 đặc biệt là giày da tăng 786.683 USD đạt 140,8%, giá trị xuất khẩu của giày giả da và giày vải tăng trên 122%. Tuy vậy tốc độ này đã giảm chút ít so với tốc độ tăng của năm trước trên 129%. Giá trị sản lượng dép xuất khẩu tăng 311 USD tương ứng 128,71%. Ngược lại sản lượng mũ lưỡi chai lại giảm khá nhiều còn 29,74% và sản lượng mũ phớt còn 29,5% so với năm 2001. Mặc dù vậy theo kế hoạch Công ty sẽ tăng giá trị sản lượng xuất khẩu hai mặt hàng trên trong năm 2003 sẽ đạt ở mức 210,21% đối với sản phẩm mũ lưỡi chai. Tuy vậy giá trị sản lượng xuất khẩu mũ lưỡi chai trong năm 2003 vẫn chưa bằng so với năm 2001. Năm 2003 giá trị xuất khẩu sản lượng mũ phớt sẽ tăng rất lớn trên 9 lần so với năm trước đạt ở mức 16.178,83 USD. Như vậy so với năm 2001 thì sản lượng giày dép xuất khẩu các loại đều tăng ở hai năm tiếp sau giá trị sản lượng mũ các loại có giảm trong năm 2002 nhưng sẽ được phục hồi trong năm 2003 và đã có tăng trưởng. 2.1.2. Xuất khẩu theo thị trường mặt hàng giày dép các loại (USD). Bảng Theo bảng phân tích trên, giá trị sản lượng xuất khẩu theo thị trường mặt hàng giày dép các loại thì kim ngạch xuất khẩu chiếm 78,71% so với tổng kim ngạch và tỷ lệ này dự báo là ổn định trong năm 2003 ở mức 75,6%. Châu Âu là thị trường lớn nhất của Công ty chiếm 87,67% và tỷ lệ này năm 2003 có thể là 86,13%. Tuy vậy giá trị xuất khẩu sang khu vực này vẫn tăng là 489.828,46 USD. Hà Lan là thị trường lớn nhất tại khu vực Châu Âu và là thị trường lớn nhất của Công ty chiếm 50,32%. Tiếp đó là Đức 18,96% và Anh là 9,1%. Các thị trường còn lại của Công ty đều rất khiêm tốn, Châu Á là 10,97% trong đó đứng đầu là Isarael chiếm 2,63%. Tại Châu Mỹ thị trường xuất khẩu mặt hàng này cũng không đáng kể. Dự báo trong năm 2003 cả hai khu vực Châu Á và Châu Mỹ đều tăng. Đặc biệt Châu Mỹ sẽ tăng khoảng 3,31% sản phẩm của Công ty đã xâm chiếm thị trường Mỹ một thị trường rộng lớn nhưng rất khó tính bằng chính chất lượng, mẫu mã, giá cả ... Như vậy sang năm 2003 sản lượng xuất khẩu của Công ty sẽ tăng tương đối lớn. Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty trong đó lớn nhất vẫn là Hà Lan, Đức, Anh. Năm 2003 sẽ cho thấy bước đột phá mới vào thị trường Châu Mỹ, Châu Úc và sản phẩm của Công ty sẽ có mặt ở thị trường Châu Phi. Về sản phẩm mũ của Công ty xuất khẩu năm 2003 sẽ tăng 242.922,03 USD bằng 964.376,39 USD đạt 13,87% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường mũ xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Ngoài ra còn có một số nước ở Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Âu. Trong đó thị trường Nhật Bản vẫn là thị trường lớn nhất với tổng kim ngạch xuất khẩu mũ là 62,33%. 2.2. GIÁ CẢ VÀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI. Hiện nay Công ty vẫn áp dụng cách tính giá theo phương pháp cộng lãi, các đơn hàng sau khi tính toán định mức nguyên vật liệu và các khoản chi phí khác được cộng thêm một khoản tiền lãi sau đó duyệt theo giá đơn hàng nếu có thể chấp nhận thì ký kết hợp đồng. - Hệ thống phân phối và xúc tiến bán hàng. Sản phẩm của Công ty được chủ yếu xuất khẩu bên cạnh thị trường quen thuộc là EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Tây Á ở các thị trường này sản phẩm đều được giới thiệu và quảng cáo qua các văn phòng và đại lý thông qua các đối tác trên. Đồng thời Công ty cũng ký kết một số hợp đồng vận chuyển dài hạn với các hãng tàu trong và ngoài nước, các hãng vận tải hàng không. Sản phẩm của Công ty đã được gửi đi chào bán ở một số thị trường mới như Nam Phi. Qua Internet sản phẩm của Công ty cũng đến được với công chúng một cách rộng rãi hơn. Về thị trường nội địa thị phần chiếm không đáng kể nhưng sản phẩm của Công ty cũng có mặt ở một số đại lý tại Hà Nội và Hải Phòng. 2.3. ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. Trong cơ chế hiện nay ngành giày da và may mặc đang phát triển qua đó tạo nhiều cơ hội và thách thức mặc dù sản phẩm của Công t