Báo cáo Thực tập tổng hợp tại xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất Việt Nam

Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất được thành lập từ tháng 01/1969 từ một xưởng sửa chữa ô tô thuộc Công ty vật tư vận tải thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Trong những ngày đầu thành lập, nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là vận tải hàng hóâ, sửa chữa, lắp đặt chạy thử các phương tiện vận tải mà công ty giao cho. Trong nửa đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực hóa chất phát triển nhanh. Đã xuất hiện những công ty liên doanh sản xuất chất tẩy rửa như P&G Việt Nam, Unilever Haso, Unilever Viso, mà các đối tác là những tập đoàn xuyên quốc gia rất mạnh trên thế giới. Trong những lĩnh vực này, các xí nghiệp quốc doanh ở các địa phương và tư doanh cũng phát triển khá. Trong lĩnh vực chất dẻo, acqui, cao su, hóa chất cơ bản, thậm chí cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật., các hoạt động đầu tư của nước ngoài cũng đã bắt đầu chuyển động. Trong khi đó, các công ty quốc doanh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Nhu cầu khách quan đã đặt ra vấn đề hình thành một tổng công ty đủ mạnh để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, đủ khả năng huy động vốn, đổi mới công nghệ và nhất là đầu tư vào những công trình trọng yếu có qui mô lớn và công nghệ hiện đại, và do vậy Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam theo mô hình tổng công ty mạnh được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản với Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Theo đó các đơn vị trực thuộc đều được mở rộng với quy mô lớn hơn, đa dạng hóa trong ngành nghề kinh doanh. Năm 1973, theo chủ trương của Nhà nước và Tổng cục hóa chất, xí nghiệp được cải tạo và mở rộng với nhiệm vụ vừa vận tải, vừa sản xuất và gia công cơ khí nhằm phục vụ cho ngành cũng như cho thị trường trong nước. Theo quyết định số 1747/HC-QI ngày 13/08/1993, Xí nghiệp được chính thức đổi tên thành Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là thành viên của Công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất- trực thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam với ngành nghề sản suất kinh doanh là sản xuất, vận tải hóa chất, nguyên vật liệu theo sự ủy quyền của Công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất, sản xuất một số loại hóa chất theo đơn đặt hàng.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2121 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng hợp tại xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Xí nghiệp Vật tư vận tải hóa chất là một doanh nghiệp có quá trình hình thành và phát triển khá dài, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, sản xuất cũng như các họat động kinh doanh khác. Trong kỳ thực tập này, em đã có cơ hội vào Xí nghiệp thực tập. Đây là thời gian quý báu để em có thêm hiểu biết, kinh nghiệm, được vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Dưới đây là bản Báo cáo thực tập tổng hợp- kết quả của giai đoạn thực tập đầu tiên trong Xí nghiệp. Bản báo cáo là sự nhìn nhận tổng quát về một số đặc điểm kỹ thuật, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản trị của công ty. Em xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến Khoa và các thầy cô giáo trong Khoa Ngân hàng- Tài chính, đặc biệt là cô giáo- PGS.TS. Phan Thu Hà đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em. Em cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập này. PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬN TẢI HÓA CHẤT 1.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là đơn vị trực thuộc thuộc công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất (đơn vị phụ thuộc công ty mẹ Tổng công ty Hóa Chất Việt Nam) . Một vài thông tin về công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất Giám đốc: Ông Đỗ Mạnh Đức Lô gô của công ty:  Địa chỉ: Số 4 Phạm Ngũ Lão - Quận Hoàn Kiếm , Tp. Hà Nội Điện thoại: (04)8256377; 04.9330778 Fax: (04)8.257.727 E-mail: vinachimex@hn.vnn.vn Loại hình sở hữu : Doanh nghiệp nhà nước Lĩnh vực hoạt động: Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư, nguyên liệu hóa chất, máy móc thiết bị phụ tùng, các sản phẩm hóa chất dân dụng, thiết bị điện, điện lạnh, thiết bị văn phòng, trang thiết bị nội thất, vận tải và các loại hàng hóa khác. Kinh doanh các loại phân bón sản xuất trong nước và nhập khẩu Sản xuất: Silicate, mút xốp, kem giặt và phân bón N.P.K Nhận làm dịch vụ: cho thuê văn phòng, đại lý tiêu thụ hàng hoá, uỷ thác xuất nhập khẩu, đại lý vận tải, liên doanh liên kết trong sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các nhu cầu khác của mọi khách hàng trong và ngoài nước. Tên xí nghiệp: Xí nghiệp vật tư và vận tải hóa chất Giám đốc: Ông Nguyễn Trọng Hải Địa chỉ: số 516- Hà Huy Tập- Yên Viên- Gia Lâm- Hà Nội Điện thoại 043.8329966 Fax : 043.98666258 Chức năng- nhiệm vụ của xí nghiệp vật tư và vận tải hóa chất: Có nhiệm vụ triển khai thực hiện kế hoạch của công ty giao, chủ yếu là sản xuất Silicate – Natri, silicate – Canxi, vận tải hóa chất . Đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, thanh toán kịp thời, đầy đủ các khoản lương, bảo hiểm xã hội, thưởng, phụ cấp Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Ngân sách Nhà nước. 1.2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất được thành lập từ tháng 01/1969 từ một xưởng sửa chữa ô tô thuộc Công ty vật tư vận tải thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Trong những ngày đầu thành lập, nhiệm vụ chính của Xí nghiệp là vận tải hàng hóâ, sửa chữa, lắp đặt chạy thử các phương tiện vận tải mà công ty giao cho. Trong nửa đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực hóa chất phát triển nhanh. Đã xuất hiện những công ty liên doanh sản xuất chất tẩy rửa như P&G Việt Nam, Unilever Haso, Unilever Viso, mà các đối tác là những tập đoàn xuyên quốc gia rất mạnh trên thế giới. Trong những lĩnh vực này, các xí nghiệp quốc doanh ở các địa phương và tư doanh cũng phát triển khá. Trong lĩnh vực chất dẻo, acqui, cao su, hóa chất cơ bản, thậm chí cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật..., các hoạt động đầu tư của nước ngoài cũng đã bắt đầu chuyển động. Trong khi đó, các công ty quốc doanh đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí rất nhỏ. Nhu cầu khách quan đã đặt ra vấn đề hình thành một tổng công ty đủ mạnh để đảm bảo sức cạnh tranh trên thị trường, đủ khả năng huy động vốn, đổi mới công nghệ và nhất là đầu tư vào những công trình trọng yếu có qui mô lớn và công nghệ hiện đại, và do vậy Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam theo mô hình tổng công ty mạnh được thành lập, trên cơ sở sáp nhập Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất cơ bản với Tổng Công ty Hóa chất công nghiệp và Hóa chất tiêu dùng. Theo đó các đơn vị trực thuộc đều được mở rộng với quy mô lớn hơn, đa dạng hóa trong ngành nghề kinh doanh. Năm 1973, theo chủ trương của Nhà nước và Tổng cục hóa chất, xí nghiệp được cải tạo và mở rộng với nhiệm vụ vừa vận tải, vừa sản xuất và gia công cơ khí nhằm phục vụ cho ngành cũng như cho thị trường trong nước. Theo quyết định số 1747/HC-QI ngày 13/08/1993, Xí nghiệp được chính thức đổi tên thành Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là thành viên của Công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất- trực thuộc Tổng công ty hóa chất Việt Nam với ngành nghề sản suất kinh doanh là sản xuất, vận tải hóa chất, nguyên vật liệu theo sự ủy quyền của Công ty vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất, sản xuất một số loại hóa chất theo đơn đặt hàng. PHẦN 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ KINH TẾ- KỸ THUẬT CỦA XÍ NGHIỆP 2.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, DỊCH VỤ VÀ THỊ TRƯỜNG CỦA XN 2.1.1 Về sản phẩm, dịch vụ Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập với hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất và vận tải hóa chất. Sản xuất sản phẩm chủ yếu là Silicate- Natri (có công thức hóa học là Na2SiO3) hay còn gọi là thủy tinh lỏng là mặt hàng chủ yếu chiếm tới hơn 60% doanh thu của xí nghiệp. Silicate- Natri với tính chất đa chức năng là một thành phần quan trọng không thể thiếu được trong các quá trình tẩy trắng, khử mực giấy loại, sản xuất gạch, thủy tinh, gốm sứ…, làm chất phụ gia trong bê tông. Sản phẩm Silicate- Canxi (công thức hóa học là CaSiO3) cũng là một loại hóa chất được ứng dụng trong công nghiệp sản xuất gạch, thủy tinh…. Dịch vụ vận tải hóa chất: nhận thực hiện vận chuyển các loại hóa chất theo đơn đặt hàng của khách hàng. 2.1.2 Về thị trường Sản phẩm Silicate- Natri là nguyên liệu chính của các ngành tẩy rửa, sản xuất vật liệu xây dựng như : gạch, gốm,…làm chất phụ gia trong bê tông…vì vậy mà khách hàng của Xí nghiệp thường là các công ty hóa chât, sản xuất vật liệu xây dựng. Sản phẩm Silicate- Canxi được ứng dụng chủ yếu trong sản xuất gốm sứ, thủy tinh…nên cũng có khách hàng là công ty sản xuất vật liệu xây dựng. Thị trường của Xí nghiệp là thị trường trong nước với khách hàng chủ yếu là công ty Unilever Việt Nam, Công ty Cổ phần bột giặt Lix, Công ty Apatit Lào Cai, Công ty Thủy tinh và gốm xây dựng (Vilacera)… Xí nghiệp thường căn cứ vào đơn đặt hàng để sản xuất. Xí nghiệp thường áp dụng phương thức giao hàng trực tiếp, thường là theo đơn đặt hàng hay các hợp đồng kinh tế, nhưng cũng có thể bán lẻ cho khách hàng. Do đặc thù của sản phẩm nên doanh nghiệp thường phải chịu trách nhiệm giao hàng tận nơi cho khách hàng, chịu các chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển. Mỗi tháng Xí nghiệp tiêu thụ khoảng 800 tấn silicate- Natri và 350 tấn Silicate- Canxi, doanh thu không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. 2.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC 2.2.1 Tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là đơn vị thực thuộc của Công ty Vật tư và xuất nhập khẩu hóa chất, do công ty trực tiếp quản lý. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp tương đối đơn giản và gọn nhẹ. Bộ máy quản lý của Xí nghiệp theo 2 cấp : + Cấp 1 : khối hành chính gồm: Ban giám đốc và các phòng chức năng + Cấp 2 : khối các phân xưởng Sản xuất gồm có : quản đốc phân xưởng và các bộ phận nghiệp vụ các tổ sản xuất . Mô hình tổ chức bộ máy của xí nghiệp như hình 2.1 Hình 2.1: Mô hình tổ chức và hoạt động của xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất  Nguồn: P. Tổ chức hành chính 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận thuộc Xí nghiệp Giám đốc Xí nghiệp (GĐXN) - GĐXN chịu sự chỉ huy trực tiếp của giám đốc Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về hoạt động SX-KD của đơn vị . - GĐXN chịu trách nhiệm quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của XN , có quyền chủ động xây dựng phương án , kế hoạch SX-KD hàng năm và từng thời kỳ của đơn vị để báo cáo giám đốc Công ty phê duyệt và thực hiện kế hoạch đó . - Chịu trách nhiệm về hoạt động của các tổ chức quần chúng trong Xí nghiệp được phép giao dịch với khách hàng theo sự uỷ quyền của GĐCT . Quản lý và chịu trách nhiệm thu chi tài chính, máy móc thiết bị, tài sản của Công ty giao cho Xí nghiệp, quản lý sử dụng lao động theo hợp đồng. Phó giám đốc xí nghiệp - Là người trực tiếp giúp việc cho GĐXN về tất cả các mặt, có quyền thay mặt giám đốc quyết định và điều hành hoạt động SX-KD khi giám đốc uỷ quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các quyết định đó. Phòng Tổ chức hành chính - Giúp GĐXN tiếp nhận, triển khai thực hiện kế hoạch SX-KD được Công ty giao, tham mưu cho GĐXN lập phương án SX-KD hàng năm và từng thời kỳ, tham mưu cho giám đốc phân bố kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng sản xuất . - Giúp Giám đốc trong việc triển khai, theo dõi, điều độ sản xuất ở tất cả các khâu từ tiếp nhận vật tư tới đóng gói giao trả sản phẩm, trực tiếp thực hiện đối chiếu thanh toán vật tư và các nghiệp vụ khác để thanh lý hợp đồng, xác nhận hoàn thành kế hoạch với Công ty . - Giúp GDXN quản lý, bố trí, sắp xếp lao động, xây dựng giá cả, trả lương phân phối thu nhập, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên theo quy định của Công ty . Phòng kỹ thuật – vật tư Xác định tiến độ, biện pháp sản xuất, kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng vật tư mua về, chất lượng sản phẩm, đầu ra Hướng dẫn, giải quyết vướng mắc kỹ thuật, các sự cố trong quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, thay đổi trong quá trình sản xuất nếu có Tham mưu cho ban giám đốc trong việc đưa ra các văn bản nội bộ quy định về quy trình quản lý chất lượng các loại vật tư mua về, sản phẩm sản xuất, quy trình sản xuất. Tổ chức công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm Phòng kế toán : Phòng kế toán gồm 4 người bao gồm 1 kế toán trưởng, 2 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Phòng kế toán có nhiệm vụ: Tập hợp chứng từ hóa đơn phát sinh hàng ngày, tập hợp chi phí, thu chi và nộp các khoản thuế …hạch toán và phản ánh vào sổ sách kế toán. Lưu trữ và bảo quản chứng từ, sổ sách theo đúng quy định. Giúp doanh nghiệp quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cũng như tài sản, tập hợp đúng, đủ các chi phí sản xuất, xác định giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh. Cung cấp thông tin là cơ sở trong việc ra các quyết định liên quan tới giá bán sản phẩm. Lập các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo khác phục vụ yêu cầu quản trị của ban giám đốc và cấp trên thường kỳ. Phòng kinh doanh: gồm 3 người có nhiệm vụ: Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch giá thành, là cơ sở để ban giám đốc đưa ra các quyết định trong kinh doanh. Tìm biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng theo quy định. Đảm nhiệm việc quan hệ với khách hàng, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng lâu năm, tìm kiếm các khách hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ. Phân xưởng sản xuất: Đứng đầu là quản đốc phân xưởng với trách nhiệm quản lý hoạt động sản xuất tại phân xưởng. Phân xưởng sản xuất được chia thành 2 tổ sản xuất theo 2 sản phẩm là tổ sản xuất Silicate- Natri và tổ sản xuất Silicate- Canxi. Phân xưởng sản xuất có trách nhiệm thực hiện hoạt động sản xuất theo kế hoạch được giao. Tổ cơ điện Có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng khắc phục các sự cố xảy ra với các máy móc thiết bị sản xuất. Bảo đảm hoạt động sản xuất diễn ra liên tục an toàn. Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị để tránh xảy ra sự cố. 2.3 CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ VÀ CÔNG NGHỆ 2.3.1 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị Xí nghiệp vật tư vận tải hóa chất là một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa. Tổng diện tích đất của xí nghiệp là 9000 m2 trong đó cơ sở vật chất bao gồm: Khu nhà làm việc, nhà ăn, hội trường với đầy đủ trang thiết bị cần thiết, có nguyên giá 700.000.000đ. Khu nhà sản xuất gồm hệ thống nhà xưởng có diện tích 5.000m2 Hệ thống lò nấu gồm có 3 lò nấu Silicate trị giá 1.525.000.000đ Ngoài ra còn có một số loại tài sản như phương tiện vận tải, máy móc, vật kiến trúc…. Nhìn chung, về cơ sở vật chất, hiện tại tại Xí nghiệp, các phân xưởng, các phòng ban, kho hàng, khu nhà ăn, khu vệ sinh... đều được xây dựng khá khang trang, có quy củ. Về máy móc, hầu hết các loại máy móc trên đều được đầu tư mới từ những năm 1999-2000. Mỗi một máy đều có sổ theo dõi tình trạng máy, máy được bảo trì, bảo dưởng đều đặn, định kỳ do vậy các máy móc vẫn đang được vận hành tốt, hiệu quả; số máy phải sửa chữa và hỏng chỉ chiếm tỷ lệ khá nhỏ. Việc đầu tư mới cho những máy móc,thiết bị hiện đại và có những chiếc vào loại hiện đại nhất thế giới, thực sự nó đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho Xí nghiệp nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ như ngày nay thì những máy móc trên đã trở nên lạc hậu. Yêu cầu đó lại đặt ra một vấn đề đối với các nhà quản lý: có tiếp tục đổi mới công nghệ, máy móc hay không, sử dụng vốn từ nguồn nào, nên mua từ nhà cung cấp nào để có được trang thiết bị hiện đại đó với giá cả hợp lý nhưng chất lượng cũng đảm bảo. Bảng khấu hao tài sản cố định dưới đây cho ta thấy rõ hơn về tình hình máy móc trang thiết bị của xí nghiệp: Bảng 2.1: Bảng tính khấu hao tài sản cố định năm 2009 (Trích một số tài sản cố định trong sản xuất) Đơn vị tính: đ Tên TSCĐ  Số lượng  Nguyên giá  TGSD (năm)  Số đã khấu hao  Giá trị còn lại đến 01/01/2009   Lò nấu Silicate số 1  01  502.541.000  13  384.693.000  117.848.000   Lò nấu Silicate số 2  01  502.541.000  13  306.127.000  196.413.000   Lò nấu Silicate số 3  01  650.845.000  13  125.452.000  525.392.000   Trạm biến áp  01  66.836.000  5  58.084.000  8.751.000   Máy phát điện  01  47.619.000  7  11.506.000  36.562.000   Tẹc chứa dầu Fo  02  16.200.000  15  7.560.000  8.640.000   Nguồn: P.kế toán 2.3.2 Đặc điểm quy trình công nghệ và cơ cấu sản xuất Quy trình công nghệ sản xuất Silicate- Natri và Silicate- Canxi là quy trình sản xuất kiểu liên tục khép kín trong một hệ thống lò, bể liên hoàn. Hai sản phẩm chỉ khác nhau yếu tố đầu vào , còn quy trình sản xuất tương tự nhau. Quy trình công nghệ để sản xuất ra sản phẩm khá đơn giản như sau: Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất  Nguồn: P. kỹ thuật vật tư Giải thích quy trình sản xuất: Trước mỗi quy trình sản xuất, công nhân phải thực hiện khâu đốt lò trong vòng 6 ca làm việc liên tục, tương ứng với 72 tiếng để sấy cho đủ điều kiện kỹ thuật là 1.300o C sau đó mới bắt đầu nạp liệu. Máy trộn nguyên liệu: trước tiên đưa nguyên liệu vào máy trộn và trộn đều thành phôi sau đó đưa vào máy nạp liệu bán tự động. Nguyên liệu chính để sản xuất Silicate- Natri là cát trắng và sôđa. Nguyên liệu chính để sản xuất Silicate- Canxi là cát trắng và đá vôi. Lò nấu: từ máy nạp liệu bán tự động, hỗn hợp được chuyển sang lò nấu với nhiệt độ 1.300o C. Tại đây, Fo được cho vào đun liên tục với vai trò là nhiên liệu duy trì nhiệt độ trong lò, kết quả của giai đoạn này là bán thành phẩm được tạo thành ở dạng cục Bể hòa tan: sản phẩm của giai đoạn trước được đi qua bể nước nóng lại được đưa vào hệ thống bể hòa tan và tạo thành sản phẩm dạng lỏng là Silicate- Natri và Silicate- Canxi. Bể làm nguội: thành phẩm được đưa qua đây để làm nguội. Bể chứa thành phẩm: từ bể làm nguội, thành phẩm được đưa qua bồn trung tâm chứa sản phẩm rồi bể chứa thành phẩm bằng một hệ thống bơm và ống dẫn. Quá trình sản xuất kết thúc .Sau đó, tùy theo yêu cầu giao hàng mà thành phẩm được bơm vào các thùng đựng. 2.4 ĐẶC ĐIỂM VỀ LAO ĐỘNG Xí nghiệp I hiện đang có 65 công nhân viên - một quy mô sản xuất vừa và nhỏ .Bảng 1.2 và 1.3 cho ta thấy rõ cơ cấu lao động của xí nghiệp: Bảng 2.2: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Xí nghiệp Chỉ tiêu  Số lượng (người)  Tỷ lệ (%)   Tổng số công nhân viên  75  100   Lao động trực tiếp  61  81.3   Lao động gián tiếp  14  18.7   Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Bảng số liệu 1.2 thể hiện khá rõ đặc trưng của Xí nghiệp- là một xí nghiệp sản xuất: lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm 81.3 % trong tổng số lao động trong khi đó lao động gián tiếp chỉ chiếm một lượng nhỏ 18.7 %. Đây là một điểm khá hợp lý trong việc sử dụng và phân phối lao động của xí nghiệp. Một xí nghiệp sản xuất cần phải có một số lượng lớn lao động trực tiếp, số lượng lao động gián tiếp cần phải giảm tối thiểu. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo trình độ của Xí nghiệp Chỉ tiêu  Đại học  Cao đẳng  Trung cấp  Lao động phổ thông   Số lượng (người)  8  24  16  27   Tỉ trọng (%)  10.66  32.0  21.3  36   Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Với bảng số liệu trên, trình độ của lao động của Xí nghiệp không cao. Lực lượng lao động có trình độ đại học chỉ chiếm một phần nhỏ ( 10.66%) tuy nhiên lực lượng này chủ yếu là lao động gián tiếp, quản lý. Nếu so với lực lượng lao động gián tiếp thì chiếm khoảng 42,54%, như vậy là khá hợp lý, trình độ lao động gián tiếp khá cao. Trình độ lao động trực tiếp còn chưa cao. 2.5 ĐẶC ĐIỂM TÀI CHÍNH Tình hình tài sản Tổng số tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm tăng bình quân 15,58 %. Từ năm 2006 đến năm 2008 tổng tài sản tăng khoảng 199.107 triệu đồng, với số tương đối tăng lên là 126,34%. Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô về tài sản của Xí nghiệp đã được tăng lên. Vốn bằng tiền của Xí nghiệp bình quân tăng 14,98% qua 3 năm, chủ yếu là do tăng tiền gửi ngân hàng. Điều này đã làm cho khả năng thanh toán tức thời của xí nghiệp được thuận lợi. Các khoản phải thu tuy tăng về giá trị nhưng giảm mạnh về cơ cấu. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp đã chú đến thu hồi các khoản phải thu. Cố gắng hạn chế hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, làm cho việc sử dụng đồng vốn hiệu quả hơn. Mặt khác cũng chứng tỏ rằng Xí nghiệp đã tìm được cho mình những khách hàng đáng tin cậy. Hàng tồn kho của Xí nghiệp tăng mạnh trong năm 2008. Cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng tuyệt đối khoảng 62.742 triệu đồng, với số tương đối tăng lên 141,38%. Do sản phẩm hoàn thành theo hợp đồng nhưng chưa xuất kho. Ta xem xét bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2008 dưới đây để thấy được tình hình tài chính hiện tại của Xí nghiệp. Bảng 2.4: Bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008 Đơn vị tính: đ TÀI SẢN  SỐ TIỀN  Tỷ trọng  NGUỒN VỐN  SỐ TIỀN  Tỷ trọng   A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn  11.612.999.758  87.2%  A. Nợ phải trả  10.224.794.796  76.8%   I..Tiền  830.376.771  6,24%  I.. Nợ ngắn hạn  8.254.479.790  62%   1. Tiền mặt tại quỹ  33.036.992   1. Phải trả người bán  7.421.780.300  55.7%   2.Tiền gửi NH  797.339.992   2. Thuế và các khoản phải nộp  57.837.972  0.43%   II. Đầu tư ngắn hạn  _  _  3. Phải trả CNV  351.969.500  2.6%   III.các khoản phải thu  7.835.545.918  58.8%  4.Phải trả, phải nộp khác  368.757.934  2.8%   IV. Hàng tồn kho  2.852.122.402  21.4%  5. Nợ khác  36.449.090  0.27%   1. Nguyên liệu, vật liệu  1.745.621.413   II. Nợ dài hạn  1.970.000.000  14.8%   2.Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang  116.464.900       3. Thành phẩm  990.036.089       4. Hàng hóa        V. Tài sản lưu động khác  95.045.667  0.71%      B. TSCĐ và đầu tư dài hạn  1.691.713.358  12,7%  B. Vốn CSH  3.079.918.320  23.1%   I. TSCĐ  1.474.640.458  11%  I. Nguồn vốn, quỹ  3.079.918.320    1. TSCĐ hữu hình  1.474.640.458       a. Nguyên giá  5.020.112.221       b. Giá trị hao mòn lũy kế  (3.545.471.763)       Tổng TS  13.304.713.116   Tổng NV  13.304.713.116    Nguồn: P.kế toán Nhận xét: Các khoản nợ phải trả lớn hơn rất nhiều so với các khoản nợ phải thu, điều này c
Luận văn liên quan