Công ty Tư vấn Đầu tư & Thương mại ra đời và phát triển, khi mà nền kinh tế đang có sự chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Công ty- một doanh nghiệp nhà nước- đơn vị thành viên của tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển được đánh dấu bằng các mốc lịch sử sau đây:
+Theo quyết định số: 400QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải ngày 11/5/1991, đánh dấu sự ra đời của công ty với tên gọi là Công ty Đầu tư và phát triển đóng tàu.
+Năm 1994 theo văn bản số: 161/TB ngày 29/11/1994 về thông báo của thủ tướng chính phủ cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định số: 2557 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải quyết định cho phép đổi tên thành Công ty Tư Vấn Đầu tư và phát triển đóng tàu.
+Tháng 12/1995, Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, chức năng và nhiệm vụ của Công ty được mở rộng.
+Theo quyết định số: 78QĐ/TCCB-LĐ ngày 28/4/2000 của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đổi tên Thành Công ty Tư vấn Đầu tư & Thương mại.
Tính đến cuối năm 2009, đầu 2010. Tổng tài sản: 63.417.895.568 đồng. Trong đó, Tài sản ngắn hạn đạt 61.203.773.465 đồng, Tài sản dài hạn đạt 2.214.122.103 đồng; Tổng nguồn vốn là 63.417.895.568 đồng. Trong đó, Nợ phải trả là 61.785.685.025 đồng, Nguồn vốn Chủ sở hữu là 1.632.210.543 đồng.
38 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tổng quan tại công ty tư vấn đầu tư và thương mại INTRACO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Dưới đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ năm 1975, cả nước ta bắt đầu đi lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ Tư bản Chủ nghĩa. Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, cộng thêm những hậu quả do chiến tranh để lại, muốn đi lên CNXH, tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài để xây dựng cả Cơ sở hạ tầng lẫn Kiến trúc thượng tầng mới, mà trọng tâm là xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật của CNXH. Chính vì thế ngành xây dựng có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó không những đóng góp cho nền kinh tế hơn 30% GDP hàng năm mà còn tạo ra hàng trăm công trình lớn nhỏ làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Nhận thức được điều đó, cùng với niềm ham mê tìm hiểu về doanh nghiệp xây lắp, trên phương diện một kế toán tương lai, tôi đã lựa chọn Công ty tư vấn đầu tư & thương mại- trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam -Vinashin để thực tập. Với sự giúp đỡ của Ban giám đốc, các cán bộ Tài chính- Kế toán của Công ty, cùng với sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TS Đặng Văn Thanh và qua quá trình điều tra, phân tích, tổng hợp hiện trạng của Công ty trong quá trình thực tập, tôi đã có được cái nhìn khái quát để thực hiện được Báo cáo thực tập tổng quan về Công ty tư vấn đầu tư & thương mại, xin được trình bày qua nội dung chi tiết của báo cáo này.
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TƯ VẤN
ĐẦU TƯ & THƯƠNG MẠI
1.Một số thông tin về công ty
Tên công ty: Công ty tư vấn đầu tư & thương mại
Tên giao dịch: TRADE & INVETSTMENT CONSULTANT COMPANY (INTRACO)
Trực thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam-Vinashin
Giám đốc: Th.S Nguyễn Tiến Hân
* Địa chỉ: 120B Hàng Trống- Hoàn Kiếm- Hà Nội
-Điện thoại: (04)38285168 Fax: (04)39285795
-Email: INTRACO.VINASHIN@FPT.VN
-Website:
Tài khoản: Só 10.2010000027885- Sở dao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam
Số 431101001075- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc- Hà Nội
Mã số thuế: 0100237637
2. Sơ lược quá trình hình thành Công ty
Công ty Tư vấn Đầu tư & Thương mại ra đời và phát triển, khi mà nền kinh tế đang có sự chuyển đổi từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Công ty- một doanh nghiệp nhà nước- đơn vị thành viên của tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có lịch sử hình thành và phát triển được đánh dấu bằng các mốc lịch sử sau đây:
+Theo quyết định số: 400QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải ngày 11/5/1991, đánh dấu sự ra đời của công ty với tên gọi là Công ty Đầu tư và phát triển đóng tàu.
+Năm 1994 theo văn bản số: 161/TB ngày 29/11/1994 về thông báo của thủ tướng chính phủ cho phép thành lập lại doanh nghiệp nhà nước và quyết định số: 2557 QĐ/TCCB-LĐ của Bộ giao thông vận tải quyết định cho phép đổi tên thành Công ty Tư Vấn Đầu tư và phát triển đóng tàu.
+Tháng 12/1995, Bộ xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng, chức năng và nhiệm vụ của Công ty được mở rộng.
+Theo quyết định số: 78QĐ/TCCB-LĐ ngày 28/4/2000 của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đổi tên Thành Công ty Tư vấn Đầu tư & Thương mại.
Tính đến cuối năm 2009, đầu 2010. Tổng tài sản: 63.417.895.568 đồng. Trong đó, Tài sản ngắn hạn đạt 61.203.773.465 đồng, Tài sản dài hạn đạt 2.214.122.103 đồng; Tổng nguồn vốn là 63.417.895.568 đồng. Trong đó, Nợ phải trả là 61.785.685.025 đồng, Nguồn vốn Chủ sở hữu là 1.632.210.543 đồng.
3. Các đơn vị thành viên
@ Trung tâm thương mại & XNK thiết bị thủy (MTC)
@ Công ty tư vấn đầu tư và thương mại-Chi nhánh Hải Phòng(IEC)
@ Xí nghiệp công nghệ & xây dựng công trình.
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
2.1. Lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty.
2.1.1. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty.
Lĩnh vực kinh doanh của công ty bao gồm:
- Tư vấn đầu tư và môi giới phát triển công nghiệp đóng tàu.
- Dịch vụ khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực thủy.
- Dịch vụ vật tư, thiết bị đóng tàu
- Tư vấn xây dựng thuộc lĩnh vực công nghiệp đóng tàu
- Đào tạo tin học cơ bản và tin học ứng dụng trong các ngành kinh tế quốc dân
- Tư vấn và kinh doanh máy tính, phần mềm tin học, các thiết bị điện, điện tử thiết bị văn phòng và các sản phẩm công nghệ cao có liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử, tin học.
- Đào tạo và xuất khẩu lao động trong ngành công nghiệp tàu thủy.
- Tư vấn xây dựng, khảo sát địa hình, địa chất, xử lý nền móng: Các công trình công nghiệp, dân dụng giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, công nghiệp và dân dụng.
- Đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà, xây dựng khu đô thị và nhà ở.
- Đầu tư kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn.
- Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn và các sản phẩm nội thất hàng tiêu dùng.
- Sản xuất kinh doanh máy móc và trang thiết bị, phụ tùng tàu thủy và công trình biển.
- Tư vấn khảo sát thiết kế, xây dựng các công trình cảng, công trình hạ tầng, nạo vết luồng lạch và san lấp,tạo mặt bằng công trình điện, cấp thoát nước và trạm biến thế điện từ 110KV trở xuống.
- Thẩm định thiết kế trong lĩnh vực xây dựng công nghiệp và dân dụng.
- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, hội chợ, triển lãm, hội thảo
- Tư vấn thiết kế công trình nông nghiệp.
- Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị cho các công trình công nghiệp.
- Sản xuất các thiết bị cho ngành đóng tàu và công nghiệp khác
- Kiểm định các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và thủy lợi
2.1.2. Mục tiêu hoạt động của Công ty
- Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước.
- Không ngừng nâng cao lợi ích của nhà nước, và người lao động.
- Tăng tích lũy và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Góp phần thiết thực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2.1.3. Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty.
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này phù hợp với quy định của Pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.
Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được pháp luật cho phép.
2.2. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty những năm gần đây.
2.2.1. Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện nội lực của Công ty.
Danh mục
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1.Tổng tài sản có
23.087.738.359
33.455.715.035
31.802.008.996
2.Nguòn vón lưu động
20.652.457.268
31.040.027.948
29.774.462.948
3. Doanh thu trước thuế
44.787.114.756
72.285.177.514
54.184.197.957
4.Doanh thu sau thuế
5. Lợi nhuận trước thuế
284.078.510
329.048.578
406.747.952
6. Lợi nhuận sau thuế
204.536.527
236.914.976
292.858.524
7. Tổng số nợ phải trả
21.917.542.728
31.474.654.426
29.771.742.066
8. Nợ phải trả trong kỳ
21.230.342.728
31.299.654.426
29.746.007.876
9. Nguồn vốn chủ sở hữu
1.170.195.631
1.981.060.609
2.030.266.930
10. Nguồn vốn kinh doanh
832.979.121
1.432.979.121
1.162.596.790
Với các chỉ tiêu kinh tế đã trình bày ở trên ta thấy trong những năm gần đây Công ty đã đạt được các chỉ tiêu kinh tế khả quan và tăng dần theo từng năm.
Trong 3 năm, từ 2007 đến 2009, Doanh nghiệp luôn giữ mức tăng tổng Doanh thu trung bình là 9,2%/năm và Doanh nghiệp vẫn giữ được lợi nhuận ở mức khá cao.Đặc biệt năm 2008, 2009 tỷ lệ tăng tổng Doanh thu liên tiếp ở mức 2 con số. Đặc biệt mức tăng năm 2008 tăng nhiều so với năm 2007.
Nhìn chung lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây ngày càng tăng, tuy mức độ tăng khác nhau và có một số không tăng lợi nhuận nhưng vẫn hứa hẹn việc tăng trưởng Doanh thu và Lợi nhuận cho Công ty những năm sau và vẫn tiếp tục nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1
Giá trị Tài Sản Cố Định bình quân
24.650
19.788
9.175
30.634
56.884
2
Vốn lưu động bình quân
392.272
419.366
439.313
421.616
460.244
3
Số lao động bình quân (LĐ)
687
765
846
982
956
4
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)
1,103
1,108
1,157
1,025
1,0
5
Hệ số nợ/tổng Tài sản (lần)
0,953
0,952
0,947
0,936
0,948
6
Tỷ lệ NPTrả so với NPThu (%)
258,5
276,1
270,2
278,9
343,16
Hệ số về khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy khả năng thanh toán của Công ty khá tốt, song lại không cao và không ổn định, nếu tăng thì tăng rất chậm, thậm chí có lúc còn giảm (năm 2008), cần phải có biện pháp để ổn định khả năng thanh toán, tạo uy tín vững chắc đối với nhà các nhà cung cấp.
Hệ số nợ/ Tổng tài sản qua 5 năm gần đây của Công ty rất cao (đều trên 0,9) và có chiều hướng tăng trở lại trong năm 2008. Điều này cho thấy: mức độ đảm bảo đối với chủ nợ của Công ty không cao và đặc biệt thấp hơn trong năm 2008. Đây là một khó khăn lớn đối với Công ty tư vấn đầu tư và thương mại, gây trở ngại trong quá trình thu hút vốn đầu tư và uy tín đối với các nhà cung cấp.
2.2.2. Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty tư vấn đầu tư và thương mại
120B Hàng Trống-Hoàn Kiếm-Hà Nội
Mẫu số: B02-DN
(Ban hành theo QĐ số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
Mã số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
VI.25
81.301.779.915
67.875.861.957
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
2
13.691.664.000
3.DT thuần về BH và CCDV(10=01-01)
10
81.301.779.915
54.184.197.957
4. Gía vốn
11
VI27
67.760.515.547
42.462.991.361
5.Lợi nhuận gộp vè bán hàng ccdv(20=10-11)
20
13.541.261.368
11.721.206.596
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
1.304.814.568
1.968.608056
7. Chi phí tài chính
22
VI.28
1.191.422.938
1.078.786.408
-Trong đó chi phí lãi vay
23
306.984.428
1.019.146.930
8. Chi phí bán hàng
24
5.799.541.669
4.143.602.486
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
7.481.154.298
8.031.999.561
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
373.960.031
435.426.197
{30=20 + (21-22)-(24+25)}
11. Thu nhập khác
31
455.780.813
519.224.162
12. Chi phí khác
32
45.660.758
547.902.407
13. Lợi nhuận khác
40
410.120.055
(28.678.245)
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế(50=30+40)
50
784.080.086
406.747.952
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
VI.30
468.627.337
113.889.428
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN(60=50-51-52)
60
315.452.749
292.858.524
18. Lãi cơ bản tên cổ phiếu
70
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Lập, ngày...tháng...năm2010
Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
PHẦN 3
ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
3.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Bên cạnh việc tư vấn, cung cấp, kinh doanh các thiết bị, dịch vụ, đầu tư các dự án, thì Công ty còn thực hiện xây dựng các công trình. Cho nên, sản phẩm sản xuất chính của Công ty là các công trình xây lắp.
* Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty như sau:
Để thực hiện việc xây lắp các công trình, trước tiên Công ty sẽ tham gia đấu thầu, giành quyền thi công công trình. Sau khi trúng thầu, Công ty phải khảo sát việc đầu tư cho xây dựng công trình đó để có cơ sở ký kết hợp đồng xây lắp với bên giao thầu. Hai bên sẽ thỏa thuận các điều khoản và ký hợp đồng xây lắp. Theo yêu cầu của Hợp đồng, Công ty sẽ tiến hành chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết như: tiền đầu tư, thiết kế, mua nguyên vật liệu, khảo sát địa hình thi công, thuê nhân công, phân công phụ trách thi công... và tiến hành quá trình thi công công trình. Trong suốt quá trình thi công, sẽ luôn có đội kiểm soát kiểm tra về việc đảm bảo đúng tiến độ thi công, đảm bảo đúng thiết kế và tiêu chuẩn kỹ thuật. Sau khi công trình thi công đã hoàn thành, sẽ được nghiệm thu và bàn giao lại cho bên giao thầu theo giá đấu thầu đã được ghi trong hợp đồng xây lắp
3.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất của Công ty.
3.2.1 Đặc điểm về phương pháp sản xuất.
Do địa bàn sản xuất trải rộng tùy theo vị trí thi công từng công trình nên Công ty áp dụng phương pháp quản lý khá đa dạng. Có những công trình Công ty áp dụng phương pháp quản lý tập trung nhưng cũng có những công trình Công ty áp dụng hình thức khoán gọn cho các đơn vị thành viên.
3.2.2 Đặc điểm về trang thiết bị
Đối với các dịch vụ kinh doanh, đầu tư, tư vấn... Công ty có những trang thiết bị nhỏ lẻ, thuộc về chuyên môn, dùng cho từng dịch vụ. Những thiết bị này được từng bộ phận phụ trách chịu trách nhiệm bảo quản và sử dụng khi cần đến.
Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, Công ty có nhiều trang thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình với các kích cỡ lớn nhỏ khác nhau như: máy khoan cắt bê tông, máy trộn bêtông, các dụng cụ san lấp mặt bằng, các công cụ đo đạc, khảo sát địa hình; cần cẩu, đà giáo, giàn giáo... Những trang thiết bị này khá cồng kềnh, và không thuận tiện cho việc vận chuyển, cho nên được vận chuyển một lần đến địa điểm thi công công trình cụ thể và được lưu giữ và sử dụng ở đó trong suốt quá trình thi công. Đơn vị phụ trách thi công công trình chịu trách nhiệm trông giữ, bảo quản, sử dụng đối với những trang thiết bị được giao. Tại trụ sở Công ty không có kho lưu trữ trang thiết bị.
3.2.3 Đặc điểm về an toàn lao động
Công tác an toàn lao động được đặc biệt quan tâm và thường xuyên kiểm tra, giám sát. Tại trụ sở Công ty ở 120B Hàng Trống, mỗi phòng ban đều được bố trí các thiết bị chữa cháy ở vị trí thuận tiện nhất, đề phòng có hỏa hoạn xảy ra. Công tác giáo dục ý thức phòng cháy cho cán bộ công nhân viên được đề cao. Bởi vậy, từ khi thành lập tới nay, Công ty chưa xảy ra bất cứ vụ hỏa hoạn nào.
Tại mỗi địa điểm thi công công trình cụ thể, Công ty đặc biệt quan tâm đến an toàn của công nhân. Với phương châm “an toàn là trên hết”, Công ty đảm bảo cho công nhân điều kiện lao động tốt nhất, an toàn nhất dựa trên việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, các dụng cụ an toàn lao động, quần áo và mũ bảo hộ lao động. Nên những năm gần đây không có tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra.
3.2.4 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng, thông gió, ánh sáng...
Nằm giáp mặt đường Hàng Trống là trụ sở Công ty với tổng diện tích hơn 2000m2, quay về hướng Bắc, nhìn từ mặt đường vào có cảm giác diện tích Công ty không lớn do chỉ tiếp giáp mặt đường chừng 5m, song khi đi qua phòng bảo vệ giáp cổng vào Công ty, sẽ nhận ra không gian lớn và thoáng hơn.
Công ty có các phòng:Phòng tổ chức, Kế toán hành chính; Kế hoạch; Dự án; Quản lý thông tin; Quản lý chất lượng; Thiết kế công trình thủy; Thiết kế dân dụng; Kiến trúc; Dự toán.
Các phòng của Ban chỉ huy, Ban chức năng và Ban giám đốc đều có trang bị bàn ghế làm việc, bàn tiếp khách, máy tính, máy phôtô, điện chiếu sáng, điều hòa và bình chữa cháy.
PHẦN 4
TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
4.1. Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại công ty
* Sơ đồ quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất tại Công ty:
Bộ phận chịu trách nhiệm
4.2. Đặc điểm về tổ chức sản xuất.
* Loại hình sản xuất:
Bên cạnh việc tư vấn kinh doanh, đầu tư và cung cấp các dịch vụ thì Công ty chỉ sản xuất sản phẩm xây lắp. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những công trình xây dựng, nhà máy đóng tàu, cầu tàu, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, tùy theo thiết kế và yêu cầu của bên giao thầu. Cho nên sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, quá trình sản xuất diễn ra gián đoạn, phụ thuộc nhiều vào tính chất mùa vụ và điều kiện tự nhiên.
* Phương thức quản lý hoạt động sản xuất:
Với địa bàn sản xuất trải rộng tùy theo vị trí thi công từng công trình, nên phương thức quản lý hoạt động xây lắp của Công ty khá đa dạng. Có những công trình Công ty áp dụng phương pháp tập trung, nhưng cũng có những công trình Công ty áp dụng hình thức khoán gọn cho các đơn vị thành viên.
* Chu kỳ sản xuất:
Do tính chất đơn chiếc và quá trình sản xuất không diễn ra liên tục, cho nên chu kỳ sản xuất sản phẩm xây lắp của Công ty không cố định. Có những công trình kéo dài nhiều năm, cũng có những công trình thực hiện trong thời gian ngắn hơn.
PHẦN 5
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của Công ty.
5.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Ban giám đốc
* Ban giám đốc Công ty gồm:
+ Một giám đốc: là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về các hoạt động của Công ty đối với các cơ quan Nhà nước có liên quan, với khách hàng và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
+ Một Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật tổng hợp: Được phân công giúp việc cho Giám đốc Công ty công tác lập kế hoạch, triển khai thực hiện và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch, chất lượng, kỹ thuật thi công công trình.
+ Một Phó giám đốc phụ trách các hoạt động nội chính: Tham mưu hộ trợ Giám đốc Công ty trong việc quản lý về các mặt hoạt động nội chính.
5.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
* Phòng hành chính: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc theo dõi tình hình hoạt động chung; theo dõi tổng hợp tình hình hoạt động hành chính, kinh tế xã hội ở các đơn vị và các phòng ban trực thuộc Công ty; quản lý con dấu (kể cả dấu chức danh), đặt và tiếp nhận báo, tạp chí, các loại công văn, giấy tờ liên quan đến cơ quan; trực tiếp làm việc với lãnh đạo, lập và thông báo kế hoạch làm việc hàng tuần của Công ty, quản lý tài sản tại chỗ của cơ quan.
* Phòng tổ chức lao động: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý và giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực nhân sự, nghiệp vụ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội, lĩnh vực tổ chức bộ máy...
* Phòng Tài chính- Kế toán: Tham mưu và giúp Giám đốc trong việc tổ chức thực hiện hạch toán kế toán. Quản lý vốn và sử dụng vốn điều lệ công ty, huy động vốn, quản lý các khoản nợ phải thu, phải trả, bảo toàn và phát triển vốn, quản lý và sử dụng tài sản, quản lý doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng và phân phối lợi nhuận, lập kế hoạch tài chính, báo cáo tài chính, thực hiện kê khai, quyết toán thuế theo Pháp lệnh thuế đã ban hành.
* Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham mưu và giúp Giám đốc trong việc triển khai thực hiện tư vấn đầu tư dự án và xây lắp; lập, kiểm tra, kiểm soát kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của Công ty; kiểm tra xây lắp quản lý chất lượng công trình kỹ thuật thi công.
* Phòng quản lý dự án: Có chức năng tham mưu và giúp Giám đốc trong việc chuẩn bị đầu tư cho dự án và hoạt động xây lắp bao gồm: nghiên cứu, xác định mục tiêu dự án, phác thảo xây dựng dự án sơ bộ, đánh giá tính khả thi của dự án, tính toán hiệu quả và triển khai xây dựng dự án.
*Phòng thiết kế công trình thủy: Thiết kế đà tàu, triền tàu, ụ tàu, quy hoạch mặt bằng nhà máy đóng tàu, thiết kế cầu tàu trang trí, kè bờ, hệ thống kỹ thuật hạ tầng nhà máy đóng tàu.
*Phòng thiét kế dân dụng:Tư vấn và kinh doanh máy tính, phần mềm tin học, các thiết bị điện, điện tử, thiết bị văn phòng và các sản phẩm kỹ thuật công nghệ cao có liên quan đến lĩnh vực điện, điện tử, tin học.
*Phòng quản lý chất lượng: Tham mưu và giúp giám đốc trong việc kiểm định các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và thủy lợi.
5.2.3 Chức năng, nhiệm vụ