Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty Điện lực Thủ Đức

Trước và đến năm 1975, Điện lực Thủ Đức bấy giờ là một chi khu thuộc khu Thủ Đức-Biên Hòa thuộc công ty Điện nước Biên Hòa chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức( bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay); - Năm 1976 Chi khu Thủ Đức được đổi tên thành chi nhánh Điện Thủ Đức trực thuộc Sở Quản lý và phân phối điện Công ty Điện Lực 2 có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức (bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay). - Vào cuối năm 1977 chi nhánh Điện Lực Thủ Đức thuộc sở Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh (quyết dịnh số 2479-ĐL/TCCB.3 ngày 21/12/1977). - Năm 1999 Điện Lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố HCM theo quyết định số 29/ĐVN/HCM/HĐQT-TCCB-LĐ ngày 13/01/1999 của Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) V/v thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố. Hồ Chí Minh. - Với sự phát triển số lượng khách hàng sử dụng điện, năm 2003, Điện lực Thủ Đức được tách thành 02 Điện lực: Điện lực Thủ Thiêm (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận 2, Quận 9); Điện lực Thủ Đức (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận Thủ Đức).

doc69 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6993 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty Điện lực Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công ty Điện lực Thủ Đức LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô Khoa Hệ thống điện cùng toàn thể các thầy cô trường Cao Đẳng Điện Lực Thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy nhiệt tình và truyền thụ những kiến thức quý báu để em có sự hiểu biết cơ bản về tầm quan trọng của điện năng đối với cuộc sống cũng như sự nguy hiểm của điện để đề phòng những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Sau thời gian thực tập tại Công ty Điện lực Thủ Đức, với sự hướng dẫn tận tình của các anh, chị ở các phòng, đội chức năng tại công ty. Em đã hiểu thêm nhiều điều về công tác tố chức, chức năng, nhiệm vụ cúa Công ty Điện lực Thủ Đức, cũng như công tác vận hành, quản lý, sửa chữa lưới điện. Đặc biệt với sự nhiệt tình, luôn hoà nhã của các cán bộ, công nhân tại Công ty, đã giúp em dễ dàng tiếp cận với công tác thực tế. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Điện lực Thủ Đức đã tạo điều kiện tốt nhất để em hoàn thành tốt đợt thực tập này. Em xin cảm ơn: anh Khanh (phó trưởng phòng – phòng KT) và tập thể phòng KT, anh Thịnh (phó trưởng phòng – phòng KT&ATBHLĐ) và tập thể phòng KT&ATBHLĐ, chú Đức (Đội trưởng – Đội VHLĐ) và tập thể đội VHLĐ, chú Chiếng (Đội trưởng – Đội QLLĐ) và tập thể đội QLLĐ, anh Văn (Đội trưởng – Đội QLĐK), anh Quang (Tổ trưởng – Tổ TH QLĐK) và tập thể đội QLĐK đã hướng dẫn em trong đợt thực tập này. Trân trọng cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TP.HCM Nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: TP.HCM, ngày … tháng … năm 2012 DUYỆT HIỆU TRƯỞNG NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Nhận xét, đánh giá quá trình thực tập của sinh viên: Điểm thực tập: Tổng điểm ........./10 điểm TP.HCM, ngày … tháng … năm 2012 GIÁM ĐỐC MỤC LỤC Phần 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Thông tin chung: Tên gọi: Công ty Điện lực Thủ Đức Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh Địa chỉ: 647 Tỉnh lộ 43, Phường Tam Bình, Quận Thủ Đức Điện thoại: (84-8) 22.403.380 – 22.180.234 Fax: (84-8) 38.965.380 Email: thuduc.kd@evn.com.vn; dltd@hcmpc.com.vn Lịch sử hình thành và phát triển: Các văn bản quy phạm pháp luật: Quyết định số 1595/QĐ/TCCB 3, ngày 07/8/1976 của Bộ Điện và Than về việc thành lập Sở Quản lý và phân phối Điện TP Hồ Chí Minh. Quyết định số 2479/ĐT/TCCB 3, ngày 21/12/1977của Bộ Điện và Than về việc chuyển các khu khai thác thành các chi nhánh điện và hạch toán kinh tế trong nội bộ của Sở, được sử dụng con dấu riêng. Quyết định số 15/ĐL/TCCB.3, ngày 09/5/1981 của Bộ Điện Lực về việc quy định tên gọi của các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực. Quyết định số 29/ĐVN/HĐQT-TCCB-LĐ, ngày 13/01/1999 của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam về việc thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Quyết định 135/ĐVN/HCM.III ngày 09/05/1995 của Giám đốc Công ty Điện lực TP. HCM về điều lệ tổ chức và hoạt động của Điện lực Thủ Đức. Quá trình hình thành và phát triển Điện lực: Trước và đến năm 1975, Điện lực Thủ Đức bấy giờ là một chi khu thuộc khu Thủ Đức-Biên Hòa thuộc công ty Điện nước Biên Hòa chịu trách nhiệm quản lý sửa chữa lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức( bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay); Năm 1976 Chi khu Thủ Đức được đổi tên thành chi nhánh Điện Thủ Đức trực thuộc Sở Quản lý và phân phối điện Công ty Điện Lực 2 có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn huyện Thủ Đức (bao gồm 03 quận: quận Thủ Đức, quận 2, quận 9 như hiện nay). Vào cuối năm 1977 chi nhánh Điện Lực Thủ Đức thuộc sở Điện Lực Thành Phố Hồ Chí Minh (quyết dịnh số 2479-ĐL/TCCB.3 ngày 21/12/1977). Năm 1999 Điện Lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố HCM theo quyết định số 29/ĐVN/HCM/HĐQT-TCCB-LĐ ngày 13/01/1999 của Hội đồng Quản Trị Tổng Công ty Điện Lực Việt Nam (Nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) V/v thành lập lại Điện lực Thủ Đức trực thuộc Công ty Điện Lực Thành Phố. Hồ Chí Minh. Với sự phát triển số lượng khách hàng sử dụng điện, năm 2003, Điện lực Thủ Đức được tách thành 02 Điện lực: Điện lực Thủ Thiêm (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận 2, Quận 9); Điện lực Thủ Đức (quản lý lưới điện trên địa bàn Quận Thủ Đức). Ngày 05/02/2010 Bộ công thương ban hành quyết định số 768/QĐ – BCT về việc thành lập công ty mẹ - Tổng công ty Điện lực TP. HCM. Ngày 01/07/2010 Điện lực Thủ Đức được nâng lên thành Công ty Điện Lực Thủ Đức. Đặc điểm hoạt động: Công ty Điện Lực Thủ Đức là một đơn vị trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực TP.HCM, có chức năng quản lý, phân phối lưới điện đến 15 kV, kinh doanh dịch vụ Viễn Thông trên địa bàn Quận Thủ Đức. Phân phối điện năng, vận hành và sửa chữa lưới điện, ký kết hợp đồng mua bán điện và viễn thông, cung ứng sử dụng điện, thu tiền điện... trong địa bàn được phân công. Thay mặt Công Ty Điện Lực TP.HCM ký kết hợp đồng mua bán điện năng, dịch vụ viễn thông với khách hàng trên địa bàn quản lý. Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký bao gồm: Kinh doanh điện năng. Vận hành ổn định, an toàn, liên tục, chất lượng lưới điện, phân phối. Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan. Tư vấn giám sát thi công xây lắp các công trình lưới điện đến cấp điện áp 35kV. Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng. Phạm vi hoạt động: Phạm vi hoạt động kinh doanh của Điện lực: Quận Thủ Đức - Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty Điện lực Thủ Đức đang áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2008. Cơ cấu tổ chức: Về cơ cấu tổ chức, Công ty Điện lực Thủ Đức bao gồm: 01 Giám đốc 03 Phó Giám đốc: Đầu tư xây dựng, Kinh Doanh và Kỹ Thuật. 13 Phòng đội, 01 Ban: 08 Phòng: Văn Phòng; Phòng Tổ chức và nhân sự; Phòng Tài Chánh - Kế Toán; Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ; Phòng Kế Hoạch và Vật Tư; Phòng Quản lý Đầu tư; Phòng Kinh Doanh; Phòng Công nghệ Thông tin. 05 Đội: Đội Quản Lý Khách Hàng; Đội Quản Lý Điện Kế; Đội Thu Ngân; Đội Quản Lý Lưới Điện; Đội Vận Hành Lưới Điện. 01 Ban: Ban Quản Lý Dự Án. Sơ đồ tổ chức: GIÁM ĐỐC CTY ÐIỆN LỰC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KỸ THUẬT PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH ĐỘI VHLĐ ĐỘI QLLĐ VĂN PHÒNG PHÒNG TCKT PHÒNG KHVT PHÒNG KINH DOANH ĐỘI QLKH ĐỘI THU NGÂN ĐỘI QLĐK PHÒNG ĐTXD PHÓ GIÁM ĐỐC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG PHÒNG CNTT BAN QLDA PHÒNG KHVT PHÒNG TC VÀ NS Chức năng của từng Phòng, Ban, Đội: Văn phòng: Tham mưu giúp Giám đốc trong việc quản lý, điều hành hoạt động các mặt công tác: hành chính quản trị, văn thư, lưu trữ, chăm sóc y tế, vệ sinh cơ quan; mua sắm và sửa chữa dụng cụ, trang thiết bị văn phòng của đơn vị, công tác bảo vệ an ninh, trật tự; quan hệ cộng đồng; văn hoá doanh nghiệp; công tác ISO; quản lý và điều phối công xa. Phòng Tổ chức và Nhân sự: Phòng Tổ chức và Nhân sự ( TC&NS) là bộ phận tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các mặt công tác sau: Công tác tổ chức cán bộ. Công tác quản lý nhân sự. Công tác đào tạo, tuyển dụng và phát triển nguồn nhân lực của Công ty. Công tác Thi đua – khen thưởng – Kỷ luật. Công tác lao động tiền lương. Công tác về Chính sách chế độ BHLĐ, BHXH, BHYT, BHTN. Công tác Thanh tra, pháp chế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến Công ty. Phòng Tài Chánh - Kế Toán: Cung cấp thông tin nhất là thông tin tài chính. Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế theo sự phân cấp của công ty nhằm giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra những quyết định hợp lý cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Phòng Kỹ Thuật và An toàn BHLĐ: Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các công tác liên quan đến Quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới lưới điện theo đúng qui định của luật Điện lực, các qui định của Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Tập đoàn Công ty VN và của Tổng Công ty Điện lực TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của khách hàng trên địa bàn quản lý, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng, giảm mất điện, giảm tổn thất điện năng về mặt kỹ thuật, vận hành lưới điện an toàn, hiệu quả và hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch công tác kỹ thuật đã được giao. Tham mưu cho Ban Giám đốc Công ty chỉ đạo, điều hành, quản lý việc thực hiện công tác kỹ thuật an toàn (KTAT), bảo hộ lao động (BHLĐ), phòng chống cháy nổ (PCCN), phòng chống lụt bão (PCLB), bảo vệ HLATLĐCA, An toàn điện trong nhân dân (ATĐND) và bảo vệ môi trường (BVMT) tại Công ty Điện lực Thủ Đức (Công ty), tuân thủ đúng pháp luật, các quy định của Nhà nước, các Bộ ngành liên quan và nội dung chỉ đạo của các cấp Lãnh đạo nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị thuộc phạm vi quản lý của Công ty Điện lực Thủ Đức. Phòng Kế Hoạch và Vật Tư: Tham mưu Giám đốc PC Thủ Đức trong việc quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác kế hoạch ngắn, trung và dài hạn. Tham mưu Giám đốc trong thực hiện mua sắm, cung ứng, quản lý và sử dụng VTTB. Phòng Quản lý Đầu tư: Phòng Quản lý Đầu tư (Phòng QLĐT) là bộ phận tham mưu giúp Ban Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo, điều hành công tác đầu tư xây dựng và SCL, các dự án bao gồm: thẩm định, trình duyệt dự án đầu tư, thiết kế Kỹ thuật, dự toán đầu tư xây dựng, kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, trình thành lập tổ thẩm định để thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có giá trị ≥ 100; quản lý chương trình Đầu tư xây dựng trên hệ thống của PCTĐ do EVN HCMC phân quyền. Phòng Kinh Doanh: Tham mưu cho Lãnh đạo Côn ty Điện lực điều hành công tác kinh doanh điện năng của đơn vị. Phòng Công nghệ Thông tin: Phòng CNTT là bộ phận tham mưu giúp BGĐ trong việc chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác quản lý kỹ thuật CNTT. Đồng thời trực tiếp thực hiện các mặt công tác kinh doanh và quản lý dây thông tin treo trên trụ điện. Đội Quản Lý Khách Hàng: Đội Quản lý khách hàng được thành lập từ các bộ phận nghiệp vụ của Phòng Kinh doanh, có vai trò như Phòng, Đội chức năng khác và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc đơn vị. Đề ra kế hoạch, biện pháp và thực hiện nhằm hoàn thành công tác phát triển khách hàng, các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị theo đúng Luật Điện lực, Qui trình Kinh doanh điện năng. Quản lý, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng mua bán điện, công tác ghi điện và quản lý thông tin khách hàng. Tiếp nhận, điều phối việc xử lý các văn bản, thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đội Quản Lý Điện Kế: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, quy định trong công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng và theo dõi kết quả thực hiện các chỉ tiêu liên quan. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu khai thác vật tư, phụ kiện hàng năm cho mọi chi tiêu, nhiệm vụ công tác liên quan đến hệ thống đo đếm điện năng. Phối hợp với Phòng Kinh doanh đơn vị xử lý các trường hợp vi phạm của khách hàng về hệ thống đo đếm điện năng. Thực hiện công tác phối hợp với các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chung của Điện lực. Đề xuất với lãnh đạo Đơn vị các giải pháp thích ứng trong quá trình thực hiện công tác một cách hợp lý, theo đúng quy trình quy định Công ty. Xây dựng và duy trì hệ thống chất lượng ISO của Công ty. Đội Thu Ngân: Tham mưu giúp Ban Giám đốc trong công tác quản lý và thu tiền điện để đạt được hiệu quả cao theo đúng pháp luật, qui định của nhà nước và đúng qui trình của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh. Đội Quản Lý Lưới Điện: Tham mưu với Ban Giám đốc, Phòng KT & ATBHLĐ trong công tác quản lý toàn bộ lưới điện (lưới trung hạ thế, trạm biến thế, nhánh dây mắc điện, thiết bị điện trên lưới trung hạ thế). Đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng. Phối hợp cùng Phòng KT & ATBHLĐ và Đội Vận hành trong công tác quản lý vận hành lưới điện, lập các kế hoạch cắt điện và các biện pháp ngăn ngừa sự cố, xử lý các điểm mất an toàn cho con người và thiết bị. Đội Vận Hành Lưới Điện: Quản lý vận hành lưới điện, xử lý sự cố và sửa chữa điện khách hàng thuộc quận Thủ Đức. Theo dõi, phân tích và đánh giá tình trạng vận hành lưới điện để kịp thời đề xuất các giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, nâng cao độ tin cậy lưới điện và chất lượng điện năng. Phối hợp với các đơn vị trong khối kỹ thuật xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra công tác thực hiện chương trình giảm mất điện bao gồm giảm sự cố, giảm cắt điện đột xuất, giảm cắt điện định kỳ và giảm trả điện trễ. Ban Quản Lý Dự Án: Thực hiện quản lý dự án các dự án đầu tư xây dựng công trình điện, dự án di dời, tái bố trí lưới điện do PCTĐ làm chủ đầu tư hoặc được giao quản lý thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành, nghiệm thu bàn giao, đưa công trình vào khai thác sử dụng, đảm bảo dự án được triển khai thực hiện hiệu quả, đồng thời tuân thủ đúng theo các quy định, phân cấp hiện hành của Nhà nước, EVN, EVN HCMC và PCTĐ. Ban QLDA có thể được giao quản lý nhiều dự án nhưng phải được người quyết định đầu tư chấp thuận và phải bảo đảm nguyên tắc từng dự án không bị gián đoạn, được quản lý và quyết toán theo đúng quy định. Tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình điện do đơn vị ngoài PCTĐ làm chủ đầu tư khi được PCTĐ giao nhiệm vụ. Được PCTĐ giao kế hoạch vốn và các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ do PCTĐ giao. Ban QLDA có trách nhiệm quản lý, sử dụng các nguồn lực đúng quy định, đúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. Phần 2: TỔNG QUAN VỀ LƯỚI ĐIỆN CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC THỦ ĐỨC Tình hình quản lý lưới điện: (Nguồn: Phòng Kỹ Thuật) Trạm nguồn: Nhận nguồn từ 05 trạm trung gian 110KV với tổng công suất 521MVA. Cụ thể như sau: Trạm Thủ Đức 2x63 MVA Trạm Thủ Đức Bắc 2x63 MVA Trạm Bình Triệu 1x63 MVA Trạm Linh Trung 2 63+40 MVA Trạm Linh Trung 1 40+63 MVA Tổng công suất sử dụng cực đại – Pmax: 189,24 MW Tổng công suất sử dụng cực tiểu – Pmin: 80,29 MW Tổng công suất sử dụng trung bình – Ptb: 134,76 MW Đường dây: Số tuyến dây quản lý: 44 tuyến dây. Trong đó 43 tuyến dây nhận điện từ trạm trung gian 110kV và 01 nối tuyến.Cụ thể như sau: Trạm Thủ Đức 08 tuyến dây Trạm Thủ Đức Bắc 09 tuyến dây Trạm Bình Triệu 04 tuyến dây Trạm Linh Trung 2 09 tuyến dây Trạm Linh Trung 1 13 tuyến dây + Chiều dài lưới trung thế là 323,039 trong đó: Lưới nổi: 243,185 km (ĐL – 207,418km; KH – 35,767km) Lưới ngầm: 79,854km (ĐL – 63,204km; KH – 16,650km) + Bán kính cung cấp điện: Bán kính cấp điện trung bình: 4,69 km Bán kính cấp điện dài nhất: 12,536 km Bán kính cấp điện ngắn nhất: 0,620 km + Hệ số mang tải: Phụ tải trung bình khoảng: 250A (42% định mức dây dẫn) Phụ tải lớn nhất: 430A (73% định mức dây dẫn) Phụ tải nhỏ nhất: 10A (2% định mức dây dẫn) + Hệ số công suất Cosj các tuyến dây: Hệ số công suất trung bình: 0,98 Hệ số công suất max: 1 Hệ số công suất min: 0,95 Trạm phân phối: Tổng số TBT đang quản lý là 1203 Trạm/ 1743 Máy/ 606.014 KVA Trong đó: - Trạm khách hàng 649 Trạm/ 1030 Máy/ 436.590,5 KVA - Trạm chuyên dùng 78 Trạm/ 132 Máy/ 20.621 KVA - Trạm công cộng 476 Trạm/ 581 Máy/ 148.802,5 KVA Tình hình vận hành các MBT công cộng và chuyên dùng: Loại MBT Chế độ vận hành (% tải của MBT) <30% 30% ÷ 50% 50% ÷70% 70% ÷90% 90% ÷100% Công cộng 20 177 190 185 7 Chuyên dùng 12 75 16 6 0 Tổng cộng 32 252 206 241 7 Thiết bị: Thiết bị đóng cắt và bảo vệ trung thế: Máy cắt trung thế: 15 cái (ĐL – 12 cái; KH – 03 cái) Recloser: 34 cái (ĐL – 24 cái; KH – 10 cái) LBS: 79 cái (ĐL – 69 cái; KH – 10 cái) DS: 264 cái (ĐL – 226 cái; KH – 38 cái) LTD: 03 cái (ĐL – 00 cái; KH – 03 cái) Tụ bù trung thế: 379 hộc/ 41.400 KVAr Tụ bù hạ thế: 639 hộc/ 14.600 KVAr Tình hình vận hành tụ bù như sau: Chủng loại tụ bù Trung thế (KVAr) Hạ thế (KVAr) Đang VH Tách VH Đang VH Tách VH 200 100 200 100 30 20 30 20 Tổng cộng 37 330 6 164 390 Công tác quản lý kỹ thuật Công tác Quản lý tài sản lưới điện Đã lập hoàn tất Sổ theo dõi quản lý vận hành 44 tuyến dây trung thế, Sổ theo dõi quản lý vận hành các thiết bị đóng cắt, Trạm ngắt thuộc tài sản Điện lực quản lý. Công tác GIS Đã hoàn tất cập nhật sơ đồ lưới điện theo định đạng GIS, hệ tọa độ VN2000, đã triển khai vận hành lưới điện trên GIS tại Đội VHLĐ. Công tác tính toán lưới điện theo PSS/Adept Đã cập nhật đầy đủ các dữ liệu lưới điện các tuyến đường dây vào phần mềm PSS/Adept và tính toán được các bài toán theo yêu cầu của Tổng Công ty. Tình hình vận hành lưới điện: (Số liệu tính, được tính từ ngày 21/12/2010 đến ngày 20/06/2012) - Nguồn: Phòng Kỹ Thuật Nội Dung ĐVT KH Thực hiện 06T/2012 So sánh sự cố (%) Cùng kỳ 11 KH % Vụ 1. Sự cố lưới trung thế + Theo vị trí sự cố - Sự cố lưới điện trên không Vụ 19,43 09 46,32 - Sự cố cáp ngầm Vụ 3,96 01 25,23 - Sự cố trạm biến thế Vụ 17,97 15 83,47 - SL không phân phối KWh + Theo loại sự cố (Chủ quan) - Sự cố Vĩnh cửu Số vụ Vụ 3,51 02 100 02 56,91 SL không phân phối KWh - Sự cố Thoáng qua Số vụ Vụ 0,37 0 100 0 SL không phân phối KWh 2. Cắt đột xuất - Số vụ Vụ 8,4 175 4,8 - SL không phân phối KWh 16.079 3. Sự cố MBT - Số máy sự cố Máy 3,88 01 100 01 - KVA sự cố KVA 1171 1000 - SL không phân phối KWh 4. Sự cố lưới HT - Số vụ Vụ 106,3 72 79,12 91 67,75 - SL không phân phối KWh 2611 5.Tổng SL không phân phối KWh 6.Chỉ số tin cậy - Trường hợp sự cố + SAIFI Lần 1,65 0,957 134% 58,01 + SAIDI Phút 105,00 50,322 83% 47,93 - Trường hợp cắt điện công tác + SAIFI Lần 2,70 1,463 99% 54,19 + SAIDI Phút 770 416,580 103% 54,10 Thời gian mất điện (ĐVT: Phút) Nguồn: Phòng Kỹ Thuật STT Sự cố KH Số vụ Tổng thời gian Bình quân Lâu nhất Nhanh nhất 1 Mất điện do AH nguồn 48 1.106 35,5 63 8 2 Cắt đột xuất lưới TT 112 3.497 106,5 210 3 3 Công tác định kỳ TT 153 49.364 330 606 54 4 Sự cố lưới hạ thế 100,6 130 6.375 97 180 14 5 Sự cố MBT 01 2.880 2.880 2.880 2.880 6 Sự cố nhánh rẽ TT 31 2.252 74 120 28 7 Sự cố trạm biến thế 23 1.232 76,5 133 20 8 Sự cố thoáng qua 3,51 5 329 80 107 53 9 Sự cố vĩnh cửu 0,37 8 1.168 152,5 255 50 10 Sửa chữa điện HT K/H 2.898 121.789 42,03 127 15 Phần 3: TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC BỐ TRÍ THỰC TẬP Đội Quản lý lưới điện: (Nguồn – Đội QLLĐ) Chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ phối hợp của Đội QLLĐ: Chức năng, nhiệm vụ của Đội QLLĐ: Chức năng: Tham mưu với Ban Giám đốc, Phòng KT&ATBHLĐ trong công tác quản lý toàn bộ lưới điện (lưới trung hạ thế, trạm biến thế, nhánh dây mắc điện, thiết bị điện trên lưới trung hạ thế). Đảm báo cung cấp điện ổn định, an toàn và liên tục, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và chất lượng điện năng. Phối hợp cùng Phòng KT&ATBHLĐ và Đội Vận hành trong công tác quản lý vận hành lưới điện, lập các kế hoạch cắt điện và các biện pháp ngăn ngừa sự cố, xử lý các điểm mất an toàn cho con người và thiết bị. Nhiệm vụ: Lập kế hoạch, phương án BTMK, sữa chữa thường xuyên lưới điện. Triển khai thi công, nghiệm thu quyết toán công trình. Tham gia xây dựng danh mục công trình SCL, ĐTXD. Khảo sát và lập phương án kỹ thuật các công trình SCL hàng năm, phối hợp trong công tác quy hoạch phát triển lưới điện trung hạ thế và TBT. Thi công các công trình lưới điện nguồn vốn SCL, ĐTXD, khách hàng được Công ty giao. Tổ chức kiểm tra lưới điện, hành lang an toàn lưới điện cao áp định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo quy định, quy trình ban hành. Thường xuyên xứ lý các tồn tại, các điểm mất AT trên lưới điện sao cho đảm bảo các mục tiêu: Ngăn ngừa sự cố, ngăn ngừa cháy nổ trên lưới điện và trạm điện, ngăn ngừa việc rò điện, phóng điện, ngăn ngừa các điểm mất an toàn có nguy cơ xảy ra TNLĐ cho công nhân và tai nạn điện ngoài nhân dân. Giải quyết các tình hình vận hành lưới điện bất thường theo báo cáo vận hành hàng ngày hoặc biên bản sự cố do Đội Vận hành cung cấp. Phối hợp với các đơn vị trong khối Kỹ thuật để thống kê, tố chức điều tra, phúc tra tìm nguyên nhân sự cố trên lưới điện, đề ra kế hoạch giải quyết và biện pháp khắc phục. Quản lý, cập nhật hồ sơ kỹ thuật lưới điện trung hạ thế. Thực hiện công tác p