Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại xã Ia Bang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai

PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA XÃ. 1. Đặc điểm tự nhiên: Huyện Chư Prông nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai, là một trong ba huyện biên giới của tỉnh. Địa giới hành chính của huyện: - Phía Bắc giáp: các huyện Đức Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa. - Phía Nam giáp: huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. - Phía Đông giáp: các huyện Chư Sê, Chư Pưh. - Phía Tây giáp: tỉnh Ratanakiri (nước Cam Pu Chia).

doc34 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 3468 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại xã Ia Bang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA BÀN THỰC TẬP I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA XÃ. 1. Đặc điểm tự nhiên: Huyện Chư Prông nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Gia Lai, là một trong ba huyện biên giới của tỉnh. Địa giới hành chính của huyện:   - Phía Bắc giáp: các huyện Đức Cơ, Ia Grai, thành phố Pleiku, Đăk Đoa. - Phía Nam giáp: huyện Ea Súp, tỉnh Đăk Lăk. - Phía Đông giáp: các huyện Chư Sê, Chư Pưh. - Phía Tây giáp: tỉnh Ratanakiri (nước Cam Pu Chia). Toàn huyện có 19 xã và 1 thị trấn gồm: Thị trấn Chư Prông, các xã: Ia Băng, Ia Boòng, Ia Lâu, Ia Me, Ia Mơr, Ia O, Ia Pia, Ia Púch, Ia Phìn, Ia Tôr, Ia Vêr, Bàu Cạn, Bình Giáo,Thăng Hưng, Ia Bang, Ia Kly, Ia Drăng, Ia Ga, Ia Piơr. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 1694,52 km2, tổng dân số là 96.694 người. Trong giai đoạn 2010 - 2015 toàn huyện phấn đấu đạt các chỉ tiêu cơ bản sau: Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt 4.884,216 tỷ đồng; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp đạt 36,1%, công nghiệp - xây dựng đạt 35,5%, dịch vụ đạt 28,4%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.665.116 triệu đồng; thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/năm; tổng thu ngân sách trên địa bàn 266 tỷ đồng, trong đó huyện thu 145 tỷ đồng, đáp ứng 80-85% nhu cầu chi thường xuyên, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%; giải quyết việc làm cho 5.000 lao động; có từ 75% đến 80% thôn, làng văn hóa; 100% thôn, làng, hộ gia đình được sử dụng điện. Ia Bang là xã vùng sâu, vùng xa cách trung tâm huyện khoảng 23 km về phía Đông Nam; Địa giới hành chính của xã: + Phía đông giáp IaH’lốp, IaGlai thuộc huyện Chư Sê; + Phía Tây giáp IaPia; + Phía Nam giáp IaVê; + phía Bắc giáp IaBăng, IaTôr. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 4106,14 ha ha, trong đó đất Nông nghiệp 3241,69 ha. Là xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn I và II của Chính phủ. Ia Bang được tự nhiên ưu ái, ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô: Khô hanh, không có mưa bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, mùa mưa: Nóng ẩm, mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình/năm khoảng 250C. Ngoài cây cà phê,hồ tiêu,cao su thì người dân còn trồng thêm một số cây ngắn ngày như lúa, dưa hấu, sắn không chỉ giúp người dân vươn lên xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu trong thời gian qua, xã còn có diện tich trên 959 ha cây cao su của ‘NÔNG TRƯỜNG CAO SU HÒA BÌNH thuộc Công ty TNHH MTV CAO SU CHƯ PRÔNG’ trồng từ năm 1998 hứa hẹn đem lại cho người dân Ia Bang một nguồn lợi không nhỏ nữa, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, hướng đến đảm bảo an ninh chính trị. Dân số dân số toàn xã 1058 hộ với 4798 khẩu, trong đó người DTTS có 605 hộ, 3312 khẩu chiếm tỷ lệ 65% dân số toàn xã. Số hộ nghèo theo tiêu chí mới là 152 hộ.Số hộ cận nghèo theo tiêu chí mới là 63 hộ, 271 khẩu chiếm tỷ lệ 6,8%, trong đó có 61 hộ, 254 khẩu là người DTTS chiếm tỷ lệ 5,38% so với tổng số hộ cận nghèo toàn xã. 2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: Nông nghiệp: xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa đạt hiệu quả kinh tế cao. Trồng trọt là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong nông nghiệp; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa cây trồng tăng sản lượng, giá trị và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chăn nuôi: đẩy mạnh triển khai xây dựng sự đa dạng hóa ngành chăn nuôi trở để thành ngành kinh tế hàng hóa góp phần cho việc đảm bảo cân bằng an ninh lương thực cho địa phương cũng như cung cấp nguồn thực phẩm cho các vùng khác. Công tác tài chính: đẩy mạnh công tác thu ngân sách địa phương nhất là công tác thu các nguồn thuế trên địa bàn. 3. Đặc điểm văn hóa – xã hội: Công tác giáo dục đào tạo: Đẩy mạnh công tác thi đua dạy tốt học tốt, cuộc vận động “Hai không”, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, vận động nhân dân tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con em đến trường đúng độ tuổi, duy trì sĩ số học sinh cao hơn năm trước. Củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ, tiếp tục duy trì và phát huy chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở. Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục đảm bảo cơ sở vật chất cho việc dạy và học, xây dựng Quỹ Khuyến học ở các thôn, làng, đồng thời động viên, khích lệ đội ngũ giáo viên an tâm giảng dạy. Công tác Y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân: đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh và kiểm tra đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng triển khai thường xuyên trên địa bàn xã không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm. Công tác Văn hoá, Thể dục thể thao: Tổ chức các hoạt động văn nghệ quần chúng, thể dục thể thao nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Công tác dân tộc tôn giáo: Thường xuyên chỉ đạo việc tăng cường mối đại đoàn kết các dân tộc như tổ chức tốt các chương trình giao lưu kết nghĩa giữa các dân tộc bằng các hoạt động văn hoá văn nghệ, giúp nhau làm kinh tế, đặc biệt là nội dung chương trình kết nghĩa giúp đỡ phụ trách của các thôn kinh tế mới với đồng bào dân tộc tại chỗ nhằm tăng cường mối đại đoàn kết giữa các dân tộc giữ vững ANCT-TTATXH. Công tác tôn giáo, tín ngưỡng được quan tâm chỉ đạo đúng quy định của pháp luật. Công tác An ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội: Với sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ, sự điều hành của UBND xã trong thời gian qua tình hình ANCT trên địa bàn xã luôn được ổn định và giữ vững. Công an xã luôn chú trọng tổ chức kiểm tra tạm trú, tạm vắng để phát hiện các trường hợp vi phạm nhất là dân di cư tự do vào địa bàn nhằm đảm bảo an ninh nông thôn, duy chi tổ an ninh nhân dân hoạt động có hiệu quả. Công tác ATGT: năm 2014 xã đã tập trung triển khai nhiều giải pháp để kiềm chế giảm dần tai nạn giao thông trên địa bàn, tuy vậy tình hình tai nạn giao thông vẫn phức tạp, xảy ra 04 vụ tai nạn giao thông bị thương 06 người, chuyển huyện 02 vụ, tự thoả thuận ở địa phương 02 vụ. Những năm qua tình hình ANCT-TTATXH trên địa bàn luôn được giữ vững, tương đối ổn định song còn tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường do có hoạt động của các nhóm đạo tin lành, Đêga. Ban công an và Ban chỉ huy quân xã đã phối hợp chặt chẽ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như tuần tra canh gác, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm. Trực bảo vệ tốt các ngày lễ, Tết không để xảy ra điểm nóng. Duy trì và phát huy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền toàn dân tham gia phòng chống tội phạm có kết quả tốt. Duy trì tốt cơ chế phối hợp 107. II. CƠ CẤU BAN CHỈ ĐẠO GIẢM NGHÈO XÃ IA BANG + 01 Trưởng BCĐ: do PCT UBND xã phụ trách Văn hoá-Xã hội kiêm nhiệm. + 01 Phó BCĐ: do Cán bộ phụ trách công tác LĐ-TB&XH kiêm nhiệm. + 24 thành viên BCĐ: gồm Chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội CCB, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội phụ nữ, Bí thư Đoàn TN, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ, cán bộ Văn hoá-Thông tin, cán bộ Địa chính Nông nghiệp-Giao thông thủy lợi, cán bộ Tư pháp-Hộ tịch, cán bộ Tài chính-Kế toán, cán bộ Văn phòng HĐND&UBND, 08 trưởng thôn/làng. Sơ đồ Ban chỉ đạo giảm nghèo xã Ia Bang: PHÓ CHỦ TỊCH UBND XÃ (PHỤ TRÁCH VĂN HOÁ-XÃ HỘI) KIÊM TRƯỞNG BAN Chủ tịch Hội CTĐ Chủ tịch Hội Phụ nữ Chủ tịch Hội ND Chủ tịch Hội CCB Chủ tịch UBMTTQ Cán bộ VP HĐND&UBND Cán bộ Tài chính-Kế toán Cán bộ Tư pháp-Hộ tịch Cán bộ Địa chính Nông nghiệp Cán bộ Văn hóa Thông tin CB LĐ-TB&XH KIÊM PHÓ BAN Các thành viên BCĐ Bí thư Đoàn TN 08 Trưởng thôn,làng PHẦN II CHUYÊN ĐỀ “ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TẠI XÃ IA BANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015” A.MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bước sang thế kỷ XXI, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân loại đã tiến dài trong lịch sử phát triển của mình. Trong thời đại mới này, con người dường như không còn cảm giác chính xác về khoảng cách không gian và thời gian nhờ có hệ thống thông tin nối mạng toàn cầu. Con người không chỉ đi du lịch khắp năm châu bốn biển bằng các phương tiện vận tải bình thường mà có thể đi thăm các hành tinh khác nhờ tàu vũ trụ. Đặc biệt hơn con người không thể tin được rằng chính mình lại có thể sinh sản bằng một phương pháp mới - sinh sản vô tính.Trong rất nhiều sự thật mới mẻ ấy, thế giới vẫn phải đón chịu một sự thật cố hữu, một bất công, một nghịch lý trong cuộc sống, đó là đói nghèo. Đói nghèo vẫn đang tồn tại, bao vây cuộc sống của mỗi gia đình, đe dọa con đường phát triển của mọi quốc gia, thách thức cả nhân loại. Thực tế hiện nay gần 1/3 dân số thế giới sống trong nghèo khổ, ở các nước đang phát triển, trong đó khoảng 800 triệu người không đủ ăn và khoảng 500 triệu người thiếu ăn thường xuyên. Ở các nước phát triển cũng có hơn 100 triệu người đang sống dưới mức nghèo khổ và 5 triệu người không có nhà ở. Ngày nay giải quyết tình trạng đói nghèo luôn là một vấn đề hàng đầu của mỗi quốc gia, bởi họ luôn hiểu được rằng: Một quốc gia nghèo đói là một quốc gia yếu kém, đói nghèo làm cho bất ổn trong nước và lệ thuộc vào nước ngoài, nguy hại hơn nữa đói nghèo có thể dẫn đến bờ vực thẳm của sự diệt vong một dân tộc. Ở Việt Nam sau 26 năm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, số dân cư giàu có và trung lưu ngày một gia tăng nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân cư nghèo đói. Gia Lai là môt tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, nằm trên Quốc lộ 14, có diện tích 1.553.693,31 hecta, địa hình phức tạp, hiểm trở: theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 01/04/2009 dân số toàn tỉnh là 1.272.792 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 610.940 người ( chiếm 47,99 %), chủ yếu là người Jrai và Bahnar; hiện có 17 đơn vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện), 222 đơn vị hành chính cấp xã (24 phường, 12 thị trấn và 186 xã) với 2.149 thôn, làng, tổ dân phố (1.781 thôn, làng; 368 tổ dân phố). Huyện Chư Prông có 17 xã, thị trấn trong đó có xã Ia Bang. (Nguồn tại website: www.gialai.gov.vn) Thực hiện chương trình giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 của xã Ia Bang giảm từ 22,86% đầu năm 2011 xuống còn 10,37% cuối năm 2015, tuy nhiên khi thực hiện tổng điều tra xác định hộ nghèo, cận nghèo theo Chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/09/2010 và Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ “ Ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015” thì tỷ lệ hộ nghèo sau tổng điều tra chiếm 15,61% dân số toàn xã. Dựa trên những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập tại trường kết hợp với tình hình thực tế tại địa phương, em đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp giảm nghèo ở xã Ia Bang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015”. Phạm vi đề tài là đề cập sơ lược về thực trạng, nguyên nhân của công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Ia Bang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất các giải pháp thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới. Trong quá trình thu thập và xử lý dự liệu để viết đề tài không tránh khỏi những sai sót, thiếu sót, khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ đóng góp những ý kiến quý báo của cô Vũ Thị Vân Anh, quý thầy cô Khoa Khoa học cơ bản,Trường Cao Đẳng Nghề Gia Lai, sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, quý báu của cán bộ, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Ia Bang để em hoàn thành tốt đề tài thực tập tốt nghiệp. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn, kính chúc quý thầy cô Khoa Khoa học cơ bản, Trường Cao Đẳng Nghề Gia Lai, cô Vũ Thị Vân Anh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Ia Bang sức khỏe dồi dào và thành đạt./. II. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA: 1. Mục đích: Đề tài nghiên cứu để làm rõ thực trạng của việc tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo ở xã Ia Bang, trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp chủ yếu về mặt quản lý để nâng cao hiệu quả của chính sách giảm nghèo, góp phần thực hiện thành công chương trình giảm nghèo trên địa bàn xã. Phân tích thực trạng công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Ia Bang hiện nay và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản trong việc thực hiện công tác giảm nghèo, có những đề xuất các giải pháp chủ yếu cho việc thực hiện công tác giảm nghèo trong thời gian tới. 2. Ý nghĩa: Giảm nghèo có tính toàn diện, được tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt, trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể, qua đó giúp người nghèo nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân và chủ động tích cực tham gia lao động sản xuất với nguồn tài lực của gia đình, dòng họ, tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước, cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo. Góp phần làm rõ cơ sở, nội dung, nhiệm vụ và vai trò lãnh đạo trong chính sách giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. III. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1. Phương pháp sưu tầm tài liệu: Đây là phương pháp rất quan trọng để đạt được mục đích nghiên cứu xây dựng và hoàn thành đề tài báo cáo thực tập, em sử dụng phương pháp nghiên cứu, sưu tầm tài liệu thông qua các số liệu của Nghị quyết, báo cáo, chương trình, kế hoạch của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã trong năm 2014 và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã trong năm 2015. Tham khảo các tài liệu về quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm; tổ chức kiểm tra, giám sát và trực tiếp thực hiện các chính sách, chương trình, dự án theo sự chỉ đạo của Đảng ủy HĐND và UBND xã. Dựa trên các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách về công tác giảm nghèo của Đảng và Nhà nước; phân tích, đánh giá và rút ra những kết luận cơ bản về thực trạng công tác giảm nghèo tại địa phương và đưa ra những giải pháp, cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã trong thời gian tới. Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu vấn đề hoạch định chính sách giảm nghèo ở các địa bàn có đặc thù tương tự như xã Ia Bang. 2. Phương pháp thống kê, so sánh: Từ những dữ liệu, số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, so sánh, thống kê lại để đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo trong năm của xã. Qua đó lọc ra những nội dung chủ yếu, bổ sung thêm những nội dung cơ bản để đưa vào nội dung của đề tài thực tập. IV. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 1.Khái niệm công tác xã hội: Công tác xã hội là ngành học thuật và hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Công tác xã hội là một nghề chuyên hỗ trợ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoặc những người bị đẩy ra ngoài xã hội (người nghèo, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, phụ nữ, người già...). Sứ mạng của ngành công tác xã hội là nỗ lực hành động nhằm giảm thiểu: Những rào cản trong xã hội Sự bất công. Và sự bất bình đẳng xã hội và bất bình đẳng kinh tế 2. Quan niệm về nghèo đói: 2.1. Quan niệm trước đây: Trước đây người ta thường đánh đồng nghèo đói với mức thu nhập thấp. Coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của con người. Quan niệm này có ưu điểm là thuận lợi trong việc xác định số người nghèo dựa theo chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo. Nhưng thực tế đã chứng minh việc xác định đói nghèo theo thu nhập chỉ đo được một phần của cuộc sống. Thu nhập thấp không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho chúng ta biết được mức khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất nhiều hạn chế. 2.2.Quan niệm hiện nay: Hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thế giới, quan điểm đói nghèo đã được hiểu rộng hơn, sâu hơn và cũng có thể được hiểu theo các cách tiếp cận khác nhau: - Hội nghị bàn về giảm nghèo đói ở khu vực châu á Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9 năm 1993 tại Băng Cốc - Thái Lan đã đưa ra khái niệm về định nghĩa đói nghèo: Nghèo đói bao gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối. + Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế và phong tục tập quán của địa phương. + Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cộng đồng. + Theo khía cạnh kinh tế: Nghèo là do sự thiếu lựa chọn dẫn đến cùng cực và thiếu năng lực tham gia vào đời sống kinh tế xã hội của quốc gia, chủ yếu là trong lĩnh vực kinh tế. + Theo khía cạnh khác: Nghèo là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn lịch sử, trong phạm vi một quốc gia, một khu vực, một vùng. - Năm 1998 UNĐP công bố một bản báo cáo nhan đề “khắc phục sự nghèo khổ của con người” đã đưa ra những định nghĩa về nghèo. + Sự nghèo khổ của con người: thiếu những quyền cơ bản của con người như biết đọc, biết viết, được tham gia vào các quyết định cộng dồng và được nuôi dưỡng tạm đủ. + Sự nghèo khổ tiền tệ: thiếu thu nhập tối thiểu thích đáng và khả năng chi tiêu tối thiểu. + Sự nghèo khổ cực độ: nghèo khổ, khốn cùng tức là không có khả năng thoả mãn những nhu cầu tối thiểu. + Sự nghèo khổ chung: mức độ nghèo kém nghiêm trọng hơn được xác định như sự không có khả năng thoả mãn những nhu cầu lương thực và phí lương thực chủ yếu, những nhu cầu này đôi khi được xác định khác nhau ở nước này hoặc nước khác. 2.3. Quan niệm ở nước ta: - Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện. - Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 3 tháng, thường vay mượn cộng đồng và thiếu khả năng chi trả. Giá trị đồ dùng trong nhà không đáng kể, nhà ở dốt nát, con thất học, bình quân thu nhập dưới 13kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000VND). Qua các định nghĩa trên, ta có thể đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói: “Đói nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có những điều kiện về cuộc sống như ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục, đi lại, quyền được tham gia vào các quyết định của cộng đồng”. B. CƠ SỞ THỰC TIỄN I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ IA BANG GIAI ĐOẠN 2011 – 2015 1. Thực trạng về công tác giảm nghèo trên địa bàn xã Ia Bang giai đoạn 2011 – 2015. 1.1 Thực trạng chung: Toàn xã có 08 thôn/làng với tổng số 1058 hộ, 4798 khẩu với tỷ lệ người DTTS chiếm 65%, thành phần dân tộc của xã gồm 06 dân tộc anh em, chủ yếu là dân tộc Jarai và một số dân tộc từ các tỉnh phía Bắc như: Sán Dìu, Nùng, Thái, Mường vào xã để xây dựng kinh tế mới, xã có 07 làng người dân tộc tại chỗ (Jrai) gồm 605 hộ, 3251 khẩu. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao so với toàn huyện. Năm 2015 đây là năm cuối cùng của việc thực hiện rà soát bình xét hộ nghèo theo tiêu chí của Quyết định 09/2011/QĐ-TTg ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2025, kết quả giảm nghèo của xã rất đáng khích lệ hộ nghèo giảm từ 98 hộ chiếm tỷ lệ 11,85% năm 2013 xuống còn 96 hộ chiếm tỷ lệ 10,37% cuối năm 2014. Tuy nhiên sau cuộc Tổng điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Chỉ chị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 theo tiêu chí mới thì số hộ nghèo sau tổng điều tra là 152 hộ, chiếm 15,61% dân số toàn xã, cụ thể theo bảng số liệu sau: Bảng số liệu tổng hợp kết quả điều tra hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2015 STT Thôn/làng Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Ghi chú Dân số Số hộ nghèo Tỷ lệ Dân số Số hộ nghèo Tỷ lệ Dân số Số hộ nghèo Tỷ lệ 1 Làng Dơ Thoong 122 12 9,83% 124 10 8,06% 123 14 11,38% 2 Làng Dơ Mút 55 11 20% 67 11 16,41% 61 17 27,87% 3 Làng Dơ Ngol 121 18 14,9% 113 29 25,6% 135 36 26,67% 4 Làng Dơ Bang 87 14 16,1% 97 11 11,34% 102 31 30,39% 5 Làng Nét 50 11 22% 68 08 11,76% 67 21 31,34% 6 Làng Anh 129 12 9,3% 157 13 8,28% 155 14 9,03% 7 Làng Tơr Bang 130 18 13,8% 163 13 7,97% 190 19 10% 8 Thôn Cát Tân 133 2 1,50% 137 01 0,72% 141 00 00% Tổng cộng 827 98 11,85% 926 96 10,37% 974 152 15,61% (Nguồ
Luận văn liên quan