Báo cáo Tiến độ 8: Khuyến nông và sự chấp nhận của nông dân

Bổsung thêm từtài liệu của hội thảo tại Hà Nội, Thành phốHồChí Minh, Đà Lạt và Cần Thơ(đã cung cấp từtrước), một sốbảng hướng dẫn cho cán bộkhuyến nông phát triển theo nhóm: • Sản xuất cà chua trong nhà kính • Sản xuất dưa chuột trong nhà kính • Phân tích hiệu quảkinh tếcủa sản xuất cà chua và dưa chuột trong nhà kính. • Giới thiệu hệthống sản xuất thủy canh. Phần phụlục 1. Đềnghịphối hợp Phụlục này (sau khi điều chỉnh một ít) với 1 sốcác nội dung khác để đưa vào bài báo có tiêu đề“ Hiện trạng canh tác trong nhà màng Polyethylene ởViệt Nam hiện nay”. Bài báo sẽcập nhật các thông tin sau: • Kiểu nhà màng nào được thửnghiệm tại Việt Nam. (protected system thực chất là trồng trong nhà màng (trồng có bảo vệ) • Hiện nay hệthống nào được giới thiệu • Hệthống nào phát triển được đểthu được hiệu quảkinh tế • Đảm bảo chất lượng từcánh đồng đến chợ Bài báo này sẽcung cấp nguồn đểcó thểcập nhật nhưmột công nghệvà hệthống duy trì và phát triển ởViệt Nam Hơn thếnữa đểlàm được điều này IAS cũng đã tiến hành hàng loạt các lớp FFS sản xuất rau an toàn (Phụlục 2).

pdf35 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1882 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tiến độ 8: Khuyến nông và sự chấp nhận của nông dân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tiến độ 8: Khuyến nông và sự chấp nhận của nông dân Nội dung giao nộp: • Vật liệu tập huấn phục vụ công tác khuyến nông và đào tạo nông dân • Đánh giá tác động và sự phù hợp của tập huấn nông dân thông qua điều tra những người được tập huấn năm 2005 để xác định sự hiểu biết của nông dân • Chi tiết về chất lượng của 3 loại cây trồng được bán tại các siêu thị Vật liệu tập huấn phục vụ công tác khuyến nông Bổ sung thêm từ tài liệu của hội thảo tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và Cần Thơ (đã cung cấp từ trước), một số bảng hướng dẫn cho cán bộ khuyến nông phát triển theo nhóm: • Sản xuất cà chua trong nhà kính • Sản xuất dưa chuột trong nhà kính • Phân tích hiệu quả kinh tế của sản xuất cà chua và dưa chuột trong nhà kính. • Giới thiệu hệ thống sản xuất thủy canh. Phần phụ lục 1. Đề nghị phối hợp Phụ lục này (sau khi điều chỉnh một ít) với 1 số các nội dung khác để đưa vào bài báo có tiêu đề “ Hiện trạng canh tác trong nhà màng Polyethylene ở Việt Nam hiện nay”. Bài báo sẽ cập nhật các thông tin sau: • Kiểu nhà màng nào được thử nghiệm tại Việt Nam. (protected system thực chất là trồng trong nhà màng (trồng có bảo vệ) • Hiện nay hệ thống nào được giới thiệu • Hệ thống nào phát triển được để thu được hiệu quả kinh tế • Đảm bảo chất lượng từ cánh đồng đến chợ Bài báo này sẽ cung cấp nguồn để có thể cập nhật như một công nghệ và hệ thống duy trì và phát triển ở Việt Nam Hơn thế nữa để làm được điều này IAS cũng đã tiến hành hàng loạt các lớp FFS sản xuất rau an toàn (Phụ lục 2). Đánh giá tác động và sự phù hợp của các lớp tập huấn Điều tra học viên được tiến hành ở hội thảo tại Cần Thơ, Đà Lạt (kết quả ở phụ lục 3) Để đánh giá ảnh hưởng và tác động của nông dân và hoạt động tập huấn khuyến nông, báo cáo điều tra cũng được tiến hành. Báo cáo cũng đã trình bày ở các báo cáo tiến độ trước đây. Các thành viên tham gia dự án đã xây dựng được những hệ thống thủy canh công nghệ thấp và sử dụng chúng vào các hoạt động nghiên cứu của họ. Họ cũng đã được mời tư vấn cho Công ty Giống cây trồng Hà Nội bởi Công ty này đang muốn cải thiện nhà màng và hệ thống thủy canh của họ. 1. Ông Nguyễn Hồng Phong, chủ trại ươm giống rau ở Lâm Đồng đã và đang áp dụng những gì ông học được từ Dự án này thông qua các hoạt động: - Tập huấn trong nước - Tham quan, học tập tại Úc - Tư vấn của các thành viện dự án trong quá trình sản xuất. 1 Trong báo cáo giai đoạn này, TS. Ngô Quang Vinh (Viện KHKTNNMN) đã cung cấp thêm những thông tin cập nhật (Phụ lục 3) về những đổi thay mà ông Phong có được kể từ sau báo cáo kỳ trước. Chúng ta có thể thấy được sự đổi thay của ông Phong không chỉ trong phương pháp canh tác mà còn trong phương pháp sơ chế sau thu hoạch và tiếp cận thị trường. Ông Ngô Minh Dũng (IAS) cũng đã phỏng vấn thêm 3 nông dân ở Lâm Đồng để tìm hiểu xem kết quả của các cuộc huần luyện năm 2006 đã có ảnh hưởng đến sản xuất của họ ra sao. Ngoài ra, tháng 8 năm 2008, 3 nông dân khác gồm ông Nguyễn Văn Là (Phú Thịnh, Kim Động), Nguyễn Văn Khôi (Tân Tiến, An Dương) và Nguyễn Văn Chuyên (Quỳ Nhật, Nghĩa Hằng) cũng đã được phỏng vấn với cùng mục đích như trên. Khi được hỏi rằng Dự án đã giúp họ được gì trong việc sản xuất dưa chuột và cà chua cũng như họ đã học được những gì mới từ các buổi tập huấn. Nông dân cho biết, họ đã học được cách sản xuất rau an toàn, cách sử dụng màng phủ, cách ghép cà chua, họ cũng được giới thiệu về các giống kháng bệnh, lợi ích củ chúng trong việc giúp cho họ năng cao năng suất, giảm bớt việc dùng thuốc sâu bệnh. Họ cũng được học về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý sau thu hoạch. Khi được hỏi họ đã áp dụng những kỹ thuật nào. Câu trả lời là họ đã áp dụng việc phủ luống bằng màng phủ nông nghiệp, sử dụng giống mới. Trong sản xuất họ đã giảm việc sử dụng thuốc sâu bệnh từ 15-20 lần (trước đây) xuống còn 3-5 lần mỗi vụ. Khi được hỏi lý do vì sao họ áp dụng kỹ thuật và có những thay đổi trong sản xuất như trên. Họ trả lời rằng vì những kỹ thuật đó đã giúp họ tăng thêm được thu nhập, giảm được việc dùng thuốc sâu bệnh và giúp họ nâng cao thêm năng suất, chất lượng rau. Lẽ ra đã có 1 cuộc điều tra đầy đủ hơn đối với các học viên đã được tập huấn năm 2006 nhưng chúng tôi đã không làm vì không có số liệu cơ bản (điều tra trước tập huấn) nên không có cơ sở so sánh đánh giá. Mặt khác, số học viên tham gia các lớp tập huấn năm 2006 đã hơi ít lại còn được chọn lọc lại (chỉ một số rất ít) để tham gia dự án năm 2007. Xác định chất lượng Bởi những người nông dân sản xuất rau trong nhà màng đều nhắm tới mục tiêu bán hàng cho siêu thị, nên chúng tôi đã tiến hành những cuộc trao đổi với Metro về chất lượng, xác định chất lượng và đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cách thức làm sao Metro hấp dẫn nông dân bán hàng cho họ. Trong đợt tập huấn tại Cần Thơ, một số nông dân đã hỏi Metro rằng làm thế nào để họ có thể trở thành các nhà cung cấp rau cho Metro. Phụ lục số 4 là 3 yêu cầu của Metro (để nông dân trở thành nhà cung cấp nông sản cho họ). Khi thảo thuận với người quản lý hệ thống cung cấp hàng cho Metro tại TPHCM chúng tôi được biết rằng Metro thường gặp khó khăn vì ND không đáp ứng được những yêu cầu này. Họ thường chủ động tìm đến, thỏa thuận với nhóm nông dân tham gia các dự án như là dự án của chúng tôi để có nguồn sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của họ. Trong khi đó, ở dự án này chúng tôi đã hoàn thành các chương trình huấn luyện, tạo điều kiện (tiềm năng) cho các dự án khác của AusAID CARD kế tục. Metro đã rất phấn khởi khi làm việc với Dự án bởi Dự án đã tập huấn cho Nông dân 2 biết cách quản lý đồng ruộng và thực hiện các biện pháp kỹ thuật sau thu hoạch. Sự liên kết này rõ ràng là rất có giá trị cho các dự án của CARD trong tương lai. Phụ lục 1 3 TRỒNG CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG 4 Sau đây là kỹ thuật được tóm tắt từ kết quả nghiên cứu của đề tài Đánh giá khả năng trồng cà chua trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng do Viện KHKTNNMN phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau-Hoa Gosford, Australia (Dự án 004/04 VIE) thực hiện. Bởi đây là một kỹ thuật mới nên có những yêu cầu về điều kiện, phương tiện sản xuất mới, cụ thể: 1. Nhà màng polyethylene: Nhà có khung làm bằng sắt kết hợp với cây tầm vông, mái lợp bằng màng Polyethylene, máng nước làm bằng tôn, chiều cao hông nhà 4m, chiều cao đến đỉnh mái nhà 5,7m, khoảng hở trao đổi gió cao 0,7m. Nhà được bao quanh bằng màng polyethylene và lưới. Từ đất lên cao 0,5m bao màng nylon, từ 0,5 lên 2,7m bao lưới nilon (32 mesh) và từ 2,7 lên 4m bao nylon. Cột nhà bằng sắt có chân cột bằng bê tông sâu 50cm. Toàn bộ nhà màng rộng 30m x 21m, gồm 3 khối kết với nhau (mỗi khối 7mx30m) 2. Hệ thống dây treo (ø = 3mm) được treo cao cách mặt đất 2m; hai hàng dây cách nhau 0.5m tương ứng với 2 hàng cà chua ở dưới đất. 3. Hệ thống tưới: 1 thùng chứa dung dịch dinh dưỡng 2000 lit kết nối với 1 hệ thống tưới nhỏ giọt với lưu lượng 1.5-1.7 lít /lỗ/giờ. Thùng chứa nói trên đặt cao 3 mét. Ở mỗi luống trồng đặt 2 hàng dây nhỏ giọt cách nhau 0,4m. 4. Phủ luống: dùng màng chuyên dùng phủ luống 1 mặt đen, 1 mặt bạc, phủ mặt bạc lên trên trước khi trồng và sau đó tạo các lỗ để trồng. QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG CÀ CHUA TRONG NHÀ MÀNG 1. Giống Sử dụng các giống cà phù hợp với điều kiện khí hậu, canh tác thị trường, cho NS cao và có khả năng chống chịu sâu bệnh để trồng. Hiện nay tại Lâm Đồng các giống đang được ưa chuộng là Red Diamond, năng suất có thể 60-70 tấn/ha, Anna, năng suất có thể 70-80 tấn/ha. Ngoài ra các giống Clarance và Labell, nhập nội từ Úc có tiềm năng năng suất tới 300-400 tấn/ha. 5 2. Thời vụ Trồng cà chua trong nhà tại Lâm Đồng có thể tiến hành quanh năm. 3. Vường ươm a/ Chuẩn bị giá thể để ươm cây con: Giá thể bao gồm than bùn (70%), phân bò (25-29%), Mụn xơ dừa, vôi bột, phân NPK, Trichoderma 1-5%. Các vật liệu này được trộn đều và ủ trong 3-6 tháng, sau đó xay nhỏ để cho vào vỉ xốp và tưới đủ ẩm để gieo hạt. b/ Gieo hạt: Hạt giống cà chua được gieo vào lỗ bằng tay hay máy, mỗi lỗ 1 hạt, rồi phủ bằng một lớp gia thể mỏng và sau đó xếp các vỉ đã gieo hạt thành khối và dùng bạt tủ lại để kích thích nảy mầm. Sau 3 đến 5 ngày, hạt giống nảy mầm, đem các vỉ này xếp vào khu nhà ươm giống để chăm sóc. Tưới đủ ẩm cho cây giống 1-2 lần mỗi ngày tùy thuộc vào ẩm độ của giá thể. Sau 25-27 ngày, cây giống có 4-6 lá thì đem ghép với gốc ghép kháng bệnh héo rũ vi khuẩn. 10-12 ngày sau khi ghép, cây giống có thể đem trồng. 4. Trồng và chăm sóc a/ Chuẩn bị đất, phân bón - Cà chua ưa đất cát pha thịt, thịt pha sét nhẹ, tơi xốp, độ pH từ 5,5-7,5 (thích hợp nhất là pH từ 6,0-6,5). Nếu đất chua cần bón thêm vôi bột trước khi trồng. - Đất được cày tơi xốp, dọn sạch cỏ dại, tàn dư vụ trước; lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 25-30cm. - Phân bón: Lượng phân bón cần thiết cho 1 ha cà chua (để đạt năng suất khoảng 150tấn/ha) - Phân chuồng hoai mục: 40-50 tấn - Phân đạm urê (46%N): 900-950kg - Phân lân (16% P2O5): 850-900kg - Phân kali (62% K2O): 800-820kg - Vôi bột: 1.000kg Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân và ¼ phân kali vào luống trồng và trộn đều ở độ sâu 10-15cm. Lượng phân còn lại dùng để tưới định kỳ vào các thời kỳ sau. (Có thể dùng hỗn hợp phân NPK sau khi đã tính tương ứng lượng đạm, lân, kali) b/Trồng và chăm sóc Mật độ: Trồng hàng đôi, với khoảng cách hàng x hàng 60cm, cây x cây 40cm, tương đương với 23.000cây/ha. Dây cho cà chua leo - Móc treo là một đoạn thép được uốn cong dài 20cm có 2 móc ở 2 đầu. Dây nylon được quấn vào móc treo, dây ở mỗi móc có chiều dài 8m. 6 - Dây nylon được dùng thay choái và treo thẳng; mỗi cuộn dây đều được móc vào 1 hàng dây thép căng sẵn cách mặt đất 2m song song với hàng cây. Mỗi luống trồng cây tương ứng với 2 hàng dây thép. - Cho cà chua leo bằng cách quấn dây nylon quanh thân chính. Khi cây cà chua leo cao trên 2m thì hạ chiều cao bằng cách nới cuộn dây (đổi đầu móc treo) và cho cây đổ về cùng 1 hướng; thông thường 4-5 ngày thì hạ dây treo 1 lần. c/ Chăm sóc - Tưới nước qua hệ thống tưới nhỏ giọt 1 ngày 2 lần tuỳ vào độ ẩm của đất, thường độ ẩm vào khoảng 70-80% là thích hợp cho cà chua sinh trưởng và phát triển. - Tỉa nhánh và số trái/chùm: 10 ngày sau trồng tỉa nhánh, chỉ để 1 thân chính/ 1 cây; khi cà chua đậu quả, tỉa bớt quả, chỉ nên để 4-5 quả/chùm. - Phun thêm nước tạo ẩm độ: Khi cây vào giai đoạn ra hoa, đậu quả nên phun bổ sung thêm nước dạng hạt nhỏ như sương (dùng bình phun như phun thuốc trừ sâu bệnh) vào lúc chiều mát để làm tăng thêm ẩm độ không khí trong nhà màng (thích hợp khoảng 50-55%) giúp hoa đậu trái tốt hơn. - Bón thúc qua hệ thống tưới - 15 ngày sau trồng trở đi bón thúc phân qua hệ thống tưới: 1 tuần/1 lần, 15 phút/lần. Mỗi lần như vậy ngâm ure và kaly theo tỷ lệ 3kg ure/2kg kaly, lọc kỹ lấy nước trong và pha loãng đạt nồng độ 0,5% để tưới. - Từ ngày thứ 35 trở đi, tăng thêm số lần tưới, 5 ngày 1 lần, 15 phút/ lần. 5. Phòng trừ sâu bệnh a/Một số sâu bệnh hại chính Trong vườn ươm: Chú ý đến dòi đục lá và bệnh lở cổ rễ, thối gốc (Pythium hoặc Rhizoctonia) và sử dụng thuốc trong vườm ươm với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm Dòi đục lá (Liriomyza tripholia): dùng thuốc Ofunack, Trigard, Netoxin… Bệnh lở cổ rễ, thối gốc (Pythium hoặc Rhizoctonia): dùng thuốc Benlat C, Rovral, Ridomil, Topsin M Trước khi đem cây con ra trồng nên phun thuốc trừ sâu bệnh, thường dùng: Regent, Confidor, Actara,… Trong nhà màng Sâu hại: Thường ít xuất hiện, nếu có xuất hiện thì thường gặp những loại sau: Sâu vẽ bùa (Agromyza): xuất hiện trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Phòng trừ: dùng các loại thuốc Vectimec, Trigard, Polytrin…. Rầy mềm (Thrips spp.): chích hút nhựa, tác nhân truyền bệnh virus. Phòng trừ bằng các loại thuốc Supracide, Polytrin, Actara, Oshin… Bọ trĩ, bọ phấn (Bemisia sp): dùng các loại thuốc Regent, Confidor, Actara, Mosfilan, Oshin… Bệnh hại: Bệnh xoăn lá do virus: Diệt trừ bọ phấn trắng dùng các loại thuốc: Confidor, Mosfilan, Actara, Oshin…. Bệnh nấm hạch (Rhizoctonia solani spp): dùng thuốc Anvil, Validacin, Tilt, Monceren và các loại thuốc gốc đồng Chú ý: nên phun luân phiên các loại thuốc trên, không nên phun một loại nhiều lần và liên tục b/ Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại 7 * Biện pháp canh tác: Thu gom, tiêu huỷ tàn dư cây ngay sau khi thu hoạch. Cày đất, bón vôi bột khử trùng đất (600-650kg/ha). Áp dụng luân canh với rau ăn lá, xà lách,... * Biện pháp sinh học: Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học, thuốc thảo mộc gồm các loại trừ sâu như Bt, V-Bt, Pheromone, Neem,.. Thuốc trừ bệnh như Trichoderma, Validacin,... 6. Thu hoạch: Khi trái cà chua ửng đỏ hồng là có thể thu hoạch, khi thu hoạch dùng kéo cắt giữa cuống từng quả hoặc cũng có thể cắt nguyên một chùm và xếp ngay ngắn vào sọt plastic chuyên dụng. 8 KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO TRONG NHÀ MÀNG Kỹ thuật này được tóm tắt dựa trên kết quả nghiên cứu khả năng trồng dưa leo trong nhà màng tại Lâm Đồng do Viện KHKT NN miền Nam thực hiện trong chương trình hợp tác với Viện Nghiên cứu Rau Hoa Gosford, Úc Châu (Dự án 004/04 VIE). Đây là kỹ thuật công nghệ mới, có hiệu quả cao. Yêu cầu cơ sở vật chất phải đáp ứng những điều kiện sau: 1. Nhà màng chuyên trồng rau ăn quả: khung sườn nhà làm bằng V4, rui mè bằng tầm vông, mái lợp nylon, máng xối bằng tôn, hông cao 4m, chiều cao tới đỉnh nóc 5,7m, có khoảng không đón gió 0,7m. Từ mặt đất lên đến 0,5m quây bằng nylon, từ 0,5m đến 2,7m quây bằng lưới thưa loại 2mm/lỗ, từ 2,7m đến 4m quây bằng nylon để tránh mưa hắt vào nhà, mái lợp polyethylen. Cột nhà màng dùng sắt V4, trong đó sâu xuống đất 0,5m và đổ bê tông từ dưới lên trên 0,3m có đường kính 10cm, khoảng cách chân cột cách nhau 3m, bước nhịp 3m, 1 khoang rộng 7m. 2. Hệ thống dây treo bằng thép (ø = 3mm) cho dưa leo được thiết kế cách mặt đất 2m, song song với mặt đất và buộc vào khung nhà, thiết kế theo dây luống đôi, tức là 2 dây trên một luống cách nhau 0,5m và dây ở luống này cách dây ở luống kia 0,7m. QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT 1. Giống Chọn các giống dưa leo có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, phẩm chất khá, chống chịu sâu bệnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống dưa leo đang trồng phổ biến hiện nay TN 140, năng suất có thể đạt 30-32tấn/ha; ngoài ra nếu sử dụng giống Status và Tohoku là những giống chuyên trồng trong nhà màng của Úc, thì tiềm năng năng suất rất cao, có thể đạt trên 100tấn/ha. 2. Thời vụ Do trồng trong nhà màng nên có thể trồng quanh năm 9 3. Gieo ươm cây con a/ Chuẩn bị giá thể ươm cây con giống: Giá thể gồm than bùn (70%), phân bò (25- 29%), mụn xơ dừa, vôi, phân NPK, nấm Trichoderma (khoảng 1-5%) được trộn đều và ủ từ 3-6 tháng; sau đó được xay nhuyễn và cho vào các lỗ trên vỉ. Giá thể khi gieo cây cần phải đủ ẩm để hạt giống nảy mầm tốt. b/ Gieo hạt giống: Hạt được gieo vào các lỗ bằng tay hoặc bằng máy gieo hạt chuyên dụng, mỗi lỗ 1 hạt, sau đó phủ trên hạt một lớp mỏng bột giá thể sao cho kín hạt. Xếp các vỉ đã gieo thành 1 khối rồi đậy kín bằng bạt để kích thích hạt nảy mầm, sau 1-2 ngày kiểm tra thấy hạt giống nảy đều thì chuyển vỉ ra để trên giàn ươm và chăm sóc, cần tưới nước cho cây con 1-2 lần/ngày tuỳ độ ẩm của giá thể. Sau 10-15 ngày sau gieo cây giống có từ 2-4 lá thật là có thể đem trồng trong nhà màng. Cây giống khi đem trồng phải đanh cứng cây, không sâu bệnh 4. Trồng và chăm sóc a/ Chuẩn bị đất, phân bón - Dưa leo ưa đất cát pha, thịt nhẹ, tơi xốp, giàu hữu cơ độ pH từ 5,5-6,8 (thích hợp nhất là pH từ 6,0-6,5). - Đất được cày tơi xốp, dọn sạch cỏ dại, tàn dư vụ trước; lên luống rộng 1,2m, cao 15-20cm, rãnh luống rộng 25-30cm. Phân bón: Lượng phân bón cần thiết cho 1 ha dưa leo (để đạt năng suất khoảng 50tấn/ha) - Phân chuồng hoai mục: 35-40 tấn - Phân đạm urê: 300-350kg - Phân lân: 350-400kg - Phân kali: 250-300kg Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân, 1/10 phân đạm và 1/5 phân kali. Bón rải đều theo rạch hàng, trộn đều ở độ sâu 10-15cm và lấp kín đất trước khi trồng. Lượng phân còn lại dùng để tưới định kỳ vào các thời kỳ sau. (Có thể dùng hỗn hợp phân NPK sau khi đã tính tương ứng lượng đạm, lân, kali) Bón thúc qua hệ thống tưới - 15 ngày sau trồng bón thúc phân qua hệ thống tưới hằng ngày, 1 lần/5 ngày, 15 phút/lần vào 16 giờ. (một lần tưới 5kg phân NPK đã ngâm và lọc bỏ tạp chất ) - Từ ngày thứ 35 trở đi, tăng thêm số lần tưới, 3-4 ngày 1 lần, 15 phút/ lần, vào lúc 16 giờ (một lần tưới 5kg phân NPK đã ngâm và lọc bỏ tạp chất + 3-4kg bánh dầu) - Hiện nay, trên thị trường đã có nhiều loại phân dùng cho hệ thống tưới nhỏ giọt; có thể sử dụng phân NPK của Đức, phân NPK của Haifa (Isarel)... b/ Hệ thống tưới nhỏ giọt Yêu cầu về nước tưới: Không dùng nước bị ô nhiễm, nước thải cống rãnh...Nên sử dụng nguồn nước ngầm dưới lòng đất và được bơm lên bồn chứa. Lắp đặt hệ thống tưới: - Hệ thống tưới gồm: 1 bồn có dung tích 2000lít, 1 bộ lọc và dây tưới nhỏ giọt có lưu lượng nước 1,5-2lít/ giờ/lỗ (có thể sử dụng loại dây 30cm có 1 lỗ nhỏ giọt hoặc 40cm có 1 lỗ nhỏ giọt). - Bồn chứa nước có thể để trên dàn cao 3m so với ruộng được tưới hoặc có thể để ngay ở mặt đất và khi tưới dùng máy bơm 0,5-1hp để bơm vào hệ thống tưới. - Gắn hệ thống tưới nhỏ giọt mỗi luống có 2 dây và cách nhau 40cm, các đầu dây tưới nhỏ giọt sẽ được gắn vào 1 ống, ống này nối với bộ lọc và bộ lọc nối với bồn chứa. 10 Phủ màng phủ plastic: Sau khi gắn xong hệ thống tưới tiến hành phủ màng plastic và đục lỗ trồng cây với khoảng cách cây cách cây 40cm, hàng cách hàng 60cm. c/Trồng và chăm sóc Mật độ: Trồng hàng đôi, với khoảng cách hàng x hàng 60cm, cây x cây 40cm, tương đương với 23.000cây/ha Dây cho dưa leo leo - Móc treo là một đoạn thép được uốn cong dài 20cm có 2 móc ở 2 đầu. Dây nylon được quấn vào móc treo, dây ở mỗi móc có chiều dài 8m. - Dây nylon được dùng thay choái và treo thẳng; mỗi cuộn dây đều được móc vào 1 hàng dây thép căng sẵn cách mặt đất 2m song song với hàng cây. Mỗi luống trồng cây tương ứng với 2 hàng dây thép. - Cho dưa leo leo bằng cách quấn dây nylon quanh thân chính. Khi cây dưa leo leo cao trên 2m thì hạ chiều cao bằng cách nới cuộn dây (đổi đầu móc treo) và cho cây đổ về cùng 1 hướng; thông thường 3-4 ngày thì hạ dây treo 1 lần. Chăm sóc - Tưới nước qua hệ thống tưới nhỏ giọt 1 ngày 2 lần tuỳ vào độ ẩm của đất, thường độ ẩm >80% là thích hợp cho dưa leo sinh trưởng và phát triển. - Tỉa nhánh và số trái/chùm: 10 ngày sau trồng tỉa nhánh, chỉ để 1 thân chính/ 1 cây; khi dưa leo đậu quả, tỉa bớt quả, chỉ nên để 2-3 quả/chùm. 5. Phòng trừ sâu bệnh a/Một số sâu bệnh hại chính Trong vườn ươm: Chú ý đến dòi đục lá và bệnh lở cổ rễ, thối gốc (Pythium hoặc Rhizoctonia) và sử dụng thuốc trong vườm ươm với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo trên bao bì sản phẩm, dùng thuốc Benlat C, Rovral, Ridomil, Topsin M Trước khi đem cây con ra trồng nên phun thuốc trừ sâu bệnh, thường dùng: Confidor, Actara,… Trong nhà màng Sâu hại: Thường ít xuất hiện, nếu có xuất hiện thì thường gặp những loại sau: Rệp (Aphis cracivora Koch): xuất hiện trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Phòng trừ: dùng các loại thuốc Confidor, Actara,… Dòi đục lá (Liriomyza tripholia): dùng thuốc Ofunack, Trigard, Netoxin… Bọ trĩ (Thrips spp.): chích hút nhựa, tác nhân truyền bệnh virus. Phòng trừ bằng các loại thuốc Supracide, Polytrin, Actara, Oshin… Bệnh hại: Bệnh khảm lá dưa leo (Cucumber mosaic virus): Diệt trừ bọ phấn trắng dùng các loại thuốc: Confidor, Mosfilan, Actara, Oshin…. Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum):
Luận văn liên quan