Báo cáo Tìm hiểu quy trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp lò đốt tại công ty cổ phần Môi Trường Việt Úc

Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó. Công tác quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu không có các biện pháp để quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lượng trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Vì vậy, Để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đã ban hành một số chính sách cụ thể, nên một số văn bản đã được ban hành,cụ thể như sau: - Điều 36 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các vấn đề bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. - Ngày 9/8/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Quy chế bao gồm 10 Chương, 53 Điều, được áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hoạt động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng do KCN gây ra. - Ngày 26/12/2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường ra Quyết Định số 23/2006/QĐ-BTNMT về danh mục chất thải nguy hại kèm theo Quyết định này được áp dụng để nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. - Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Như vậy đề tài này cũng không còn là mới mẻ, song tình hình công nghiệp vẫn chưa được cải thiện đáng kể, thậm chí còn có nguy cơ trầm trọng hơn. Vì vậy, rất cần thiết để đưa ra hệ thống các nhận định đánh giá nhằm giúp ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của xã hội, đã có rất nhiều nhà máy xử lý chất thải được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của xã hội, trong đó có công ty cổ phần môi trường VIỆT ÚC – VINAUSEN đã góp phần nhỏ trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, trên địa bàn các Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long để giải quyết về vấn đề môi trường hiện nay mà nước ta đang vướng phải. Cho đến thời điểm hiện nay, VINAUSEN đã có trên 9 năm kinh nghiệm họat động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải công nghiệp(CTCN), CTNH và các lĩnh vực khác của môi trường. Cùng khách hàng phát triển bền vững thông qua các hệ thống quản lý môi trường (ISO 14.001), thực hành sản xuất sạch hơn (GMP) và nâng cao trách nhiệm xã hội (SA 8000) góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường.

doc61 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tìm hiểu quy trình xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp lò đốt tại công ty cổ phần Môi Trường Việt Úc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC TRANG DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 6 Bảng 1.2: Tác hại của một số kim loại nặng 11 Bảng 2.1: Số lượng, trình độ CB – CNV trong công ty 18 Bảng 2.2: Địa bàn hoạt động của công ty 20 Bảng 2.3: Các hạng mục công trình trong khu đất của nhà máy 21 Bảng 2.4:Thiết bị xử lý chất thải tại nhà máy xử lý 23 Bảng 2.5:Các thiết bị phòng thí nghiệm 24 Bảng 3.1: QCVN 19÷2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ 38 Bảng 4.1. Dụng cụ bảo hộ lao động sử dụng tại Nhà máy 40 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức quản lý của công ty 18 Hình 3.1: Sơ đồ quy trình triển khai thực hiện xử lý chất thải 27 Chất thải sau khi được thu gom, vận chuyển về nhà máy xử lý. Sau đó, dựa theo thành phần của mỗi loại chất thải, sẽ được tiến hành phân loại, lưu trữ trước khi xử lý. Các công nghệ xử lý chất thải được áp dụng tại công ty Việt Úc: 27 Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ chưng cất thu hồi dung môi. 28 Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ chưng cất dầu nhớt thải. 29 Hình 3.4: Sơ đồ công nghệ tận dụng xỉ chì 30 Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ súc rửa thùng phuy chứa hóa chất 31 Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ xử lý bóng đèn huỳnh quang thải 33 Hình 3.7: Sơ đồ công nghệ hoá rắn 34 Hình 3.2: Sơ đồ công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp 35 Hình 3.3: Sơ đồ khối công nghệ đốt tiêu hủy chất thải bằng lò đốt hai cấp 36 Hình 4.1: Tổ chức vệ sinh môi trường tại nhà máy 40 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QĐ-BTNMT: Quy định- Bộ Tài Nguyên Môi Trường TCVN 6706:2009: Chất thải nguy hại. Phân loại ĐTM: Đánh giá tác động môi trường CTNH: Chất thải nguy hại QLCTNH: quản lý chất thải nguy hại SA 8000: Tổ chức trách nhiệm xã hội quốc tế ISO 14001: Tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường PCCC: phòng cháy chữa cháy Phần I: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Môi trường là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi con người và mỗi quốc gia. Nó là nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững của xã hội, bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường và vì thế nó có những tác động nhất định tới môi trường. Hiện nay với sự bùng nổ dân số trên toàn cầu và tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa đã gây ra những tổn thất to lớn cho môi trường. Những tổn thất này đang là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chính vì vậy một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay là những biện pháp bảo vệ hiệu quả nhất cho môi trường của trái đất. Việt Nam cũng không tránh khỏi những vấn đề nan giải về môi trường. Trong đó, vấn đề quản lí chất thải nguy hại là một vấn đề bức thiết, đòi hỏi chúng ta phải có những biện pháp giải quyết. Cùng với phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng chất thải nguy hại cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khoẻ con người. Chất thải nguy hại luôn là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất mà con người dù ở bất cứ đâu cũng phải tìm cách để đối phó. Công tác quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được cả thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu không có các biện pháp để quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lượng trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Vì vậy, Để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát và đã ban hành một số chính sách cụ thể, nên một số văn bản đã được ban hành,cụ thể như sau: Điều 36 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các vấn đề bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Ngày 9/8/2002, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ra Quyết định số 62/2002/QĐ-BKHCNMT về việc ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Quy chế bao gồm 10 Chương, 53 Điều, được áp dụng với tất cả các tổ chức, cá nhân người Việt Nam hoặc nước ngoài khi thực hiện triển khai các hoạt động liên quan đến khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các hoạt động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe cộng đồng do KCN gây ra. Ngày 26/12/2006 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ, căn cứ vào Luật Bảo vệ môi trường ra Quyết Định số 23/2006/QĐ-BTNMT về danh mục chất thải nguy hại kèm theo Quyết định này được áp dụng để nhận biết, phân loại các chất thải nguy hại, làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Nghị định số 117/2009/NĐ- CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Như vậy đề tài này cũng không còn là mới mẻ, song tình hình công nghiệp vẫn chưa được cải thiện đáng kể, thậm chí còn có nguy cơ trầm trọng hơn. Vì vậy, rất cần thiết để đưa ra hệ thống các nhận định đánh giá nhằm giúp ngăn ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững. Cùng với sự phát triển của xã hội, đã có rất nhiều nhà máy xử lý chất thải được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của xã hội, trong đó có công ty cổ phần môi trường VIỆT ÚC – VINAUSEN đã góp phần nhỏ trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH, trên địa bàn các Vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long để giải quyết về vấn đề môi trường hiện nay mà nước ta đang vướng phải. Cho đến thời điểm hiện nay, VINAUSEN đã có trên 9 năm kinh nghiệm họat động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển xử lý chất thải công nghiệp(CTCN), CTNH và các lĩnh vực khác của môi trường. Cùng khách hàng phát triển bền vững thông qua các hệ thống quản lý môi trường (ISO 14.001), thực hành sản xuất sạch hơn (GMP) và nâng cao trách nhiệm xã hội (SA 8000) góp phần giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường. Mục đích thực tập Mục đích chung : Quản lý tốt hoạt động thu gom, phân loại, xử lý và vận chuyển CTNH hại của công ty môi trường Việt Úc Mục đích cụ thể : Tìm hiểu về quá trình xử lý CTNH bằng công nghệ lò đốt của công ty môi trường Việt Úc. Nội dung thực tập Tìm hiểu chức năng, tổ chức, nhiệm vụ của công ty. Các hoạt động quản lý chất thải rắn: thu gom, vận chuyển và xử lý tại công ty. Nhận xét, đánh giá: ưu điểm, nhược điểm của hiện trạng vận chuyển và xử lý chất thải của công ty. Phương pháp thực tập Phương pháp thu thập tài liệu: tìm hiểu thông tin qua các tài liệu của công ty. Phương pháp chuyên gia: tìm hiểu thông tin qua sự hướng dẫn của nhân viên, kỹ sư…của công ty. Phương pháp thực địa: tiếp cận thực tế mô hình vận chuyển chất thải từ các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng như mô hình thu gom rác ở các khu vực nhỏ lẻ…đến nơi xử lý. Phương pháp tổng hợp, xử lý thông tin: tập hợp xử lý thông tin và viết báo cáo Chương trình thực tập Tìm hiểu quy trinh xử lý CTNH bằng phương pháp lò đốt Sơ đồ công nghệ của lò đốt Quy trình vận hành lò đốt Hiểu thêm những hệ thống nào hợp thành một lò đốt Sản phẩm sau khi đốt chất thải đốt xong Phần II: NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT Lý thuyết về chất thải nguy hại Định nghĩa Theo UNEP Chất thải độc hại là những chất thải (không kể chất thải phóng xạ) có hoạt tính hóa học, hoặc có tính độc hại, cháy nổ, ăn mòn gây nguy hiểm hoặc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe hoặc môi trường khi hình thành hoặc tiếp xúc với các chất thải khác. Chất thải không bao gồm trong định nghĩa trên: Chất thải phóng xạ được xem là chất thải độc hại nhưng không bao gồm trong định nghĩa này bởi vì hầu hết các quốc gia quản lý và kiểm soát chất phóng xạ theo qui ước, điều khoản, qui định riêng. Chất thải rắn sinh hoạt có thể gây ô nhiễm môi trường do chứa một ít chất thải nguy hại tuy nhiên nó được quản lý theo hệ thống chất thải riêng. Ở một số quốc gia đã sử dụng thu gom tách riêng chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt. Theo Luật bảo vệ môi trường CTNH là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (khoản 11, điều 3, chương 1 Luật Bảo Vệ Môi Trường). QLCTNH gồm các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý (kể cả tái chế, thu hồi), tiêu huỷ CTNH (khoản 1, điều 2, chương 1 Thông Tư 12/2006/TT-BTNMT). Đặc tính của chất thải nguy hại Chất có khả năng gây cháy: chất có nhiệt độ bắt cháy <600C, chất có thể cháy do ma sát, tự thay đổi về hóa học. Những chất gây cháy thường gặp là xăng, dầu, nhiên liệu, ngoài ra còn có cadmium, các hợp chất hữu cơ nhu benzen, etybenzen, toluen, hợp chất hữu cơ có chứa clo… Chất có hoạt tính hóa học cao: Các chất dễ dàng chuyển hóa hóa học; phản ứng mãnh liệt khi tiếp xúc với nước; tạo hỗn hợp nổ hay có tiềm năng gây nổ với nước; sinh các khí độc khi trộn với nước; các hợp chất xyanua hay sunfit sinh khí độc khi tiếp xúc với môi trường axit, dể nổ hay tạo phản ứng nổ khi có áp suất và gia nhiệt, dễ nổ hay tiêu hủy hay phản ứng ở điều kiện chuẩn; các chất nổ bị cấm. Chất có tính ăn mòn: Là những chất trong nước tạo môi trường pH 12,5; chất có thể ăn mòn thép. Dạng thường gặp là những chất có tính axit hoặc bazo… Chất có tính độc hại: Những chất thải mà bản thân nó có tính độc đặc thù được xác định qua các bước kiểm tra. Chất thải được phân tích thành phần trong các pha hơi, rắn và lỏng. Khi có thành phần hóa học nào lớn hơn tiêu chuẩn cho phép thì chất thải đó được xếp vào loại chất thải nguy hại. Chất độc hại gồm: Các kim loại nặng như thủy ngân, cadmium, asenic, chì và các muối của chúng; dung môi hữu cơ như toluen, benzen, axeton, cloroform…; Các chất có hoạt tính sinh học (thuốc sát trùng, trừ sâu, hóa chất nông nghiệp…); Các chất hữu cơ rất bền trong điều kiện tự nhiên nếu tích lũy trong mô mỡ đến một nồng độ nhất định thì sẽ gây bệnh (PCBs: Poly Chlorinated Biphenyls). Chất có khả năng gây ung thư và đột biến gen: Dioxin (PCDD), Asen, cadmium, benzen, các hợp chất hữu cơ chứa clo… Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại Theo khoảng 2, Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT, ngày 26/12/2006, Chất thải nguy hại phát sinh từ 19 nhóm: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ. Chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác. Chất thải từ ngành luyện kim. Chất thải từ ngành sản xuất vật liệu xây dựng và thuỷ tinh. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng, sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni, men thuỷ tinh), chất kết dính, chất bịt kín và mực in. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy. Chất thải từ ngành chế biến da, lông và dệt nhuộm. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm). Chất thải từ các cơ sở tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp. Chất thải từ ngành y tế và thú y (trừ chất thải sinh hoạt từ ngành này). Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng và chất thải từ hoạt động phá dỡ, bảo dưỡng thiết bị, phương tiện giao thông vận tải. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác. Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu lỏng, chất thải dung môi hữu cơ, môi chất lạnh và chất đẩy (propellant). Các loại chất thải bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ. Các loại chất thải khác. Phân loại Trên thực tế, có nhiều hệ thống phân loại chất thải nguy hại. Hệ thống phân loại theo tiêu chuẩn Việt Nam phân loại theo các đặc tính của chất thải, TCVN 6706:2009 chia CTNH thành 7 nhóm sau: Bảng 1.1: Hệ thống phân loại CTNH theo TCVN 6706:2009 TT Mã số BASEL Nhóm loại Mô tả tính chất nguy hại 1 1.1 1.2 1.3 1.4 H 3 H 4.1 H 4.2 H 4.3 Chất thải dễ bắt lửa, dễ cháy (C) Chất thải lỏng dễ cháy Chất thải dễ cháy Chất thải có thể tự cháy Chất thải tạo ra khí dễ cháy Chất thải lỏng có nhiệt độ bắt cháy dưới 60oC Chất thải không là chất lỏng, dễ bốc cháy khi bị ma sát trong điều kiện vận chuyển, khi bị ẩm, bị ướt thì xảy ra tự phản ứng và bốc cháy, cháy ở nhiệt độ và áp suất khí quyển. Chất thải có khả năng tự bốc cháy do tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy. Chất thải khi gặp nước, tạo ra phản ứng giải phóng khí dễ cháy hoặc khí tự cháy. 2 2.1 2.2 H 8 Chất thải gây ăn mòn (AM) Chất thải có tính axit Chất thải có tính ăn mòn Chất thải (bằng phản ứng hóa học) gây ra sự ăn mòn khi tiếp xúc với vật dụng, bình chứa, hàng hóa hoặc mô sống của động vật, thực vật. Chất thải lỏng có pH bằng hoặc nhỏ hơn 2. Chất thải thể lỏng có thể ăn mòn thép với tốc độ lớn hơn 6,35 mm/năm ở nhiệt độ 55oC. 3 H 1 Chất thải dễ nổ (N) Là chất rắn hoặc lỏng hoặc hỗn hợp rắn – lỏng tự phản ứng hóa học tạo ra nhiều khí, nhiệt độ và áp suất có thể gây nổ. 4 4.1 4.2 H 5.1 H 5.2 Chất thải dễ bị ô xi hóa (OH) Chất thải chứa các tác nhân oxy hóa vô cơ Chất thải chứa peoxyt hữu cơ Chất thải có chứa clorat, pecmanganat, peoxyt vô cơ, nitrat và các chất oxy hóa khác khi tiếp xúc với không khí, tích lũy oxy thì kích thích cháy các chất hoặc vật liệu khác. Chất thải hữu cơ có cấu trúc phân tử - O – O - không bền với nhiệt độ nên có thể bị phân hủy và tạo nhiệt nhanh. 5 5.1 5.2 5.3 H 6.1 H 11 H 10 Chất thải gây độc cho người và sinh vật (Đ) Chất thải gây độc tính cấp Chất thải gây độc chậm hoặc mãn tính Chất thải sinh ra khí độc Chất thải có chứa chất độc có thể gây tử vong hoặc tổn thương trầm trọng khi tiếp xúc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua da với liều nhỏ. Chất thải có chứa các chất gây ảnh hưởng độc chậm hoặc mãn tính, hoặc gây ung thư do tiếp xúc qua đường tiêu hóa, hô hấp hoặc qua da. Chất thải chứa chác thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc tiếp xúc với nước thì giải phóng ra khí độc đối với người hoặc sinh vật. 6 H 12 Chất thải độc hại cho hệ sinh thái (ĐS) Chất thải chứa các thành phần mà có thể gây ra tác động có hại nhanh hoặc từ từ đối với môi trường thông qua tích lũy sinh học và/hoặc gây ảnh hưởng đến các hệ sinh vật. 7 H 6.2 Chất thải lây nhiễm bệnh (LN) Chất thải có chứa các vi sinh vật sống hoặc độc tố của chúng, được biết hoặc nghi ngờ là có các mầm bệnh có thể gây bệnh có người và cho gia súc. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại Tác động của một vài chất thải nguy hại đến môi trường: Khí SO2 SO2 là chất khí không màu, có mùi hăng và cay khi nồng độ trong khí quyển là 1ppm. Sunfurơ là một trong những nguồn ô nhiễm chính trong khí quyển và gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, độ bền vật liệu và là nhân tố chính gây nên mưa axit theo cơ cấu sau: SO2 + H2O ------> H2SO3 H2SO3 -----> H+ + HSO3- ------> 2H+ + SO32- SO32- + H2O ------> H2SO4 Hơi axit gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành sương mù axit, chúng tồn tại lơ lửng trong không khí hoặc hấp thụ thêm hơi nước tạo thành những giọt axit loãng H2O - H2SO4 và đó là nguyên nhân gây nên những cơn mưa axit. SO2 tương đối nặng nên thường ở gần mặt đất, ngang với tầm sinh hoạt của con người. Sunfurơ có khả năng hoà tan trong nước cao hơn các khí gây ô nhiễm khác, nên dễ phản ứng với các cơ quan hô hấp của người và động vật. Khi hàm lượng thấp SO2 làm sưng niêm mạc, khi hàm lượng cao (>0,5 mg/m3) SO2 gây tức thở, ho, viêm loét đường hô hấp. Khi có mặt đồng thời SO2 và SO3, chỉ cần nồng độ thấp chúng cũng sẽ có tác động hợp lực, phản ứng sinh lý phát sinh mạnh hơn so với phản ứng của từng chất riêng biệt, thậm chí gây co thắt phế quản mạnh và ở nồng độ cao có thể dẫn đến nguy hiểm chết người. Các hợp chất chứa Halogen Khi hít phải Cl, nó sẽ đi vào phế quản, phế nang. Clo sẽ tiếp xúc với các chất nhày ướt ở mô sống của cơ thể, tạo ra HClO vượt qua màng tế bào và phá hủy các tế bào, Cl tạo nên dẫn suất nitơ clo hóa. Các hợp chất khí chứa halogen chỉ cần ở nồng độ rất nhỏ cũng đã gây độc, nhiễm độc nặng và có khả năng gây ô nhiễm trên phạm vi rộng lớn. HF gây bệnh sụn xương, viêm phế quản, tổn thương răng. HF hạn chế độ sinh trưởng của cây, làm rụng quả, lép quả. HCl làm giảm độ bóng mỡ của lá, gây thương tổn cho cây trồng, tổn thương vật nuôi và làm giảm lượng sữa. Các hợp chất hữu cơ Các hợp chất hữu cơ thường rất độc với cơ thể người và vật. Một số hợp chất hữu cơ như Bezen và PAH (hợp chất cacbuahydro thơm đa nhân) có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Một số chất hữu cơ halogen là xúc tác cho quá trình phân hủy ozon ở tầng bình lưu. Một số chất hữu cơ hoạt tính khác, lại xúc tiến cho quá trình phân hóa vật chất và đặc biệt một số chất hữu cơ gây ô nhiễm do mùi như các mecaptan và alđêhyt. Mùi này gây cảm giác khó chịu và đôi khi còn kèm theo cả nhiễm độc và là nguyên nhân gây bệnh cho người. Dioxin và furan là những chất rất độc. Ở hàm lượng thấp cũng gây các bệnh về da, phụ nữ có thai khi tiếp xúc với với các chất này sẽ sinh con thiếu tháng hoặc quái thai. Nhiễm độc nặng sẽ gây nên các bệnh về gan, máu, kể cả ung thư và dẫn đến tử vong. Động vật bị nhiễm Dioxin và Furan sẽ giảm trọng lượng tới 50% và sẽ chết trong vòng 2 – 3 tuần. Kim loại nặng Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại có nguyên tử lượng cao, thường có độc tính đối với sự sống, và thường có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nguồn gốc phát thải của kim loại nặng có thể là tự nhiên (như asen-As), hoặc từ hoạt động của con người, chủ yếu là từ công nghiệp (các chất thải công nghiệp) và từ nông nghiệp, hàng hải (tràn dầu)… Việc sử dụng nhiều loại chế phẩm trong công nông nghiệp làm nước và đất ở nhiều vùng, nhất là trong cặn lắng của các dòng sông, bị nhiễm kim loại nặng ở mức độ rất cao. Có một số hợp chất kim loại nặng thụ động và đọng lại trong đất, song có một số hợp chất có thể hoà tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau, nhất là do độ chua của đất, của nước mưa. Điều này tạo điều kiện để các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm đất. Một số chất tẩy rửa gia dụng có chứa các tác nhân tạo phức mạnh (như EDTA, NTA) khi thải ra đã góp phần làm tăng khả năng phát tán của kim loại nặng. Các kim loại nặng có mặt trong nước, đất qua nhiều giai đoạn khác nhau trước sau cũng đi vào chuỗi thức ăn của con người. Chẳng hạn các vi sinh vật có thể chuyển thuỷ ngân (Hg) thành hợp chất metyl thủy ngân (CH3)2Hg, sau đó qua động vật phù du, tôm, cá... mà thuỷ ngân đi vào thức ăn của con người. Sự kiện ngộ độc hàng loạt ở Vịnh Manimata (Nhật Bản) năm 1953 là một minh chứng rất rõ về quá trình nhiễm thủy ngân từ công nghiệp vào thức ăn của con người. Khi đã nhiễm vào cơ thể, kim loại nặng có thể tích tụ lại trong các mô. Đồng thời với quá trình đó cơ thể lại đào thải dần kim loại nặng. Nhưng các nghiên cứu cho thấy tốc độ tích tụ kim loại nặng thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất nhiều. Thời gian để đào thải được một nửa lượng kim loại nặng khỏi cơ thể được xác định bằng khái niệm chu kỳ bán thải sinh học, ví dụ với thuỷ ngân chu kỳ này vào khoảng 80 ngày, với cadimi là hơn 10 năm. Điều này cho thấy cadimi tồn tại rất lâu trong cơ thể nếu bị nhiễm phải. Bảng 1.2: Tác hại của một số kim loại nặng Độc tố kim loại nặng Mức độ nguy hại Triệu chứng/Hậu quả lâu dài Arsenide – Asen (III) XXXXX Nguy hại cho da, hệ thống thần kinh, tim mạch và thâm chí gây ung thư sau 3 – 5 năm. Arsenide – Asen (V) X Lead – Pb – Chì XXX Trẻ em: Chậm phát triển thể chất, trí tuệ và tinh thần Người lớn: Gây hại thận và tim mạch Cadmium – Cd – Cadmi XXX Ngắn hạn: Tiêu chảy, tổn thương gan Dài hạn: Gây bệnh thận, tim mạch, gan Nickel – Ni – Niken XX Dài hạn: Giảm cân, hại tim, phổi, gan Selenium – Se XX Rụng tóc, móng tay chân, ngón tay, ngón chân và vấn đề tim mạch Antimony – Sb XX Tăng Cholesterol trong máu và giảm đường huyết Barium – Ba – Bari XX Tăng huyết áp Cyanide (free) – Syanua XX Nguy hại hệ thần kinh Chromium – Cr(VI) – Crôm XX Gây dị ứng, mẩn ngứa Manganese – Mn – Mangan X Chuyển màu nước từ nâu – đen gây cặn đen và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO_CAO_THUC_TAP.doc
  • docBIA.doc
  • docLOI MO DAU.doc
  • docPHỤ LỤC HÌNH ẢNH.doc