Báo cáo tình hình hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERS-CoV) và hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam

MERS-CoV là bệnh viêm đường hô hấp do vi rút corona mới lần đầu tiên được phát hiện tại Ả Rập Xê Út vào 9/2012. Nguồn và ổ chứa: - Chưa có hiểu biết đầy đủ nhưng theo phân tích Gen, có nguồn gốc từ dơi. Ổ chứa: đến nay, xác định ổ chứa chính là lạc đà 2. Đường lây truyền và thơi gian ủ bệnh: Từ động vật Dơi – lạc đà Lạc đà – người qua tiếp xúc (chưa rõ) Từ người sang người Tiếp xúc gần với người bị nhiễm (chăm sóc, sống cùng, sử dụng sản phẩm thịt ). Thời gian ủ bệnh: 2-14 ngày. 3. Khối cảm thụ: tất cả mọi người, nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính 4. Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệu

pptx34 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 5554 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo tình hình hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút Corona (MERS-CoV) và hoạt động phòng chống dịch tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO tình hình hội chứng viêm đường hô hấp vùng trung đông do vi rút corona (mers-Cov) và HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG DỊCH TẠI VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2015BỘ Y TẾ CỤC Y TẾ DỰ PHÒNG PHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNHNguồn và đường lây truyềnMERS-CoV là bệnh viêm đường hô hấp do vi rút corona mới lần đầu tiên được phát hiện tại Ả Rập Xê Út vào 9/2012. Nguồn và ổ chứa: - Chưa có hiểu biết đầy đủ nhưng theo phân tích Gen, có nguồn gốc từ dơi. Ổ chứa: đến nay, xác định ổ chứa chính là lạc đà2. Đường lây truyền và thơi gian ủ bệnh: Từ động vậtDơi – lạc đàLạc đà – người qua tiếp xúc (chưa rõ)Từ người sang người Tiếp xúc gần với người bị nhiễm (chăm sóc, sống cùng, sử dụng sản phẩm thịt). Thời gian ủ bệnh: 2-14 ngày.3. Khối cảm thụ: tất cả mọi người, nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính4. Chưa có vắc xin, thuốc điều trị đặc hiệuPHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)Bệnh lưu hành chủ yếu tại vùng Trung Đông (85% ca bệnh được ghi nhận).Đến nay theo WHO: 1209 mắc/ 449 tử vong tại 26 nước:Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.Ca bệnh xâm nhập (17 nước): Anh, Pháp, Tunisia, Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ai Cập, Mỹ, Hà Lan, Algeria, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc.Phân bố số ca mắc MERS-CoV theo quốc gia đến 03/6/2015 PHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)Phân bố các trường hợp mắc theo tháng. Figure: Epidemic curve of 979 confirmed and 18 probable MERS-CoV cases by confirmation status; as of 1 April 2015. Nhận xét: - Số lượng các trường hợp mắc được ghi nhận rải rác trong tháng, tập trung nhiều nhất vào tháng 3-5/2014, tháng 1-3/2015- Từ 1/4/2015-7/6/25015 đã ghi nhận: 216 trường hợp PHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP)Các trường hợp ghi nhận tại Hàn Quốc, Trung QuốcĐến 06/6/2015, theo WHO Hàn Quốc ghi nhận 64 trường hợp, Trung Quốc 01 trường hợp trong đó có 5 trường hợp tử vong.Ngày 8/7/2015,Theo Reuters, Hàn Quốc đã ghi nhận thêm 23 trường hợp, nâng tổng số mắc lên 87 trường hợp/5 tử vongTrường hợp đầu tiên tại Hàn Quốc: Ngày 4/5/2015 nhập cảnh Hàn Quốc (không có triệu chứng)Ngày 11/5/2015 có biểu hiện sốt, hoTừ ngày 12-19/5/2015, đã khám và điều trị tại 4 cơ sở y tế khác nhauNgày 19/5/2015, lấy mẫu xét nghiệmNgày 20/5/2015 cho kết quả dương tính với MERS-CoV.Có tiền sử đi lại từ Bahrain, UAE, Quata và không phát hiện có phơi nhiễm với lạc đà hoặc bệnh nhân MERS-CoV trong vòng 14 ngày.PHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP) Việt Nam chưa nghi nhận trường hợp nhiễm MERS-CoVPHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP) Nhận định tình hình dịch bệnh trên thế giớiĐây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong caoDịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác. Tuy nhiên, các chùm ca bệnh chủ yếu tập trung trong cơ sở y tế. Chưa ghi nhận có sự lây lan trong cộng đồng.Dịch có khả năng lan truyền quốc tế nếu không nỗ lực kiểm soát, phòng chống thì tình hình sẽ tiếp tục trở nên tồi tệ hơn dẫn đến nhiều sinh mạng sẽ bị cướp đi, kinh tế xã hội ảnh hưởng trầm trọng và nguy cơ dịch sẽ lan truyền sang các nước khác là rất lớnPHẦN I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH (TIẾP) Nhận định tình hình dịch bệnh với Việt NamMERS-CoV có thể xâm nhập và lây lan vào nước ta qua:Công dân trở về từ vùng có dịch.Công dân từ các quốc gia khác đã xuất phát/đi qua vùng có dịch nhập cảnh Viêt Nam.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV- Xây dựng bảng kiểm Bảng kiểm các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với (MERS-CoV) để rà soát các hoạt động.- Ngày 03/6/2014, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch hành động phòng, chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS- CoV) tại Việt Nam(1944/QĐ-BYT), gồm 3 tình huống:Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt NamPhát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan ra cộng đồng và các cán bộ y tế.Tình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt NamKhoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch nhằm hạn chế thấp nhất việc lây lan ra cộng đồng.Tình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngĐáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam Công tác chỉ đạo Công điện số 3274/CĐ-BYT ngày 20/5/2015 gửi UBND các tỉnh/TP tăng cường công tác phòng chống MERS-CoV. Ngày 03/6/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 790/CĐ-TTg về việc phòng chống dịch MERS-CoV. Ngày 02/6/2015, họp Ban chỉ đạo với các Bộ, ngành nhằm Phòng chống dịch bệnh MERS-CoV. Ngày 5/7/2015, họp giữa các Bộ Công An, Quốc Phòng, GTVT bàn các biện pháp ứng phó khi dịch lan rộng. Văn bản chỉ đạo Sở Y tế, trung tâm KDYT, YTDP tăng cường các hoạt động giám sát, tuyên truyền và triển khai các hoạt động phòng chống tại cửa khẩu và cộng đồng.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam Công tác chỉ đạo (tiếp)- Phối hợp liên ngành: Công An, QP, GTVT, LĐTBXH, VHTT&DL, NG, TTTT, GD&ĐT, KHĐT, TC- Kích hoạt văn phòng EOC, thường xuyên họp để đánh giá nguy cơ, đưa ra biện pháp ứng phó.- Lãnh đạo Bộ kiểm tra công tác phòng chống dịch tại sân bay Nội Bài, Bệnh viện Nhiệt đới HCM, Chợ Rẫy, BV Các bệnh NĐ TW, BV Bắc Thăng Long và nhiều đơn vị khác.Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam Giám sát, dự phòngCập nhật Hướng dẫn giám sát và phòng, chống MERS- CoV năm 2014Tại cửa khẩu: 01/7/2014 áp dụng tờ khai y tế đối với 9 quốc gia vùng Trung Đông. 05/6/2015, áp dụng thêm với Hàn Quốc, Bahrain.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVPHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam. Giám sát, dự phòngTại bệnh viện, cộng đồng- Giám sát viêm đường hô hấp cấp, Hội chứng cúm tại các bệnh viện- Giám sát trường hợp nghi ngờ, có tiền sử đi từ khu vực có dịch- Báo cáo ngay lập tức khi có ca bệnh nghi ngờ theo quy định02 trường hợp đi từ Hàn Quốc về đã được cách ly tại Bệnh viện NĐTW.01 trường hợp đi Dubai (UAE) về được cách ly tại Bệnh viện NĐ HCM.Cả 03 trường hợp được giám sát, cách ly theo đúng quy trình, kết quả xét nghiệm ÂM TÍNH với MERS-CoV.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV- Thành lập 04 đội đáp ứng nhanh cấp Trung ương, khu vực. - Các viện, bệnh viện, các tỉnh, thành phố cũng thành lập đội chống dịch cơ động.- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế- Tập huấn về công tác giám sát, dự phòng, xử lý ổ dịch, xét nghiệm- Hệ thống xét nghiệm:Các cơ sở y tế có khả năng xét nghiệm: Viện VSDT TW, Pasteur HCM, Bệnh viện các bệnh NĐ TW, Bệnh viện NĐ TP.HCM.Trung tâm YTDP các tỉnh/ thành phố; các bệnh viện lấy mẫu gửi về Viện VSDT TW (từ Quảng Ngãi trở ra), Viện Pasteur HCM (từ Bình Định trở vào). Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam Giám sát, dự phòngSƠ ĐỒ GIÁM SÁT TẠI CỬA KHẨUSƠ ĐỒ GIÁM SÁT TẠI CỘNG ĐỒNGPHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam. Điều trị- Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị MERS-CoV ngày 13/8/2014 - Thiết lập mạng lưới các đơn vị thu dung điều trị, cách ly bệnh nhân. - Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện. - Kiện toàn các đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ địa phương cấp cứu, điều trị. - Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cán bộ trong chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. - Thường xuyên cập nhật thông tin- Chủ động cung cấp thông tin kịp thời- Khuyến cáo người dân khai báo và thông báo thông tin- Khuyến cáo cộng đồng- Khuyến cáo với khách du lịch- Khuyến cáo hành khách nhập cảnh, xuất cảnhTruyền thông Tình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoV- Truyền thông tại cửa khẩu, cộng đồng, cơ sở y tế- Xây dựng hệ thống theo dõi, điều tra và phản ứng tin đồnTình huống 1: Chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam. Hậu cần- Rà soát PPEs, trang thiết bị, hóa chất, thuốc và vật tư phòng chống dịch - Bổ sung sinh phẩm xét nghiệm- Sử dụng nguồn lực sẵn có- Dự trù, mua sắm cho các tình huống tiếp theo- Thực hiện chính sách phụ cấp phòng chống dịch theo quy địnhHợp tác quốc tế- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan IHR để trao đổi thông tin. - Phối hợp chặt chẽ với WHO, US CDC, FAOPHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Chỉ đạo- Tổ chức họp Ban chỉ đạo ngay lập tức trong vòng 24h khi có phát hiện ca bệnh dương tính với MERS-CoV sau đó họp hàng tuần, đột xuất.- Rà soát, chỉnh sửa kế hoạch phòng chống cho phù hợp với tình hình dịch- Tập trung chỉ đạo quyết liệt đối với các đơn vị, địa phương nơi có ca bệnh xâm nhập nhằm không để bệnh lây lan ra diện rộng.- Chỉ đạo tập trung phát hiện các ca, ổ dịch mới.- Báo cáo tình hình diễn biến dịch thường xuyên cho Văn phòng Chính phủ.- Tăng cường các hoạt động của phòng EOC- Tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát, hướng dẫn tại các địa phương và đánh giá việc triển khai công tác phòng chống dịchPHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH EBOLATình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Giám sát, dự phòng- Tăng cường giám sát tại cửa khẩu, bệnh viện, cộng đồng như tình huống 1- Phát hiện sớm các trường hợp bệnh có liên quan đến ca bệnh xâm nhập - Xử lý triệt để ổ dịch, xử lý tử thi theo quy định. - Áp dụng cách ly với các trường hợp bệnh nghi ngờ/xác định. - Lập danh sách người tiếp xúc gần với ca bệnh xác địnhNgười trực tiếp chăm sóc/điều trị; người sống/làm việc/nằm điều trị cùng phòng/khu vực điều trị, cùng gia đình với trường hợp xác định; Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau một hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp xác định; Có tiếp xúc trực tiếp với trường hợp xác định trong bất cứ hoàn cảnh nào.Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Giám sát, dự phòng- Quản lý và theo dõi trong vòng 14 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho họ tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất .- Những người có liên quan khác (cùng chuyến bay, cùng tàu/xe, cùng họp...), cơ quan y tế thông báo đại chúng để người dân biết, tự theo dõi và chủ động thông báo khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.- Lập danh sách, theo dõi, quản lý những trường hợp tiếp xúc gần, liên quan- Mở rộng các hoạt động giám sát nhằm phát hiện ổ dịch mới- Giám sát xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của dịch bệnh - Tăng cường các hoạt động giám sát dựa vào sự kiệnPHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Giám sát , dự phòng- Xem xét mở rộng điểm tiếp nhận mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm nơi có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV. - Duy trì, tăng cường hoạt động của đội đáp ứng nhanh và chống dịch cơ động của các tuyến- Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế- Cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Điều trị- Thực hiện tiếp nhận bệnh nhân theo phân tuyến điều trị.- Nghiêm ngặt việc tổ chức cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện theo quy định- Sẵn sàng triển khai thu dung điều trị khi dịch lan rộng ra cộng đồng - Cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong chẩn đoán điều trị nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan trong cơ sở y tế cũng như ra cộng đồng.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Truyền thông- Duy trì, tăng cường các hoạt động truyền thông như trong tình huống 1- Thông báo các thông tin liên quan đối với trường hợp bệnh xâm nhập (số hiệu phương tiện, danh sách người tiếp xúc, bệnh viện điều trị).- Thông báo danh sách các cơ sở y tế được chỉ định tiếp nhận, thu dung điều trị.- Hàng tuần tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống. PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Hậu cần- Bổ sung đầy đủ, kịp thời kinh phí, vật tư, hóa chất, thuốc, phương tiện. - Thực hiện chế độ cho cán bộ phòng chống dịch theo quy định.- Tiếp tục chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 2: Xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam Hợp tác quốc tế- Phối hợp chặt chẽ với IHR để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh. - Phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực trong phòng chống dịch bệnh.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngChỉ đạo, kiểm tra- Báo cáo hàng ngày tình hình diễn biến của dịch thường xuyên và tham mưu cho Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ các biện pháp phòng chống dịch để nhận được chỉ đạo kịp thời.- Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp tổ chức họp hàng ngày để thống nhất chỉ đạo triển khai các hoạt động tại các đơn vị y tế địa phương.- Tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện, các văn bản chỉ đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. - Đánh giá tình hình dịch và thực hiện việc công bố dịch theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. - Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống dịch theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (đóng cửa trường học, hủy các sự kiện tập trung đông người, ban bố tình trạng khẩn cấp khi cần thiết, )- Đảm bảo an ninh trật tự xã hội.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngGiám sát, dự phòng- Duy trì, tăng cường giám sát như trong tình huống 2 - Điều tra dịch tễ, lập danh sách, quản lý tất cả các trường hợp nghi ngờ; lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3-5 trường hợp nghi ngờ đầu tiên. Các trường hợp khác trong ổ dịch có triệu chứng tương tự đều được coi là trường hợp xác định phải báo cáo và xử lý theo quy định. - Tổ chức khoanh vùng ổ dịch, triển khai các biện pháp hạn chế đi lại khi cần thiết, áp dụng các biện pháp phòng bệnh rộng rãi, bắt buộc đối với toàn bộ người dân trong khu vực ổ dịch. - Rà soát mở rộng các phòng xét nghiệm có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán xác định MERS-CoV.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngGiám sát, dự phòngTăng cường giám sát, xét nghiệm để xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan MERS-CoV.Đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác giám sát, chẩn đoán điều trị, dự phòng xử lý ổ dịch để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.Tổ chức thường trực phòng, chống dịch tại các đơn vị y tế; các đội chống dịch cơ động hỗ trợ các địa phương xử lý ổ dịch.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngĐiều trị- Thực hiện quyết liệt việc phân tuyến, triển khai bệnh viện vệ tinh để điều trị bệnh nhân theo quy định nhằm giảm tải các bệnh viện tuyến cuối. - Các bệnh viện chủ động triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung, điều trị bệnh nhân; sẵn sàng thiết lập các bệnh viện dã chiến khi cần thiết.- Thường xuyên cập nhật, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác chẩn đoán điều trị, chăm sóc để kịp thời điều chỉnh các hướng dẫn, chỉ đạo phù hợp với đặc điểm dịch bệnh.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngTruyền thông- Tiếp tục duy trì, đẩy mạnh hoạt động truyền thông như tình huống 2.- Thông báo các cơ sở điều trị có khả năng tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.- Tuyên truyền ổn định tâm lý, đảm bảo an ninh trật tự.- Thường xuyên cập nhật các thông tin, sửa đổi các thông điệp truyền thông, khuyến cáo phòng chống dịch phù hợp với các đối tượng nguy cơ và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Thường xuyên tổ chức gặp mặt báo chí để cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống. PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTình huống 3: Dịch lây lan trong cộng đồngHậu cầnTiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.Thực hiện chính sách cho các cán bộ làm công tác phòng, chống dịchYêu cầu các đơn vị, cơ sở sản xuất, cung cấp các dịch vụ đảm bảo đủ trong trường hợp dịch bùng phát lan rộng.Trình Chính phủ cấp bổ sung máy móc, thuốc, vật tư, hóa chất từ nguồn dự trữ quốc gia đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống dịch. Hợp tác quốc tếPhối hợp chặt chẽ với các đơn vị đầu mối IHR để nắm bắt và chia sẻ thông tin về tình hình dịch bệnh. Phối hợp với WHO để đánh giá nguy cơ, sự biến đổi của vi rút. Phối hợp chặt chẽ với WHO, US CDC và các tổ chức quốc tế khác để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm đồng thời hỗ trợ các nguồn lực, kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh.PHẦN II. KẾ HOẠCH PHÒNG, CHỐNG DỊCH MERS-CoVTrân trọng cảm ơn!
Luận văn liên quan