Những ngày đầu Hội mới được thành lập, Hội chỉ là một chi hội “ Hồng Thập
Tự”đa số những người trong Hội còn rất trẻ, họ là những người thầy thuốc sinh viên
y khoa, nữ y tá hộ sinh tự nguyện vận động quần chúng nhân dân để tổ chức ra các
lớp cứu thương ngắn ngày, hướng dẫn băng bó, tải thương. Sau đó họ cùng với
nhiều người tình nguyện khác làm nòng cốt tham gia phong trào cứu đói, quyên góp
nấu cháo phân phối cho các nạn nhân. Họ tích cực tham gia phòng chống các dịch
bệnh, tả sốt định kỳ sau một thời gian hoạt động từ một chi hội “ Hồng Thập Tự”
được đổi tên thành Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1957 dưới sự
lãnh đạo của Thành Uỷ - Uỷ ban nhân dân thành phố trụ sở được đặt tại 48 Tràng
Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với diện tích khoảng 70 m2
. Hội được nằm ở phía
Tây Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin đại
chúng và thuận lợi cho việc tiếp nhận các hồ sơ đối tượng.
Những năm hoà bình thống nhất đất nước từ năm 1975 trở đi nhiệm vụ của Hội
là cứu trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và mở rộng quan hệ quốc tế đoàn kết,
hợp tác, hữu nghị.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2828 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp ở hội chữ thập đỏ thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp ở hội chữ thập
đỏ thành phố hà nội
Phần I: tìm hiểu phân tích, đánh giá những vấn đề chung về tình hình, kết quả
hoạt động công tác xã hội ở hội chữ thập đỏ thành phố hà nội
I. đặc điểm tình hình chung.
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội quần chúng làm công tác nhân đạo
xã hội chủ nghĩa. Hội tập hợp mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn
giáo... tự nguyện hoạt động ví mục đích nhân đạo, hoà bình hữu nghị, góp phần thực
hiện dân giầu, nước mạnh xã hội công bằng văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân.
1. Quá trình thành lập và phát triển.
Những ngày đầu Hội mới được thành lập, Hội chỉ là một chi hội “ Hồng Thập
Tự”đa số những người trong Hội còn rất trẻ, họ là những người thầy thuốc sinh viên
y khoa, nữ y tá hộ sinh tự nguyện vận động quần chúng nhân dân để tổ chức ra các
lớp cứu thương ngắn ngày, hướng dẫn băng bó, tải thương. Sau đó họ cùng với
nhiều người tình nguyện khác làm nòng cốt tham gia phong trào cứu đói, quyên góp
nấu cháo phân phối cho các nạn nhân. Họ tích cực tham gia phòng chống các dịch
bệnh, tả sốt định kỳ sau một thời gian hoạt động từ một chi hội “ Hồng Thập Tự”
được đổi tên thành Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1957 dưới sự
lãnh đạo của Thành Uỷ - Uỷ ban nhân dân thành phố trụ sở được đặt tại 48 Tràng
Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với diện tích khoảng 70 m2. Hội được nằm ở phía
Tây Thành phố Hà Nội có vị trí địa lý thuận lợi cho việc tiếp cận các thông tin đại
chúng và thuận lợi cho việc tiếp nhận các hồ sơ đối tượng.
Những năm hoà bình thống nhất đất nước từ năm 1975 trở đi nhiệm vụ của Hội
là cứu trợ xã hội, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và mở rộng quan hệ quốc tế đoàn kết,
hợp tác, hữu nghị.
Từ ngày thành lập đến nay Hội đã trải qua 45 xây dựng và trưởng thành Hội đã
gặp không ít những khó khăn song được sự chỉ đạo sát sao của Trung ương hội Hội
Chữ Thập Đỏ Việt Nam, sự lãnh đạo trực tiếp của thành uỷ - Uỷ ban nhân dân thành
phố sự phối kết hợp chặt chẽ có hiệu quả của các ban nghành, đoàn thể từ thành phố
đến cơ sở. Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội qua từng thời kỳ đều hoàn thành suất sắc
nhiệm vụ, đóng góp một phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Thủ đô Hà Nội,
Hội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng III cho
cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội vào năm 1997 và một số cán bộ công
nhân viên chức của Thành Hội được nhận bằng khen.
II. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Thành hội Hội Chữ
Thập Đỏ Hà Nội
1. Hệ thống tổ chức bộ máy
- Ban lãnh đạo gồm: 1 chủ tịch và 1 phó chủ tịch
- Ban cứu trợ : 2 người
- Ban chăm sóc sức khoẻ: 2 người
- Ban tuyên truyền huấn luyện: 2 người
- Ban văn phòng: 4 người
Các ban này được thể hiện theo sơ đồ sau:
Ban lãnh
đạo
Ban cứu
trợ
Ban chăm
sóc sức
khoẻ
Ban tuyên
truyền huấn
luyện
Ban văn
phòng
Quận,
huyện
Hội cơ sở
Đối tượng
2. Tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của Hội Chữ Thập Đỏ HN
2.1 Tôn chỉ.
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội nói riêng và Hội Chữ Thập Đỏ Việt nam nói chung ra
đời nhằm kế tục và phát huy truyền thống, đạo lý của nhân dân ta đó là lời dạy của
bắc Hồ đối với cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên.
2.2 Mục đích
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội nhân đạo cảu quần chúng. Hội tập hợp
mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, chính kiến, nam, nữ, tự
nguyện hoạt động vì mục đích nhân đạo, hoà bình, hữu nghị, góp phần thực hiện
mục tiêu dân giầu nước mạnh xã hội công bằng văn minh
Để thực hiện tốt những mục đích, tôn chỉ trên hội phải tuân thủ theo 7 nguyên
tắc hoạt động cơ bản của phong trào chữ thập đỏ, trăng lưỡi liềm quốc tế
+ Nhân đạo.Ra đời từ lòng mong muốn cứu dân, không phân biệt đối sửvới người bị
thương trong chiến trường, phong trào quốc tế Chữ thập Đỏ và trăng lưỡi liền đỏ về
phương diện quốc tế cũng như quốc gia ra sức ngăn ngừa và giảm nhẹ đau khổ cho
con người trong tất cả mọi tình huống. Phong trào bảo vệ sự sống và sức khoẻ cũng
như tôn trọng nhân phẩm của con người, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu
nghị, sự hợp tác và nền hoà bình bền vững giữa các dân tộc
+ Vô tư. Phong trào Quốc tế Chữ Thập Đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ không phân biệt
dân tộc, nòi giống, tín ngưỡng, điều kiện xã hội và chính kiến phong trào cố gắng
cứu giúp những người theo mức độ đau khổ, trước tiên là những trường hợp cấp
bách nhất.
+ Trung lập. Để giữ được lòng tin của mọi người, phong trào không tham gia các
phía đối địch, cũng như không bao giờ tham gia các tranh cãi về phương diện chính
trị, nòi giống, tín ngưỡng và tư tưởng.
+ Độc lập. Phong trào mang tính chất độc lập. Các hội quốc gia là trợ thủ của chính
quyền trong những hoạt động nhân đạo và tuân theo luật lệ nhà nước nhưng luôn
phải giữ được tính tự chửu để có thể hành động trong mọi lúc theo những nguyên
tắc các phong trào Chữ thập Đỏ
+ Tự nguyện. Là một phong trào cứu trợ một cách tự nguyện không vụ lưọi
+ Thống nhất. Trong mỗi nước chỉ có thể có một Hội Chữ Thập Đỏhoặc trăng lưỡi
liềm đỏ Hội luôn mở rộng cửa cho mọi người và mở rộng hoạt động nhân đạo trên
toàn cầu đất nước
+ Toàn cầu. Phong trào Chữ thập đỏ -Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc Tế có tính chấ toàn
cầu bao gồm tất cả các hiệp hội quốc gia có quyền bình đẳng cùng chia sẻ trách
nhiệm và nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau
Để thực hiện tốt các nguyên tắc trên cán bộ, hội viên luôn luôn phấn đấu để đạt được
kết quả cao nhất. Cán bộ hội viên của Thành Hội khi đã tự nguyện tham gia công tác
nhân đạo xã hội tức là phải vươtj lên trên bản thân mình để khắc phục những phần
riêng tư vốn có cuả con người, để vươn tời một cái tâm cái thiện từ đó đối với các
hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã hết mình, hết sức làm một cách tự nguyện,
xuất phát từ lương tâm, xuất phát từ lương tâm, tình cảm và trách nhiệm làm việc
thiện, làm việc vì mục đích nhân đạo cao cả đã trở thành mục tiêu và là hoạt động
thường xuyên của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội. Đối với mỗi hội viên “ làm việc thiện
như gieo trồng giống ngọt” “cứu người phúc đẳng hà xa” giúp người qua cơn hoạn
nạn, khốn khó là mạng lại niềm vui cho chính mình. Đó là bản chất của người Hà
nội là giá trị truyền thống văn hoá cao đẹp của dân tộc Việt nam giâù lòng vị tha
nhân ái, nghĩa tình, thanh lịch. Qua công tác nhân đạo xã hội với sự tôn trọng và
tuân thủ các nguyên tắc cơ bản hội viên sẽ tự hoàn thiện mình có được niềm vui và
hạnh phúc.
2.3 Chức năng của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là tổ chức xã hội của quần chúng nhằm chăm lo thiết
thực đời sống và sức khoẻ nhân dân góp phần và thực hiện mục tiêu “ Dân giầu,
nước mạnh, xã hội công bằng văn mình”
2.4 Nhiệu vụ của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
Tuyên truyền cán bộ hội viên, thanh thiếu niên, người tình nguyện và các tầng
lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động nhân đạo, cứu trợ nhân
đạo, phòng ngừa thảm hoạ chăm sóc giúp đỡ nạn nhân thiên tai, nạn nhân chiến
tranh, những người khuyết tật trẻ em mồ côi, người già cô đơn không nơi lương tựa,
tìm kiếm tin tức thân nhân và gia đình mất liên lạc trong và ngoài nước , giúp đỡ
những người khó khăn hoạn nạn vượt lên hoà nhập cộng đồng.
Tuyên truyền và vận động hội viên và nhân dân tham gia hoạt động chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, sơ cấp cứu ban đầu, vận động hiến máu cứu người,
trồng và sử dụng cây thuốc nam tham gia phong trào vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ
môi trường, phòng chống dịch và các tệ nạn xã hội
Phối hợp với Hội Chữ Thập Đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ các nước đấu tranh bảo vệ hoà
bình thế giới, tăng cường quan hệ hợp tác và sự tiến bộ của phong trào Hội Chữ
Thập Đỏ Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế. Hợp tác với Uỷ ban quốc tế Chữ thập đỏ và
các đại diện ở một số nước.
Xây dựng tổ chức hội vững mạnh phải thường xuyên kiện toàn tổ chức để
đáp ứng tình hình của Hội nâng cao kiến thức của các hội viên ở quận huyện để đáp
ứng tình hình thời kỳ với chức năng nhiệm vụ nêu trên, lực lượng cán bộ hội viên
của thành hội đã được bố trí sắp xếp vào từng bộ phận công tác, đảm nhận thực hiện
từng hạot động cụ thể theo quy định, Với chức năng, nhiệm vụ đã mang tính chất
chuyên môn hoá cán bộ hội viên tạo điều kiện nâng cao chất lượng công việc.
III. đối tượng quản lý, chăm sóc giúp đỡ của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
Với chức năng và nhiệm vụ của thành Hội, các cấp Hội luôn xác định đây là
công tác trọng tâm của toàn Hội. Vì vậy mọi hoạt động như tuyên truyền vận động
xây dựng tổ chức hội phối hợp chăm sóc sức khoẻ đều phục vụ cho đối tượng cứu
trợ của hội và hoạt động lồng ghép xoay quanh với công tác cứu trợ. Do đó đối
tượng phục vụ của Thành hội tại cộng đồng. Để giúp đỡ các đối tượng cho tốt và đạt
hiệu quả cao phải có sự phối hợp chặt chẽ của các quận huyện. Để giúp đỡ một đối
tượng trước hết quận, huyện lập hồ sơ gửi lên thành hội, Thành hội thẩm định hồ sơ
và đi thực tế sau đó Thành hội đi kêu gọi các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước,
các cá nhân có tấm lòng hảo tâm để giúp đỡ các đối tượng đó
Đối tượng của thành hội chủ yếu giúp đỡ là những người thiệt thòi, khó khăn,
trẻ em mồ côi, trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn, trẻ em bị chất độc màu da cam
hoặc là những hộ nghèo không có vốn làm ăn. Vì vậy đối tượng phục vụ rất đa dạng
và thay đổi thường xuyên qua các năm do đó việc thống kê số lượng đối tượng là rất
khó. Bên cạnh sự giúp đỡ của Thành hội cho các đối tượng về mắt vật chất thành hội
còn chăm lo sức khoẻ cho các đối tượng . Hiện nay thành hội còn nhận đỡ đầu cho 4
trường dạy trẻ điếc câm đó là:
Trường PTCS dạy trẻ điếc câm huyện gia Lâm với 56 học sinh
Trường khuyết tật Thanh Trì với 58 học sinh
Trường khuyết tật Đông Anh với 40 học sinh
Trường Nhân Chính với 42 học sinh
1. Đối tượng phục vụ của bộ phận cứu trợ xã hội
Đối tượng của thành Hội rất đa dạng do đó để việc giúp đỡ có hiệu quả Thành
Hội đã chia ra làm 3 loại đối tượng
+ Đối tượng cứu trợ thường xuyên
+ Đối tượng cứu trợ đột xuất
+ Đối tượng được trợ vốn
Cứu trợ nhằm cứu lấy con người làm dịu bớt sự đau đớn sau khi xảy ra thiên tai
cũng như biến cố trong cuộc sống của nhân dân, cứu trợ tốt sẽ góp phần làm giảm
nhẹ những thiệt thòi, mất mát của đối tượng về tinh thần, vật chất có ý nghĩa lớn lao,
ứng cứu kịp thời, hạn chế sự đe doạ đến tính mạng cuộc sống con ngưòi lúc hoạn
nạn góp phần thúc đấy nhanh sự phục hồi sản xuất, đời sống tăng thêm lòng nhân ái
trong cộng đồng
- Đối tượng cứu trợ thường xuyên là những nạn nhân bị chất độc màu da cam, trẻ
em mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa
- Đối tượng cứu trợ đột xuất là hững ngưòi tàn tật, những người bị thiên tai hoạn
nạn
- Đối tượng được trợ vốn là các gia đình có các loại đối tượng kể trênnhưng thuộc
váo diện khó khăn hoặc quá nghèo
Theo báo cáo tổng kết năm 2001 toàn thành phố đã cứu trợ được khoảng 35000
người trong đó thành hội cứu trợ được khoảng 6500 đối tượng cho 12 quân huyện
trong tổng số cứu trợ đó thì.
+ Cứu trợ thường xuyên là 66 đối tượng
+ Cứu trợ đột xuất là 3651 đối tượng
+ Trợ vốn cho 63 đối tượng
Số còn lại là các đối tượng bị thiên tai bão lụt.
Theo số liệu quý I năm 2002 chỉ tính nguyên thành Hội đã cứu trợ được 2327
đối tượng.
Sau khi Thành hội thẩm định song hồ sơ do quận, huyện gửi lên, Thành hội tiến
hành đi khảo sát thực tế và tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của từng đối tượng từng hộ gia
đình mà có các mức trợ cấp khác nhau.
Đối với đối tượng cứu trợ thường xuyên có hai mức là 100.000đ/ tháng và
150.000đ/ tháng mức trợ cấp này được căn cứ theo hoàn cảnh của đối tượng và mức
trợ cấp ban đầu được duy trì trong vòng 1 năm. tiếp đến năm sau Thành hội đi khảo
sát lại nếu gia đình đối tượng vượt qua được hoàn cảnh khó khăn thì Thành hội sẽ
chuyển đối tượng khác còn nếu gia đình vẫn còn quá khó khăn thì đối tượng sẽ tiếp
tục được nhận trợ cấp vào năm sau
Đối với cứu trợ đột suất khi có những nhu cầu thiết yếu, cấp bách ưu tiên lương
thực, thực phẩm, quần áo, chăn màn và mức trợ cấp đột suất lá 100.000đ/ suất.
Ngoài ra đối với những trẻ em tàn tật hay trẻ em bị chất độc da cam thành hội còn đi
kêu gọi các tổ chức quốc tế và những cá nhân có tấm lòng hảo tâm trao tặng quà cho
họ như xe lăn, quần áo..
- Trợ vốn cho các đối tượng. Đó là các gia đình quá khó khăn không có vốn làm
ăn Thành hội đi huy động nguồn vốn cho họ vay và căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể
của từng hộ gia đình mà có mức cho họ vay và các đối tượng được trợ vốn chủ
yêú tập trung ở ngoại thành đó là Đông Anh và Sóc Sơn.
2. Đối tượng phục vụ của bộ phận chăm sóc sức khoẻ
Để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân,
phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ QuốcViệt nam xã hội chủ nghĩa cụ thể.
Hội thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những kiến thức y học cho các hội
viên và nhân dân, vận động nhân dân trước hết là hội viên hội Chữ thập đỏ, tham gia
tích cực phong trào về sinh làm sạch đẹp môi trường, phòng chống dịch bệnh chăm
sóc người bệnh tại nhà, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, thực hiện nuôi trồng và sử
dụng thuốc nam ở cơ sở, hiến máu nhân đạo, tổ chức sơ cấp cứu ban đầu kịp thời tại
chỗ.
Nhu cầu khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người có hoàn
cảnh khó khăn việc giúp đỡ các đối tượng này rất đa dạng có thể là khám cấp chữa
bệnh miễn phí cho người nghèo , chăm sóc và hỗ trợ cho người nhiếm HIV phối hợp
với ngành y tế tham gia tiêm chủng phòng sởi cho các em.
Theo báo cáo tổng kết năm 2001 bộ phận chăm sóc sức khoẻ đã khám chữa
bệnh nhân đạo ch 34.704 lượt người ( chưa tính số liệu phối hợp với các đơn vị
khác. Trong đó đối tượng chủ yếu là trẻ em khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam.
Bên cạnh đó Hội còn tổ chức tuyên truyền, tư vấn về căn bệnh AIDS, tổ chức
chương trình giáo dục đồng đẳng phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên phối hợp
tham gia tiêm chủng cho trẻ em, chỉ tính trong quý I năm 2002 Thành hội đã khám
chữa bệnh nhân đạo ch 12.457 lượt người tặng quà cho ch 50 gia đình có người
nhiễm HIV.
Để phát huy những kết quả và kinh nghiệm hoạt động qua một chặng đường dái
đấy biến cố và thử thách Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội đã và đang làm hết khả năng,
tràn đầy nhiệt huyết và với tinh thần trách nhiệm cao nhất mang lại niềm vui cho
con người vì cuộc sống tốt đẹp hơn.
IV. đội ngũ cán bộ, công chức và lao động
Sức mạnh của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là sức mạnh tập thể của lòng nhân đạo
chính vì vậy đội ngũ cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội là những người ngày
đên dồn hết tâm huyết, năng lực của mình để mang đến hạnh phúc cho người dân
1. Cán bộ
1.1 Tiêu chuẩn của cán bộ Hội
Cán bộ hội viên phải có năng lực vận động quần chúng tha gia các hoạt động
nhân đạo từ thiện
Có khả năng tiếp thu cụ thể hoá chủ trương của Đảng, Nhà nước nghị quyết,
quyết định của Trung ương Hội Chữ Thập Đỏ trong lĩnh vực công tác phụ trách
Có ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống trung thực,lành mạnh được quần chúng tín
nhiệm
1.2 Quy mô cơ cấu
Hiện nay cán bộ của thành Hội gồm 11 người ( 6 nữ và 5 nam) có độ tuổi từ 24 -
59, trình độ văn hoá:
Đại học: 9 người
Trung cấp: 2 người
Vơí đội ngũ cán bộ đoàn kết và nhất trí cao giữa lãnh đạo và nhân viên trong
năm qua Thành hội đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao
động hạng III cho cán bộ hội viên Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội vào năm 1997
Hoà chung phong trào thi đua của năm 2001, một số cán bộ của Thành hội đã
đạt được một số thành tích như đồng chí Lê Ngọc Anh Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ
Hà Nội và đồng chí Nguyễn Khắc Nhàn phó Chủ tịch Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
được trung ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam trao tặng “Huy chương vì sự nghiệp
Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam” Đặc biệt là cùng năm đó đồng chí Nguyễn Khắc Nhàn
được nhà nước công nhận “ Người tốt việc tốt cấp thành phố” và bộ phận tuyên
truyền phát triển tổ chức Hội được công nhận là tổ lao động giỏi của UBND Thành
phố ngoài ra Thành hội được nhận “cờ thi đua suất sắc của Trung ương Hội Chữ
Thập Đỏ Việt Nam.”
Có được kết quả như ngày hôm nay là sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ
công nhân viên họ đã có sự nhất trí và đoàn kết cao trong việc tạo đà phát triển tốt
cho nhiệm vụ chính trị của Thành hội
Cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý là điều kiện tiên quyết, tiền đề vững chắc cho hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ mà nhân dân giao phó, trực tiếp hoàn thành các công việc
cứu trợ . Nhận thức được tầm quan trọng đó nên Thành hội Hội Chữ Thập Đỏ Hà
Nội đã sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy tương đối hoàn thiện hợp lý để đi vào hoàn
thiện ngay không bị ách tắc. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Thành hội đã đi vào ổn
định đi vào nề nếp ngay từ đầu khi thành lập. Thành hội Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội
đã thực sự trở thành cầu nối trở thành chỗ dựa tin cậy cho nhân dân cho những
người không may gặp phải hoạn nạn.
2 Hội viên và thanh thiếu niên Chữ Thập đỏ xung kích
2.1 Điều kiện và tiêu chuẩn để xét công nhận hội viên
Là người Việt Nam không phân biệt tôn giáo, giới tính
Công dân đủ từ 15 tuổi trở lên
Tàn thành điếu lệ Hội
Có điều kiện tham gia hoạt động và đóng góp cho Hội
Tự nguyện xin vào Hội
2.2 Điều kiện và tiêu chuẩn của thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích
a. Thiếu niên Chữ thập đỏ và thanh thiếu niên Chữ thập đỏ xung kích
Thiếu niên Chữ thập đỏ
Từ 9 đến dưới 15 tuổi
Hăng hái nhiệt tình trong hoạt động nhân đạo
Có nguyện vọng trở thành đội viên thiếu niên Chữ thập đỏ
Có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ
b. Thanh niên Chữ thập đỏ xung kích
Thanh niên Chữ thập đỏ xung kíchlà hội viên hội chữ thập đỏ hoặc chưa phải là hội
viên nhưng tích cực hoạt động được lựa chọn trong thanh niêm Chữ thập đỏ
Có nguyện vọng tham gia đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích
Có điều kiện và khả năng hoàn thành nhiệm vụ do đội thanh niên xung kích giao
Từ ngày thành lập chi hội chỉ có vài chục hội viên đến nay Hội Chữ Thập Đỏ Hà
Nội có126.260 người và 173.974 thanh thiếu niên Chữ thập đỏ
V. Cơ sở vật chất kỹ thuật
1. Cơ sở hạ tầng
Trụ sở của Thành hội được đặt tại 48 Tràng Thi - Quận hoàn Kiếm - Hà Nội
Với diện tích khoảng 70 m2. Nhà cửa được quy hoạch một cách hợp lý đó là khu nhà
một tầng. Từ cổng vào nhìn về bên trái là một tủ trưng bày những bằng khen, cờ lưu
niệm, huân huy chương những thành tích mà Thành hội đã đạt được, bên phải là 1
khung ảnh ghi nhận những hoạt động của Thành Hội tiếp đó là một chiếc bàn xinh
xắn của bộ phận cứu trợ bên cạnh là một máy đếm tiền của Thành Hội và một chiếc
tủ để đựng giấy tờ hồ sơ của các đối tượng. Bên phải là phòng tiếp khách đồng thời
cũng là phòng họp của cơ quan và là nơi làm việc của các nhân viên và các trang
thiết bị để phục vụ cho công việc như máy tính, máy photo.. Do diện tích văn phòng
còn hạn chế nên chưa bố trí được phòng làm việc riêng cho từng bộ phận.
Đằng sau phòng làm việc của nhân viên là phòng làm việc của ban lãnh đạo trong
phòng được bố trí khá hợp lý đó là một bàn tiếp khách và 3 bàn làm việc của chủ
tịch, phó chủ tịch và uỷ viên thư ký bên trái của phòng là một gian bếp để phục vụ
bữa ăn trưa cho cán bộ ở lại cơ quan. Sau cùng là phòng vệ sinh và kho để đồ đạc,
dụng cụ làm việc của các bộ phận.
2.3 Trang thiết bị
Trang thiết bị để phục vụ cho thành hội gồm có 1 ô tô, 1 xe máy, 4 máy vi tính, 1
máy photo, 1 máy đếm tiền, 1máy in.. Như vậy trang thiết bị phục vụ cho thành hội
tương đối đầy đủ
Các tài sản khác gồm có 1 tủ lạnh, 2 quạt trần, 6 quạt cây, 2 máy điện thoạ, một máy
fax và một số đồ dùng dụng cụ khác để phục vụ cho công việc của cán bộ công nhân
viên.
VI. nguồn kinh phí hoạt động
Kinh phí đảm bảo các hoạt động của Hội Chữ Thập Đỏ Hà Nội được hình thành từ
hai nguồn.
Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho bộ phận văn phòng theo kế hoạch phân bổ hàng
năm
Nguồn do vận động quyên góp từ nhân dân, từ các nhà hảo tâm, các tổ chức trong và
ngoài nước với nguồn này thành hội đã có các hình thức cứu trợ như cứu tr