Báo cáo Tổng hợp tại công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc

Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 1439/ QĐ - BTM của Bộ Thương Mại ngày 06/ 10/ 2004 dưới hình thức chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Công ty có một truyền thống phát triển lâu dài và bền vững, tiền thân của công ty là Tổng công ty bông vải sợi được thành lập từ năm 1957 với quyết định 173 – BTN – TCCB của Bộ thương nghiệp ngày 27/ 5/ 1957; trải qua 49 năm cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước, ngành thương nghiệp trong đó có Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc cũng đã được lớn lên về nhiều mặt. Từ Tổng Công ty bông vải sợi lần lượt đổi tên thành Cục bông vải sợi ( 1960 ), Cục vải sợi may mặc ( 1962 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1970 ), Công ty vải sợi may mặc trung ương ( 1981 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1985 ), Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc ( 1995 ) và cho tới nay là Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. Đó là những sự thay đổi nhằm thích ứng với những đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ, là những sự thay đổi trong quá trình trưởng thành và cho đến hôm nay có thể khẳng định : Sự tồn tại và phát triển của Công ty trong những năm qua là một tất yếu khách quan và đã góp phần nhất định vào việc thực hiện những mục tiêu chung của Bộ thương mại và của cả nước.

pdf51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp tại công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN: Báo cáo tổng hợp tại công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc II. Nội dung A- Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc: 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc được thành lập theo quyết định số 1439/ QĐ - BTM của Bộ Thương Mại ngày 06/ 10/ 2004 dưới hình thức chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Công ty có một truyền thống phát triển lâu dài và bền vững, tiền thân của công ty là Tổng công ty bông vải sợi được thành lập từ năm 1957 với quyết định 173 – BTN – TCCB của Bộ thương nghiệp ngày 27/ 5/ 1957; trải qua 49 năm cùng với sự biến đổi sâu sắc của nền kinh tế đất nước, ngành thương nghiệp trong đó có Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc cũng đã được lớn lên về nhiều mặt. Từ Tổng Công ty bông vải sợi lần lượt đổi tên thành Cục bông vải sợi ( 1960 ), Cục vải sợi may mặc ( 1962 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1970 ), Công ty vải sợi may mặc trung ương ( 1981 ), Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1985 ), Công ty vải sợi may mặc Miền Bắc ( 1995 ) và cho tới nay là Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc. Đó là những sự thay đổi nhằm thích ứng với những đặc điểm, tính chất và nhiệm vụ hoạt động của Công ty trong từng thời kỳ, là những sự thay đổi trong quá trình trưởng thành và cho đến hôm nay có thể khẳng định : Sự tồn tại và phát triển của Công ty trong những năm qua là một tất yếu khách quan và đã góp phần nhất định vào việc thực hiện những mục tiêu chung của Bộ thương mại và của cả nước. Vốn điều lệ Công ty cổ phần : 23.000.000.000 đ ( hai mươi ba tỷ đồng Việt Nam ), trong đó : Tỷ lệ cổ phần Nhà nước : 35 % vốn điều lệ Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong doanh nghiệp 56 % điều lệ Tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài doanh nghiệp : 9 % vốn điều lệ Giá trị 1 cổ phần : 100.000 đồng Việt Nam Tổng số lao động của công ty : 797 người Để có được sự phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay, Công ty đã phải trải qua nhiều giai đoạn đầy rẫy những khó khăn và thách thức, ở bất cứ giai đoạn nào công ty cũng luôn cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao: 1.1. Giai đoạn từ 1957 – 1975 Vừa phục vụ cho cuộc cải tạo, bảo vệ và xây dựng CNXH ở miền Bắc, vừa phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam. Trong bối cảnh đó, Tổng công ty bông vải sợi được thành lập . Ngay từ những năm đầu của giai đoạn cải tạo XHCN, Tổng công ty bông vải sợi đã có nhiều cố gắng trong việc cải tạo, khôi phục và phát triển kinh tế, trong đó có ngành dệt, ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành may mặc, đã vận động hình thành một khu trồng bông, hỗ trợ trực tiếp các cơ sở dệt thủ công bằng các nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Liên Xô và các nước khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng đã có mầm mống từ những năm 1958- 1960, tuy với số lượng còn ít và mới chỉ uỷ thác xuất khẩu qua Tổng công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm, nhưng cũng đã phản ánh một hướng kinh doanh mới của Tổng công ty. Những năm 1961 đến 1972, lực lượng vải có nhiều khó khăn do nguồn viện trợ bị giảm xuống, Tổng công ty đã tích cực hỗ trợ sản xuất và tận thu nguồn hàng trong nước để cung ứng kịp thời, đầy đủ. Bên cạnh việc cung cấp sợi, Tổng công ty còn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho các công ty vải sợi địa phương để phát triển ngành dệt thủ công, thu hút được lao động nhàn rỗi và tạo việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội phát triển. Những năm 1967- 1970 ngành may mặc phát triển mạnh, nhiều địa phương đã có tỷ trọng may mặc sẵn 30%, thậm chí có nơi lên đến 50% khối lượng vải đưa vào lưu thông. Khi được chuyển thành Tổng công ty vải sợi may mặc ( 1970 ) để làm nhiệm vụ chuyên doanh, Tổng công ty đã bàn giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước cho Bộ công nghiệp nhẹ và các địa phương, lúc này các tổ chức được sắp xếp lại, hoạt động theo chức năng độc lập riêng: Dệt kim, may mặc, vải sợi. 1.2. Giai đoạn 1976 – 1988: Phục vụ cho 2 nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ tổ quốc thống nhất XHCN Đây là thời kỳ Tổng công ty được hoạt động trong phạm vi cả nước thống nhất. Từ tháng 5/ 1978 việc hình thành thị trường tiền tệ thống nhất trong cả nước đã tạo điều kiện thống nhất giá, tiền lương và các chính sách kinh tế, tài chính khác. Các nhà máy quốc doanh được mua vật tư, bán sản phẩm qua quan hệ trực tiếp với khách hàng, không còn lệ thuộc vào các chỉ tiêu phân phối của Nhà nước. Đối với hàng công nghiệp tiêu dùng của kinh tế quốc doanh, Nhà nước giao cho thương nghiệp quốc doanh thu mua để phân phối, không cho tư thương làm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều mục tiêu kinh tế – xã hôi chung của đất nước chưa đạt yêu cầu: sản xuất phát triển chậm, năng suất lao động thấp, bội chi ngân sách và tiền mặt, nhập siêu liên tục, giá cả biến động xấu, đời sống của của người lao động ngày càng khó khăn; và đặc biệt là lạm phát trầm trọng trong những năm 1986 –1987 –1988. Trong điều kiện đó, Tổng công ty đã tìm mọi biện pháp để nắm được hàng và phân phối hàng đúng đối tượng, đã bám sát và tạo điều kiện giúp các đơn vị thương nghiệp địa phương trong hoàn cảnh thiếu vốn nặng nề để vươn lên cùng với toàn ngành khắc phục những khó khăn chung, hoàn thành nhiệm vụ của mình. 1.3. Giai đoạn 1989- 1995: Tiếp tục phục vụ cho 2 nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời tự điều chỉnh phương hướng và nội dung hoạt động để thích ứng được với một nền kinh tế nhiều thành phần lưu thông và cạnh tranh lẫn nhau. Tuy gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, nhưng Tổng công ty đã biết chủ động phối hợp các đơn vị sản xuất, liên doanh liên kết để cải tiến cơ cấu và chất lượng sản phẩm, xử lý giá linh hoạt, tranh thủ sự giúp đỡ Bộ và học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn nên Tổng công ty đã từng bước chứng tỏ không những đã trụ được trong môi trường kinh doanh mới mà còn từng bước phát triển. 1.4. Giai đoạn 1996 – 2004: Cải tiến được phương thức mua bán trên cơ sở tiếp tục mở rộng quan hệ với sản xuất để nắm được các nguồn hàng của công nghiệp quốc doanh thông qua các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư vốn, bao tiêu sản phẩm... Hoàn thiện và củng cố được các hình thức bán ra trong đó lấy bán buôn là chính và kết hợp tổ chức bán lẻ nhằm thăm dò thị hiếu, giá cả, giới thiệu và quảng cáo hàng hoá. Tổ chức được hệ thống nghiên cứu nhu cầu thị trường, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong phạm vi cả nước theo hướng từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, kết hợp kinh doanh trong nước với xuất nhập khẩu. Mở rộng quan hệ thị trường trong đó coi trọng thị trường SNG và thị trường khu vực, đổi mới công nghệ hiện đại, đẩy mạnh sản phẩm xuất khẩu trong đó đặc biệt quan tâm đến việc nghiên cứu mẫu mã, tăng cường chất lượng để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mở rộng quy mô của xí nghiệp may đáp ứng các nhu cầu gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, đổi mới công tác cán bộ, bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại được một đội ngũ cán bộ có trình độ, đạt yêu cầu kinh doanh trong cơ chế mới. 1.5. Giai đoạn 2005 – nay: Theo chủ trương của Nhà nước, Công ty tiến hành cổ phần hoá và chính thức đi vào hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần từ tháng 7/2005. Đây là giai đoạn mà Công ty phải tự hoạt động mà không có nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước. Mặc dù phải chịu sự cạnh tranh rất gay gắt của cơ chế thị trường với nhiều công ty cùng ngành nghề được thành lập và phát triển nhưng kết quả hoạt động kinh doanh của 6 tháng cuối năm 2005 đã cho thấy được vị thế ngày càng lớn của Công ty trong nền kinh tế nói chung và trong ngành may mặc nói riêng ( Mẫu số 01 kèm theo – Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 ). 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 2.1. Chức năng của công ty 2.1.1. Quyền tự chủ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Công ty có quyền quản lý và sử dụng vốn do các cổ đông đóng góp, đất đai được giao sử dụng và các nguồn lực khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của công ty. Tổ chức bộ máy quản lý và các đơn vị sản xuất kinh doanh ( Chi nhánh, Xí nghiệp ) văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của công ty và phù hợp với quy định của pháp luật. Phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chủ động áp dụng phương pháp quản lý khoa học, hiện đại và đổi mới công nghệ, trang thiết bị để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty. Kinh doanh nội địa và xuất nhập khẩu những ngành nghề nhà nước không cấm. Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký hợp đồng với các khách hàng trong và ngoài nước. Quyết định giá mua, giá bán vật tư, nguyên liệu, sản phẩm và dịch vụ do công ty kinh doanh, trừ những sản phẩm và dịch vụ do Nhà nước định giá. Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Các sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tổ chức công ty theo mô hình công ty mẹ con. Đầu tư liên doanh, liên kết góp vốn cổ phần, mua một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật. Tuyển, thuê, sử dụng lao động, thực hiện các hình thức trả lương, thưởng theo yêu cầu sản xuất kinh doanh và phù hợp với các quy định của Bộ luật lao động. Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty đi công tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của công ty và các quy định của Nhà nước. 2.1.2. Quyền quản lý tài chính của công ty Sử dụng vốn và các quỹ của công ty để phục vụ các nhu cầu trong kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và sinh lãi. Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không dùng đến hoặc chưa dùng hết công suất. Phát hành, chuyển nhượng, bán cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật, được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc sở hữu của công ty để vay vốn kinh doanh theo quy định của pháp luật. Quyết định sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã làm đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, lập các quỹ theo quy định của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội cổ đông. Được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định của Nhà nước. 2.2. Nhiệm vụ của công ty 2.2.1. Nhiệm vụ quản lý sản xuất kinh doanh của công ty Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ công ty thực hiện. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty và nhu cầu của thị trường. Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với các đối tác. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, an ninh quốc gia và công tác phòng chống cháy nổ, thiên tai, bão lụt. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ theo quy định của Nhà nước và báo cáo bất thường theo yêu cầu của Đại hội cổ đông và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các báo cáo. Chịu sự kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuân thủ các quy định về thanh tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 2.2.2. Nhiệm vụ quản lý tài chính của công ty Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hoá đơn chứng từ và lập báo cáo tài chính trung thực, chính xác theo quy định. Bảo toàn và phát triển vốn Thực hiện các khoản phải thu, phải trả ghi trong Bảng cân đối kế toán của công ty tại thời điểm thành lập Báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý và đột xuất trước đại hội cổ đông. Kê khai và báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh. Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Công ty chịu trách nhiệm vật chất với khách hàng trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. 3. Đặc điểm về công nghệ và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh: 3.1. Đặc điểm về công nghệ: Tuy mới đi vào lĩnh vực sản xuất với quy mô không lớn nhưng công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc đã được trang bị một cơ sở vật chất hiện đại với nhà xưởng đúng yêu cầu kỹ thuật, máy may JUKI – Nhật Bản và hệ thống các máy móc phục vụ sản xuất như máy cắt, máy ép là, máy dập đinh... , điều kiện làm việc của người lao động hoàn toàn đảm bảo. Công ty đã có những đầu tư đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với nhiều máy may hiện đại của Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan như các máy may JUKI 1 kim và máy may SANSTA 1 kim của Nhật Bản, hệ thống máy dập cắt của Hàn Quốc, máy 2 kim và 1 kim của Đài Loan... Trong ba năm gần đây, tỷ trọng vốn lưu động của công ty đứng ở mức trung bình, chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn vốn cố định. Song trên thực tế, do sản xuất cũng là một lĩnh vực hoạt động của công ty nên vốn cố định cũng chiếm một phần đáng kể. Có thể kết luận tỷ trọng các loại vốn ở công ty là hợp lý. Tuy nhiên tình hình bổ sung vốn ở công ty chưa được thực hiện tốt, lượng vốn kinh doanh tăng hàng năm là không đáng kể. Do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh hiện nay ở Công ty chưa cao. 3.2. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty: Công ty cổ phần vải sợi và may mặc Miền Bắc kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là hàng vải, sợi, quần áo dệt kim. Hiện nay, công ty được tổ chức với quy mô lớn, hoạt động ở trên ba lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. 3.2.1. Lĩnh vực sản xuất: Chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, các loại túi thể thao, cặp học sinh... Đặc biệt trong việc sản xuất quần âu có chất lượng cao trên dây chuyền thiết bị hiện đại, thích ứng với các khách hàng trong và ngoài nướpha, công suất hàng năm khoảng 800.000 sản phẩm. Thị trường xuất khẩu chính là EU, American, Canada, Japan, Australia, Malaysia... Trong tương lai công ty sẽ đẩy mạnh thêm sản xuất hàng nội địa và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. 3.2.2. Lĩnh vực kinh doanh: Cho đến nay, kinh doanh vẫn là hoạt động mang lại phần lớn doanh thu cho Công ty. Vì công ty hoạt động trong ngành may mặc nên mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty là vải, sợi, bông, hàng may mặc... Tuy nhiên, hiện nay quy mô kinh doanh của Công ty đã bị thu nhỏ lại và chỉ thực hiện hình thức bán buôn. Công ty cũng mở rộng thêm các mặt hàng kinh doanh khác ngoài ngành như nguyên liệu làm bia, gạch me cao cấp, hàng giấy, hàng nông sản thô và chế biến, vật liệu xây dựng... 3.2.3. Hoạt động dịch vụ: Trong những năm gần đây quy mô kinh doanh của Công ty thu nhỏ lại cho nên có một số kho hàng, nhà, xưởng sản xuất, cửa hàng không sử dụng đến. Công ty đã tận dụng các kho, nhà, xưởng sản xuất, cửa hàng này cho các đơn vị sản xuất thuê và thu về một khoản doanh thu dịch vụ cho thuê kho đều đặn hàng năm khoảng gần 500 triệu. Số tiền này không lớn nhưng rất có ý nghĩa vì không phải bỏ vốn lại tốn ít công sức lao động. Qua hoạt động này, Công ty còn có cơ hội để mở rộng thêm quan hệ với các khách hàng mới, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh. 4. Bộ máy quản lý: Xuất phát từ tình hình thực tế việc tổ chức xây dựng bộ máy tổ chức của Công ty vừa phải phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh sản xuất đa dạng của Công ty, vừa phải đáp ứng được nhu cầu về mặt nhân lực và sản xuất kinh doanh của Công ty. 4.1. Nguyên tắc tổ chức: Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc có cơ cấu tổ chức theo nguyên tắc điều hành trực tiếp, phòng tham mưu giúp việc tách riêng với kinh doanh, phòng kinh doanh thực hiện theo cơ chế khoán, các đơn vị kinh doanh hạch toán báo sổ. 4.2. Khái quát mô hình tổ chức của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc: Đứng đầu là đại hội cổ đông: Đây là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, các cổ đông và đại diện nhóm cổ đông sở hữu từ 0,1% vốn điều lệ được tham gia Đại hội cổ đông. Các quyết định sau của Đại hội cổ đông có giá trị khi có số cổ đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ biểu quyết thông qua: Quyết định phát hành cổ phiếu trị giá từ 20% vốn điều lệ trở lên Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty Quyết định các dự án đầu tư có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Quyết định giải thể công ty Quyết định bán tài sản ( không phải là hàng hoá ) có giá trị từ 50% trở lên tổng giá trị tài sản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Các nghị quyết, quyết định khác của Đại hội cổ đông có giá trị khi có sổ cổ đông sở hữu trên 51% vốn điều lệ biểu quyết thông qua. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa 2 kỳ Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị do Đại hội cổ đông bầu hoặc bãi miễn, bằng hình thức bỏ phiếu trực tiếp. Những người trúng cử thành viên của Hội đồng quản trị phải được cổ đông sở hữu trên 50% số cổ phần bầu. Hội đồng quản trị có 5 thành viên bao gồm : Chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên. Cơ quan thường trực của Hội đồng quản trị có trách nhiệm giải quyết công việc hàng ngày gồm: Chủ tịch và uỷ viên thường trực Quyền hạn và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty phù hợp với luật pháp, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Quản trị công ty theo điều lệ, nghị quyết của HĐQT, nghị quyết của Đại hội cổ đông và tuân thủ đúng pháp luật. Quyết định chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn, việc huy động vốn của công ty. Quyết định triệu tập, chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội cổ đông thường niên và bất thường. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng công ty. Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của công ty, việc thành lập hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác Kiến nghị mức cổ tức được trả và xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh. Quyết định việc phát hành cổ phiếu trị giá đến 20% vốn điều lệ mỗi năm không quá 1 lần, giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng. Chỉ đạo, hỗ trợ và giám sát việc điều hành của tổng giám đốc và các chức danh do Hội đồng quản trị quản lý Quyết định mức thù lao của các thành viên HĐQT, ban kiểm soát và tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị theo quy chế trả lương được Đại hội cổ đông thông qua. Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty Quyết định phương án đầu tư có trị giá dưới 50% tổng giá trị tài sản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Duyệt các dự toán và quyết toán các dự án đầu tư do Đại hội cổ đông thông qua. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thông qua các hợp đồng mua, bán, vay và các hợp đồng khác có giá trị từ 30% trở lên tổng trị giá tài sản thuộc nguồn vốn chủ sở hữu của công ty Đình chỉ các quyết định của tổng giám đốc khi xét thấy vi phạm pháp luật, điều lệ, nghị quyết và quy định của Hội đồng quản trị hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến quyền lợi của công ty Xem xét và uỷ quyền cho Tổng giám đốc khởi kiện các vụ án có liên quan đến quyền lợi và tài sản của công ty. Xem xét, quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi danh Trình Đại hội cổ đông thông qua, quyết định: Các báo cáo hoạt động của HĐQT, kết quả kinh doanh, quyết toán tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, chia cổ tức. Tăng, giảm vốn điều lệ và chuyển cổ phần của công ty. Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Việc giải thể công ty Việc bán tài sản ( không phải là hàng h
Luận văn liên quan