Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam - Tên giao dịch đối ngoại:
Vietnam Interntional Commercial Joint Stock bank (VIB) được thành lập và đi vào
hoạt động ngày 18/09/1996. Trong cơ cấu cổ dodong có sự tham gia góp vốn của 02
Ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập đến hết năm 1997 VIB tập
trung xây dựng các điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng.
Đến cuối năm 2000, VIB đ ạt được một s ố thành tựu đáng khích lệ:
Liên tục ba năm liền (1998 - 2000) VIB được ngân hàng Nhà nước xếp loại A
theo các tiêu chí đánh giá do Thông đốc Ngân hàng Nhà nước việt nam Ban hành,
quản lý tài sản, khả năng thanh toán, lợi nhuận và năng lực quản lý điều hành.
Mở rộng mạng lưới hoạt động chi nhánh tại 92 Nam Kỳ Khởi Ngh ĩa TPHCM
vào ngày 21 tháng 9 năm 1999. Mở các phòng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi
nhánh.
Liên tục tăng trưởng một cách an toan và hiệu quả.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3469 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Tổng hợp về Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quốc tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN:
Báo cáo tổng hợp về Ngân hàng
Cổ phần Thương mại Quốc tế
Việt Nam
1. Tổng quan về Ngân hàng Cổ phần Thương mại Quốc tế Việt Nam
1.1. Lịch sử hình thành
Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam - Tên giao dịch đối ngoại:
Vietnam Interntional Commercial Joint Stock bank (VIB) được thành lập và đi vào
hoạt động ngày 18/09/1996. Trong cơ cấu cổ dodong có sự tham gia góp vốn của 02
Ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Từ khi thành lập đến hết năm 1997 VIB tập
trung xây dựng các điều kiện cho hoạt động của Ngân hàng.
Đến cuối năm 2000, VIB đạt được một số thành tựu đáng khích lệ:
Liên tục ba năm liền (1998 - 2000) VIB được ngân hàng Nhà nước xếp loại A
theo các tiêu chí đánh giá do Thông đốc Ngân hàng Nhà nước việt nam Ban hành,
quản lý tài sản, khả năng thanh toán, lợi nhuận và năng lực quản lý điều hành.
Mở rộng mạng lưới hoạt động chi nhánh tại 92 Nam Kỳ Khởi Nghĩa TPHCM
vào ngày 21 tháng 9 năm 1999. Mở các phòng giao dịch trực thuộc Hội sở và chi
nhánh.
Liên tục tăng trưởng một cách an toan và hiệu quả.
1.2.Chức năng nhiệm vụ của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
1.2.1.Mở tài khoản và nhận tiền gửi
VIB mở tài khoản miễn phí cho khách hàng, sau tối đa là 01 ngày làm việc, kể từ khi
nhận đủ hồ sơ cần thiết.
1.2.2.Tín dụng, đầu tư và tài trợ dự án.
VIB nhận tiền gửi của khách hàng bằng VND và ngoại tệ với các loại sau:
- Tiền gửi không kì hạn
- Tiền gửi có kì hạn
- Tiền gửi thanh
Một số điểm đặc biệt là:
- Sổ tiết kiệm của VIB được cầm cố vay vốn tại VIB với lãi suất ưu đãi
- Tiền gửi tiết kiệm tại VIB được bảo hiểm theo quy định của NHNN.
- Mọi nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ hoặc VND phụ thuộc vào loại hình vay vốn
của khách hàng, được đáp ứng một cách nhanh chóng và thuận tiện thông qua
các loại hình tín dụng đa dạng như:
- Tín dụng ngắn hạn
- Tín dụng trung và dài hạn
- Cho vay cầm đồ
- Chiết khấu các chứng từ có giá
- Cho vay không có tài sản đảm bảo đối với cán bộ công
nhân viên
- Cho vay tiêu dùng
1.2.3.Chuyển tiền và thanh toán trong nước.
1.2.4.Dịch vụ chi trả kiều hối.
1.2.5.Dịch vụ thanh toán quốc tế và ngoại hối.
VIB thực hiện thanh toán quốc tế cho khách hàng thông qua các hình thức nhu:
- Mở, thông báo, xác nhận và thanh toán L/C
- Nhờ thu D/A,D/P
- Chuyển tiền bằng điện(TT)
- Mua bán ngoại tệ
- Thanh toán thẻ VISA CARD và MASTER CARD
1.2.6.Dịch vụ ngân quỹ
VIB nhận thực hiện các nhiệm vụ như: kiểm, đếm tiền, đổi tiền, ngân phiếu; cất giữ hộ
tài sản; thu chi tiền mặt tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng
1.2.7.Dịch vụ bảo lãnh, tư vấn đầu tư và quản lí tài chính.
VIB nhận thực hiện các loại hình bảo lãnh, tư vấn đầu tư và quản lí tài chính theo yêu
cầu của khách hàng:
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh vay vốn
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh chất lượng sản phẩm
- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Bảo lãnh đối ứng
- Xác nhận bảo lãnh
- Bảo lãnh hối phiếu, lệnh phiếu
- Bảo lãnh khác
1.2.8.Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của điều lệ
hoạt động.
1.2.9.Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo quy chế tổ
chức và hoạt động.
1.3.Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong điều lệ của mình, VIB đã đặc biệt quan tâm
đến công tác tổ chức và đào tạo cán bộ.Sau nhiều lần chia, tách, bổ sung thì đến nay về
cơ bản đã được biên chế một cách phù hợp với cơ cấu các phòng ban như sau:
Ban giám đốc: gồm
Một giám đốc phụ trách chung
Ba phó giám đốc: - Một phó giám đốc phụ trách kinh doanh
- Một phó giám đốc phụ trách thanh toán quốc tế
- Một phó giám đốc phụ trách ngân quỹ
Cơ cấu phòng ban: bao gồm 5 phòng ban với cơ cấu tổ chức theo sơ đồ sau:
Giám đốc
Phó giám đốc
phụ trách tín
dụng
Phó giám đốc
phụ trách
thanh toán
quốc tế
Phó giám
đốc phụ
trách kế
toán ngân
quỹ
Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau:
* Phòng kế toán- ngân quỹ:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và hạch toán theo quy định của
NHNN và VIB.
- Xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính.
Phòng
kinh
doanh
kế
hoạch
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Phòng
kế
toán-
ngân
quỹ
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
kiểm
soát
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của VIB.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo
theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp cho ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước.
- Chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn kho theo quy định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin điện toán phục vụ kinh doanh.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao cho.
* Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất
chính sách ưu đãi đối với tình loại khách hàng, mở rộng tín dụng theo kế hoạch
đã đề ra, lựa chọn biện pháp cho vay có hiệu quả và an toàn.
- Thẩm định và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng theo uỷ quyền, thẩm
định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình giám đốc ngân hàng theo phân cấp.
- Tiếp nhận các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước.Trực
tiếp làm dịch vụ uỷ thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình thí điểm, theo dõi, đánh giá, tổng kết, rút
kinh nghiệm.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và có
biện pháp đề xuất, giúp lãnh đạo kiểm tra đôn đốc hoạt động tín dụng.
- Tổng hợp báo cáo, kiểm tra chuyên đề theo quy định và các nhiệm vụ khác.
* Phòng tổ chức hành chính:
- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý và thường xuyên đôn đốc
việc thực hiện các kế hoạch đã được giám đốc phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh, trực tiếp làm thư
kí tổng hợp cho giám đốc.
- Tư vấn trong việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể liên quan đến pháp lí, tài sản,
cán bộ ngân hàng.
- Lưu trữ các văn bản có liên quan đến ngân hàng và văn bản định chế của Ngân
hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam(VIB)
- Là đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, trực tiếp quản lý con dấu của
ngân hàng, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, đồng
thời chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ nhân viên ngân hàng và
các nhiệm vụ khác.
* Phòng thanh toán quốc tế:
- Thực hiện công tác thanh toán nước ngoài của chi nhánh, nghiên cứu xây dựng
và áp dụng các kỹ thuật thanh toán hiện đại.
- Tạo điều kiện cho việc thanh toán là nhanh nhất, chính xác, đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của khách hàng.
- áp dụng các công nghệ thanh toán hiện đại.
* Phòng kiểm soát:
- Kiểm tra công tác điều hành, kiểm tra việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh
doanh theo các quy định của pháp luật, của NHNN và của VIB.
- Kiểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, việc tuân
thủ nguyên tắc, chế độ về chính sách kế toán của Nhà nước.
- Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt đọng của ngân hàng,
đồng thời báo cáo với giám đốc ; thục hiện chuyên đề báo cáo, tổ chức giao ban
thường kỳ và các nhiệm khác.
1.4. Quy trình, thủ tục thực hiện nghiệp vụ chủ yếu của Ngân hàng thương mại cổ
phần quốc tế Việt Nam: nghiệp vụ cho vay.
- Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối
chiếu danh mục hồ sơ theo quy định, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng loại
hồ sơ và báo cáo cho trưởng phòng tín dụng.
- Trưởng phòng tín dụng phân công cán bộ thẩm định các điều kiện vay vốn.
- Trưởng phòng tín dụng có trschs nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp
lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng trình, tiến hành
xem xét, tái thẩm định nếu cần thiết, ghi ý kiến vào báo cáo thẩm định hoặc tái
thẩm định và trình giám đốc quyết định.
- Giám đốc căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do phòng tín dụng trình,
quyết định cho vay hoặc không cho vay và giao cho phòng tín dụng:
- Nếu không cho vay thì cán bộ tín dụng thông báo cho khách hàng biết.
- Nếu cho vay thì ngân hàng cùng với khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp
đồng bảo đảm tiền vay( trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản).
- Hồ sơ khoản vay được giám đốc ký duyệt cho vay được chuyển cho kế toán thực
hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, thanh toán hoặc chuyển quỹ để giải ngân cho
khách hàng.
- Sau khi thực hiện giải ngân, cán bộ tín dụng kiểm tra tình hình sử dụng vốn
vay.Nội dung kiểm tra bao gồm:
- Kiểm tra việc sử dụng vốn vay theo mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Kiểm tra kết quả thực hiện dự án, phương án.
- Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm.
- Thời gian thẩm định cho vay:
- Các dự án trong quyền phán quyết: trong thời gian không quá 10 ngày làm
việc đối với các khoản vay ngắn hạn và không quá 45 ngày đối với các khoản
vay trung và dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn
hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng,
ngân hàng phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối
với khách hàng.
- Các dự án vượt quyền phán quyết: trong thời gian không quá 05 ngày làm
việc đối với các khoản vay ngắn hạn và không quá 20 ngày làm việc đối với
các khoản vay trung và dài hạn kể từ khi ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ
vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng, ngân hàng
phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết để trình lên ngân hàng cấp trên(Hội
sở).Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc đối với các khoản vay ngắn
hạn và không quá 25 ngày làm việc đối với các khoản vay trung và dài hạn
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình thì Hội sở phải thông báo chấp nhận hoặc
không chấp nhận đối với khoản vay nói trên.
2. Khái quát về tình hình hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế
Việt Nam trong năm 2001.
2.1.Bối cảnh
2.1.1.Tình hình kinh tế
Năm 2001, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 6,8% so với năm 2000,
đứng thứ 2 châu á sau Trung Quốc. Trước những khó khăn về đầu ra của thị trường thế
giới do suy thoái kinh tế trên diện rộng, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt gần
10%, tốc tăng dịch vụ vẫn đạt gần 6,8%, cao hơn mức 6% của năm trước.Vốn đầu tư xã
hội tăng mạnh, năm 2001 được coi là màu thu hút vốn FDI từ các nước vào Việt Nam,
với trên 2,4 tỷ USD.Không chỉ có vậy, đây cũng là một năm hiếm hoi cán cân thu-chi
ngân sách nhà nước được cải thiện, nhờ nguồn đầu tư trong nước tăng lên tới hơn 175
nghìn tỷ đồng, bằng 32% GDP.Chỉ số giá tiêu dùng tính chung 12 tháng tăng 0.7% so
với tháng 12 năm 2000.
2.1.2.Tình hình tài chính tiền tệ
Năm 2001 là năm mà thị trường tài chính tiền tệ gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là trên
các mặt sau:
- Về lãi suất: Thực hiện chủ trương kích cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
đã 4 lần hạ lãi suất cơ bản đối với VND, các ngân hàng thương mại quốc doanh
thường xuyên duy trì lãi suất cho vay ở mức ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn
lãi suất cơ bản, khiến cho mặt bằng lãi suất cho vay trên thị trường bị duy trì liên
tục ở mức thấp, trong khi lãi suất huy động VND trên thị trường không giảm.
Đối với USD, trong năm 2001 Cục dự trữ liên bang Mỹ(FED) đã 11 lần hạ lãi
suất( từ 6,5%/năm xuống còn 1,75%/năm) do đó làm lãi suất huy động và cho
vay đối với USD liên tục giảm, trong khi nguồn vốn huy động với lãi suất cao
trước đó chưa được sử dụng đã ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các ngân hàng
thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần.
- Về tỷ giá: Một mặt do chính sách kích cầu tín dụng của Ngân hàng Nhà nước,
mặt khác USD tăng giá so với hầu hết các đồng tiền khác nên đồng VND bị mất
giá khoảng 4% so với USD. Ngoài ra yếu tố tâm lý “sùng bái” đồng USD trong
dân cư cũng góp phần đẩy tỷ giá lên cao.
2.1.3.Tình hình nội bộ của VIB.
2.1.3.1.Tồn tại
Từ khi thành lập, VIB chưa xác định rõ tôn chỉ, mục tiêu chiến lược phát triển ngay từ
đầu, vì vậy chưa xây dựng được mô hình tổ chức, bộ máy quản lý phù hợp nên chưa
phân định rõ, tách bạch được chức năng quản lý, điều hành và chức năng kinh doanh,
vai trò kiểm soát rủi ro chưa được coi trọng đúng mức; chưa định hướng đối tượng
khách hàng và mạng lưới giao dịch nên hoạt động kinh doanh còn chạy theo các chỉ tiêu
mang tính chất ngắn hạn; các dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa đủ sức đáp
ứng yêu cầu của khách hàng trong môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
- Vốn điều lệ nhỏ ( mới đạt 76 tỷ VND), được xếp vào một trong những ngân hàng
cổ phần đô thị có vốn nhỏ(bằng 10-20% so với các ngân hàng thương mại cổ
phần trong khu vực).Vì vậy tỷ lệ an toàn trong huy động vốn thấp, hạn chế việc
mở rộng đầu tư cho các doanh nghiệp lớn( giới hạn đầu tư không được vượt quá
15% vốn tự có).
- Hiệu quả hoạt động còn thấp: ROE = 11% (thấp hơn so với NHTMCP Đông á ,
NHTMCP ACB, NHTMCP Quân đội...); ROA = 0,7%/năm; tỷ lệ vốn tự có trên
tổng tài sản mới chỉ đạt 5,9%...
- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu: Trụ sở làm việc của hội sở chính sau
gần 6 năm làm việc đã trở nên quá chật chội, không đảm bảo các điều kiện làm
việc cần thiết cho cán bộ nhân viên, hạn chế việc tuyển dụng và thu hút người
giỏi. Điều này cũng cản trở rất nhiều đối với việc mở rộng các loại hình nghiệp
vụ, dịch vụ kinh doanh, phát triển tổ chức, hiện đại hoá công nghệ nhằm phát
triển khách hàng.
- Vai trò của công nghệ thông tin chưa được coi trọng đúng mức(khách hàng giao
dịch vẫn hoàn toàn phải làm thủ tục tại ngân hàng), kinh phí đầu tư trong các
năm qua cho trang thiết bị, hệ thống tin học và phần mềm chương trình chưa đáp
ứng được nhu cầu, thu nhập của nhân viên tin học chưa tương xứng với vai trò và
nhiệm vụ.
- Chưa có định hướng trong công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ, trong khi cán bộ
chủ chốt của ngân hàng liên tục thay đổi trong vòng 5 năm qua đã ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực thi các mục tiêu hoạt động của ngân hàng.Công tác
tuyển dụng, sử dụng và chính sách đãi ngộ chưa được chú trọng đúng mức.Trình
độ cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế.
2.1.3.2.Thuận lợi
Là ngân hàng thành lập sau nên VIB có thể học tập kinh nghiệm của các ngân hàng đi
trước nhằm hạn chế tối đa rủi ro, giúp ngân hàng có được các bước đi vững chắc và ổn
định.Sau thời gian hoạt động khó khăn ban đầu(1996-1998), ngân hàng đã mở rộng
được địa bàn hoạt động tại 2 thành phố quan trọng và năng động nhất.Phát triển được
nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tạo điều kiện phục vụ khách hàng tốt hơn và tăng thu dịch
vụ.Cán bộ và nhân viên nhìn chung đều nhiệt tình và gắn bó với ngân hàng.Hội đồng
quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành có trách nhiệm và tâm huyết xây dựng ngân
hàng, không có xung đột quyền lợi với ngân hàng...Có thể nói VIB đang đứng trước
những thách thức vô cùng to lớn, tuy nhiên với sự quyết tâm của cán bộ nhân viên và
lãnh đạo toàn ngân hàng, Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) đã
đạt được những kết quả nhất định như sau:
Bảng cân đối kế toán
Ngày 31 tháng 12 năm 2001
Chỉ tiêu
Thuyết
minh
2001 2000
Tài sản
Tiền mặt và tài khoản
tiền gửi tại NHNN
1 24,368,933,995 49,117,106,990
Tiền gửi tại các tổ chức
tín dụng
2 517,896,986,450 442,752,311,108
Cho vay khách hàng 3 621,546,069,316 506,429,861,489
Dự phòng rủi ro 4 -3,820,910,000 -1,805,910,000
Trái phiếu và công trái 5 82,557,413,800 210,065,065,300
Đầu tư hùn vốn và liên
doanh liên kết
6 4,710,000,000 5,660,000,000
Bất động sản và thiết bị 7 3,896,101,254 5,942,269,299
Tài sản khác 8 24,973,347,319 23,021,384,776
Tổng 1,278,127,942,134 1,241,182,088,962
Nợ phải trả và vốn cổ đông
Nợ phải trả
Tiền gửi của các TCTD 10 358,211,542,124 339,288,526,551
Đồng tài trợ và uỷ thác 11 93,458,760,816 107,831,410,247
Tiền gửi của khách hàng 12 645,797,291,353 653,554,098,464
Các khoản phải trả khác 87,228,718,871 44,948,477,903
Thuế 3,072,862,008 5,316,330,601
Tổng nợ phải trả 1,187,769,175,172 1,150,938,842,766
Vốn cổ đông
Vốn điều lệ 75,810,000,000 75,810,000,000
Các quỹ dự trữ 4,747,772,956 2,591,103,832
Chênh lệch thu nhập/chi
phí
7,152,231,766 11,771,950,647
Lợi nhuận giữ lại 13 648,762,240 70,190,717
Tổng vốn cổ đông 88,358,766,962 90,243,245,196
Tổng nợ phải trả và vốn
cổ đông
1,276,127,942,134 1,241,182,088,962
(Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ VI)
2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh.
Như vậy là qua báo cáo tài chính của Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam
(VIB) chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về tình hình hoạt động của VIB, cụ thể như
sau:
2.2.1.Về nguồn vốn
Để xem xét tình hình biến động nguồn vốn của VIB, trước hết ta cần xem xét sự biến
động của nguồn vốn qua các thời kì, căn cứ vào bảng số liệu sau đây:
Tình hình huy động vốn qua các thời điểm
(Đơn vị:Tỷ VND)
Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
So với năm
1999 2000
Tiền gửi
tiết kiệm
196,3 456,6 484,6 246,8% 106,1%
Tiền gửi
của các
TCKT
21,4 196,9 161,1 752.8% 81,8%
Tổng 482,6 1.241,2 1.276,1 264,4% 102,8%
(Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ
VI)
Tổng nguồn tiền huy động tính đến thời điểm 31/12/2001 đạt 1276,1 tỷ đồng, chỉ tăng
2,8% so với thời điểm 31/12/2000.Trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng 6,1%( chủ
yếu là các khoản tiết kiệm bằng đồng VND).Nguồn tiền USD huy động được chưa có
phương án sử dụng hiệu quả nên tạm thời vẫn gửi tại các tổ chức tín dụng khác, đổi lấy
đồng VND đáp ứng yêu cầu kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu xem xét
các con số chúng ta nhận thấy rằng tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 18,1%, chủ
yếu là do Bưu Điện Tp Hồ Chí Minh giảm tiền gửi thanh toán, tính đến thời điểm ngày
31/12/2001 số dư tiền gửi thanh toán bằng đồng VND tại Chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đã
giảm từ 87,1 tỷ đồng xuống con 35,8 tỷ đồng. Sau sự biến động về nhân sự, ngân hàng
đã chủ động áp dụng các biện pháp nhằm ổn định hoạt động, giữ vững uy tín với khách
hàng và các tổ chức tín dụng khác.Đó là:
- Từng bước tiếp cận với các bạn hàng lớn như Tổng công ty Bưu chính và viễn
thông, Tổng công ty xăng dầu, Tổng công ty Điện lực,...và các doanh nghiệp
khác thuộc Tổng công ty 90-91
- Củng cố và tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các bạn hàng truyền thống như
Bưu điện Tp Hồ Chí Minh, công ty FPT,..
- Luôn theo dõi chặt chẽ, nắm bắt diễn biến lãi suất trên thị trường, chú trọng công
tác tiếp thị khách hàng, kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động đúng yêu cầu cạnh
tranh và hiệu quả trong kinh doanh.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động để từng bước chiếm lĩnh thị phần kinh doanh song
song với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng...
2.2.2.Hoạt động tín dụng
Sử dụng vốn là khâu cuối cùng, quyết định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng, nhận
thức được điều này, trong những năm vừa qua Ngân hàng cổ phần thương mại quốc tế
Việt Nam(VIB) đã có những chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời, góp phần từng bước nâng
cao chất lượng tín dụng, biểu hiện cụ thể qua bảng sau:
Tình hình sử dụng vốn qua các thời điểm
(Đơn vị:Tỷ VND)
Chỉ tiêu 31/12/1999 31/12/2000 31/12/2001
So với các năm
1999 2000
Tổng dư
nợ
482,6 1241,2 1276,1 264,4% 102,8%
Doanh số
cho vay
233,1 506,2 621,5 266,6% 122,7%
(Nguồn: Tài liệu Đại hội đồng cổ đông lần thứ
VI)
Như vậy dư nợ đã tăng liên tục qua các năm.Tổng dư nợ tính đến thời điểm 31/12/2001
đạt 612,5 tỷ, tăng 23,2% so với thời điểm 31/12/2000.Dư nợ trung và dài hạn chiếm
32,5% trong tổng dư nợ, tăng 38,1% so với đầu năm.Trong đó dư nợ tại hội sở đạt 440
tỷ đồng( tăng 45,1%), chủ yếu tăng mạnh vào dịp cuối năm, do nhu cầu vay vốn để
than